Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

thực trạng và giải pháp hoàn thiện tình hình bảo lãnh tại chi nhánh nhno&ptnt quận hải châu – tp. đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.04 KB, 52 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

MỘT SỐ KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BL:Bảo lãnh
BLDT:Bảo lãnh dự thầu
BLVV:Bảo lãnh vay vốn
BTHHĐ:Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
DNNN(DNQD):Doanh nghiệpnhà nước(Doanh nghiệp quốc doanh)
DNNQD:Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
GTBL:Giá trị bảo lãnh
GTBLBQ:Giá trịbảo lãnh bình qn
NH:Ngân hàng
NHTM:Ngân hàng thương mại
NHNo&PTNT:Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn
NHNN:Ngân hàng nhà nước
TGĐ:Tổng giám đốc
TCHC:Tổ chức hành chính
SD:Số dư
SPS:Số phát sinh

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 1-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp



GVHD: TS. Minh Tùng

LỜI MỞ ĐẦU.
Dưói ánh sáng tư tưởng đổi mới sâu sắc và toàn diện do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo nhằm chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang cơ chế thị trường, với sự
điều tiết của nhà nước….đã từng bước xác lập vị thế của nước ta trong quá trình
tham gia và hoà nhập vào nền kinh tế rộng lớn của thế giới và khu vực đang diễn ra
một cách đa dạng năng động và sâu sắc.
Trong bối cảnh đó thì các hoạt động kinh tế cũng diễn ra hết sức sôi nổi,và
rủi ro ngày xuất hiện càng nhiều . Để hạn chế bớt rủi ro thì một trong những cơng
cụ an tồn và có hiệu quả đó là bảo lãnh ngân hàng.Với chức năng của mình,hiện
nay bảo lãnh ngân hàng được sử dụng khá rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác
nhau.Nó hỗ trợ cho tất cả các dịch vụ bao gồm các dịch vụ khơng mang tính tài
chính như hợp đồng thương mại,hợp đồng xây dựng và cả dịch vụ mang tính tài
chính như thoả ứơc khấu chi,thoả ước tham gia liên doanh,tái bảo hiểm và những
cam kết tài chính khác.
Xuất phát từ tầm quan trọng của nó đồng thời qua thời gian thực tập tại chi
nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn em
chọn đề tài ”Thực trạng và giải pháp hồn thiện tình hình bảo lãnh tại chi
nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu – Tp. Đà Nẵng”
Nội dung đề tài gồm 6 phần như sau:
Phần I: Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và nghiệp vụ
bảo lãnh
Phần II: Phân tích tình hình bảo lãnh tại chi nhánh NHNo&PTNT quận
Hải Châu, Đà Nẵng
Phần III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh
NHNo&PTNT quận Hải Châu, Đà Nẵng
Với hy vọng những nội dung mà đề tài đề cập sẽ góp phần vào tiếng nói chung
trong việc tìm ra giải pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh

tại chi nhánh.
Do kiến thức bản thân em còn hạn chế , thời gian nghiên cứu ngắn nên đề tài
khơng thể tránh khỏi những sai sót em mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô
cùng các bạn.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Hân và
các cô chú,anh chị tại phịng tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu đã
giúp đỡ em hồn thành đề tài này.

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 2-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP
VỤ BẢO LÃNH
A TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI :
I. Kháí niệm:
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại phát triển hàng trăm năm gắn liền với
sự phát triển của kinh tế hàng hoá .Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã
có tác động rất lớn và quan trọng đến q trình phát triển của nền kinh tế hàng hố,
ngược lại nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó
kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hồn thiện và trở
thành định chế tài chính khơng thể thiếu được.Vậy ngân hàng thương mại là gì?
Chúng ta tìm hiểu qua cá khái niệm sau:

Theo đạo luật ngân hàng của Pháp ban hành năm 1941 thì:”Ngân hàng
thương mại là những xí nghiệphay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền
gửi của cơng chúng dưới hình thức ký thác hoặc dưới hình thức khác và sử dụng tài
ngun đó cho họ trong các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.
Theo điều 1 pháp lệnh ngân hàng ngày 23/5/1990 của hội đồng bộ trưởng thì
khái niệm đó được hiểu như sau:”Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền
tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách
nhiệmhoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay , thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và
làm phưong tiện thanh tốn:.
Đến luật các tổ chức tín dụng năm1998,tại điều 20 ghi:”Ngân hàng là loại
hình tổ chức tín dụng đựơc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác có liên quan”trong đó:”Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt
động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử
dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các hoạt động thanh tốn”. Định nghĩa này
có sự xác định rõ ràng hơn về bản chất và hoạt động của ngân hàng so với pháp
lệnh ngân hàng năm 1990.
Tuy mỗi nước có cách định nghĩa khác nhau,nhưng nhìn chung Ngân hàng
thương mại nào cũng có 3 chức năng sau:chức năng trung gian tài chính , chức năng
tạo tiền,chức năng thủ quỹ của khách hàng.
II Chức năng của ngân hàng thương mại:
1.Chức năng trung gian tài chính:
Quan hệ tín dụng trực tiếp giữa chủ thể có tiền tạm thời nhàn rỗi và chủ thể
có nhu cầu tiền tệ bổ sung gặp phải nhiều hạn chế vì người có nhu cầu khó tìm được
người có khả năng cung cấp.Hoạt động ngân hàng khắc phục đượcnhững khó khăn
nói trên, đứng ra tập trung tiền tệ chưa sử dụng của tất cả các chủ thể trong nền kinh
tế bao gồm các doanh nghiệp , các cá nhân và các cơ quan nhà nước,trên cơ sở đó
cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu cần bổ sung.
Bên cạnh đó ngân hàng cịn làm trung gian thanh tốn,trung gian trong các
dịch vụ tài chính khác.

Thơng qua chức năng này giúp cho nền kinh tế sử dụng vốn hiệu quả, tiết
kiệm đựơc các chi phí trong các hoạt động kinh doanh.

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 3-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

2.Chức năng tạo tiền:
Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động theo
nguyên tắc “đi vay để cho vay”ngân hàng cịn tạo ra tiền khi phát tín dụng.Chức
năng này đựơc thực hiện thơng qua hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng
trong mối quan hệ hệ thống ngân hàng.Sức mạnh của hệ thống ngân hàng thương
mạ là tạo ra bút tệ,nó mang ý nghĩa kinh tế to lớn
Việc tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại phụ thuộc vào chính
sách dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương,sự rò rỉ tiền tệ vào trong lưu thơng.
Do đó việc tạo tiền của hệ thống ngân hàng thương mại là hạn chế.
3.Chức năng thủ quỹ của khách hàng:
Xuất phát từ hai chức năng trên phát sinh ra chức năng thứ ba của ngân hàng
đó là chức năng thủ quỹ của khách hàng.
*Ngân hàng thương mại là nơi bảo quản tiền mặt,tiền gửi và các khoản ngoại
hối thuộc quyền sở hửu của khách hàng khi khách hàng đem đến gửi tại ngân hàng.
*Ngân hàng thương mại làm nghiệp vụ thương quỹ cho khách hàng thông
qua việc chuyển tiền, nhập quỹ chuyển đổi ngoại tệ,thực hiện thu hộ, chi hộ cho

khách hàng từ đó tạo sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng.
B.CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG.
I Khái niệm,sự cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo lãnh:
1.Khái niệm:
Hoạt động bảo lãnh nó xuất hiện từ rất lâu đời,nó tồn tại ngay trong cuộc
sống đời thường mà chúng ta khơng nhận ra nó.Một sự bảo đảm nào đó ,một sự cam
kết bằng miệng cũng có thể là một hình thức của bảo lãnh.Bởi vậy, trên thực tế
chưa có quyển sách nào nói chính xác về thời gian và sửa đổi của bảo lãnh. Có rất
nhiều khái niệm về bảo lãnh và chúng ta xem xét các khái niệm sau để nhận biết
thêm bảo lãnh:
Công ước liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng dự phịng(Cơng ước
Uncital) định nghĩa:”Bảo lãnh hay cam kết là lời hứa độc lập, được biết trong thực
tiễn quốc tế như là một bảo lãnh độc lập hay là một tín dụng thư dự phịng do ngân
hàng hoặc tổ chức hay cá nhân ( người bảo lãnh/người phát hành) thanh tốn cho.
Cịn phịng thương mại quốc tế thì-ICC thì định nghĩa:Bảo lãnh độc lập hay
bất cứ bảo lãnh,cam kết hay cam kết thanh toán dù được gọi hay miêu tả như thế
nào, của ngân hàng công ty bảo hiểm hay pháp nhân hoặc thể nhân bằng văn bản
thanh tốn một số tiền khi đựơc cam kết,bản địi tiền và các chứng từ khác…
Bộ luật dân sự nước CHXHCN Việt Nam,tại điều 366 có định nghĩa về bảo
lãnh như sau:”Bảo lãnh là việc người thứ ba( gọi là người bảo lãnh)cam kết với bên
có quyền(gọi là người nhận bảo lãnh)sẽ thực hiện thay cho bên có nghĩa vụ(gọi là
người đựoc bảo lãnh)nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”.
Luật tổ chức tín dụng, điều 20 có định nghĩa cụ thể về bảo lãnh ngân hàng
như sau:”Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên
có quyền về thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng
khơng thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết:khách hàng phải nhận nợ và hồn trả cho
các tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”
Trong đó:
Khoa Tài Chính - Tín Dụng


