Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân kỳ lịch sử mỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.92 KB, 11 trang )

PHÂN KỲ LỊCH SỬ MỸ THUẬT
Bùi Thị Thanh Mai
Tóm tắt: Phân kỳ là một trong những thao tác quan trọng của viết sử mỹ thuật.
Bản chất của phân kỳ là tìm ra quy luật, đặc điểm chung, tính chất, hình thức,
phong cách của mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ để phân định và xác lập chúng
trong hệ thống lịch sử mỹ thuật. Phân kỳ tác động quan trọng đến nghiên cứu
sử mỹ thuật bởi sự phân chia lịch sử mỹ thuật theo những cách khác nhau sẽ
dẫn đến những kết quả nghiên cứu khác nhau. Bài viết chỉ ra vai trị của phân
kỳ trong nghiên cứu sử mỹ thuật.
Từ khóa: Phân kỳ, phân kỳ nghệ thuật, lịch sử mỹ thuật, phân kỳ lịch sử mỹ
thuật…
Bất kỳ nhà viết sử mỹ thuật nào cũng phải xác định và phân kỳ các giai đoạn
trước khi đi vào trình bày đặc điểm nghệ thuật của từng giai đoạn. Mỗi nhà viết
sử mỹ thuật có cách nhìn và quan điểm riêng khi phân kỳ, do đấy khơng có sự
phân kỳ duy nhất về các thời kỳ trong lịch sử mỹ thuật. Mỗi cách phân kỳ cung
cấp một hướng tiếp cận sử mỹ thuật. Sự đa dạng trong phân kỳ là kết quả tích
cực của việc nghiên cứu và giải thích sự kiện mỹ thuật. Tựu chung, phân kỳ có
vai trị quan thiết, góp phần phân loại, hệ thống và xác định các dữ liệu sử mỹ
thuật. Tuy đã xuất hiện từ lâu, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề đã, đang và sẽ
còn tồn tại xung quanh “phân kỳ lịch sử mỹ thuật” trong công việc nghiên cứu
và viết lịch sử mỹ thuật. Cho đến nay, việc phân kỳ lịch sử mỹ thuật phương
Đông vẫn còn nhiều vấn đề phức tạp và khác so với của phương Tây - nơi sinh
ra khoa học phân kỳ lịch sử mỹ thuật. Do đấy, việc tìm hiểu về phân kỳ lịch sử
mỹ thuật nói chung là cơng việc quan trọng và cần thiết. Nội dung bài viết tập
trung làm rõ các vấn đề: khái niệm “Phân kỳ lịch sử mỹ thuật”, cách tiếp cận và
phân kỳ lịch sử mỹ thuật, vai trò của phân kỳ lịch sử mỹ thuật.
Khái niệm “Phân kỳ lịch sử mỹ thuật”

