Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.09 KB, 3 trang )
Đề án xử lý nợ xấu: Yêu cầu làm rõ tính khả thi
Chính phủ giao NHNN chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện
2 đề án này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trước khi trình Bộ Chính trị.
Riêng với Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, Chính phủ yêu
cầu làm rõ phạm vi xử lý nợ xấu, nêu rõ và phân tích các phương án xử lý có tính
khả thi, phù hợp với tình hình trực tế trong nước và có tham khảo kinh nghiệm của
các nước trên thế giới.
Cùng với đó, cơ quan chủ quản là NHNN sẽ phải xác định rõ những nguyên tắc,
chủ trương cần xin ý kiến; cơ chế, chính sách cần triển khai thực hiện và thẩm
quyền quyết định.
Kết quả, tốc độ gia tăng của nợ xấu đã từng bước được kiểm soát. Nếu 4 tháng đầu
năm, nợ xấu tăng khoảng 8-9% mỗi tháng thì đến nay tốc độ tăng chỉ còn
3%/tháng, đặc biệt, trong tháng 10 nợ xấu giảm 0,95%.
Đến nay, các tổ chức tín dụng đã trích lập 78.600 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng
để sẵn sàng giải quyết nợ xấu. Riêng trong 11 tháng đầu năm, đã giải quyết được
hơn 39.000 tỷ đồng nợ xấu.
Đề xuất thành lập công ty mua bán nợ từng được đưa ra cách đây 1 năm và đón
nhận nhiều quan điểm trái chiều. Nhiều ý kiến kỳ vọng, nếu Đề án này được thông
qua, khi "cắt" được "khối u" nợ xấu và làm lưu thông mạch máu thanh khoản của
nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng có những quan ngại về tính minh bạch và hiệu quả
khi công ty này được thành lập.
Ngân hàng Nhà nước cũng được yêu cầu phải chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ
động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như đánh giá lại chất lượng và khả
năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ
và hỗ trợ doanh nghiệp, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ;
kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tích cực trích lập, sử dụng dự