- Trang 4-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

-Bên bảo lãnh là các tổ chức tín dụng được quy định bao gồm:
+NHTM nhà nước,NHTM cổ phần, ngân hàng đầu tư ngân hàng phát triển
,ngân hàng chính sách,ngân hàng liên doanh,chi nhánh ngân hàng nứoc ngồi tại
VIệt Nam,ngân hàng hợp tác,các loại hình ngân hàng khác và các tổ chức tín dụng
phi ngân hàng thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật có liên quan.
+Các ngân hàng được thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép
thực hiện thanh toán quốc tế, được thực hiện bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh tốn và
các hình thức bảo lãnh khác mà bên nhận bảo lãnh là các tổ chức cá nhân nước
ngoài.
+TCTD thực hiện bảo lãnh hối phiếu,lệnh phiếu theo quy định của pháp luật
về thương phiếu.
-Bên đựoc bảo lãnh là các khách hàng sau:
+Doanh nghiệp nhà nước,công ty cổ phần, công ty TNHH,công ty hợp
danh,doanh nghiệp của các tổ chức chính trị tổ chức chính trị-xã hội,doanh nghiệp
liên doanh,doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam,doanh nghiệp tư nhân,
hộ gia đình cá thể.
+Các TCTD được thành lập và hoạt động theo luật các TCTD
+HTX và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 của bộ luật
dân sự.
+Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia các hợp đồng hợp tác liên doanh

và tham gia đấu thầu các dự án tại Việt Nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án
đầu tư tại Việt Nam.
-Bên nhận bảo lãnh là các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước có quyền thụ hưởng
các cam kết bảo lãnh của các TCTD.
Mặc dù có những định nghĩa khác nhau cho các hình thức bão lãnh khác
nhau(bảo lãnh độc lập,cam kết,thư tín dụng dự phịng…),song xét về bản chất và
phương thức thực hiện,các quy định quốc tế về bảo lãnh đều nêu bật nghĩa vụ của
người cam kết và thanh toán cho người thụ hưởng ngay khi nhận được đòi tiền thoả
mãn với các điều kiện ghi trong bảo lãnh.Ngoài ra điểm nổi bật trong các quy định
trên là tính độc lập của bảo lãnh, có nghĩa là việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hồn
tồn khơng phụ thuộc vào bất cứ giao dịch hay yếu tố nào khác ngoài giao dịch bảo
lãnh. Điều này khác với các quy định trong các văn bản pháp luật của Việt Nam khi
cho phép người bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp
phép người bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp
người nhận bảo lãnh có thể bù trừ với nghĩa vụ với người được bảo lãnh.
2.Sự cần thiết khách quan của nghiệp vụ bảo lãnh
Như chúng ta đã biết, hoạt động bảo lãnh tồn tại ngay trong cuộc sống đời
thường và cũng khơng ai biết chính xác thời điểm xuất hiện hoạt động bảo
lãnh.Song theo thống kê thì bảo lãnh ngân hàng được bắt đầu sử dụng rộng rãi từ
đầu thập niên 70 khi mà nền công nghiệp dầu mỏ lớn mạnh làm tăng cường mối
quan hệ ngoại giao giữa nước Trung Đông và Tây Âu.Những hợp đồng khai thác
dầu khí, mua bán sản phẩm khí đốt ,dự án xây dựng cơ sở hạ tầng…giữa phương
tây và các nước xuất khẩu dầu lửa đòi hỏi sự đảm bảo của các ngân hàng trong tài
trợ và thực hiện nghĩa vụ của các bên
Ngày nay,với sự bùng nổ của hoạt động thương mại quốc tế hoạt động mà có
nhiều điểm mới đó là:Các giao dịch này càng gia tăng về số lượng,giá trị của các
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 5-


Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

giao dịch này càng lớn,các dự án đầu tư ngày càng mang tính phức tạp về mặt kỹ
thuật công nghệ và phạm vi ngày càng mở rộng.một đặc tính quan trọng của thương
mại ngày nay là không chỉ diễn ra ở phạm vi trong nước mà còn trên phạm vi quốc
tế.Do tầm cỡ và sự phức tạp đó và việc thực hiện của nhiều nghiệp vụ cần có một
khoảng thời gian đáng kể kết hợp với nhiều sự kiện mới hồn tất được.Từ đó cho
thấy rủi ro trong thương mại quốc tế ngày càng tăng,xuất hiện dưới nhiều dạng khác
nhau.Như vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được những những rủi ro và
từ đó đặt ra nhu cầu bảo lãnh.
Hiện nay, việc sử dụng bảo lãnh đang ngày càng phát triển,doanh số của nó
đang ngày càng gia tăng nhiều loại hình bảo lãnh đang lần lượt ra đời để đáp ứng
nhu cầu bảo lãnh của nền kinh tế.Sự tăng trưởng này một phần là do bảo lãnh ngân
hàng được dùng để hỗ trợ cho tất cả các dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tài chính lẫn
dịch vụ phi tài chính như hợp đồng thương mại, hợp đồng xây dựng…và những
cam kết tài chính khác.
Với ý nghĩa tích cực của hoạt động bảo lãnh và xu hướng phát triển của nền
kinh tế khu vực và thế giới,thì sự ra đời và phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng
thức sự cần thiết là một tất yếu khách quan.
II. Đặc điểm,chức năng của bảo hiểm ngân hàng:
1. Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng:
Bảo lãnh ngân hàng với sự cần thiết như trên thì có ứng các đặc điểm sau:
*Bảo lãnh ngân hàng có mối quan hệ nhiều bên,liên quan lẫn nhau;
-Một thư bảo lãnh ngân hàng là hợp đồng thoả thuận giữa hai bên,thường là giữa
ngân hàng và người thụ hưởng.Thật ra, bảo lãnh khơng chỉ có mối quan hệ hai bên

như ở trên mà cịn có mối quan hệ nhiều bên:
+Mối quan hệ hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng.
+Mối quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng bảo lãnh.
-Hợp đồng bảo lãnh sẽ khơng tồn tại nếu khơng có hai hợp đồng trên.Dù có sự phân
chia như thế nào thì các mối quan hệ này vẫn có sự liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng mật
thiết đến nhau.
*Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập:
Đây là đặc điểm rất quan trọng của bảo lãnh bởi độc lập tương đối so vớicác
hợp đồng kinh tế,hợp đồng thương mại,tài chính …Có nghĩa là ngân hàng bảo lãnh
phải thực hiện cam kết bảo lãnh theo đúng trách nhiệmcủa mình đã ghi trong thư
bảo lãnh khơng kể người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng vì lí do gì.
2. Chức năng của bảo lãnh:
2.1:Bảo lãnh là công cụ bảo đảm:
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh.Bằng việc cam kết chi trả bồi
thường khi xảy ra các biến cố vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, các ngân
hàng phát hành bảo lãnh đã tạo ra một bảo đảm chắc chắn cho người thụ
hưởng.Chính sự tin tưởng này tạo điều kiện cho hợp đồng được kí kết một cách
sn sẻ thuận lợi.Qua đó chúng ta có thể thấy rằng bảo lãnh là cơng cụ bảo đảm chứ
khơng phải là cơng cụ thanh tốn.Hơn nữa,bảo lãnh cũng được dùng trong những
hợp đồng thi công,hợp đồng bảo hành sản phẩm,dự thầu cơng trình…thì đây là
những thoả thuận khơng mang tính mua bán hay thanh tốn.
Với chức năng này,bảo lãnh ngân hàng thực sự là chất xúc tác cho các hợp
đồng thương mại,xây dựng,các giao dịch hàng hoá trong nước và quốc tế được ký
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 6-

Phan Thị Thanh Hương



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

kết một cách thuận lợi.Mặt khác,do chịu trách nhiệm thực hiện cam kết,nên ngân
hàng phát hành cũng thường xuyên kiểm tra giám sát tạo nên một áp lực thực hiện
tốt hợp đồng ,giảm thiểu vi phạm về phía người được bảo lãnh.
2.2Bảo lãnh là công cụ tài trợ
Bảo lãnh không chỉ là công cụ đảm bảo đối với người thụ hưởng,bảo lãnh
cịn là cơng cụ tài trợ thực sự về mặt tài chính cho người được bảo lãnh.Trong rất
nhiều trường hợp,thông qua bảo lãnh khách hàng(người được bảo lãnh),không phải
xuất quỹ, được thu hồi vốn nhanh chóng được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian
thanh tốn tiền hàng hố,dịch vụ,tiền nộp thuế…Vì vậy,mặc dù không trực tiếp cấp
vốn nhưng với việc phất hành bảo lãnh ngân hàng đã giúp cho khách hàng của họ
được hưởng những thuận lợi về ngân quỹ như khi được cho vay thực sự.Với ý nghĩa
này bảo lãnh ngân hàng được coi là một trong những dịch vụ ngân hàng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất
kinh doanh,làm giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp.
2.3 Bảo lãnh là công cụ đơn đốc hồn thành hợp đồng:
Người thụ hưởng sẽ u cầu thanh toán bảo lãnh khi người được bảo lãnh vi
phạm hợp đồng.Người được bảo lãnh luôn bị một áp lực bồi hoàn bảo lãnh. Như
vậy,bảo lãnh đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng đã ký
kết.Tuy nhiên,khi ký hợp đồng và thụ hưởng bảo lãnh,người thụ hưởng vẫn mong
muốn người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng chứ khơng mong chờ ở khoản bồi
hồn tài chính từ bảo lãnh.
Trong ba chức năng trên của bảo lãnh, chức năng thứ nhất và thứ ba có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau vì người được bảo lãnh ln có một sự thúc ép thực hiện
hợp đồng nên điều này càng làm tăng thêm tính bảo đảm cho người thụ hưởng.
III.Phân loại bảo lãnh ngân hàng:
1.Sơ đồ nhiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng:

Ngân hàng bảo lãnh
(Bên bảo lãnh)
(3)

(4)

(2)

Khách hàng
(Bên được bảo lãnh)

Bên nhận bảo lãnh.
(1)

(1):quan hệ giữa khách hàng và bên nhận bảo lãnh làm phát sinh nhu cầu bảo lãnh

(2):Khách hàng yêu cầu ngân hàng bảo lãnh
(3):Ngân hàng ký kết hợp đồng bảo lãnh
(4):Ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
2.Các loại bảo lãnh ngân hàng:
Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau có thể phân chia bảo lãnh thành nhiều loại
khác nhau,dưới đây là một cách phân loại:

