Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tình trạng đói nghèo và an sinh xã hội ở nông thôn đô thị việt nam từ khi làn sóng COVID 19 lần thứ 4 ập đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.63 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Tên học phần: Nhân học đại cương
Mã lớp: ANT 11002
GVHD: TS. Đinh Thị Thanh Huyền
TS. Phan Thị Ngọc
Đề bài:
Tình trạng đói nghèo và an sinh xã hội ở nông thôn - đô thị Việt Nam từ
khi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 ập đến Việt Nam.

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Khiết Quỳnh
Mã số sinh viên: 19031800
Email sinh viên:

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

1

0

0


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
Đặt vấn đề..............................................................................................................3
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................4


Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................5
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÀN SÓNG DỊCH COVID-19 LẦN THỨ
1,2,3 VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐĨI NGHÈO VÀ AN SINH XÃ HỘI Ở NƠNG
THƠN VÀ ĐƠ THỊ VIỆT NAM........................................................................5
1.1 Khái qt về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 1,2,3 ở Việt Nam...................5
1.2 Tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 1,2,3 đến đói nghèo và an
sinh xã hội ở nông thôn và đô thị Việt Nam..........................................................6
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ LÀN SÓNG DỊCH COVID-19 LẦN THỨ 4
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO VÀ AN SINH XÃ HỘI Ở NÔNG
THÔN VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM........................................................................8
2.1 Khái quát về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4............................................8
2.2 Tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đến đói nghèo và an sinh
xã hội ở nơng thơn và đơ thị Việt Nam..................................................................9
2.2.1 Đói nghèo.....................................................................................................9
2.2.2 An sinh xã hội.............................................................................................10
2.3 Các chính sách và hành động hỗ trợ của nhà nước trong bối cảnh Covid-19
.............................................................................................................................11
2.4 Sự tham gia của doanh nghiệp và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ người dân
trong bối cảnh Covid-19......................................................................................11
KẾT LUẬN........................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................12

2

0

0



MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Hiện nay, thế giới đang liên tiếp đối mặt với những làn sóng dịch
COVID-19 vơ cùng nguy hiểm và sự xuất hiện của chủng biến thể Delta đã làm
lung lay thành quả chống dịch của nước ta. Nhìn chung, đại dịch COVID-19 đã
gây ra những thiệt hại vơ cùng nghiêm trọng về nhân mạng trên tồn thế giới và
đặt ra thách thức chưa từng có đối với sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo an sinh xã
hội và làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo. Chính sự gián đoạn kinh tế và
xã hội do đại dịch gây ra đã khiến cho các quốc gia phải chịu những tác động vơ
cùng tàn khốc: hàng chục triệu người có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo cùng cực,
trong khi số người thiếu dinh dưỡng, hiện ước tính là gần 690 triệu, có thể tăng
thêm 132 triệu người vào cuối năm 20211.
Hàng triệu doanh nghiệp phải đối mặt với một mối đe doạ không thể tiếp
tục hoạt động sản xuất khiến gần một nửa trong số 3,3 tỷ lực lượng lao động
tồn cầu của thế giới có nguy cơ mất kế sinh nhai2. Người lao động trong khu
vực kinh tế phi chính thức là bộ phận dễ bị chịu tác động nhất vì đa số khơng
được hưởng những chính sách an sinh xã hội và mất khả năng tiếp cận với các
tài sản sản xuất dẫn đến đói nghèo. Trong bối cảnh khủng hoảng do dịch
COVID-19 gây ra thì các vấn đề như nghèo đói, đảm bảo việc làm, an ninh
lương thực và an sinh xã hội đã tạo nên những sợi dây liên kết bền chặt, đòi hỏi
nhà nước và xã hội phải cùng nhau đưa ra và thực hiện các chính sách hợp lý và
dài hạn nhằm phản ứng nhanh chóng với đại dịch, đồng thời đảm bảo đáp ứng
những nhu cầu thiết yếu của con người, dần đưa thế giới vào “trạng thái bình
thường mới” một cách an tồn và triệt để. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này
1 World Health Organization, “Impact of COVID-19 on people’s livelihoods, their health and

our food systems”, The World Health Organization, />2 World Health Organization, “Impact of COVID-19 on people’s livelihoods, their health and our food
systems”, The World Health Organization, />
3