1



Thuật ngữ “Phân kỳ lịch sử mỹ thuật” hình thành từ sự kết hợp của các thuật
ngữ “Phân kỳ”, “Lịch sử” và “Mỹ thuật”. Do đấy, để làm rõ nội hàm thuật ngữ
“Phân kỳ lịch sử mỹ thuật”, trước hết ta cần tìm hiểu các thuật ngữ nói trên.
Phân kỳ là sự phân chia lịch sử thành những thời kỳ khác nhau, căn cứ vào nội
dung và đặc điểm chủ yếu của từng thời kỳ. Nguồn gốc của phân kỳ nằm trong
những huyền thoại của Hy lạp và La Mã Cổ đại. Publius Vergilius Maro 1, nhà
thơ La Mã vào khoảng 70 năm trước Công nguyên từng nhắc đến chu kỳ lịch sử
trong cơng trình sử thi nổi tiếng Aeneid. Kinh thánh cho biết về lịch sử thế giới
từ lúc mới được Đức Chúa Trời tạo ra cho đến khi kết thúc. Những gợi ý đầu
tiên về phân kỳ lịch sử xuất hiện trong cơng trình của những học giả thời Cổ đại
như Home2, Herodus3, Ephorus4… Phân kỳ của từng lĩnh vực như dân tộc, khảo
cổ, mỹ thuật có thể có những thời kỳ được xác định trùng nhau, nhưng cũng có
khi khác xa nhau tùy theo tính chất và nội dung sự kiện lịch sử của lĩnh vực đó.
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, cụ thể là bao gồm tất cả sự việc
xảy ra cho đến thời điểm hiện tại. Thuật ngữ “Lịch sử”đã có từ thời Cổ đại.
Khái niệm này hàm chỉ những biến cố, sự kiện đã qua trong một khoảng thời
gian và không gian cố định, không thể thay đổi được, là những sự kiện tuyệt đối
và khách quan. ở phương Tây, chữ “History” có nguồn gốc từ chữ “iστορία”
trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là u cầu thơng tin và kiến thức thu được qua
điều tra, là thuật ngữ chỉ sự phát hiện, thu thập, tổ chức và trình bày thông tin về
các sự kiện trong quá khứ. Ở phương Đông, từ thời nhà Chu (Trung Quốc) chữ
“sử” được dùng để chỉ một chức quan có nhiệm vụ chủ yếu là ghi chép lại
những sự việc đã xảy ra. Lịch sử là sự nỗ lực nắm bắt các sự kiện trong quá
khứ, nhằm hệ thống các nguồn tài liệu, đánh giá và giải thích các sự kiện ấy. Mỹ
thuật, là lĩnh vực tạo ra các đối tượng thẩm mỹ như kiến trúc, hội họa, đồ họa,
điêu khắc và trang trí… Tuy nhiên, kể từ nửa sau thế kỷ XX sáng tác nghệ thuật
có sự phá vỡ ranh giới các loại hình, thể loại và sự kết hợp các nghệ thuật khác
nhau để hình thành nên những loại hình và thể loại mới. Trước thực tế đó, nội
hàm thuật ngữ “Mỹ thuật” đã có sự mở rộng hơn để có thể bao quát được các
loại hình nghệ thuật mới vốn xuất phát từ hội họa, điêu khắc hay đồ họa.

Kết hợp các cách giải thích về thuật ngữ “phân kỳ”, “lịch sử” và “mỹ thuật” như
đã trình bày, “phân kỳ lịch sử mỹ thuật có thể hiểu là sự phân chia các sự kiện

2


sáng tác kiến trúc, hội họa, đồ họa và điêu khắc… trong quá khứ thành các thời
kỳ trong lịch sử mỹ thuật. Nói cách khác, phân kỳ là sự chia nhỏ quá trình liên
tục của các sáng tác mỹ thuật qua thời gian và không gian thành các thời kỳ.
Khoảng thời gian của thời kỳ được xác định bởi quan niệm cho rằng các tác
phẩm nghệ thuật trong một giai đoạn đều chia sẻ chung những đặc điểm và
phẩm chất như mỹ thuật Nguyên thủy, mỹ thuật Cổ đại, mỹ thuật Trung cổ, mỹ
thuật Phục hưng, mỹ thuật Ba rốc, mỹ thuật Hiện đại, mỹ thuật Hậu hiện đại.
Những đặc điểm và phẩm chất của mỗi thời kỳ có thể bao gồm hình thức, phong
cách nghệ thuật, nội dung hoặc những khía cạnh khác nhau của nghệ thuật.
Trong mỗi giai đoạn, người ta có thể phân thành những mốc thời gian nhỏ hơn.
Khi nhà sử mỹ thuật đặt tên và định nghĩa một giai đoạn tức là phản ánh nhận
định của mình về nghệ thuật trong bối cảnh xã hội của giai đoạn ấy.
Tựu chung, phân kỳ là nỗ lực nghiên cứu khoa học về lịch sử để phân loại và
giải thích các dữ liệu, sự kiện mỹ thuật. Kết quả của công việc phân kỳ sẽ cung
cấp những đặc điểm tương đối chung và ổn định cho nghệ thuật của một giai
đoạn. Phân kỳ lịch sử mỹ thuật là công việc nghiên cứu hệ thống liên quan đến
xác định, phân loại, mơ tả, đánh giá, giải thích về tác phẩm và sự phát triển hay
suy tàn của nghệ thuật trong một khoảng không gian và thời gian cụ thể. Các
nhà viết sử mỹ thuật quan tâm tìm hiểu nghệ thuật của một thời kỳ cũng đồng
thời là quá trình khám phá yếu tố tạo nên sự thành công của nghệ sĩ, ảnh hưởng
của nghệ thuật truyền thống đối với nghệ thuật đương đại, thu thập dữ liệu tiểu
sử nghệ sĩ, tư liệu về tác phẩm của quá khứ. Bên cạnh đó, nhà viết sử mỹ thuật
cịn tìm hiểu sự phát triển phong cách và hình thức nghệ thuật trong bối cảnh
lịch sử liên quan đến việc điều tra, phân tích phong cách nghệ thuật khác nhau