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 7-

Phan Thị Thanh Hương



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

2.1:Phân loại theo mục đích bảo lãnh:
a:Bảo lãnh dự thầu:
Thơng thường, đối với những hợp đồng lớn, đặc biệt là những hợp đồng xây
dựng,thiết kế hay cung cấp thiết bị thì người chủ cơng trình thường lựa chọn đối tác
thi cơng thơng qua đấu thầu.Mục đích của bảo lãnh dự thầu là đảm bảo cho việc
người dự thầu không rút lui,không ký kết hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã trúng
thầu.Chủ công trình sẽ yêu cầu những người tham gia đấu thầu phải cung cấp bảo
lãnh ngân hàng gọi là bảo lãnh dự thầu.
Như vậy bảo lãnh dự thầu là bảo lãnh ngân hàng đối với đơn vị dự thầu để cam
kết với các đơn vị chủ đầu tư nếu các đơn vị dự thầu trúng thầu mà có ý định bỏ hợp
đồng hay thay đổi ý định thì ngân hàng sẽ bồi thường.
b.Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:
Là loại bảo lãnh ngân hàng do CTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh.bảo đảm
thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng với bên nhận bảo lãnh theo
hợp đồng đã ký kết.
Đây là loại bảo lãnh thường dùng trong thực tế.Nó giúp cho người thụ hưởng
chống lại rủi ro một khi người kia không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.Bảo lãnh này
được sử dụng thay cho ký quỹ mà một bên đề nghị(người thụ hưởng)với bên ký hợp
đồng(bên được bảo lãnh).
c.Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước:
Là loại bảo lãnh chủ yếu phát hành cho các chủ nợ khi ký hợp đồng có giá trị
lớn,thơng thường người bán u cầu người mua ứng trước một lần nhằm tài trợ cho
người bán hực hiện hợp đồng.Việc ứng trước này phải có bảo lãnh hồn thanh tốn
giá trị tương đương đảm bảo.Ngồi ra nó cịn áp dụng trong lĩnh vực xây dựng
Là bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh về việc
đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết

với bên nhận bảo lãnh.Trong trường hợp khách hàng vi phạm cam kết với bên nhận
và phải hoàn trả tiền ứng trước nhưng khơng hồn trả hoặc hồn trả khơng đầy đủ
cho bên nhận bảo lãnh.
d.Bảo lãnh thanh tốn
Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh cam
kết sẽ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực
hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
Bảo lãnh thanh tốn có thể được sử dụng như một phương tiện bảo đảm thanh
toán trong hợp đồng mua bán,hợp đồng thuê mua tài chính,hợp đồng đại lý, hợp
đồng xây dựng…
e.Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng:
Là một loại đảm bảo ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh,
đảm bảo khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng sản phẩm theo
hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh.Trong trường hợp khách hàng bị phạt
tiền do không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng về chất lượng sản
phẩm với bên nhận bảo lãnh,TCTD thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
f.Bảo lãnh vay vốn:
Là một bảo lãnh ngân hàng do TCTD phát hành cho bên nhận bảo lãnh,về việc
cam kết trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ đầy
đủ đúng hạn.
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 8-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng


Trong trường hợp này số tiền bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh chính là số tiền và
thời hạn trong hợp đồng tín dụng.
g.Các loại bảo lãnh khác:
Ngồi các loại bảo lãnh trên thì ngân hàng cịn có một số nghiệp vụ bảo lãnh
khác như bảo lãnh đối ứng, đồng bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh …..
2.2Phân loại bảo lãnh căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh:
Dựa theo tiêu thức nà bảo lãnh ngân hàng có thể phân thành các loại sau:
a.Bảo lãnh trực tiếp:
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng chịu trách nhiệm phát
hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh(không qua trung
gian).Sau khi ngân hàng đã bồi thường cho người bảo lãnh ,ngân hàng có thể trực
tiếp truy đổi bồi hồn từ người được bảo lãnh.Bảo lãnh trực tiếp thơng thường có ba
bên tham gia:Ngân hàng phát hành bảp lãnh, người được bảo lãnh và người thụ
hưởng bảo lãnh.Trong trường hợp người thụ hưởng bảo lãnh là người nước ngồi
,có thể xuất hiện ngân hàng thông báo.
b.Bảo lãnh gián tiếp:
Bảo lãnh giá tiếp là loại bảo lãnh trong đó người được bảo lãnh sẽ yêu cầu
ngân hàng thứ nhất đề nghị ngân hàng thứ hai đưa ra cam kết bảo lãnh chuyên cho
người thụ hưởng.Trong loại bảo lãnh này người được bảo lãnh khơng trực tiếp được
bồi hồn cho ngân hàng phần bảo lãnh mà chính ngân hàng thứ nhất sẽ chịu trách
nhiệm bồi hồn cho ngân hàng phát hành,thơng qua cam kết gọi là bảo lãnh đối ứng
cho chính ngân hàng này đưa ra.Bảo lãnh đối ứng cũng có nội dung và các điều
khoản quy định như trong bảo lãnh chính, đến lượt mình ngân hàng chỉ thị lại có thể
truy địi từ người được bảo lãnh.
Như vậy:Trong bảo lãnh gián tiếp có ít nhất bốn thành phần tham gia là Ngân
hàng phát hành bảo lãnh;ngân hàng chỉ thị;người được bảo lãnh và người hưởng
bảo lãnh.Trong một số trường hợp cũng có thể xuất hiện ngân hàng thơng báo.Bảo
lãnh gián tiếp được sử dụng chủ yếu trong trường hợp người sử dụng là người nước
ngoài.

c. Đồng bảo lãnh:
Trong một số dự án có giá trị lớn, để giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng có
thể trực hiện hợp đồng bảo lãnh.Trường hợp này một số ngân hàng đóng vai trị đầu
mối phát hành bảo lãnh nhưng có sự tham gia của các ngân hàng đồng minh khác.
d.Bảo lãnh khác:
Như bảo lãnh giáp lưng,xác nhận bảo lãnh.
2.3 Phân theo bản chất hay tính chất bảo lãnh:
a.Bảo lãnh theo yêu cầu:
Là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán của nó là người thụ hưởng bảo lãnh
chỉ cần xuất trình yêu cầu thanh toán cho ngân hàng phát hành.Yêu cầu thanh tốn
có thể là một trong hai dạng sau:
*Văn bản yêu cầu thanh toán.
*Văn bản yêu cầu thanh toán kèm theo với tờ trình về sự vi phạm hợp đồng
của người đượcbảo lãnh.
Các văn bản trên đều do người thụ hưởng đơn phương lập,khơng cần có sự xác
nhận của người được bảo lãnh hoặc bên thứ ba nào khác.

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 9-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

b.Bảo lãnh kèm chứng từ:
Đây là loại bảo lãnh mà điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của

bên thứ ba(thường là một bên độc lập đủ tư cách chuyên môn để xác nhận)
Bảo lãnh kèm theo chứng từ bảo vệ quyền lợi của người bảo lãnh tốt hơn so
với bảo lãnh theo yêu cầu nhưng như vậy có nghĩa là ưu quyền của người thụ hưởng
sẽ giảm đi. Đứng về phía ngân hàng phát hành thì bảo lãnh này địi hỏi trách nhiệm
kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán khá phức tạp,bởi vì chúng rất đa dạng và
khơng theo một tiêu chuẩn thống nhất nào.
c.Bảo lãnh kèm phán quyết của trọng tài hoặc tồ án:
Điều kiện thanh tốn ở đây là người thụ hưởng phải cung cấp một phán quyết
của toà án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của người được bảo
lãnh và trách nhiệm bồi hoàn đối với người thụ hưởng.Trên thực tế loại bảo lãnh
này rất ít khi được các bên tham gia lựa chọn do tính phức tạp và chậm trễ của nó.
IV.Các nhân tố tác động tới hoạt động bảo lãnh ngân hàng:
1.Khả năng tài chính của ngân hàng:
Trong hợp đồng bảo lãnh thì ngân hàng sẽ là người đứng ra trả nợ thay,nộp
phạt hay bồi thường cho bên bảo lãnh…Từ đó địi hỏi ngân hàng phải có khả năng
tài chính đủ lớn mới đáp ứng được cùng một lúc hàng chục hàng trăm bảo lãnh.Vậy
tài chính là một trong những nguyên tố mang tính chất quyết định đến hoạt động
của ngân hàng.
Tuy nhiên khơng phải ngân hàng nào có tiềm lực tài chính mạnh đều đứng ra
nhận tất cả các hợp đồng bảo lãnh,mà tài chính ở đây được xem là một điều kiện
cần cho hoạt động bảo lãnh và điều quan trọng mà các ngân hàng cố quan tâm lựa
chọn hợp đồng bảo lãnh đó chính là mức độ rủi ro của các hợp đồng bảo lãnh.
2 Uy tín của ngân hàng:
Bảo lãnh đó là điều kiện mà người thụ hưởng họ muốn có một sự đảm bảo
chắc chắn.Do đó họ sẽ cân nhắc xem xét kĩ năng lực của ngân hàng bảo lãnh phải
đảm bảo những điều kiện như thế nào thì họ mới chấp nhận bảo lãnh.Uy tín là một
trong những tiêu thức đánh giá của họ.Từ đó ta thấy uy ín của một ngân hàng đó
cũng là một khả năng đảm bảo mà họ thường cho là tương đối chắc chắn.Bởi một
ngân hàng để có được uy tín thì phải đã trải qua q trình phát triển lâu dài,kinh
doanh có hiệu quả.Một ngân hàng có uy tín lớn đó là một trong những thế mạnh

trong việc kinh doanh,thu hút khách hàng nhất là trong lĩnh vực bảo lãnh.
3.Phí bảo lãnh:
Người tham gia bảo lãnh khi ký kết hợp đồng bảo lãnh với ngân hàng, thì phí
bảo lãnh cũng là một nhân tố quyết định đến sự lựa chọn của họ.Ngân hàng nào có
khả năng tài chính mạnh ,uy tín lớn phí rẻ thì đó sẽ là ngân hàng mà người thamgia
bảo lãnh lựa chọn. Đây cũng là một nhân tố cạnh tranh của ngân hàng.
4.Giá trị hợp đồng cơ sở:
Giá trị hợp đồng cơ sở có ảnh hưởng đến giá trị mà ngân hàng sẽ bảo lãnh cho
khách hàng nếu như hợp đồng cơ sở có giá trị lớn hơn thì giá trị hợp đồng bảo lãnh
cũng lớn và ngược lại.và đây là căn cứ để ngân hàng xác định giá trị hợp đồng bảo
lãnh, xác định tỷ lệ bảo lãnh cho khách hàng.
5.Nhu cầu bảo lãnh:
Trong bối cảnh của đất nước đang ngày càng hoà nhập chung vào mạng lưới
thương mại khu vực tiến tới hoà nhập chung vào mạng lưới thương mại quốc tế.Từ
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 10-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