0

0


nhằm trả lời cho câu hỏi: Làn sóng COVID-19 lần thứ 4 đã tác động như thế nào
đến tình trạng đói nghèo và an sinh xã hội ở nơng thơn và thành thị Việt Nam.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của làn sóng COVID-19 lần
thứ 4 đến tình trạng đói nghèo và an sinh xã hội ở nông thôn và thành thị Việt
Nam. Về mặt khơng gian, đề tài phân tích những tác động của làm sóng
COVID-19 lần thứ 4 đối với tình trạng đói nghèo và an sinh xã hội ở nơng thơn
và thành thị Việt Nam; các chính sách của nhà nước trong ứng phó với đại dịch
và sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức nhằm hỗ trợ người dân
trước tác động của dịch bệnh. Về mặt thời gian, đề tài nghiên cứu trong giai
đoạn 2020-2021, kể từ khi COVID-19 được WHO công bố trở thành đại dịch
toàn cầu vào ngày 11/3/2020 cho đến thời điểm tiến hành viết bài nghiên cứu
này.
Phương pháp nghiên cứu
Nhân học là một ngành học thuộc xã hội nhân văn nên vừa có những
phương pháp nghiên cứu chung của xã hội nhân văn và vừa có những phương
pháp đặc thù riêng. Ở đây, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
trong khoa học xã hội để nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, chỉ ra những tác động của
làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tới tình trạng đói nghèo và an sinh xã hội ở
nông thôn và thành thị Việt Nam, các chính sách của nhà nước trong ứng phó
với đại dịch và sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức nhằm hỗ trợ
người dân trước tác động của dịch bệnh.


4

0

0


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ LÀN SÓNG DỊCH COVID-19 LẦN THỨ
1,2,3 VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO VÀ AN SINH XÃ HỘI Ở NÔNG
THÔN VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
1.1 Khái quát về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 1,2,3 ở Việt Nam
Trước khi dịch bệnh bùng phát, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia
có tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm và chính sách an sinh xã hội dần tiệm cận
được với đa số người dân trên cả nước.
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, Việt Nam chính thức cơng bố trường hợp
nhiễm COVID-19 đầu tiên. Kể từ đó, chính phủ đã có những phản ứng nhanh
chóng nhằm ngăn chặn dịch bệnh lan rộng và điều trị cho những người bị nhiễm,
tập trung vào việc giãn cách xã hội thông qua những chỉ thị cụ thể thông qua các
nỗ lực cụ thể như triển khai các biện pháp kiểm tra nhanh, truy vết thần tốc,
kiểm dịch, cách ly và hạn chế đi lại. Trong suốt năm 2020, Việt Nam ln duy
trì là một quốc gia có số ca nhiễm bệnh nằm ở mức thấp so với quốc tế. Đất
nước chính thức bước vào làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ hai vào đầu
tháng 3, theo đó chính phủ đã nhanh chóng theo dõi và cách ly khoảng 200 F1
tiếp xúc gần với những người bị nhiễm bệnh. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2020,
làn sóng dịch lần thứ ba đã bắt đầu tại thành phố Đà Nẵng, dẫn đến việc đóng
cửa tồn thành phố ngay lập tức.
Tính đến thời điểm tháng 3 năm 2021, cả nước chỉ ghi nhận 2.567 trường
hợp được xác nhận và 35 trường hợp tử vong. Việt Nam dường như đã vượt qua
giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch. Hầu hết các hoạt động kinh tế và xã hội đã trở
lại bình thường như thời điểm trước đại dịch và các biện pháp giãn cách xã hội

đã được nới lỏng trên khắp đất nước. Lý giải cho thành công của những đợt
chống dịch này, ngồi những lý do về chun mơn y tế thì cịn là nhờ vào tinh
thần u nước và đồn kết được đúc kết từ hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh
chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của người dân Việt Nam, được thể
hiện trong câu khẩu hiệu "khơng ai bị bỏ lại phía sau".