của các thời kỳ.
Vài nét về cách tiếp cận và phân kỳ lịch sử mỹ thuật
Từ thời Cổ đại cho đến ngày nay, sử mỹ thuật đã trải qua nhiều giai đoạn và nỗ
lực nhằm đạt tới hệ thống tri thức khoa học về mỹ thuật. Các quốc gia Cổ đại
như Lưỡng Hà, Ai Cập… đã sớm có lịch, nhờ vậy sử học nói chung và sử mỹ
thuật nói riêng có điều kiện phát triển. Thời Cổ đại và Trung cổ, sử mỹ thuật
xuất hiện manh nha qua các thống kê, miêu tả về di tích, hoặc có khi tri thức sử
3


mỹ thuật nằm trong các cơng trình tổng hợp về lịch sử kỹ thuật và chất liệu, hay
các giai thoại về họa sĩ, điêu khắc gia và kiến trúc sư. Tiếp theo, phương pháp
viết sử mỹ thuật dần được hình thành qua cơng trình của các học giả. George
Vasari, nhà văn, họa sĩ, kiến trúc sư thời Phục Hưng vẫn được xem là cha đẻ của
bộ môn sử mỹ thuật khi ông xuất bản cuốn Lives of the Most Eminent Painters,
Sculptors, and Architects (Cuộc đời của những kiến trúc sư, họa sĩ và điêu khắc
gia xuất chúng) vào năm 1550. Trong cơng trình này, ơng đặt ra những khái
niệm cơ bản về nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng và điều này vẫn còn ảnh hưởng
đến nhận thức phổ biến về hội họa phương Tây. Tuy nhiên, khái niệm “Lịch sử
mỹ thuật” như một ngành khoa học nghiên cứu về mỹ thuật gắn liền với tên tuổi
nhà khảo cổ học, sử gia về nghệ thuật người Đức, Johann Wincklmann. Năm
1755, tác phẩm Gedanken über die Nachahmung der Griechischen Werke in der
Malerei und Bildhauerkunst (Suy nghĩ về sự bắt chước trong các tác phẩm hội
họa và điêu khắc Hy Lạp) của Winckelmann đã miêu tả và nhận định xác đáng
về phong cách nghệ thuật Cổ đại. Nhìn chung, lịch sử mỹ thuật thế giới được
hình thành và phát triển ở phương Tây và trong giai đoạn đầu tập trung vào mỹ
thuật Phục Hưng như là một tiêu chuẩn để xác định 5. Trải qua thời gian, lịch sử
mỹ thuật được nhìn rộng hơn bao gồm cả mỹ thuật phương Đông. Cho đến nay,
các cơng trình phổ biến về lịch sử mỹ thuật có thể kể đến là Story of Art (Câu
chuyện nghệ thuật) của Ernst Gombrich, Art History (Lịch sử nghệ thuật) của

Marilyn Stokstad, History of Art (Lịch sử của nghệ thuật) của Anthony Jansson,
Art Through the Ages (Nghệ thuật trải qua các thời kỳ) của Helen Gardner…
Ở phương Tây, nhiều tác giả nghiên cứu về phương pháp tiếp cận lịch sử mỹ
thuật nhằm khảo sát, cung cấp các phương pháp nghiên cứu trong lịch sử, qua
đó trình bày những hiểu biết, quan điểm và khả năng mới về phương pháp
nghiên cứu. Một số cơng trình tiêu biểu có thể kể đến như Art History and Its
Methods (Lịch sử nghệ thuật và các phương pháp) của tác giả Eric Fernie. Đây
là tuyển tập các tác phẩm sử học nghệ thuật từ thời kỳ Phục Hưng cho đến hiện
đại. Trong đó bình giải chủ đề và phương pháp nghiên cứu của Vasari,
Winckelmann, Burckhardt, Wolfflin, Panoffsky, Gombrich, Persner, Fagg,
Clark, Onians, Balwin và Pollock… Công trình này giới thiệu các nghiên cứu
lịch sử nghệ thuật nhằm đánh giá phương pháp nghiên cứu và tiếp cận sử mỹ

