Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Thảo luận nhóm TMU GIẢ sử là CEO của tập đoàn NESTLÉ MUỐN xâm NHẬP vào THỊ TRƯỜNG bán lẻ của VIỆT NAM PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ TÍNH hấp dẫn của THỊ TRƯỜNG bán lẻ ở VIỆT NAM với tập đoàn NESTLÉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế
_________________________________________

ĐỀ TÀI
GIẢ SỬ LÀ CEO CỦA TẬP ĐOÀN NESTLÉ MUỐN XÂM NHẬP
VÀO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM. PHÂN TÍCH VÀ
ĐÁNH GIÁ TÍNH HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở
VIỆT NAM VỚI TẬP ĐOÀN NESTLÉ.

Hà Nội 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

3

NỘI DUNG

4

I.

4

Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Netslé

1. Giới thiệu chung về Netslé

4



2. Giới thiệu về Nestlé Việt Nam

4

II.

7

Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ với tập đoàn Netslé

1. Đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam
1.1.

Xác định quy mơ thị trường

7
7

1.1.1.

Nhóm yếu tố kinh tế

1.1.2.

Nhóm yếu tố nhân khẩu học

13

1.1.3.


Nhóm yếu tố xã hội học

17

1.1.4.

Nhóm yếu tố chính trị- luật pháp

18

Kết luận
1.2.

Xác định chất lượng đoạn thị trường

7

20
21

1.2.1.

Bán lẻ truyền thống

21

1.2.2.

Bán lẻ hiện đại


22

Kết luận
2. Đánh giá cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam

30
31

2.1.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành

31

2.2.

Đe dọa gia nhập mới

32

2.3.

Đe doạ từ các sản phẩm/dịch vụ thay thế

33

2.4.

Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng


34

2.5.

Quyền lực thương lượng của người mua

34

2.6.

Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác

35

Kết luận
3. Đánh giá nguồn lực

36
37

3.1.

Nguồn lực tự nhiên

37

3.2.

Nguồn nhân lực


37


3.3.

Cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ

Kết luận
4. Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư
Kết luận
5. Đánh giá rủi ro quốc gia

38
38
38
40
40

5.1.

Rủi ro chính trị

40

5.2.

Rủi ro kinh tế

41


5.3.

Rủi ro cạnh tranh

42

5.4.

Rủi ro hoạt động

43

5.5.

Rủi ro dịch bệnh

44

Kết luận

44

III. Đánh giá chung về tiềm năng xâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam đối với
Nestle Việt Nam

44

KẾT LUẬN


47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

48


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Tập đồn Nestlé (Thụy Sĩ)
Hình 2: Nestle Việt Nam
Hình 3: Sản phẩm của Nestle tại thị trường Việt Nam
Hình 4: Thương mại điện tử ở Việt Nam
DANH MỤC BẢNG

4
5
7
28

Bảng 1: Tổng doanh thu ngành bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (đv: tỷ đồng)
Bảng 2: Thống kê số lượng cửa hàng tiện lợi của một số thương hiệu năm 2020
Bảng 3: Thống kê số lượng siêu thị của các thương hiệu năm 2020
Bảng 4: Thống kê số lượng trung tâm thương mại của các thương hiệu năm 2020
Bảng 5: Thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

9
24
26
27

39

Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021
8
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng bán lẻ và GDP cả nước năm 2020
9
Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ giai đoạn 2016-2020
10
Biểu đồ 4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
10
Biểu đồ 5: Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016-2021 (%)
11
Biểu đồ 6: Đồ thị tỷ giá USD/VND giai đoạn 2015-2020
12
Biểu đồ 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015-2020 ( đv: tỷ USD)
12
Biểu đồ 8: Thặng dư cán cân thương mại giai đoạn 2015 - 2020 (tỷ USD)
13
Biểu đồ 9: Tổng dân số Việt Nam giai đoạn 2017-2021
14
Biểu đồ 10:Tốc độ gia tăng dân số Việt Nam
14
Biểu đồ 11: Cơ cấu dân số Việt Nam phân theo độ tuổi
15
Biểu đồ 12: Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi năm 2025
16
Biểu đồ 13: Tỷ lệ đơ thị hóa giai đoạn 2016 – 2020, dự đoán năm 2025 và 2030
16
Biểu đồ 14: Số lượng cửa hàng, diện tích khơng gian và tăng trưởng doanh số các nhà
bán lẻ tạp hóa truyền thống giai đoạn 2014 – 2019

22
Biểu đồ 15: Số lượng cửa hàng, diện tích khơng gian và tăng trưởng doanh số các cửa
hàng tiện lợi giai đoạn 2014 – 2019
23
Biểu đồ 16: Thị phần một cố cửa hàng tiện lợi lớn ở Việt Nam năm 2019
23
Biểu đồ 17: Số lượng, diện tích khơng gian và tăng trưởng doanh số các đại siêu thị giai
đoạn 2014 – 2019
25
Biểu đồ 18: Thị phần một số đại siêu thị ở Việt Nam năm 2019
25
Biểu đồ 19: Số lượng cửa hàng, diện tích khơng gian và tăng trưởng doanh số các siêu thị
giai đoạn 2014 – 2019
25
Biểu đồ 20: Thị phần một số siêu thị ở Việt Nam năm 2019
25
Biểu đồ 21: Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng doanh thu bán lẻ
29