đó địi hỏi sự linh hoạt, nhanh nhạy,giữ vững thị trường của các doanh nghiệp. Để
làm được điều đó thì các doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng,mở
rộng quy mơ kinh doanh,giảm chi phí,chiếm lĩnh thị trường…Chỉ có làm như vậy
doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại và phát triển.Thế nhưng các doanh nghiệp
hiện nay hoạt động trong một môi trường đầy biến động làm cho nguy cơ rủi ro là

rất lớn,do đó việc tìm kiếm một cơng cụ nhằm hạn chế rủi ro là một điều cần thiết
và bảo lãnh ngân hàng cũng là một trong các phương cách tốt nhất mà các doanh
nghiệp lựa chọn.
Hơn nữa ,khi ngân hàng đứng ra bảo lãnh thì giúp doanh nghiệp giảm một
khoản tài chính đáng kể mà đáng lẽ doanh nghiệp phải nộp cho khách hàng để đảm
bảo.
Mặt khác trong nền kinh tế hiện nay khi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp phát triển cả chiều rộng và chiều sâu với nhiều thương vụ làm ăn có giá trị
lớn thì việc ngân hàng dùng uy tín và khả năng tài chính đứng ra làm trung gian cho
những thương vụ kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.Như vậy,có thể
nói nhu cầu bảo lãnh của khách hàng hiện nay là rất lớn trong tất cả các lĩnh vực
của nền kinh tế. Đây là nhân tố ảnh hưởng khá mạnh đến khả năng hoạt động bảo
lãnh của ngân hàng.

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 11-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BẢO LÃNH
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN QUẬN HẢI CHÂU(NHNO&PTNT)
A Khái quát về NHNo&PTNT quận Hải Châu:
I.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHNo&PTNT

quận Hải Châu, Đà Nẵng
1.Lịch sử ra đời và phát triển chi nhánh:
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hải Châu hành
phố Đà Nẵng(NHNo&PTNT quận Hải Châu)có trụ sở đóng tại107 Phan Châu
Trinh,phường Phức Ninh,quận Hải Châu,thành phố Đà Nẵng.
Là đơn vị hạch toán phụ thuộc của hệ thống NHNo&PTNT,hoạt động của chi
nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu được đánh giá về quy mô thuộc loại lớn của
hệ thống NHNo&PTNT trên địa bàn Đà Nẵng.
Kể từ khi ra đời và phát triển cho đến nay,quá trình phát triển của chi nhánh
NHNo&PTNT quận Hải Châu có thể đánh giá qua một số cột mốc thời gian cụ thể
sau:
+Trong gian đoạn chuyển từ cơ chế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước(mơ hình ngân hàng 1 cấp vừa thực hiện chức
năng quản lý,vừa thực hiện chức năng kinh doanh sang mơ hình ngân hàng 2 cấp
nhằm tách riêng chức năng quản lý và chức năng kinh doanh)Ngày 26/3/1988 hội
đồng bộ trưởng ban hành nghị định số 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên
doanh, trong đó có NHNo&PTNT hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ
NHNN.NHNo&PTNT được hình thành trên cơ sở vụ tín dụng nơng nghiệp của
NHNN,Chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và
các chi nhánh ngân hàng phố,huyện,thị cũng được hành lập.
Hoạt động chủ yếu của ngân hàng trong giai đoạn này là phục vụ các doanh
nghiệp,hộ cá thể liên quan đến lĩnh vực Nông-Lâm-Thuỷ-Hải Sản (không tham gia
xuất khẩu).
+Ngày 14/11/1990.Chủ tịch hội đồng bộ trưởng(nay là thủ tướng chính
phủ)ký quyết định 40/CT thành lập Ngân Hàng Nơng Nghiệp thay thế Ngân Hàng
Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam.Và chi nhánh cũng được đổi tên thành Ngân
hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.
+Ngày 24/04/1991,NHNo Viêt Nam thành lập sở giao dịch III NHNo Việt
Nam tại thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 66 của thống đốc NHN Việt
Nam.Lúc này trên địa bàn tỉnh có 14 chi nhánh thành phố,huyện,thị trực thuộc

NHNo tỉnh QNĐN với chức năng ,nhiệm vụ khác nhau.
Chi nhánh NHNo thành phố Đà Nẵng (và sau này gọi là chi nhánh
NHNo&PTNT quận Hải Châu).Với nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn thành phố Đà
Nẵngvà các địa bàn lân cận,lĩnh vực hoạt động chủ yếu là nông nghiệp
Sở giao dịch III-NHNo tại Đà Nẵng với nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành chủ
trương chính sách của ngân hàng nhà nước và NHNo Việt Nam trên phạm vi 11
tỉnh miền trung,tổ chức điều hoà vốn trong khu vực.
+Ngày19/10/1992 NHNo Việt Nam quyết định sáp nhập chi nhánh NHNo
tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng vào sở giao dịch III-NHNo Việt Nam thành sở giao dịch
III NHNo Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 267/QĐ-HĐQT.
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 12-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

+Ngày 15/11/1996 được thủ tướng chính phủ uỷ quyền,thống đốc Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ NHNN đổi tên NHNo VIệt
Nam thành NHNo&PTN Việt Nam.Do đó sở giao dịch III-NHNoViệt Nam tại Đà
Nẵng đổi tên thành sở giao dịch III-NHNo&PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng.
+Thực hiện chủ trương địa giới hành chính của tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng
thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam của chính phủ.Ngày 16/12/1996 ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng được đổi
tên thành chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu trực thuộc sở giao dịch III.
+Ngày 26/3/1999 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

tách một chi nhánh ngân hàng nông nghiệp &phát triển nông thôn quận Hải Châu
khỏi sở giao dịch III và nâng cấp thành chi nhánh ngân hàng nông nghiệp&phát
triển nông thôn thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 208/QĐ/HĐQT-02
+Ngày 26/10/2001 Sở giao dịch III-ngân hàng nông nghiệp&phát triển nông
thôn thành phố Đà Nẵng theo quyết định số 424/QĐ/HĐQT-TCCB của chủ tịch hội
đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp& phát triển nông thôn Việt Nam.Và chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp &phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng tiếp tục
hoạt động cho đến nay.Cơ cấu và mạng lưới của các chi nhánh trực thuộc bao gồm:
-01 Hội sở giao dịch
-06 Quận huyện:Hải Châu,Thanh khê,Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn,Liên Chiểu,Hoà
Vang.
-04 Chi nhánh cấp hai loại 5: Ơng Ích Khiêm,Chợ Mới,Trần Cao Vân, Đống Đa.
-04 Chi nhánh cấp ba loại 5:Chợ Cồn,T Loan, Hồ Sơn, Siêu Thị Đà Nẵng.
-05 phịng giao dịch:phòng giao dịch số 1,Bắc Mỹ An,Sơn Trà,Chi Lăng, Kim
Liên.
2.Chức Năng:
-Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của ngân hàng nông nghiệp
-Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra,kiểm toán nội bộ theo sự chỉ đạo của
ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
-Cân đối điều hoà vốn kinh doanh,phân phối thu nhập theo quy định của ngân
hàng nông nghiệp Việt Nam
-Thực hiện đầu tư dưới các hình thức liên quan,mua cổ phần và các hình thức
đầu tư khác với các doanh nghiệp,tổ chức kinh tế khi được ngân hàng nông nghiệp
cho phép.
-Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo,thi đua khen thưởng theo phân cấp
uỷ quyền của ngân hàng nông nghiệp.
-Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
3.Nhiệm vụ:
-Huy động vốn:nhận tiền gửi khơng kỳ hạn,có kỳ hạn,gửi tiền tiết kiệm bằng
đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ phát hành kỳ phiếu,trái phiếu.

-Cho vay:cho vay ngắn hạn,trung dài hạn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ đối
với cá nhân,tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế,mọi lĩnh vực kinh doanh.
-Kinh doanh ngoại hối:mua bán ngoại tệ,thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác
về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ,ngân hàng nhà nước
và ngân hàng nơng nghiệp cho phép.