4


thuật. Tiếp theo, có thể kể đến cơng trình Methods Meets Art - Based Research
Practice (Phương pháp tiếp cận nghệ thuật - Dựa trên thực hành nghiên cứu)
của Patricia Leavy nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quan về các phương pháp tiếp
cận nghệ thuật phổ biến ở các lĩnh vực văn học, âm nhạc, biểu diễn và nghệ
thuật thị giác. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, những
người muốn khám phá cách tiếp cận nghệ thuật khác nhau, đặc biêt cách tiếp
cận nghệ thuật dựa trên thực hành nghiên cứu định tính. Tương tự, cơng trình
của Simon Gunn mang tên Research Methods for History (Research Methods
for the Arts), Phương pháp nghiên cứu lịch sử (Phương pháp nghiên cứu nghệ
thuật). Cuốn sách trình bày 13 phương pháp khác nhau, từ thời Trung cổ đến
Hiện đại với đóng góp của các chuyên gia bao gồm Ludmilla Jorrdanova (King
College), Alan Mayne (Adelaide University), Joanna Guldi (Harvard
University), và RJ Morris (Edinburgh University). Sách mang giá trị hướng dẫn
khái niệm và kỹ năng cần thiết để nghiên cứu lịch sử nghệ thuật. Bên cạnh đó,

cơng trình cịn kiến giải về vai trò của mỗi phương pháp áp dụng cho các đối
tượng có hồn cảnh lịch sử khác nhau. Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình nghiên
cứu và bài viết liên quan đến kỹ năng nghiên cứu nghệ thuật như A Short Guide
to Write About Art (Hướng dẫn ngắn để viết về nghệ thuật) của Sylvan Barnet,
Word Painting: A Guide to Write More Descriptively (Ngôn ngữ hội họa: Hướng
dẫn viết mô tả chuyên sâu) của Rebecca McClanahan, Writing About Art (Viết
về nghệ thuật) của Henry M. Sayre, The Shape of Time: Remarks on The
History of Things (Hình dạng thời gian: Những lời bình về lịch sử của các sự
kiện) của George Kubler, v.v…
Trong những cơng trình nói trên, The Shape of Time: Remarks on The History of
Things6 (Hình dạng thời gian: Những lời bình về lịch sử của các sự kiện) của
George Kubler sử dụng những ý tưởng trong nhân học và ngôn ngữ học để theo
đuổi những câu hỏi như bản chất của thời gian, bản chất của sự thay đổi và ý
nghĩa của sáng tạo. Nói cách khác, rút ra những hiểu biết từ nhân học và ngôn
ngữ học, George Kuble thách thức quan điểm về phong cách và đề ra cơ sở cho
lịch sử nghệ thuật bằng các khái niệm về trình tự lịch sử được thay đổi liên tục
theo thời gian. Nội dung cơng trình The Shape of Time: Remarks on The History
of Things (Hình dạng thời gian: Những lời bình về lịch sử của các sự kiện) của
5


George Kuble đã làm rõ những điểm quan trọng trong viết sử mỹ thuật, đó là sự
khu biệt giữa lịch sử nghệ thuật và lịch sử khoa học, tường thuật cách tiếp cận
lịch sử mỹ thuật, khái niệm phong cách như một phương tiện phân loại.
Sự phân chia lịch sử mỹ thuật theo những cách khác nhau dẫn đến những kết
quả nghiên cứu khác nhau. Sau đây là ví dụ và những phân tích về sự khac nhau
trong hai cách phân kỳ lịch sử hội họa. Cơng trình History of Art7 của Clara
Erskine Clement có nội dung được bố cục thành bảy chương. Chương một: Hội
họa Cổ đại, từ giai đoạn sớm nhất cho đến đầu Công nguyên. Chương hai: Hội
họa Trung đại, từ giai đoạn bắt đầu cho đến Phục Hưng. Chương ba: Hội họa Ý,