MỞ ĐẦU
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và
hấp dẫn trong khu vực châu Á và trên thế giới. Xu hướng mở cửa thị trường theo
các cam kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã thu hút
ngày càng nhiều các nhà bán lẻ lớn trên thế giới tham gia vào thị trường nước ta.
Trong đó có nhiều thương hiệu tên tuổi lớn khá thành công như Aeon, Lotte,
Uniqlo, Vinmart,... Nói tới Nestle là một thương hiệu ngành hàng về tiêu dùng thực
phẩm và giải khát đến từ Thụy Sĩ luôn được đánh giá cao trong Top Những
Thương Hiệu Được Ưa Chuộng Nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí uy tín
Forbes và Fortune. Những năm qua, Nestle tạo được niềm tin với người tiêu dùng

Việt Nam về hình ảnh một cơng ty hàng đầu về dinh dưỡng, sức khỏe cho cộng
đồng. Đây cũng có thể coi là tín hiệu khả quan cho Nestle sẽ tận dụng được lợi thế
thương hiệu khi chuyển hướng sang xâm nhập vào thị trường bán lẻ của Việt Nam.
Tuy nhiên, thị trường ngành bán lẻ Việt Nam cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro
và thách thức chính vì vậy nhóm 1 thực hiện đề tài phân tích và đánh giá tính hấp
dẫn của thị trường bán lẻ ở Việt Nam từ đó rút ra kết luận về quyết định xâm nhập
thị trường ngành bán lẻ Việt Nam của tập đoàn Nestle.


NỘI DUNG
I. Giới thiệu tổng quan về tập đoàn Netslé
1. Giới thiệu chung về Netslé
Nestlé (Nestlé S.A. hay Société des Produits Nestlé S.A) có trụ sở chính tại thành phố
Vevey, Thụy Sĩ, là tập đoàn thực phẩm và dinh dưỡng lớn nhất thế giới. Điều hành
gần 500 nhà máy tại 86 nước trên toàn thế giới, tuyển dụng hơn 280.000 nhân viên,
tiếp thị 8.500 thương hiệu với 30.000 sản phẩm.

Hình 1: Tập đoàn Nestlé (Thụy Sĩ)
Cùng với những thương vụ sáp nhập và mở rộng thị phần của mình, Nestlé khơng
ngừng gia tăng doanh thu. Thậm chí, đây cịn đế chế vượt qua nhiều tên tuổi lừng
danh khác để bá chủ vị trí cơng ty sản xuất thực phẩm, nước giải khát hàng đầu thế
giới.
Bằng kinh nghiệm và các chiến lược kinh doanh, các nhà lãnh đạo của Nestle đương
đầu với những thách thức đưa tập đoàn ngày càng phát triển và vững mạnh vươn tầm
ra các quốc gia và khắp châu lục trên thế giới. Nestle ln ln có những bước đột
phá trong kinh doanh cũng như trong nghiên cứu thị trường để ngày càng chứng tỏ vị
trí số một của mình trong lĩnh vực thực phẩm trên thế giới.
2. Giới thiệu về Nestlé Việt Nam



● Sự hình thành và phát triển
Nestlé Việt Nam là một thành viên của tập đoàn Nestle hoạt động trong lĩnh vực thực
phẩm.

Hình 2: Nestle Việt Nam
Nestle thành lập văn phòng đại diện đầu tiên tại Sài Gòn từ năm 1912. Năm 1972,
Nestle xây dựng nhà máy sữa bột Dielac cho trẻ sơ sinh, nhà máy này đi vào hoạt
động năm 1975 (nay được quản lý bởi Vinamilk). Từ năm 1990 Nestle xúc tiến việc
nối lại các hoạt động tại Việt Nam thơng qua việc mở văn phịng đại diện tại TP.HCM
năm 1993.
Năm 1995 thành lập công ty TNHH Nestle Việt Nam, nhà máy đặt tại KCN Biên Hòa
2, Đồng Nai.
Năm 1996 thành lập công ty TNHH Sản phẩm sữa Nestle Việt Nam,
Năm 2001 sáp nhập 2 công ty thành cơng ty TNHH Nestle Việt Nam, văn phịng
chính đặt tại 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM.
Năm 2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên
Năm 2009: Mở rộng dây chuyền sản xuất MAGGI tại Nhà máy Nestlé Đồng Nai
Năm 2013: Khánh thành Nhà máy Nestlé Trị An chuyên sản xuất NESCAFÉ
Năm 2015: Khánh thành Nhà máy sản xuất hạt cà phê khử caffeine trị giá 80 triệu
USD


Năm 2017: Khánh thành Nhà máy Bông Sen tại Hưng Yên và Trung tâm phân phối
hiện đại tại Đồng Nai
Tháng 10/2019: Khai trương không gian làm việc hiện đại và sáng tạo tại Văn phịng
TP.HCM.
Tính đến nay, Nestlé đang điều hành 6 nhà máy và gần 2300 nhân viên trên toàn quốc.
Với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu USD, Nestlé không chỉ thể hiện cam kết phát triển
lâu dài của Cơng ty tại Việt Nam, mà cịn mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống
và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn cho các thế hệ gia đình Việt.