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 13-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

-Kinh doanh dịch vụ thu chi tiền mặt,dịch vụ máy gửi tiền tự động,thẻ tín dụng,
nhận cất giữ,chiết khấu các loại giấy tờ có giá,nhận uỷ thác cho vay và các dịch vụ
khác được ngân hàng nhà nước và NHNo cho phép.
4.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Hải Châu là đơn
vị hạch tốn phụ thuộc của ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn Việt
Nam,có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên gồm 50 người.Ban giám đốc gồm 3
người,có 03 phịng và 01 phịng giao dịch:Kế tốn ngân quỹ,Kế hoạch kinh
doanh,Tổ chức hành chính và phịng giao dịch Hồ Cường Khuê Trung.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNt Quận Hải Châu.
Giám Đốc

Phó giám đốc


Kế hoạch
kinh doanh

Phó giám đốc

Kế tốn
ngân quỹ

Tổ chức
hành chính

Kiểm sốt
viên

Phịng giao dịch Hồ
Cường,Kh Trung
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

Chức năng,nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban:
+Chức năng của ban giám đốc:
-Giám đốc phụ trách chung và phụ trách công tác kế hoạch kinh doanh, kiểm
tra kiểm toán nội bộ và tổ chức cán bộ.
-Phó giám đốc phụ trách kế tốn kho quỹ và thanh tốn quốc tế.
-Phó giám đốc phụ trách cơng tác tín dụng.
+Nhiêm vụ của các phịng ban:
-Phịng kế hoạch kinh doanh:Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn,theo dõi thực
hiện các phương án kinh doanh,thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối,cho vay
các thành phần kinh tế.Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh,thanh toán quốc tế, mua bán

ngoại tệ,tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay ngắn,trung,dài hạn đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
-Kiểm tra viên:giám sát ,kiểm tra, kiểm sốt tồn bộ các hoạt động nghiệp vụ
trong nội bộ của chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu.
-Phịng kế tốn kho quỹ:Hạch tốn,kế tốn và thanh tốn tồn bộ hoạt động
kinh doanh và tài sản của ngân hàng.Quản lý quỹ:ngoại tệ,nội tệ, vàng bạc,kim loại
đá quý ,bảo quản hồ sơ pháp lý của khách hàng,bảo quản giấy tờ có giá và các giấy
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 14-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

tờ khác liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố;thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền
mặt.
Phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin cho mọi hoạt động của ngân hàng nông
nghiệp như:tổ chức mạng, ứng dụng các phần mềm quản lý,lưu trữ các cơ sở dữ
liệu,xử lý các sự cố về CNTT…
-Phòng tổ chức hành chính:Quản lý cơng tác nội bộ,tham mưu cho lãnh đạo
về công tác đào tạo, điều động bố trí cán bộ,thực hiện cơng tác lao động tiền
lương,bảo hiểm y tế ,bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước.
Mối quan hệ giữa các bộ phận tại chi nhánh:
+Quan hệ trực tuyến:là quan hệ giữa cấp lãnh đạo và cấp trực tiếp theo nhiệm vụ đã
phân công,chẳng hạn như phòng giao dịch,TCHC sẽ do giám đốc trực tiếp quản
lý,phịng tín dụng do phó giám đốc được phân cơng chỉ đạo trực tiếp.

+Quan hệ chức năng:Là quan hệ giữa các phịng nghiệp vụ,phịng giao dịch do tính
liên quan theo nhiệm vụ được phân cơng.
III Tình hình chung về thành phố Đà Nẵng năm 2004:
Năm 2004 do có nhiều chính sách mới được ban hành đã tạo hành lang pháp
lý thơng thống cho các doanh nghiệp hội nhập kinh tế thế giới, đông thời các
doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cũng chủ động tăng vốn đầu tư,mở rộng thị
trường nên thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng trưởng đáng kể.
Ước tính năm 2004,tốc độ tăng GDP là 12,62% GTSX ,ngành nông lâm thuỷ
sản tăng 5,68%GTSX,ngành công nghiệp tăng 21,67%.Vốn đầu tư phát triển tăng
14,65%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 6,51% so với cùng kỳ năm trước;tổng
mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ tăng 8,59% so với năm trước.
Thu ngân sách đảm bảo cân đối được nguồn chi,giải quyết tốt các yêu cầu
ngày càng tăng cho XDCB cũng như chi thường xuyên.Năm 2004, đời sống nhân
dân thành phố Đà Nẵng đã có những chuyển biến rõ rệt cùng với sự phát triển,
chỉnh trang thành phố,mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút sức đầu tư và lao
động,thành phố tiếp tục giải quyết việclàm,xoá nhà tạm,thực hiện tốt chủ trương
xố đói giảm nghèo cho nhân dân nên góp phần nâng cao điều kiện sống thu nhập
và phát triển ,giảm bớt nghèo và phân hố giàu nghèo trong tồn xã hội.Cụ thể như
sau:
Về công nghiệp:Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố tháng 12 ước đạt
534,54 tỷ đồng,tăng 23,45% so với cùng kỳ năm ngoái.So với tháng 12 năm
ngoái,tháng 12 năm nay kinh tế trung ương ước đạt tăng 37,65%,kinh tế địa phương
tăng 4%(kinh tế quốc doanh giảm 8,58%và ngồi quốc doanh tăng 15,94%)kinh tế
có vốn đầu tư nước ngồi tăng 20,47%
Năm nay,ngồi việc đầu tư tăng thêm cơng suất,nâng cao chất lượng sản
phẩm thì cịn nhiều nhà máy mới được đưa vào sản xuất ,sản xuất ra các sản phẩm
như:dệt thân áo Len,sản xuất phụ tùng xe máy,sứ vệ sinh, dây cáp điện.
Nhìn chung ngành sản xuất cơng nghiệp trên thành phố Đà Nẵng năm nay
tăng khá, phần lớn các ngành chủ lực,các thành phần kinh tế đều tăng.Sự phát triển
mạnh của ngành công nghiệp là một trong những điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho

sự phát triển trong lĩnh vực công nghiệp.
Năm 2004 vốn đầu tư trên địabàn ước thực hiện3267,46 tỷ đồng tăng 14,65%
so với năm 2003,trong đó vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn là 2701 tỷ đồng

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 15-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

tăng 13,38%.Chính điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình
bảo lãnh với lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Ngồi ra sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp dịch vụ,hoạt động xuất
nhập khẩu. Đã tác động mạnh đến hoạt động bảo lãnh thanh tốn, đó là những cơ
hội để các ngân hàng phát triển mạnh hoạt động bảo lãnh.
Năm 2004 là năm đầy những khó khăn thử thách đối với nền kinh tế Việt
Nam nói chung và kinh tế thành phố Đà Nẵng nói riêng.Tình hình giá cả hàng tiêu
dùng và giá cả các nguyên liệu đầu vào biến động phức tạp,giá dầu trên thế giới
tăng cao ảnh hưởng đến giá xăng dầu trong nước,hậu quả của dịch cúm gà,tình
trạng hạn hán kéo dài ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp,vụ kiện bán
phá giá tôm vào thị trường Mỹ ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình xuất khẩu thuỷ
sản.Tuy nhiên ,vượt qua qua những thách thức và khó khăn đó ,nền kinh tế nước ta
đã đạt được những thành quả vượt bậc trong năm 2004.Tốc độ tăng trưởng GDP đạt
7,7% là năm cao nhất trong vòng 7 năm qua ,Nông lâm ngư nghiệp tăng 3,5
%,Công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%,Dịch vụ tăng 7,5%,lần đầu tiên xuất khẩu

đạt bình quân hơn 2 tỷ USD/tháng và mức 26 tỷ USD tăng 28,9%,nhiều mặt hàng
có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đột biến như sản phẩm gỗ,than đá,xe đạp,phụ tùng
hàng điện tử và linh kiện máy tính ,chè…
Hồ chung với những thành quả của kinh tế cả nước , kinh tế thành phố Đà
Nẵng cũng đạt được sự tăng trưởng vượt bậc.Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức kỷ
lục : 13,3% , thu ngân sách cũng đạt cao nhất từ trước đến nay đạt mức 3.767 tỷ
đồng. Các ngành có tốc độ tăng trưởng khá như cơng nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp tăng 20,17% , xuất khẩu tăng 21,7% , đạt mức 400 triệu USD ,
doanh thu du lịch tăng 18,8% .
Trên lĩnh vực tiền tệ , năm 2004 cục dữ trữ liên bang Mỹ ( Fed ) liên tục tăng
lãi xuất đồng USD đã ảnh hưởng đến lãi xuất huy động và cho vay bằng USD của
các ngân hàng thương mại trong nước .
Với những thuận lợi, khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến hoạt
động của ngành ngân hàng nói chung và của chi nhánh nói riêng. Tình hình giá cả
các loại ngun liệu đầu vào biến động đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhiều doanh nghiệp đang quan hệ với chi nhánh .
IV Thực trạng hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải
Châu:
1.Tình hình huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng đối với ngân hàng tại
chi nhánh hoạt động huy động vốn trong hai năm qua như sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn
STT
1
2

Chỉ tiêu
Tổng nguồn vốn
Cơ cấu nguồn vốn theo đồng
tiền

- Nguồn vốn nội tệ
- Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi
VND

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

Thực hiện
31/12/2003 31/12/2004
393,268
485,516
393,268
485,516
214,058
179,210

- Trang 16-

254,831
230,685

Tăng ,giảm so với
2003
số tiền
%
92,348
19
92,348
19
40,773
51,475


16
22.31

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

3

4

Cơ cấu nguồn vốn theo kì hạn
- Nguồn vốn khơng kì hạn
- Nguồn vốn có kì hạn < 12
tháng
- Nguồn vốn có kì hạn từ 12
tháng trở lên
Phân loại theo nguồn vốn
- Tiền gửi dân cư
- Trong đó :ngoại tệ quy VND
- Tiền gửi TCKT , TCXH
- Trong đó : ngoại tệ quy đổi
VND
- Tiền gửi khác ( TCTD )