5

0

0


1.2 Tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 1,2,3 đến đói
nghèo và an sinh xã hội ở nơng thôn và đô thị Việt Nam
Cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới, tác động của đại dịch tồn
cầu COVID-19 đến kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của Việt Nam là vô cùng
nặng nề. Các lĩnh vực sản xuất, du lịch, giao thông vận tải, buôn bán đều bị sụt
giảm doanh thu một cách nhanh chóng. Khơng chỉ dừng lại ở đó, sợi dây liên kết
kinh tế quốc tế cũng bị đứt gãy và khơng có nhiều hoạt động thương mại, điều
này làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm mức cầu trên toàn thế giới.
Hàng triệu doanh nghiệp quốc doanh phải đóng cửa hoặc tạm ngưng hoạt động,
điều này đã trực tiếp khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất trong 10 năm trở
lại đây; 2,4 triệu người lao động được báo cáo là đã mất việc làm và có tới 17,6
triệu người được cho là đã bị ảnh hưởng thu nhập theo bao cáo của Tổ chức Lao
động Quốc tế. Theo một cuộc khảo sát của Oxfam công bố đầu năm 2021 được
thực hiện vào tháng 3 năm 2020, các nhóm dễ bị tổn thương nhất được xác định
là lao động khơng có hợp đồng và lao động nhập cư, bao gồm người thu gom rác
thải, giúp việc gia đình, bán hàng rong, tiểu thương khơng có giấy phép, xe ơm
và taxi, bốc vác tại các chợ đầu mối, và những người lao động khác trong lĩnh

vực dịch vụ. Cũng theo khảo sát của Oxfam vào đầu năm 2021, tỷ lệ gia tăng
đói nghèo nơng thơn và thành thị đều có sự gia tăng theo các giai đoạn dịch, tuy
nhiên không có nhiều biến động đáng kể do Việt Nam vẫn là một quốc gia kiểm
sốt tình hình dịch bệnh khá tốt và các chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ
những người dễ bị ảnh hưởng trong bối cảnh dịch bệnh cũng được Chính phủ
đưa ra kịp thời.
Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra gói hỗ trợ toàn diện cho các
doanh nghiệp, người lao động và các nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi việc tạm hỗn
nhiều hoạt động kinh tế và xã hội. Ngày 9 tháng 4, gói tài chính trị giá 62 nghìn
tỷ đồng được Chính phủ thông qua nhằm giúp đỡ đồng bài vượt qua đại dịch,
trong đó đặc biệt là những người lao động có hợp đồng lao động bị tạm hỗn
hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc chưa được thanh toán lương được hỗ trợ và
6

0

0


những người lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, theo báo
cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2021. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp được
cho là không nhận được hoặc phải đối mặt với sự chậm trễ của các cơ quan hành
chính và gặp khó khăn trong việc nhận các khoản hỗ trợ, trong đó đặc biệt là
những người bán hàng rong.
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà
nước và các tổ chức xã hội khác như cơng đồn, tổ chức doanh nghiệp và các tổ
chức đồn thể như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
cũng đã cung cấp những gói hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và các nhóm dễ
bị ảnh hưởng bởi COVID-19 theo nghiên cứu của Trung tâm Phát triển và Hội
nhập vào tháng 1 năm 2021. Tuy vậy, trụ sở Liên Hợp Quốc tại Việt Nam báo

cáo rằng hàng triệu hộ gia đình nơng thơn đã khơng nhận được gói hỗ trợ tiền
mặt của chính phủ và nguồn thu nhập trực tiếp bị giảm nghiêm trọng do hậu quả
của đại dịch, trầm trọng hơn do giá thực phẩm tăng và nhà trường đóng cửa nên
các hộ gia đình cũng phải tăng thêm khẩu phần ăn cho trẻ nhỏ.
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ LÀN SÓNG DỊCH COVID-19 LẦN
THỨ 4 VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO VÀ AN SINH XÃ HỘI Ở
NÔNG THÔN VÀ ĐÔ THỊ VIỆT NAM
2.1 Khái quát về làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4
Tháng 4 năm 2021 được xác định là thời điểm bắt đầu làn sóng dịch
COVID-19 lần thứ tư ở Việt Nam khi số trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng
một cách chóng mặt, liên tiếp các kỷ lục đã được báo cáo. Tỷ lệ lây nhiễm bắt
đầu tăng đáng kể từ đầu tháng 7 và đạt đỉnh gần 15.000 ca nhiễm hàng ngày vào
ngày 3 tháng 9. Điều này đã khiến các bệnh viện ở nhiều khu vực bị quá tải,
chính vì vậy, chính phủ đã cho lập nên các bệnh viện dã chiến để cung cấp các
dịch vụ y tế kịp thời và đầy đủ cho toàn bộ những trường hợp bị nhiễm bệnh.
Lực lượng quân đội cũng được điều động để triển khai các biện pháp nhằm hạn
chế di chuyển của người dân và cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm cho những
7