từ đầu Phục Hưng cho đến ngày nay. Chương bốn: Hội họa ở Flanders, Hà Lan
và Đức. Chương năm: Hội họa ở Pháp. Chương bảy: Hội họa ở Anh. Như vậy,
có thể nhận thấy tác giả phân kỳ hội họa theo các mốc thời gian lớn như Cổ đại,
Trung đại, Phục Hưng cho đến thế kỷ XIX. Trong khi đó, cũng trình bày về lịch
sử hội họa, A Text Book of The History of Painting8 của John C.Van Dyke lại
chia thành hai mươi chương, bao gồm: Chương một: Hội họa Ai Cập; Chương
hai: Tranh nhỏ của Chaldea - Assyrian, Persian, Phoenician, Cypriote và Châu
Á; Chương ba: Hội họa Hy Lạp, Etrucan và La Mã; Chương bốn: Hội họa Ý Giai đoạn khởi đầu Thiên chúa giáo và Trung đại 200 đến 1250; Chương năm:
Hội họa Ý - Giai đoạn Gothic 1250 - 1400; Chương sáu: Hội họa Ý Phục Hưng,
1400 - 1500; Chương bảy: Hội họa Ý Phục Hưng, 1400 - 1500 (tiếp theo);
Chương tám: Hội họa Ý - Cao trào Phục Hưng, 1500 - 1600, Chương chín: Hội
họa Ý - Cao trào Phục Hưng, 1500 - 1600 (tiếp theo); Chương mười: Hội họa Ý
- Cao trào Phục Hưng, 1500 - 1600 (tiếp theo); Chương mười một: Hội họa Ý Sự suy giảm và tác phẩm hiện đại, 1600 - 1894; Chương mười hai: Hội họa
Pháp - Thế kỷ XVI, XVII, và XVIII; Chương mười ba: Hội họa Pháp - Thế kỷ
XIX; Chương mười bốn: Hội họa Pháp - Thế kỷ XIX (tiếp theo); Chương mười
lăm: Hội họa Tây Ban Nha; Chương mười sáu: Hội họa Bỉ; Chương mười bảy:
Hội họa Hà Lan; Chương mười tám: Hội họa Đức; Chương mười chín: Hội họa
Anh; Chương hai mươi: Hội họa Mỹ. So sánh hai ví dụ vừa nêu trên, có thể thấy
sự khác biệt trong cách phân kỳ các giai đoạn. Nếu Clara Erskine trình bày toàn
bộ hội họa Phục Hưng Ý trong một chương, thì John C.Van Dyke lại phân chia
hội họa Phục Hưng Ý thành nhiều giai đoạn như khởi đầu, phát triển đỉnh cao

6


và suy tàn. Một bên, Clara Erskine phân kỳ hội họa thành giai đoạn ở trong
khoảng thời gian có độ rộng hơn nhằm khái quát các thời kỳ lớn trong lịch sử
hội họa. Bên kia, John C.Van Dyke phân kỳ một giai đoạn thành nhiều phần với
mục đích đi sâu phân tích cả diễn trình phát sinh, phát triển và thoái trào của
một giai đoạn nghệ thuật. Ở trường hợp A Text Book of The History of Painting,