GVHD: TS. Minh Tùng

393,268

50,559
194,748

485,516
86,132
155,798

92,248
35,573
38,950

19
41.3
-25

147,961

243,586

95,625

39.26

393,268
155,430
11,242
33,251
770

485,516

172,700
13,512
77,507
1,362

92,248
17,270
27,270
44,256
592

19
10
16.8
57.1
43.5

204,587

235,309

30,722

13.06

Như trên đã trình bày, là một chi nhánh được đánh giá là có qui mô hoạt
động cao nhất trong các ngân hàng cơ sở trực thuộc chi nhánh NHNo & PTNT T.P
Đà Nẵng; Chi nhánh NHNo & PTNT Quận Hải Châu trong năm 2004 tổng nguồn
vốn huy động đạt 485.516 triệu đồng , tăng 92.298 triệu đồng so với năm 2003 với
tốc độ tăng 19% , trong đó nguồn vốn nội tệ là : 254.831 triệu đồng , nguồn vốn

ngoại tệ quy đổi VND là : 230.685 triệu đồng. Nguồn vốn huy động từ dân cư đạt
172.700 triệu đồng ,tăng trưởng 10% so với năm 2003 chiếm tỷ trọng 36% trên tổng
nguồn vốn , tiền gửi từ tổ chức kinh tế đạt 77.507 triệu đồng tăng trưởng 57,1%
chiếm tỷ trọng 16% và nguồn tiền gửi từ các TCTD đạt 235.309 triệu đồng tăng
13,06% chiếm tỷ trọng 48%. Cơ cấu nguồn vốn đã thay đổi theo hướng bền vững và
hiệu quả hơn, tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế, giảm tỷ trọng
nguồn tiền gửi từ tổ chức tín dụng. Đặc biệt trong năm nguồn tiền gửi từ các tổ chức
kinh tế đã có sự tăng trưởng vượt bậc .
Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại đều thiếu vốn, cạnh tranh gay gắt
trong huy động thì đạt được kết quả như trên là nhờ sự nổ lực cố gắng khơng ngừng
của tồn cán bộ nhân viên tồn Chi Nhánh. Trong năm qua chi nhánh đã thu hút
được một số tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn, thực hiện đầy đủ các hình thức
huy động và các đợt phát động huy động vốn của NHNo & PTNT Việt Nam như
tiết kiệm Agribank Cup , tiết kiệm dự thưởng … Tuy nhiên hoạt động huy động vốn
của chi nhánh đã gặp khơng ít khó khăn do mơi trường kinh doanh trên địa bàn. Thị
trường huy động vốn nhỏ, khả năng tích luỹ của dân cư và doanh nghiệp chưa cao,
trong khi đó lại tập trung quá nhiều ngân hàng .
Nhìn chung, trong năm 2004 vừa qua kết quả huy động vốn tại chi nhánh đã
thể hiện nổ lực phấn đấu của tập thể chi nhánh.Tuy nhiên với tốc độ tăng khá cao
như vậy nhưng quy mô vẫn chưa đáp ứng đủ vốn cho hoạt động cho vay.Vì vậy chi
nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn.

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 17-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: TS. Minh Tùng

2.Tình hình cho vay tại chi nhánh:
Bảng 2:Tình hình cho vay tại chi nhánh
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Doanh số cho vay
2.Doanh số thu nợ
3.Dư nợ bình quân
4.Nợ quá hạn
5.Tỉ lệ NQH/DNBQ

Năm 2003
Số tiền
%
946114
100
768476
100
442800
100
6137
100
1,4

Năm 2004
Số tiền
%
1171200

100
999893
100
539323
100
17873
100
3,31

Chênh lệch
Số tiền
%
225086
24
231417
30,11
96523
22
11736 191,23
1,91

Trong năm qua nhu cầu vay vốn tại chi nhánh khá cao,tuy nhiên với chủ
trương tập trung giải quyết nợ quá hạn,nâng cao chất lượng tín dụng nên kết quả là
doanh số cho vay,doanh số thu nợ,dư nợ bình quân đều tăng lên so với năm trước
nhưng tốc độ tăng không quá cao,cụ thể:
Doanh số cho vay đạt 1171200 triệu đồng tăng lên 245086 triệu đồng so với
năm 2003 tốc độ tăng là 24% sở dĩ mức tăng khiêm tốn như vậy là vì chi nhánh bỏ
qua một số nhu cầu vay vốn của khách hàng để tập trung làm rõ chất lượng tín
dụng.Và vì vậy tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn so với tốc độ tăng của
doanh số cho vay và dư nợ bình quân;doanh số thu nợ trong năm đạt 999893 triệu

đồng tăng so với năm 2003 là 317103 triệu đồng tương ứng với độ tăng trưởng là
30,11%.Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng như vậy chưa phải là cao,nguyên nhân là do
nợ quá hạn và nợ khó địi của thành phần khách hàng còn chiếm tỷ trọng cao,nhất là
thành phần kinh tế quốc doanh.
Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay,dư nợ bình quân.năm 2004 đạt
539323 triệu đồng tăng 96523 triệu đồng so với năm 2003,tốc độ tăng trưởng là
22%.
Không phải là do nhu cầu vay không lớn mà do chủ trương tập trung rà sốt
chất lượng tín dụng của chi nhánh, đẩy mạnh thu hồi nợ đã quá hạn,nợ đã trích xử
lý rủi ro để cải thiện tình hình tài chính.Bên cạnh quy mơ nguồn vốn huy động cịn
hạn chế nên cũng tác động không nhỏ đến công tác cấp tín dụng.
Về tình hình thu nợ, năm 2003 thu nợ kém hiệu quả ,mứac dư nợ quá hạn
chiếm bình quân trong năm là 1,4% trên tổng dư nợ bình quân.Vì vậy mà năm 2004
chi nhánh đã rất chú trọng đến cơng tác làm rõ chất lượng tín dụng.Nhưng nợ q
hạn tại chi nhánh ngược lại không những không giảm mà còn tăng rất cao.Nợ quá
hạn của năm 2003 lên đến 6137 triệu đồng.Trong đó cả hai năm hình hình cho vay
trung dài hạn ít nợ quá hạn so với hoạt động cho vay ngắn hạn.
Mặc dù năm 2004 chi nhánh đã khơng tập trung vào việc gia tăng thị phần
tín dụng, chỉ quan tâm đến việc làm rõ chất lượng tín dụng nhưng tình hình dư nợ
q hạn cao hơn nhiều so với năm trước.Năm 2004 tổn dư nợ quá hạn lên đến
17873 triệu đồng tăng 11736 triệu đồng với tốc độ tăng 191,23% tương ứng với tỷ
lệ nợ quá hạn 3,31% tăng1,91% so với cùng kỳ năm trước.

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 18-

Phan Thị Thanh Hương



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

3.Tình hình kết quả kinh doanh:
Bảng 3:Tình hình kết quả kinh doanh tại chi nhánh
ĐVT:Triệu đồng
Chỉ tiêu

- Chi khác
3.Chênh lệch thu phí

Năm 2004

9514
9460

1.Thu nhập
-Thu nhập từ HĐ tín dụng
-Thu dịch vụ
-Thu khác
2.Chi phí
- Chi về hoạt động huy
động vốn.

Năm
2003
31704
27679
1068

2957
22244
12730

29135
-2743

44270
39692
2170
2408
47013
17878

Chênh lệch
Số tiền
%
12566
40
12013
43
1102
10
549
18,56
24769
111
5148
40
19621

-12203

206
-129

Năm 2004 tổng thu nhập của chi nhánh là 44270 triệu đồng tăng 40% so với năm
2003 tương ứng mức tăng 12566 triệu đồng trong đó thu từ hoạt động tín dụng đạt
39692 tăng 10% tương ứng vơí mức tăng 12013 triệu đồng ,thu dịch vụ tăng 19%,
thu khác bị giảm đi ,tốc độ giảm tương đối cao là :-18,56%,phải có biện pháp khắc
phục điều này,với mức tăng như vậy đã làm cho thu nhập của chi nhánh trong năm
qua là rất cao.
Bên cạnh mức thu nhập cao thì chi phí bỏ ra cho năm 2004 cũng tăng với mức
tăng rất cao là 111%, do có chi phí trích dự phịng rủi ro q lớn.
Từ cả hai nhân tố trên đã làm cho tổng lợi nhuận của chi nhánh giảm đi rất mạnh
do lợi nhuận năm 2004 bị âm.
Nhìn chung kết quả đạt được trên là chưa tốt vì hoạt động kinh doanh chứa đựng
rủi ro lớn,chi nhánh cần thực hiện tốt hơn để kinh doanh có hiệu quả.
B.Phân tích hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải
Châu
I.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh áp dụng tại chi nhánh:
Cũng như mọi nghiệp vụ khác,nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh cũng tuân theo
một quy trình nhất định.Quy trình được áp dụng tại chi nhánh thể hiện qua sơ đồ
sau:
(2)
Khách hàng
(1)
(4)
Chi nhánh
NHNo&PTNT


(5)
NHNo&PTNT
Viêt Nam

Các phòng ban
chức năng

(6)
Bên nhận
bảo lãnh

(3)

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 19-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

(1): Khách hàng gửi đơn và hồ sơ đề nghị ngân hàng bảo lãnh.
(2): Ngân hàng xem xét thẩm định đề nghị của khách hàng.Nếu đủ điều kiện ngân
hàng tiến hành ký kết bảo lãnh với khách hàng.
(3): Ngân hàng phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh
(4): Trường hợp bảo lãnh thuộc quyền phán quyết của TGĐ,chi nhánh gửi tờ trình
và hồ sơ trình NHNo&PTNT Việt Nam.

(5): Các phịng ban chun mơn xem xét tái thẩm định đề nghị bảo lãnh của khách
hàng.
(6):Sau khi có kết quả thẩm định của các phịng ban chuyên môn,TGĐ ra thông báo
chấp nhận,từ chối bảo lãnh.
Công tác bảo lãnh được tiến hành như sau:
1.Khách hàng gửi đơn và hồ sơ đề nghị ngân hàng bảo lãnh:
• Tuỳ theo loại khách hàng,loại bảo lãnh ,bộ hồ sơ bảo lãnh bao gồm:
 Hồ sơ pháp lý:
Đó là những giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân,hay giấy tờ chứng nhận tư
cách pháp lý của cá nhân như:quyết định thành lập doanh nghiệp,giấy đăng ký
kinh doanh,chứng minh nhân dân đối với cá nhân…
Bên cạnh đó thì các loại bảo lãnh khác nhau sẽ có thêm một số hồ sơ khác như:
+Đối với bảo lãnh dự thầu:cịn có thêm thư mời dự thầu, hồ sơ mời thầu theo
đúng quy định.
+Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm:văn bản thoả thuận về chất lượng
sản phẩm.
 Hồ sơ kinh tế:
+Dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
+Báo cáo tài chính kỳ trước liền kề với thời điểm đề nghị bảo lãnh.
Ngoài các hồ sơ quy định trên thì các loại bảo lãnh khác nhau cịn có thêm một
số hồ sơ:
+Bảo lãnh thực hiện hợp đồng:Hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà trúng
thầu.
+Bảo lãnh vay vốn trong nước:Hợp đồng vay vốn(bản gốc).
+Bảo lãnh vay vốn nước ngoài:
*Dự án đầu tư trên 12 tháng phải được các cơ quan thẩm quyền phê duyệt
*Văn bản chấp thuận hạn mức vay và các điều kiện trả nợ nước ngoài của
NHNNVN.
*Hợp đồng vay vốn(bản gốc là phù hợp với thông lệ,tập quán thương mại
quốc tế và pháp lệnh hợp đồng kinh tế).