● Phạm vị hoạt động
Nestle Việt Nam hoạt động rộng rãi với 6 nhà máy, gần 2300 nhân viên trên toàn quốc
và ngày càng được đầu tư mở rộng. Liên tục từ năm 2017 đến nay, Nestlé Việt Nam
đã ba lần tăng vốn đầu tư và mở rộng hoạt động tại Hưng Yên. Việc mở rộng này là
một phần trong chiến lược Nestlé Việt Nam nhằm đẩy mạnh hơn nữa vị trí dẫn đầu ở
khu vực các tỉnh phía Bắc.
Nhà máy Nestlé Bông Sen là nhà máy thứ 6 của Nestlé tại Việt Nam và là nhà máy
thứ 2 của Nestlé tại Hưng Yên. Dự kiến đến năm 2025, các hoạt động tăng cường đầu
tư của Nestlé sẽ tạo ra khoảng 600 cơ hội việc làm trực tiếp và hàng nghìn việc làm
gián tiếp tại đây cũng như khu vực phía Bắc.
Đáng chú ý, cuối tháng 4/2021, Nestlé cũng đã tăng vốn đầu tư thêm 132 triệu USD
cho dự án chế biến cà phê tại KCN Amata, Đồng Nai. Như vậy, vốn đầu tư của tập
đoàn này vào tỉnh Đồng Nai hiện đã lên đến 402 triệu USD.
Theo ông Carl Khoury, Giám đốc nhãn hàng cà phê và thức uống Công ty TNHH
Nestlé Việt Nam, các nhà máy ở Đồng Nai hoạt động rất hiệu quả, mọi khó khăn được
tỉnh kịp thời hỗ trợ giải quyết nên công ty dự tính sẽ cịn tiếp tục mở rộng đầu tư vào
tỉnh.
Vào năm 2020, Nestlé được bầu chọn trong TOP 3 các doanh nghiệp bền vững trong
lĩnh vực sản xuất. Để đạt được sự đánh giá này, Nestlé Việt Nam phải đáp ứng các chỉ
tiêu như thực hiện tốt các hoạt động kinh doanh, tạo ra cơng ăn việc làm, đóng góp
cho ngân sách nhà nước, đóng góp tích cực cho các sáng kiến và chương trình phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng.
● Lĩnh vực kinh doanh
Công Ty TNHH Nestlé Việt Nam là công ty thực phẩm và giải khát, liên tục mở rộng
đầu tư, tăng quy mơ sản xuất và đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực
phẩm, dinh dưỡng, hướng đến mục tiêu đem lại cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc
hơn cho người tiêu dùng Việt Nam với các thương hiệu quen thuộc như NESCAFÉ,
MILO, MAGGI, NAN, NESTEA, NESVITA… và nhiều sản phẩm khác.



Hình 3: Sản phẩm của Nestle tại thị trường Việt Nam
Một vài sản phẩm công ty kinh doanh tại Việt Nam
- KitKat: là bánh xốp mang hương vị sô-cô-la vô cùng quyến rũ
- Bánh ăn sáng Nestlé KOKO KRUNCH: Được làm từ những loại ngũ cốc giàu
dinh dưỡng, KOKO KRUNCH càng thêm hấp dẫn với vị sô cô la.
- Các sản phẩm MAGGI: gồm các sản phẩm như Nước tương MAGGI được sản
xuất theo công nghệ lên men tự nhiên, Dầu hào MAGGI được cô đặc từ hào
nguyên chất, Hạt nêm MAGGI với sự kết hợp hoàn hảo của 3 vị ngọt.
- Sữa MOM&me: Sản phẩm dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Bột Ngũ Cốc Dinh Dưỡng CERELAC: Các sản phẩm bột ngũ cốc Nestlé chứa
nguồn dinh dưỡng hồn hảo có thể cung cấp nguồn năng lượng bổ sung cần thiết
cho trẻ ăn dặm. Những giá trị dinh dưỡng cao của ngũ cốc được bổ sung các loại
vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
- Nestlé MILO: với Protomalt là chiết xuất dinh dưỡng vượt trội từ mầm lúa mạch
nguyên cám, sữa, …, được bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp dưỡng
chất cân bằng và đầy đủ, giúp trẻ từ 6 – 12 tuổi luôn tràn đầy năng lượng và mạnh
khỏe.
- Ngũ cốc dinh dưỡng Nestlé NESVITA
- Nước khoáng LaVie: Với người tiêu dùng Việt Nam, thương hiệu LaVie đã trở nên
vô cùng quen thuộc, có mặt khắp mọi nơi.
- NESCAFE là một trong những thương hiệu cà phê hàng đầu trên toàn thế giới với
lịch sử phát triển lâu đời.
II. Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bán lẻ với tập đoàn Netslé
1. Đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam
1.1. Xác định quy mơ thị trường
1.1.1.Nhóm yếu tố kinh tế
● Quy mô nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam có quy mơ GDP ổn định, tăng trưởng đều qua các năm. Giai
đoạn 2016-2020, quy mô GDP cả nước tăng từ 3054 tỷ VNĐ lên 3847 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng liên tục trong giai đoạn 2016-2019 từ 6,21% lên



7,02%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm
mạnh vào năm 2020 từ 7,02% xuống 2,91%. Đến quý IV/2021, nền kinh tế bắt đầu
hồi phục trở lại, tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, ước tính năm 2021, tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 2,58%.
Nền kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022, tốc độ
tăng trưởng kinh tế dự đoán tăng trưởng 7,0%, cao hơn chỉ tiêu tăng trưởng 66,5% do Chính phủ đề ra. Đến năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự đoán đạt
6,5%

Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 – 2021
Nguồn: Tổng cục Thống kê
● Tổng doanh thu ngành bán lẻ
Ngành bán lẻ có tổng doanh thu hàng năm tăng trưởng đều đặn từ 2.648.856,70 tỷ
đồng năm 2016 lên 3.944.935,52 tỷ đồng năm 2020. Dù phải đối mặt với tình hình
giãn cách xã hội do dịch bệnh, ngành bán lẻ vẫn đạt được kết quả tăng trưởng
doanh thu vào năm 2020.
Bán lẻ
Giá trị (Tỷ
đồng )
2016

2.648.856,70

2017

2.967.484,70

2018


3.308.059,00


Bán lẻ
2019

3.694.559,90

Sơ bộ 2020

3.944.935,52

Bảng 1: Tổng doanh thu ngành bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (đv: tỷ đồng)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2020, ngành bán lẻ đóng góp 59% tổng GDP cả nước, tốc độ tăng trưởng ngành
cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng bán lẻ và GDP cả nước năm 2020
14%
13.00%
12%

10%

8%

7.08%

6%

4%

2%

0%

Tăng trưởng bán lẻ

Tăng trưởng GDP
Năm 2020

Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn 2016-2020, ngành bán lẻ luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn từ gấp
đơi đến gấp rưỡi so với tốc độ tăng trưởng GDP.


Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ giai đoạn 2016-2020
14%

200
180

12%

12%
159

160
10%
126

140

120

180
13%

13%

12%

142

10%

115
8%

100
6%

80
60

4%

40
2%

20
0


2016

2017

2018

Quy mô (tỷ USD)

2019

2020

0%

Tốc độ tăng trưởng

● Lạm phát
Giai đoạn 2016-2020, chỉ số giá bình quân liên tục tăng từ tháng 3/2016 cho đến
tháng 12/2018 đã đạt 4%. Đến năm 2020, nhờ các chính sách tỷ giá, tỷ lệ lạm phát
chỉ còn 3,23%.

Biểu đồ 4: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhà nước ln có chính sách nhằm kiểm soát lạm phát thấp. Năm 2021, giá
nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số
tiêu dùng CPI bình quân năm 2021 chỉ tăng 1,24% so với năm trước.


Biểu đồ 5: Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016-2021 (%)


Nguồn: Tổng cục Thống kê
● Tỷ giá
Trong giai đoạn 2015-2020, tỷ giá VND được duy trì ở mức ổn định.
Tỷ giá qua các năm tuy có tăng lên nhưng luôn giữ ở mức +0,5%. Năm 2015, với
tỷ giá bán tại thời điểm ngày 24/12/2015 là 22.547 đồng/1USD, đồng Việt Nam
mất giá 5,34% so với thời điểm đầu năm 2015 và vượt 3,34% so với mục tiêu đề
ra của ngân hàng nhà nước thì kể từ 04/01/2016 việc ngân hàng nhà nước áp dụng
chính sách tỷ giá trung tâm linh hoạt thì các năm sau đó đánh dấu sự ổn định tỷ giá
trong nước dù tình hình kinh tế tài chính thế giới có nhiều biến động. Giai đoạn
2016-2020, việc công bố tỷ giá trung tâm theo ngày giúp cho ngân hàng nhà nước
dễ dàng kiểm soát tỷ giá, nhanh chóng điều chỉnh tỷ giá dao động xung quanh tỷ
giá trung tâm. Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện chính sách tỷ giá mới đánh dấu
sự bình lặng đáng kinh ngạc của thị trường ngoại hối trong nước. Tỷ giá hối đối
giao dịch thực tế dao động khơng nhiều so với tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà
nước công bố. Mức ổn định tỷ giá VND vẫn được duy trì ổn định qua các năm
mặc tình hình kinh tế thế giới chịu nhiều ảnh hưởng của một loạt các sự kiện lớn
như chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và đại dịch Covid-19.


Biểu đồ 6: Đồ thị tỷ giá USD/VND giai đoạn 2015-2020
Nhìn biểu đồ trên ta có thể thấy: tuy qua các năm tỷ giá USD/VND có tăng lên
nhưng nhìn chung trong năm đó, tỷ giá lại giữ trong một khoảng nhất định. Năm
2002, tỷ giá USD/VND dao động trong khoảng 23.000- 23.500 đồng/USD.
● Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Trong giai đoạn 2015-2020, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng đều qua
các năm.
Biểu đồ 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2015-2020 ( đv: tỷ
USD)
600

480.17

500

517.26

543.9

425.12
400

327.76

349.16

2015

2016

300
200
100
0

2017

2018

2019


2020

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn trên, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng từ 327,76 tỷ
USD ( 2015) lên mức 543,9 tỷ USD( 2016), tăng 216,14 tỷ USD, gấp 1,66 lần.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu nhìn chung ổn định.


Năm 2020, tuy chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng kim ngạch xuất nhập
khẩu năm 2020 vẫn tăng gấp 1,05 lần so với năm 2019.
Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 162,11 tỷ USD lên 281,5 tỷ USD, tăng 119,39 tỷ
USD.
Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 165,65 tỷ USD lên 262,4 tỷ USD, tăng 96,75 tỷ
USD.
Cán cân thương mại
Năm 2015, nước ta rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Tuy nhiên kể
từ khi thực hiện chính sách tỷ giá trung tâm năm 2016 thì nước ta liên tục đạt được
thặng dư thương mại.
Biểu đồ 8: Thặng dư cán cân thương mại giai đoạn 2015 - 2020 (tỷ USD)
25
19.1

20
15
9.9

10

6.8


5
0
-5

2015

2.52

2.67

2016

2017

2018

2019

2020

-3.54
Thặng dư thương m ại

Nhìn biểu đồ ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng vượt bậc thặng dư cán cân
thương mại. Nếu trong 2015 chúng ta thâm hụt 3,54 tỷ USD thì cán cân thương
mại đã chuyển sang trạng thái thặng dư 2016 ở mức 2,52 triệu USD và tiếp tục
tăng trưởng đạt mức thặng dư kỉ lục 19,1 tỷ USD năm 2020.
1.1.2.Nhóm yếu tố nhân khẩu học
● Quy mơ dân số

Việt Nam có quy mơ dân số lớn với dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước
tính 98,51 triệu người, tăng 922,7 nghìn người so với năm 2020, đứng thứ 3 ở khu
vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Từ
năm 2017 đến nay, quy mô dân số Việt Nam tăng thêm 4,22 triệu người, từ
khoảng 94,29 triệu năm 2016 lên 98,51 triệu trong năm 2021. Với quy mô dân số
đông và tốc độ tăng dân số ổn định như vậy, Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối
với ngành bán lẻ.