John C.Van Dyke thậm chí dành đến tám chương để trình bày về hội họa Ý - từ
năm 200 đến 1894. Ví dụ nêu trên cho thấy, khơng có cách phân kỳ duy nhất mà
mỗi nhà viết sử có cách nhìn, quan điểm và xây dựng những tiêu chí riêng khi
phân kỳ các giai đoạn. Do đó, sử mỹ thuật ln có thể được viết và giải thích
lại. Sự đa dạng về phân kỳ cung cấp các cách giải thích và tiếp cận lịch sử mỹ
thuật.
Vai trò của phân kỳ trong viết sử mỹ thuật
Phân kỳ có vai trị quan trọng trong việc tìm hiểu diễn trình của lịch sử mỹ
thuật, tạo sự thuận lợi trong nghiên cứu bởi sự sắp đặt một cách hệ thống các sự
kiện. Bản chất của phân kỳ là công việc phân chia các thời kỳ hoặc giai đoạn
dựa trên các dữ liệu lịch sử, trong đó, tư liệu sử cung cấp các thơng tin hữu ích
để phân loại các sự kiện lớn trong lịch sử. Người viết sử mỹ thuật cần có kiến
thức rộng về bối cảnh văn hóa xã hội, khơng gian và thời gian nghệ sĩ sống và
làm việc, cũng như những hiểu biết về ý tưởng và nghệ sĩ. Sự giải thích là điều
mang tính then chốt của một tác phẩm sử mỹ thuật. Những sự kiện mỹ thuật
trong quá khứ là tuyệt đối khách quan, cố định trong không gian và thời gian cụ
thể. Tuy nhiên, viết sử mỹ thuật lại mang tính tương đối và chủ quan bởi nó là
sự trình bày về những gì đã diễn ra theo quan điểm của người viết. Nhận xét về
sự giải thích lịch sử, nhà nghiên cứu Trần Thị Bích Ngọc cho rằng: “Sử học là
một sự giải thích liên tục các biến cố lịch sử (continual hermeneutics of
historical events). Chính trong sự giải thích này mà một biến cố mới thực sự trở
thành một biến cố lịch sử hay một nhân vật nào đó mới thực sự trở thành nhân
vật lịch sử”9. Theo quan điểm này, chính từ sự phân kỳ mà một sự kiện mới thực
sự trở thành sự kiện mỹ thuật. Suy cho cùng, sử mỹ thuật phản ánh cách nhìn và
sự giải thích của nhà viết sử, đọc Story of Art (Câu chuyện nghệ thuật) tức là
đọc Ernst Gombrich, đọc Art History (Lịch sử nghệ thuật) tức là đọc Marily
Stokstad, đọc History of Art (Lịch sử của nghệ thuật) tức là đọc Anthony
7



Janson, đọc Art Through the Ages (Nghệ thuật trải qua các thời kỳ) tức là đọc
Helen Gardner… Các nhà viết sử mỹ thuật nói trên đã tiến hành phân kỳ, giải
thích theo quan niệm và cách hiểu của mình về các sự kiện mỹ thuật đã xảy ra
trong quá khứ. Các cơng trình sử mỹ thuật thể hiện nhận thức, quan điểm của
người viết về các sự kiện mỹ thuật xảy ra trong q khứ. Có thể thấy rằng, cơng
việc viết sử mỹ thuật phụ thuộc rất nhiều vào sự trải nghiệm, phán đốn trực
giác, sự nhạy cảm và tơn trọng sự thật khách quan của một học giả.
Một trong những vấn đề của công việc phân kỳ là phải lý giải được tại sao trong
một khoảng thời gian có sự phát sinh và kết thúc của một giai đoạn. Tuy nhiên,
hầu hết các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc luôn gây ra những tranh cãi và mở
ra những thảo luận trong nghiên cứu sử mỹ thuật. Phân kỳ luôn là cách sắp xếp,
hệ thống của chủ quan người viết sử áp đặt lên quá khứ. Ví dụ, khái niệm
“Trung cổ” được đưa ra để xác định một loạt sự kiện xảy ra trong một khoảng
thời gian từ năm 500 đến 1400 sau Công nguyên. Một số nhà tư tưởng thời Phục
Hưng, những người nhìn thấy thời đại mình vượt trội hơn so với giai đoạn
trước, do dấy đã lựa chọn khái niệm “Trung cổ” và “Thời kỳ đen tối” để mô tả
một thời kỳ ở giữa ánh sáng của văn minh Cổ đại và thời kỳ Phục Hưng mới ở
châu Âu. Tuy nhiên, cách nhìn nhận này đã bộc lộ những hạn chế và nhiều học
giả trong thời kỳ hiện đại đã chỉ ra sự xem nhẹ giai đoạn Trung cổ và khơng cịn
chấp nhận khái niệm khái niệm “Thời kỳ đen tối” được tạo ra bởi những nhà
nghiên cứu Phục Hưng khi nghiên cứu về giai đoạn Trung cổ. Trong cơng trình
Các phạm trù văn hóa Trung cổ, A. Ja. Gurevich đã nhận định: “Biết bao quan
niệm và định nghĩa sai lệch gắn với thời kỳ này!” 10 Ngay từ đầu, thuật ngữ
“trung thế kỷ” đã bao hàm sự phê phán, xem nhẹ, là nhận định về sự đứt quãng
và suy tàn trong lịch sử văn hóa châu Âu. Tóm lại, nhờ có sự phân kỳ mà các sự
kiện mỹ thuật trong quá khứ trở nên dễ hiểu, tuy nhiên mỗi nhà sử học có cách
nhìn và quan điểm riêng khi kết nối các sự hiện cũng như giải thích chúng. Việc
lựa chọn sự kiện và các mốc thời gian, do đấy, có thể trở thành vấn đề khơi mào
nên các cuộc tranh luận giữa các học giả.
Nghiên cứu phân kỳ sử mỹ thuật thường tập trung vào các sự kiện, biến cố xảy