 Hồ sơ khác:
+Văn bản đề nghị bảo lãnh(mẫu số 01/BL)
+Hồ sơ bảo đảm cho bảo lãnh.
2.Ngân hàng xem xét thẩm định đề nghị của khách hàng:
-Tính đầy đủ,hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh.
-Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh.
-Việc chuyển tiền ký quỹ vào tài khoản để thực hiện bảo lãnh.
-Tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của khách hàng.
-Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án.

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 20-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

-Đánh giá khả năng rủi ro tiềm ẩn:Thẩm định về tài sản và các biện pháp
đảm bảo tài sản cho nghĩa vụ được bảo lãnh.
3.Ngân hàng phát hành bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh:
Cán bộ thẩm định lập tờ trình về hoạt động thẩm định trình trưởng phịng tín
dụng kiểm sốt và trình lãnh đạo duyệt.Tờ trình sau đó sẽ được gửi lên ban giám
đốc để duyệt bảo lãnh.Sau khi có quyết định phê duyệt chấp nhận bảo lãnh của lãnh
đạo chi nhánh.Cán bộ thực hiện bảo lãnh yêu cầu khách hàng thực hiện các biện
pháp bảo đảm đã ký kết cho nghĩa vụ được bảo lãnh như thế chấp,cầm cố,ký quỹ.
Sau đó cán bộ tín dụng tiến hành soạn thảo hợp đồng bảo lãnh theo mẫu,trưởng

phòng thực hiện bảo lãnh kiểm tra để trình lãnh đạo ký phát hành bảo lãnh và gởi
cho khách hàng.Thư bảo lãnh đượclàm theo quy định sẵn của ngân hàng.
4.Trường hợp bảo lãnh thuộc thẩm quyền xử lý của TGĐ:
Ban(phòng) chức năng, nhận và tái thẩm định hồ sơ bảo lãnh trước khi hội
đồng tín dụng tại trung tâm điều hành(đối với bảo lãnh cho vay nướcc ngồi có thời
hạn trên 12 tháng và số tiền bảo lãnh thuộc quyền phán quyết của giám đốc chi
nhánh NHNo thì khơng phải trình hội đồng tín dụng tại trung tâm điều hành) hoặc
trình TGĐ NHNo xem xét giải quyết…
Các phịng ban chun mơn xem xét tái thẩm định đề nghị bảo lãnh của khách
hàng.
Nhận được hồ sơ vượt mức uỷ quyền phán quyết của chi nhánh NHNo gửi
đến,cán bộ tín dụng xem xét hồ sơ đề nghị bảo lãnh,lập báo cáo thẩm định có ghi ý
kiến đề xuất trình lãnh đạo ban(phòng).
Lãnh đạo ban phòng kiểm tra lại hồ sơ do cán bộ tín dụng chuyển đến, ghi ý
kiến đề xuất lãnh đạo ban (phòng).
Lãnh đạo ban phòng kiểm tra lại hồ sơ do cán bộ tín dụng gửi đến,ghi rõ ý kiến
đề xuất đồng ý hay không đồng ý trình hội đồng tín dụng tại trung tâm điều hành
hoặc trình TGĐ NHNo xem xét giải quyết.Trường hợp cần thiết thì trình TGĐ cử
cán bộ đi thẩm định trực tiếp tại địa phương và tổ chức tín dụng.
Sau khi có kết quả thẩm định của phịng ban chun mơn TGĐ ra thông báo
chấp nhận,từ chối bảo lãnh.
Thư ký hội đồng tín dụng hoặc cán bộ tín dụng(theo sự phân công công việc)
thông báo kết luận hay không đồng ý cấp dưới bảo lãnh đối ứng và chi nhánh
NHNo nơi có khách hàng bảo lãnh biết để thực hiện
Cuối cùng cán bộ tín dụng lưu trữ hồ sơ và mở sổ theo dõi nghiệp vụ bảo lãnh
theo quy định.
Nhận xét:
Quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh được tách ra từng bước,mọi công việc
đều được điều chỉnh theo quy định nhất định,tương đối chặt và hợp lý.Chi nhánh
thực hiện đúng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.Chi nhánh nên xây

dựng một quy trình riêng sao cho phù hợp.
II Phân tích tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh:
1.Tình hình chung về hoạt động bảo lãnh của ngân hàng:
a Tình hình chung về hoạt động bảo lãnh mà ngân hàng thực hiện:
Giá trị bảo lãnh là toàn bộ số tiền mà ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho khách
hàng trong một khoảng thời gian nhất định.Việc phân tích giá trị bảo lãnh sẽ phản
ánh tổng quát tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tại chi nhánh.Trong ba năm
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 21-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

qua,chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải Châu thực hiện thường xuyên 3 loại bảo
lãnh sau đây:
-Bảo lãnh dự thầu.
-Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
-Bảo lãnh thanh tốn
Ngồi ra chi nhánh thực hiện:Bảo lãnh vay vốn,bảo lãnh bảo hành cơng
trình,bảo lãnh chất lượng sản phẩm,nhưng nó không thường xuyên và chiếm tỷ
trọng thấp,biến động không đều.
Giá trị bảo lãnh trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4:Tình hình chung về hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh
ĐVT:Triệu đồng
Loại bảo

lãnh
1.Bảo lãnh
dự thầu
2.Bảo lãnh
theo hợp
đồng
3.Bảo lãnh
thanh toán
4.Bảo lãnh
vay vốn
5.Bảo lãnh
khác
Tổng

Năm 2002
Số
%
tiền
3404
40,82

Năm 2003
Số tiền
%

Năm 2004
Số tiền
%

1471


13,06

11347

27,41

Chênh lệch
03/02
04/03
%
%
-56,78
671,32

3446

41,35

367,5

53,26

17991

43,44

74,02

199,92


127,26

1,53

367,5

3,26

8340

20,14

188,78

2196,38

1050

12,6

1050

9,32

0

0

0


-100

305,74

3,7

2375

21,1

3675

8,87

676,8

54,47

8333

100

11262,15

100

41413

100


35,15

267,72

Qua bảng tổng kết trên ta thấy tình hình bảo lãnh tại chi nhánh này càng gia
tăng.Trong 3 năm qua chi nhánh đã thực hiện được một doanh số bảo lãnh đáng
kể ,có sự tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng.Thật vậy tổng giá trị bảo lãnh
toàn chi nhánh thực hiện được năm 2002 là 8.133 triệu đồng thì đến năm 2003 giá
trị bảo lãnh đã lên đến 11.262,15 triệu đồng.Như vậy mức tăng trưởng năm 2003 so
với năm 2002 đạt 35,15% Đến năm 2004 nền kinh tế có nhiều chuyển biến,tốc độ
phát triển kinh tế tăng mạnh,do đó làm cho ngành bảo lãnh khơng ngừng được nâng
cao.Thật vậy năm 2004 chi nhánh đạt được doanh số bảo lãnh là 41.413 triệu đồng,
đây là doanh số bảo lãnh cao nhất từ trước đến nay.Với tốc độ tăng là 267,72% so
với năm 2003. Để có được kết quả như trên là do chi nhánh đã áp dụng chính
sách,quy trình bảo lãnh đúng đắn,cơng tác thực hiện tốt đặc biệt là sự nỗ lực của đội
ngũ cán bộ ngân hàng
từ lãnh đạo đến từng cán bộ tín dụng, đây là nhân tố chủ quan,nhân tố ảnh hưởng
hết sức mạnh mẽ đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng.
Những năm gần đây,xu thế cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng là
liên tục phát triển .Từ đó đòi hỏi sự phát triển trên nhiều ngành kinh tế,trong đó có
sự phát triển mạnh mẽ, nhất là ngành cơng nghiệp và xây dựng,rồi đến thương mại
dịch vụ,lĩnh vực tài chính ngày càng gia tăng và phát triển…Do vậy các dự án lớn
ngày càng phát triển kể cả ở toàn quốc lẫn tại thành phố Đà Nẵng,làm cho khối
lượng công trình ngày càng gia tăng với nhu cầu vốn lớn đầu tư cho lĩnh vực đầu tư
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 22-

Phan Thị Thanh Hương



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

xây dựng cơ bản và sự cần thiết có sự tham gia của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
để mọi hoạt động được trôi chảy. Chính vì vậy chi nhánh NHNo&PTNT quận Hải
Châu đã tiến hành các nghiệp vụ bảo lãnh cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và
các dự án xây lắp nhằm đảm bảo cho đối tác của khách hàng là cam kết thực hiện
đúng hợp đồng cơ sở.Mặt khác,sự mở ra của hoạt động thương mại dịch vụ đã nảy
sinh thêm những thương vụ làm ăn mới đầy tính rủi ro và số vốn lớn đặt ra nhu cầu
bảo lãnh ngày càng tăng cao.Tuy vậy lĩnh vực xây dựng cơ bản vẫn là hoạt động
bảo lãnh chính của ngân hàng.
Cụ thể trong tổng giá trị bảo lãnh của ngân hàng thì bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh
thực hiện hợp đồng là chiếm tỷ trọng lớn nhất sau đó mới đến các loại bảo lãnh
khác .Tuy nhiên xét trong từng loại bảo lãnh thì bảo lãnh thực hiện hợp đồng có
doanh số lớn nhất với năm 2002 chỉ có 3446 triệu đồng nhưng đến năm 2003 đã đạt
5998,65 triệu đồng sang năm 2004 đạt 17991 triệu đồng.Với tốc độ tăng năm 2003
là 74,02% và năm 2004 là 199,92%.Bên cạnh đó thì bảo lãnh dự thầu cũng chiếm
doanh số khơng nhỏ chiếm 40,82% năm 2002, năm 2003 do bị giảm nên chỉ chiếm
13,06% năm 2004 chiếm 27,65% doanh số chiếm như vậy là lớn. Hoạt động bảo
lãnh dự thầu thường có giá trị từng món nhỏ,do vậy nên trong tổng doanh số nó
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với bảo lãnh thực hiện hợp đồng.Với với giá trị đạt được
qua các năm có tốc độ tăng năm 2004 là 671,32% tốc độ đột biến .Sự gia tăng của
hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh cịn có dự tham gia khơng nhỏ của bảo lãnh thanh
toán,ban đầu chỉ với 1,53% nhưng với tốc độ tăng hết sức mạnh của năm 2003 là
188,78% đã đẩy tỷ trọng lên cao hơn một chút ,song với sự gia tăng không ngừng
năm 2004 bảo lãnh thanh toán tại chi nhánh đã đạt tỷ trọng là 20,14% với tốc độ
tăng đột biến là 2196,38% chứng tỏ hoạt động bảo lãnh thanh toán tại chi nhánh