Biểu đồ 9: Tổng dân số Việt Nam giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Statista

● Tốc độ tăng trưởng dân số
Viêt ‡ Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số khá cao so với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn 2016-2021, dân số Việt Nam có sự
tăng trưởng ổn định về số lượng, nhưng khi xét trên tỷ lệ so sánh giữa các năm, số
liệu lại phản ánh sự sụt giảm tỷ lệ tăng trưởng.
Biểu đồ 10:Tốc độ gia tăng dân số Việt Nam

Nguồn danso.org
Ngoài ra, mức tăng trưởng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam cũng phát triển với
tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là sự tăng trưởng trong mức độ chi tiêu tiêu dùng và
tồn ngành bán lẻ. Theo tính tốn của công ty tư vấn Boston Consulting Group


(BCG), ước tính năm 2020 có khoảng 33 triệu người Việt Nam nằm trong nhóm
tầng lớp trung lưu và giàu có - MAC (Middle and affluent class) chiếm 34% tổng
dân số. Như vậy mức tăng trưởng nhóm MAC của Việt Nam sẽ là 12,9%/năm và
là mức cao nhất so với các nước trong khu vực (đứng sau là Indonesia 8,4% và

Thái Lan 4,2%). Đây là một tín hiệu phát triển đường dài rất tích cực của ngành
bán lẻ trong nước.
● Cơ cấu dân số
Trong cơ cấu dân số Việt Nam, thấy rằng tỷ trọng dân số từ 15-64 tuổi xấp xỉ 70%,
tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên chiếm lần lượt khoảng là 23% và
7%. Việt Nam đã bước qua thời kỳ dân số vàng và bắt đầu thời kỳ già hóa dân số.
Dân số bắt đầu già hóa cùng với sự tăng nhanh của tầng lớp trung lưu có nghĩa là
sẽ có nhu cầu tiêu dùng nhiều hơn nữa những hàng hóa có thương hiệu từ cơ bản
đến cao cấp.
Biểu đồ 11: Cơ cấu dân số Việt Nam phân theo độ tuổi

Nguồn: Statista
Dự báo đến năm 2025, só dân trong độ tuổi 20-64 sẽ tiếp tục là nhóm dân số lớn
nhất. Đây là đối tượng tiêu dùng chính của ngành bán lẻ.


Biểu đồ 12: Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi năm 2025

7.07%
31.31%

43.43%

18.18%

15-19

20-49

50-64


Khác

Nguồn: Tổng cục Thống kê
● Tốc độ thành thị hố
Tốc độ đơ thị hóa Việt Nam tuy còn thấp, nhưng vẫn còn nhiều dư địa để tăng
trưởng

Biểu đồ 13: Tỷ lệ đơ thị hóa giai đoạn 2016 – 2020, dự đoán năm 2025 và 2030
Măc ‡ dù Viêt ‡ Nam là nước trong top tỉ lệ đơ thị hóa thấp nhất trong khu vực Châu
Á Thái Bình Dương, chỉ 35% trong khi ở Philippines và Thái Lan thì tỉ lệ này lần
lượt là 44% và 53%. Nhưng lại là nước có tốc độ đơ thị hóa nhanh nhất, hơn
2.6%/năm cho giai đoạn từ 2015 đến 2020. Tốc độ độ thị hóa nhanh là mảnh đất




1.1.3.




màu mỡ cho ngành bán lẻ. Các thị trường có mức độ đơ thị hóa cao thường hấp
dẫn cho các nhà bán lẻ, do dịch vụ hậu cần phát triển, người tiêu dùng tập trung
vào một khu vực nhỏ hơn và mức chi tiêu cao hơn. Người tiêu dùng ở nơng thơn
khó tiếp cận hơn và thường có sức chi tiêu thấp hơn, khiến đầu tư có triển vọng rủi
ro hơn, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.
Thu nhập bình quân đầu người
Những thành tựu kinh tế đã và đang lan tỏa đến đời sống của mọi tầng lớp nhân
dân trong xã hội. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người Việt Nam so với thế giới

còn thấp, nhưng hứa hẹn sẽ trở thành thị trường trung bình khá trong tương lai.
Trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng bình quân
8,1%. Theo khu vực, thu nhập bình quân ở thành thị đạt 5,538 triệu
đồng/người/tháng, cao gấp gần 1,6 lần nông thôn. Diễn biến phức tạp, kéo dài của
dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đến đời sống của người lao động, điều này thể
hiện rõ nét khi mức thu nhập bình quân của người lao động năm 2021 đã sụt giảm
so với năm 2020. Tuy nhiên, nhìn chung trong giai đoạn 2016-2021, thu nhập bình
quân đầu người của nước ta vẫn giữ vững được đà tăng trưởng tương đối ổn định.
Khi thu nhập của người dân dần ổn định dẫn tới hộ gia đình sẽ tăng chi tiêu cho
tiêu dùng trong ngành bán lẻ.
Nhóm yếu tố xã hội học
Văn hoá
Người Việt Nam được đánh giá có tâm lý sính hàng ngoại, khơng chỉ bởi chất
lượng, mẫu mã mà cịn bới uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài.
Điều này đã tạo cơ hội cho hàng ngoại xâm nhập sâu vào thị trường, và từng bước
phát triển vững chắc. Các doanh nghiệp nước ngoài đã dần nắm bắt được thị hiếu
và thói quen người tiêu dùng Việt Nam để điều chỉnh các hướng chiến lược kinh
doanh phù hợp nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.
Tại nước ta đặc biệt ở các vùng nơng thơn văn hóa mua bán tại các tạp hóa tư nhân
hay các chợ tự phát vẫn chiếm tới gần 90% thị trường, nhìn chung các kênh mua
bán truyền thống vẫn chiếm quá nửa thị phần.
Việt Nam là 1 nước tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng bá sản phẩm
không chịu nhiều khắt khe như 1 số nước ở Châu Á khác.
Ngơn ngữ
Ngơn ngữ có ảnh hưởng tới mức độ phổ biến của sản phẩm trên thị trường. Người
Việt Nam nói chung có trình độ ngoại ngữ không cao trong khi hầu hết các sản
phẩm ngoại nhập đều sử dụng ngơn ngữ tiếng anh. Điều này có thể gây khó khăn
khi người dân khơng biết hết được công dụng hay cách sử dụng sản phẩm, dẫn tới
tâm lý e ngại trong việc lựa chọn sản phẩm của công ty.