ra trong thời gian cụ thể. Khi nhà sử học mỹ thuật đặt tên cho những khoảng
thời gian này, phân kỳ sử mỹ thuật được hình thành. Trong lịch sử mỹ thuật

8


phương Tây, phổ biến hệ thống phân kỳ mỹ thuật tương ứng với niên đại lịch sử
như Cổ đại, Trung đại, Phục Hưng, Hiện đại và Hậu Hiện đại. Đặc điểm, tên gọi
và mốc thời gian có thể ảnh hưởng đến cách xem xét và nghiên cứu thời kỳ mỹ
thuật. Các cách phân kỳ, cũng như tên gọi của mỗi thời kỳ hay giai đoạn mỹ
thuật luôn là sự thách thức trong nghiên cứu mỹ thuật và có thể được định nghĩa
lại. Do sự phát triển không đồng nhất, nên các tên gọi phân kỳ mỹ thuật theo
phong cách có thể thay đổi về thời gian theo vị trí địa lý. Chẳng hạn như các
nhà nghiên cứu có thể khá thống nhất khi nhận định về phong cách mỹ thuật
Phục Hưng hay Ba rốc, tuy nhiên mốc thời gian bắt đầu và kết thúc của hai
phong cách nghệ thuật kể trên lại có thể rất khác nhau ở mỗi quốc gia. Có
những tên gọi phân kỳ mang tính phổ qt cho lịch sử mỹ thuật thế giới, nhưng
cũng có những tên gọi phân kỳ gán với vị trí địa lý và thời gian cụ thể. Ví dụ
như khái niệm “mỹ thuật Hiện đại” có thể áp dụng trong nghiên cứu mỹ thuật
của phần lớn quốc gia thì khái niệm “Thời kỳ Lãng mạn” nhìn chung là vơ
nghĩa với các nền văn hóa bên ngồi châu Âu cũng như các nền văn hóa khơng
chịu sự ảnh hưởng của châu Âu, hay “Thời kỳ Edo” chỉ có thể xem xét trong bối
cảnh văn hóa nghệ thuật Nhật Bản... Xem xét lịch sử mỹ thuật thế giới, có thể
nhận thấy rằng phần lớn các nước phương Tây cùng chia sẻ một hệ thống phân
kỳ, trong khi đó các nước phương Đơng do sự khác nhau về văn hóa, xã hội mà
có cách phân kỳ riêng tùy theo từng quốc gia và khu vực. Chẳng hạn, mỹ thuật
Trung Quốc và Ấn Độ có cách phân kỳ riêng theo các mốc lịch sử của các triều
đại, trong khi đó các nước Đơng Nam Á lại có những điểm tương đồng khi phân
kỳ giai đoạn mỹ thuật trước khi hình thành quốc gia.
Một số nhà nghiên cứu từng xem sự phân kỳ lịch sử mỹ thuật là mâu thuẫn với

bản chất tự nhiên của nghệ thuật. Trong cơng trình Vision Design11, Roger Fry
đã cho rằng, tác phẩm nghệ thuật cần được xem xét và đánh giá do hình thức
của nó, kết quả của sự sáng tạo độc lập, do vậy nó mang tính chất phi lịch sử.
Theo quan điểm này, phân kỳ đối lập với sự sáng tạo khi đồng nhất những cá
tính nghệ sĩ khác nhau và các tác phẩm độc đáo trong một sự kết hợp được dưa
ra bởi chủ quan của người viết sử mỹ thuật. Ngồi ra, ở góc độ khác một số
người cũng phản đối phân kỳ sử mỹ thuật bởi cho rằng phân kỳ làm sai lệch quá
trình phát triển liên tục của các sự kiện, biến cố và mối tương quan của chúng
9