đang ngày càng phát triển. Đây thể hiện nổ lực rất lớn của chi nhánh trong công tác
bảo lãnh đã đẩy doanh số lên cao.
Tuy nhiên, hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng còn là rất nhỏ cơ cấu bảo lãnh còn
rất hạn chế.Ví dụ: năm 2004 hoạt động bảo lãnh vay vốn hồn tồn khơng phát
sinh,chi nhánh cần phải xem xét vấn đề này.Nhưng đó cũng là một thực trạng của
hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh, vốn dĩ NHNo&PTNT là lĩnh vực mà hoạt động
bảo lãnh kém phát triển nhất, trong khi ngân hàng này chỉ là một trong những chi
nhánh của ngân hàng thành phố nên nó bị hạn chế về khả năng tài chính cũng như
hạn chế về uy tín của ngân hàng.Mà những nhân tố này nó ảnh hưởng một cách
mạnh mẽ đến hoạt động bảo lãnh của ngân hàng.
Nhìn chung thì tại chi nhánh năm 2004 đã đạt được thành tựu khá đột biến so với
những năm trước tạo một động lực cho hoạt động bảo lãnh phát triển.Tuy nhiên
chúng ta sẽ đi phân tích kỹ từng loại bảo lãnh ở mục khác . Để từ đó chúng ta có thể
hiểu rõ hơn về hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh.
b.Phân tích tình hình bảo lãnh theo thời hạn:
Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn thực hiện nghĩa vụ được
bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh ,trừ trường hợp có các thoả
thuận hoặc cam kết khác.Thời hạn bảo lãnh hiện nay cũng được phân chia theo thời
hạn cho vay:ngắn hạn(<1năm),trung hạn (1năm≤5năm).

Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 23-

Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

Bảng 5:

Thời hạn
1.Ngắn hạn
2.Trung hạn
Tổng

GVHD: TS. Minh Tùng

Doanh số phát hành bảo lãnh chung theo thời hạn
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch
03/02 04/03
Số tiền
%
Số tiền
% Doanh số %
%
%
7965 98,58 9973,95 88,56 37269,75 90 31,81 273,67
368 4,42
1288,2 11,44
4143,25 10 68,17 221,63
8333
100 11262,5
100
41413 100 35,15
267,2

Như vậy, qua bảng số liệu trên chúng ta thấy hoạt động bảo lãnh nhìn chung

tại ngân hàng là hoạt động bảo lãnh ngắn hạn, thường là từ vài tháng đến vài qúi.
Trong thực tế ba năm qua 2002,2003,2004 hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng bảo
lãnh ngắn hạn chiếm gần 90% trở lên. Điều này là do ảnh hưởng bởi từng đặc điểm
riêng biệt của từng loại bảo lãnh, đòi hỏi thời hạn bảo lãnh là bao lâu. Tuỳ theo yêu
cầu của khách hàng và từng hợp đồng bảo lãnh là ngắn, trung, dài hạn. Qua 3 năm
qua thì ta thấy tốc độ tăng của bảo lãnh ngắn hạn là nhỏ hơn so với bảo lãnh trung
dài hạn mặc dù tính về số tuyệt đối thì bảo lãnh ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế hơn so
với bảo lãnh trung dài hạn. Bảo lãnh trung dài hạn tại chi nhánh chủ yếu là bảo lãnh
thực hiện hợp đồng, còn lại các loại bảo lãnh khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ.
c. Phân tích tình hình bảo lãnh theo thành phần kinh tế:
Tại chi nhánh tình hình thực hiện bảo lãnh theo thành phần kinh tế được thể
hiện như sau:
Bảng 7: Doanh số bảo lãnh theo thành phần kinh tế
ĐVT: triệu đồng
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tp kinh tế
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số
ti

n
1. DNNN
5166
62 5645,85 49,53

724
2
2.Tp kinh tế
3167
38 5752,95 50,47
4069
98
khác
Tổng
8333
100 11262,5
100
41413
100
Tại chi nhánh hoạt động bảo lãnh không tập trung vào một đối tượng cụ thể
nào cả mà sự biến động của nó theo thời gian. Năm 2002, chi nhánh chủ yếu tiến
hành bảo lãnh cho thành phần kinh tế quốc doanh với doanh số 5166 triệu đồng
chiếm tỷ lệ 62% trên tổng doanh số phát hành bảo lãnh. Năm 2003 doanh số phát
hành bảo lãnh đối với thành phần kinh tế này là 5645,85 triệu đồng. Xét về mặt số
tuyệt đối thì doanh số bảo lãnh tăng qua các năm song tỷ trọng trên tổng doanh số
phát hành thì bị giảm đi chỉ cịn chiếm 49,53%. Trong khi đó thì thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh ngày càng tăng trưởng và phát triển với năm 2002 chỉ chiếm có
38% thì đến năm 2003 đã vực lên cỡ 50,47%. Từ đó ta thấy được phần nào chính
sách của chi nhánh về sự phát triển đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
Đến năm 2004 thì thành phần kinh tế ngồi quốc doanh đã chiếm vị trí ưu thế so với
tổng doanh số bảo lãnh đạt tỷ trọng 98%. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 24-


Phan Thị Thanh Hương


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Minh Tùng

tại ngân hàng có một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia bảo lãnh từ lâu
nay do họ gia tăng hợp đồng bảo lãnh. Chính điều đó đã làm cho doanh số bảo lãnh
đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gia tăng, đây cũng không phải là sự gia
tăng thêm nhiều khách hàng mới trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Và sự
giảm tỷ trọng của doanh nghiệp quốc doanh không phải là sự mất khách hàng mà do
một số doanh nghiệp nhà nước trước đây từng bảo lãnh lâm vào tình trạng khó
khăn, q trình cho vay xuất hiện tình trạng nợ quá hạn, hạn chế trong việc quản lý
và có dấu hiệu làm ăn thua lỗ nên tỷ trọng bảo lãnh cũng bị giảm. Như vậy, việc
chuyển dịch cho vay, đầu tư đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã ảnh hưởng
đến hoạt động bảo lãnh đối với thành phần kinh tế tại chi nhánh.
Nhìn vào số liệu chúng ta có thể đánh giá hoạt động bảo lãnh ngân hàng đang
phát triển theo xu hướng tốt song xét về thực tế thì điều đó nó phản ánh chưa chính
xác. Bởi vì mọi sự gia tăng đều có sự ảnh hưởng từ rất nhiều nhân tố.
2.Phân tích tình hình bảo lãnh tại chi nhánh theo từng loại bảo lãnh:
Chúng ta đã đi nghiên cứu tình hình bảo lãnh nói chung, để hiểu rõ hơn về
hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh chúng ta đi nghiên cứu vào từng loại bảo lãnh.
2.1 Phân tích tình hình bảo lãnh dự thầu:
Trong các hợp đồng xây dựng và các hợp đồng cung cấp hàng hoá lớn việc
chọn nhà thầu thường được thực hiện bởi đấu thầu.Trong quy định của “Quy chế
đấu thầu” nhà thầu phải nộp một thư bảo lãnh với giá trị 1%-3% tổng giá trị ước
tính giá bỏ thầu với cả hai hình thức đấu thầu mua sắm hàng hố và đấu thầu xây
lắp (Điều 28,29 quy chế).
a.Tình hình chung về bảo lãnh dự thầu:

Ngày nay, q trình đơ thị hố ngày càng được chú trọng và diễn ra hết sức
mạnh mẽ, các cơng trình xây dựng khơng ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất
lượng. Do tính cần thiết của hoạt động bảo lãnh do đó kéo thành sự phát triển mạnh
mẽ của hoạt động dự thầu. Mục đích của loại bảo lãnh này là đảm bảo người dự
thầu không rút lui, không ký hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã trúng thầu. Trong
ba năm qua, kết quả bảo lãnh dự thầu như sau:
Bảng 8: Tình hình chung về bảo lãnh dự thầu
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2002

Năm
2003

Năm
2004

3404
38
89,58

1471
20
73,55


11347
60
189,117

Giá trị bảo lãnh Tr.đ
Món
Số món
Giá trị bảo lãnh Trđ/món
bình qn/món

03/02
Số
%
tiền
-1933
-56,78
-18
-47,37
-16,03
-17,89

04/03
Số tiền
%
9876
40
115,567

671,38
200

157,13

Từ bảng số liệu trên cho thấy qua các năm bảo lãnh dự thầu có nhiều biến
động.
Năm 2003 bảo lãnh dự thầu bị giảm đi 1933 triệu đồng tức tốc độ 56,78%.
Như vậy năm 2003 thì bảo lãnh dự thầu giảm khá mạnh. Điều này là do khách hàng
bảo lãnh dự thầu phần lớn là công ty xây dựng và hầu hết là khách hàng quen.
Khoa Tài Chính - Tín Dụng

- Trang 25-

Phan Thị Thanh Hương


×