Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giao dịch liên ngân hàng giảm mạnh: "Đau đớn" nhưng cần thiết docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.25 KB, 3 trang )

Giao dịch liên ngân hàng giảm mạnh: "Đau đớn"
nhưng cần thiết
Thưa ông, những diễn biến mới trên thị trường liên ngân hàng (thị trường II)
vừa qua là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do nhiều ngân hàng không còn tài sản
để thế chấp vay vốn trên thị trường này. Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư
số 21/2012/TT-NHNN, để tham gia giao dịch liên ngân hàng, TCTD đi vay phải
không có các khoản nợ quá hạn đối với các giao dịch liên ngân hàng từ 10 ngày
trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch. Quy định này ít nhiều cũng tác động đến
khả năng vay của các ngân hàng, vì số ngân hàng bị nợ quá hạn chắc cũng không
phải ít.
Nhưng không chỉ giảm về khối lượng, mà lãi suất trên thị trường này cũng có
xu hướng giảm, vì sao vậy thưa ông?
Việc các ngân hàng đủ “tiêu chuẩn” để vay trên thị trường này không nhiều, trong
khi nguồn cung dồi dào từ các ngân hàng đang sẵn vốn buộc họ phải giảm lãi suất
xuống để hấp dẫn một số ngân hàng có sức khỏe tài chính tốt và đáp ứng được các
điều kiện vay, nhằm gỡ đầu ra cho nguồn vốn.
Vậy ông giải thích thế nào về việc nhiều ngân hàng vẫn đang "tích cực" huy
động trên thị trường I?
Dù trên thị trường II, lãi suất đã giảm nhiều nhưng nhiều ngân hàng không vay
được nên phải đôn đáo chạy vào thị trường I, kể cả nâng lãi suất huy động lên để
thu hút tiền gửi từ dân chúng và các tổ chức kinh tế. Thành ra 2 hiện tượng đó mặc
dù ngược chiều nhau, nhưng thực sự lại giải thích và bổ sung cho nhau.
Diễn biến trên thị trường liên ngân hàng như vậy có đặt ra những lo ngại?
Không và có. Không là bởi khi các ngân hàng không còn sử dụng thị trường này
để có thể “kiếm lời” nhiều như trước nữa thì họ bắt buộc phải đẩy vốn đó ra thị
trường. Điều đó tốt cho thị trường. Về lý thuyết, điều này sẽ phần nào giúp cho
TTTD tốt lên. Hơn nữa về lâu dài, thị trường II cần trở về đúng với chức năng của
nó.
Tuy nhiên, có lo là bởi sẽ làm cho tính thanh khoản của một số ngân hàng yếu kém
trở nên “tệ” hơn. Nếu thị trường II được khai thông và dồi dào thì dĩ nhiên những


ngân hàng cần thanh khoản cũng được hỗ trợ một cách mạnh mẽ hơn. Bên cạnh
đó, khi mà nguồn vốn dồi dào nhưng đẩy lên thị trường II khó khăn, mà đẩy vào
thị trường I cũng khó, thì nó sẽ tìm các “ngõ ngách” nào đó để “chui” ra. Trong
đó, có thể qua kênh ủy thác đầu tư vào những hoạt động của các công ty con, công
ty liên quan Khi dòng vốn qua kênh này sẽ khó kiểm soát và có thể gây méo mó
thị trường.
Như vậy về lâu dài, việc giảm dần giao dịch trên thị trường II là chiều hướng
tốt?
Đúng vậy. Trong nền kinh tế phát triển, các chức năng của thị trường I và thị
trường II rất rõ ràng. Chức năng quan trọng nhất của một NHTM là huy động vốn
nhàn rỗi của dân chúng và các DN; rồi dùng vốn đó để cho vay trong nền kinh tế.
Thị trường II là "sân chơi" của các ngân hàng với nhau và vốn trên thị trường này
chỉ để đáp ứng thanh khoản ngắn hạn. Thị trường II chỉ là thị trường bổ sung cho
thị trường I thôi. Trong khi ở Việt Nam, hình như thị trường II đang có một “trọng
lượng” rất lớn.
Về lâu về dài thì mình phải có một cái thị trường tiền tệ đúng chức năng của nó.
Đặc biệt, có một điểm đáng lưu ý trong hệ thống ngân hàng thời điểm hiện tại là
nợ xấu cao. Chính nợ xấu là nguyên nhân tạo ra sự khát vốn của các ngân hàng.

×