trong hiện thực. Tuy nhiên, hầu hết các nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật
đều sử dụng phân kỳ, bởi nó là sự hệ thống lịch sử mỹ thuật trong nỗ lực hiểu
biết các sự kiện mỹ thuật quá khứ.
Kết luận
Tóm lại, phân kỳ lịch sử mỹ thuật là cơng việc tìm ra những đặc điểm chung
nhất của các giai đoạn mỹ thuật và hệ thống các dữ liệu trong một kết cấu được
cung cấp bởi nhà sử học mỹ thuật. Định nghĩa về một thời kỳ trong lịch sử mỹ
thuật phản ánh quan điểm của nhà viết sử mỹ thuật về sự kết nối có ý nghĩa giữa
tác phẩm nghệ thuật với bối cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội. Giá trị của
một cơng trình sử mỹ thuật nằm ở chỗ giải thích những sự kiện mỹ thuật quá
khứ một cách khách quan và rõ ràng để người đọc có thể thấy được tổng thể
diện mạo, quá trình hình thành và phát triển mỹ thuật của mỗi thời kỳ, cũng như
các loại hình nghệ thuật, các tác giả và những cột mốc phân chia phong cách
nghệ thuật giữa các giai đoạn.
B.T.T.M. 2014

Chú thích:
1. Publius Vergilius Maro, nhà thơ La Mã Cổ đại, còn được gọi là Virgin. Ông nổi tiếng


với tác phẩm Aeneid, nội dung kể về huyền thoại người sáng lập Rome.
2. Home, nhà thơ sử thi lớn nhất của Hy Lạp Cổ đại, tác giả của Illiad và Odyssey. Hầu

hết các nghiên cứu cho rằng Home thuộc khoảng thời gian thế kỷ VII hoặc VIII trước
Cơng ngun. Một số học giả, trong đó có Martin Litchfield West, người đã dành
nhiều năm nghiên cứu âm nhạc, bi kịch, thơ trữ tình Hy Lạp cho rằng Home chỉ là sự
hư cấu chứ không phải nhà thơ nào trong thực tế.
3. Herodus, được gọi là “Người cha của lịch sử”. Ông là người đầu tiên thu thập tài liệu

của mình một cách hệ thống, kiểm tra độ chính xác và sắp xếp chúng thành câu
chuyện sống động.
4. Ephorus, nhà viết sử người Hy Lạp, Cổ đại.
5. Cuối thế kỷ XVIII, Johann Dominik Fiorillo đã xác lập vị trí mơn Lịch sử nghệ thuật

tại trường Đại học Gưttingen ở Đức. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, lịch sử nghệ thuật trở
thành môn học độc lập tại nhiều trường đại học và học viện nghệ thuật châu Âu.
6. Xem The Shape of Time: Remarks on The History of Things của George Kuble.
7. Xem History of Art của Clarra Erskine Clemen.
8. Xem A Text Book of The History of Painting của John C.Van Dyke.

10


9. Xem “Lịch sử và phương pháp lịch sử” của Trần Bích Ngọc trong Phương pháp

nghiên cứu xã hội và lịch sử do PGS.TS. Bùi Thế Cường chủ biên, tr. 277.
10. Xem Các phạm trù văn hóa Trung cổ của A.Ja. Gurevich.
11. Xem Vision and Design của Roger Fry.

Tài liệu tham khảo:

A.Ja. Gurevich (1996), Các phạm trù văn hóa Trung cổ, NXB Giáo dục, tr. 5.
Clarra Erskine Clemen (2013), A History of Art for Beginers and Students, Creat Space
Independent Publishing Platform.
George Kuble (2008), The Shape of Time: Remarks on The History of Things. Yale
University.
John C.Van Dyke, L.H.D (2010), A Text Book of The History of Painting. Echo Library.
PGS.TS. Bùi Thế Cường - Chủ biên (2010), Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử,
NXB Từ điển Bách khoa. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Phát triển bền vững Nam
Bộ, tr. 277.
Roger Fry (2011), Vision and Desgin, Dover Publication.

11



×