● Tiêu chuẩn, giá trị
Người tiêu dùng Việt Nam dần trở nên khắt khe hơn, vì thời gian mua sắm càng
ngày càng eo hẹp hơn nên họ càng có nhu cầu mua những sản phẩm thuận tiện và
đảm bảo chất lượng. Ngồi ra, lối sống của người Việt với thói quen sử dụng thực
phẩm tươi, văn hóa chuộng giao lưu và sở thích mua sắm hàng hóa trực tiếp cũng
tác động tích cực tới thị trường ngay sau khi xã hội trở lại trạng thái bình thường
mới. Họ cũng dần quan tâm hơn tới những sản phẩm có thương hiệu. Đây chính là
những yếu tố tiềm năng, hấp dẫn cho thị trường bán lẻ trong nước.
1.1.4. Nhóm yếu tố chính trị- luật pháp
Một nhân tố ảnh hưởng tới thị trường ngành bán lẻ của một quốc gia nữa đó là mơi
trường chính trị - pháp luật. Việt Nam có lợi thế về sự ổn định chính trị và các
chính sách khuyến khích thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngồi..
Sự ổn định chính trị: Thực tế, sự mất ổn định về chính trị bao giờ cũng là mối
quan ngại đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang
duy trì được sự ổn định chính trị-xã hội trong nhiều năm. Theo đánh giá của các
nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chính sự ổn định kinh tế và chính trị của Việt
Nam là yếu tố hàng đầu hấp dẫn nhà đầu tư.
● Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp kinh doanh ngành bán
lẻ nước ngoài bao gồm:
- Về cấp phép thành lập: Bộ Kế hoạch & đầu tư, Sở Kế hoạch & đầu tư các tỉnh,
thành phố là cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt
Nam đồng thời cũng cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài
muốn kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam.
- Về hoạt động kinh doanh: Bộ Công Thương, Sở Công thương các tỉnh, thành phố
là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động của các cơ sở phân phối bán lẻ nước ngoài
trên địa bàn (hướng dẫn việc thực hiện theo đúng các văn bản pháp luật, thực hiện
kế hoạch, chính sách của địa phương,…).
- Ngồi các cơ quan trên thì việc quản lý nhà nước đối cơ sở phân phối bán lẻ nước
ngoài là trách nhiệm của tất cả các Bộ, ngành và cơ quan chức năng địa phương.

● Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến thị trường phân phối
bán lẻ: đã được xây dựng và rải rác ở rất nhiều văn bản như Luật Đầu tư; Luật
Thương Mại 2005; Luật quản lý Ngoại Thương 2017... Tuy nhiên, chính sách pháp
luật điều chỉnh trong ngành bán lẻ được đánh giá là còn nhiều bất cập và chưa phát
huy được hết hiệu quả.
Để khắc phục hạn chế này, hiện nay Nhà nước đã có một số hướng để hồn thiện
lại hệ thống pháp luật ví dụ như rà sốt lại một số văn bản pháp luật có liên quan


như Luật Thương mại. Đây là luật điều chỉnh các hoạt động thương mại rất rộng
mà trong đó có một phần về phân phối bán lẻ cũng như các luật khác có liên quan.
Với các doanh nghiệp bán lẻ đến từ nước ngồi, Nhà nước vẫn duy trì nhiều chính
sách ưu đãi và hỗ trợ kịp thời nhằm kêu gọi họ đầu tư.
Những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI bán lẻ như
miễn giảm tiền thuế thu nhập 50% trong 2 năm đầu; bố trí quỹ đất mặt bằng đẹp
khi, tiện kinh doanh, được hưởng mức chiết khấu và chi phí cao; Một số mặt hàng
hóa ngoại nhập vào được hưởng mức thuế suất 0%.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đề ra các chiến lược phát triển thương mại trong nước
nhằm giúp các nhà đầu tư nước ngoài xác định được xu hướng phát triển của thị
trường Việt Nam và các chính sách kèm theo. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 1163/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển thương
mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Nhà
nước sẽ hồn thiện thể chế, tạo điều kiện phát triển thị trường trong nước theo
hướng thuận lợi, ổn định, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng và bảo đảm quyền tự
do kinh doanh của các chủ thể tham gia.
Trong đó có đề cập đến mục tiêu cụ thể của chiến lược là giai đoạn 2021-2030
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (chưa loại trừ yếu tố giá)
đạt tốc độ tăng bình quân 13,0-13,5%/năm; Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa
của các khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85%, khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngồi (FDI) chiếm khoảng 15% tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả

nước; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trao đổi qua các
cơ sở bán lẻ hiện đại (như siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa
hàng hội viên dạng nhà kho) trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng chiếm khoảng 38 - 42% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng cả nền kinh tế.
Trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn ra, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành bán lẻ,
theo ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước “Bộ Cơng
Thương đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ một số biện pháp tăng kích cầu thơng
qua kích thích tiêu dùng, tăng chi tiêu Chính phủ”. “Đối với cơng cụ tăng kích
thích tiêu dùng, chúng tơi đã đề xuất chương trình in và phát voucher đối với hàng
tiêu dùng và sản xuất trong nước, đối tượng thụ hưởng là cơng nhân có thu nhập
thấp. Hỗ trợ doanh nghiệp phân phối các mặt hàng thiết yếu với những đề xuất: Hỗ
trợ 10% kinh phí thuê mặt bằng; 10% kinh phí thuê kho; 10% chi phí tiền điện;
10% chi phí vận chuyển với thời gian 6 tháng. Đối tượng thụ hưởng là doanh
nghiệp phân phối, thực hiện dự trữ, lưu thông mặt hàng, bình ổn thị trường và
phục vụ việc cung ứng trong bối cảnh dịch Covid-19”.


Về công cụ tăng chi tiêu, Bộ đã kiến nghị Chính phủ hồn thiện các cơ chế, chính
sách, đẩy mạnh chương trình đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại, đặc
biệt khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; tăng chi tiêu công.
Biện pháp hỗ trợ được Vụ thị trường xây dựng theo 2 phương thức gồm kích thích
tiêu dùng và tăng chi tiêu Chính phủ.
Theo đó, đối với hệ thống phân phối, đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ đẩy
mạnh phát triển kênh bán hàng online, đi chợ hộ, bán hàng qua điện thoại…; thêm
nguồn lực giúp hệ thống phối tăng khả năng hoạt động, đáp ứng kịp thời nhu cầu
của người tiêu dùng trong điều kiện dịch Covid-19.
Đồng thời, có chính sách để hệ thống phân phối tiếp cận nguồn vốn vay với lãi
suất ưu đãi để hệ thống này có thể đầu tư vào thương mại đa kênh… Hỗ trợ chi phí
hoạt động của các điểm bán hàng dã chiến, bán hàng lưu động tại khu vực cách ly;

hỗ trợ chi phí dịch vụ internet, chi phí phát sóng đối với hệ thống bán hàng đa
kênh; miễn thuế VAT đối với hàng hóa phục vụ tại khu vực cách ly.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga
trong thời gian tới các bộ, ngành, trong đó có Bộ Cơng Thương sẽ tiếp tục xây
dựng mơi trường kinh doanh hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho nhà đầu
tư trong và ngoài nước phát triển thị trường bán lẻ.
Có thể thấy mơi trường chính trị pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động kinh
doanh thị trường bán lẻ. Nhìn chung, yếu tố chính trị pháp luật tại Việt Nam khá
thuận lợi. Điều này đã bù đắp lại những hạn chế về chính sách hiện hành và tạo
điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia đầu tư
vào ngành bán lẻ.
Kết luận
Về quy mô thị trường bán lẻ, nền kinh tế cả nước tăng trưởng đều qua các năm và
đang bước vào thời kỳ hồi phục sau đại dịch. Các chỉ số dự báo nền kinh tế như quy
mô GDP cả nước rất khả quan, báo hiệu sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong
nước. Bên cạnh đó thì Nhà nước ln theo đuổi chính sách tăng trưởng lạm phát
thấp ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh. Đối với ngành bán lẻ nói riêng thì đây ln là
ngành có tổng doanh thu đóng góp GDP hàng năm của cả nước lớn. Năm 2020, tổng
doanh thu ngành bán lẻ ghi nhận mức lớn nhất trong 5 năm bất chấp tình hình dịch
bệnh. Tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020
luôn tăng gấp rưỡi so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Dự kiến thời kỳ phục hồi
nền kinh tế sau dịch bệnh thì tốc độ tăng trưởng ngành bán lẻ sẽ được duy trì thậm
chí tăng trưởng mạnh.


Tỷ lệ đơ thị hóa cả nước cịn chưa cao, tuy nhiên tốc độ đơ thị hóa nhanh sẽ mở rộng
thị trường cho các doanh nghiệp bán lẻ. Tỉ lệ đơ thị hóa dự kiến năm 2025 -2030 dự
đốn rơi vào khoảng 40-50% cả nước. Hiện nay, các cửa hàng bán lẻ hiện đại chủ
yếu tập trung ở các thành phố lớn, mức độ cạnh tranh rất cao. Tuy nhiên vì vậy
người dân ở các thành phố này đã quen với mơ hình bán lẻ hiện đại hơn (siêu thị,

cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại,…) trong khi ở các thành phố nhỏ hơn nông
thôn vẫn chưa phổ biến loại hình này. Việc tăng tỉ lệ đơ thị hóa sẽ giúp thay đổi xu
hướng tiêu dùng của người dân và mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp bán lẻ
theo đuổi mơ hình bán lẻ hiện đại. Bên cạnh đó, việc quy mơ dân số và thu nhập bình
qn đầu người của Việt Nam tăng trưởng đều qua các năm cũng là dấu hiệu tích
cực cho các doanh nghiệp bán lẻ.
1.2. Xác định chất lượng đoạn thị trường
Theo Báo cáo “Retail in Vietnam – An accelerated shift towards omnichannel
retailing” của Deloitte hồi tháng 7 – 2020, ngành bán lẻ Việt Nam đã không ngừng
phát triển trong nhiều năm qua. Riêng năm 2019 doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ đã tăng 12.4% so với cùng kỳ.
Thị trường bán lẻ Việt Nam bao gồm ba kênh chính: truyền thống, hiện đại và trực
tuyến.
Trong những năm gần đây, số lượng và quy mơ các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện
lợi, siêu thị và đại siêu thị tăng qua từng năm. Trong đó, hệ thống các siêu thị hoạt
động sơi nổi nhất, với tốc độ tăng trưởng doanh thu đáng kể cùng với các thương vụ
sáp nhập quy mô lớn trong năm 2019.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành bán lẻ và gia tăng tiêu dùng của người dân,
thương mại điện tử tại Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ. Người tiêu dùng có xu
hướng chuyển sang mua sắm thơng qua các kênh thương mại điện tử (như Shopee,
Lazada, Tiki, Sendo, Thegioididong, …) nhiều hơn trước đây.
1.2.1.
Bán lẻ truyền thống
Bất chấp sự mở rộng nhanh chóng của các cửa hàng thương mại hiện đại trên khắp
Việt Nam, các cửa hàng bán lẻ tạp hóa truyền thống vẫn có vai trị quan trọng trong
thị trường bán lẻ nói chung và tiếp tục thể hiện sự tăng trưởng ổn định. Năm 2019,
doanh thu bán hàng tạp hóa truyền thống tăng 4%, đạt tổng giá trị 1.027 nghìn tỷ
đồng với gần 667 nghìn cửa hàng.



Biểu đồ 14: Số lượng cửa hàng, diện tích khơng gian và tăng trưởng doanh số các
nhà bán lẻ tạp hóa truyền thống giai đoạn 2014 – 2019

Đối với nhiều người tiêu dùng nông thôn và phân khúc người tiêu dùng thành thị có
thu nhập thấp hơn, những người cân nhắc ngân sách hàng ngày cho thực phẩm và
mua hàng với số lượng nhỏ, các cửa hàng bán lẻ tạp hóa truyền thống, chẳng hạn như
chợ địa phương và cửa hàng bán lẻ, là một lựa chọn thay thế thuận tiện và giá cả phải
chăng hơn các cửa hàng thương mại hiện đại, chẳng hạn như siêu thị, thường được
cho là đắt hơn.
Thời gian gần đây, nhiều cửa hàng bán lẻ tạp hóa truyền thống cũng đã bắt đầu cải
tiến cơ sở hạ tầng cửa hàng của mình và tăng chủng loại sản phẩm, bao gồm các sản
phẩm chất lượng cao hơn, nhằm thu hút người tiêu dùng mong muốn trải nghiệm bán
lẻ hiện đại.
1.2.2.
Bán lẻ hiện đại
Cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini đang phát triển nhanh chóng, từ 350 cửa hàng năm
2014 lên hơn 2.600 cửa hàng năm 2017, và đạt tới gần 6.000 cửa hàng vào năm
2021. Trong năm 2019, đạt quy mô thị trường 4,4 nghìn tỷ đồng nhờ tốc độ tăng
trưởng doanh số tốt là 18%; các công ty chủ chốt bao gồm Family Mart, Circle K và
B’s Mart, với thị phần lần lượt là 21,4%, 20,7% và 9,6 %.
Đối với cả các cửa hàng tiện lợi và các nhà bán lẻ thương mại truyền thống, chẳng
hạn như cửa hàng bán lẻ và các chợ truyền thống khác, việc có một vị trí trong khu
vực có lượng người lui tới cao là chìa khóa cốt lõi. Tuy nhiên, các cửa hàng tiện lợi


tạo sự khác biệt với các nhà bán lẻ thương mại truyền thống với nhận thức “hợp thời
trang” hơn, cung cấp các tiện nghi hiện đại, nhiều loại bữa ăn sẵn và các phương thức
thanh toán kỹ thuật số, chẳng hạn như ví điện tử, thu hút người tiêu dùng trẻ thành
thị.

Đại dịch COVID-19 đã khuyến khích một số lượng đáng kể người tiêu dùng thường
không mua sản phẩm trực tuyến hoặc tại các cửa hàng tiện lợi bắt đầu thực hiện các
giao dịch đầu tiên của họ. Do đó, cả việc mua hàng trực tuyến và mua hàng tại cửa
hàng tiện lợi đều đạt mức cao nhất về cơ sở người mua sắm trong tháng 3 năm 2020.
Đối với những doanh nghiệp bán lẻ qua kênh cửa hàng tiện lợi, điều này thể hiện cơ
hội tận dụng đà phát triển để thúc đẩy mở rộng bằng cách tăng tỷ lệ thâm nhập giữa
những người tiêu dùng mới và đầu tư để giữ được lòng trung thành của họ ngay cả
sau đại dịch.
Biểu đồ 15: Số lượng cửa hàng, diện tích khơng gian và tăng trưởng doanh số các
cửa hàng tiện lợi giai đoạn 2014 – 2019
Biểu đồ 16: Thị phần một cố cửa hàng tiện lợi lớn ở Việt Nam năm 2019

Năm 2020 chứng kiến sự gia tăng vượt bậc của số lượng các cửa hàng tiện lợi ( tăng
gần 60% so với năm 2019). Nguyên nhân của sự tăng trưởng này chủ yếu đến từ sự
“bành trướng” của chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart +. Tính đến hết tháng 5 năm 2019,
chỉ có khoảng 1800 cửa hàng Vinmart + trên cả nước; đến hết năm 2020, con số này
đã lên đến hơn 2800 cửa hàng. Vinmart + đã và đang từng bước chiếm lĩnh thị trường
nhờ việc đặt các cửa hàng của mình ở khắp nơi, tạo độ phủ thương hiệu lớn và tăng sự
nhận diện thương hiệu.


×