0

0


hộ cư dân bị phong toả. Thành phố Hà Nội cũng được chia thành các vùng màu
đỏ, cam và xanh lá cây, dựa trên nguy cơ lây nhiễm khác nhau. Điều này giúp
thành phố dễ dàng phân loại và theo dõi các hoạt động của người dân trong từng
khu vực nhằm hạn chế tiếp xúc gây lây lan vi rút. Cách phân chia theo vùng này
cũng đã được áp dụng thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Reuters,
ngày 23 tháng 8 đã ghi nhận số ca chết vì COVID-19 đạt đỉnh với 389 người,

trong đó tập trung nhiều nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh với số người chết
vượt quá 200 người mỗi ngày. Tính đến ngày 12 tháng 11, Việt Nam đã vượt
tổng số một triệu ca nhiễm và 22.849 ca tử vong liên quan đến vi rút Corona kể
từ khi đại dịch bắt đầu.
2.2 Tác động của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 đến đói nghèo và an
sinh xã hội ở nơng thơn và đơ thị Việt Nam
2.2.1 Đói nghèo
Do những ảnh hưởng trực tiếp từ làn sóng dịch bệnh lần thứ tư, và những
hệ quả để lại của ba làn sóng dịch bệnh COVID-19 trước đã khiến cho tỷ lệ đói
nghèo của Việt Nam ở cả thành thị và nông thôn gia tăng đáng kể. Ở thành thị,
các nhóm đối tượng dễ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch nhất có thể kể đến
các doanh nghiệp tư nhân, các cá nhân người lao động khơng có hợp đồng chính
thức và lao động nhập cư từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước bao gồm
người thu gom rác thải, giúp việc gia đình, bán hàng rong, tiểu thương khơng có
giấy phép, xe ôm, taxi các nhóm dễ bị tổn thương nhất được xác định là lao
động khơng có hợp đồng và lao động nhập cư, bao gồm người thu gom rác thải,
giúp việc gia đình, bán hàng rong, tiểu thương khơng có giấy phép, xe ôm và
taxi, bốc vác tại các chợ đầu mối, và những người lao động khác trong lĩnh vực
dịch vụ. Những người này khi các làn sóng dịch bệnh ập đến, họ sẽ mất hoàn
toàn khả năng tiếp cận với những cơng cụ sản xuất dẫn đến đói nghèo. Mặt
khác, đây thường là những đối tượng cư trú tạm thời ở các tình/thành phố để
kiếm sống, dẫn đến nhiều trường hợp họ phải chịu sự chậm trễ hoặc khơng nhận
được các gói hỗ trợ từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành.
8

0

0



Ở nơng thơn do cơ bản có thể tự túc được kinh tế, lương thực, từ đó dẫn
đến tỉ lệ đói nghèo khơng tăng mạnh như ở thành thị. Tuy vậy, cũng chính vì hậu
quả của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, cộng hưởng cùng các lần trước nên
nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Các mặt hàng bán ra khơng nhiều,
việc cung ứng hàng hóa, nơng sản cho các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng bị
ảnh hưởng, thậm chí là phải bán ra với giá gốc, các dịch vụ kinh doanh khơng
đủ nguồn chi phí để vận hành, đầu tư khơng có lãi đã khiến cho nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ cũng như những người nông dân ở các khu vực nông thôn
phải chịu lỗ và ngừng kinh doanh. Điều này được thể hiện ở các đợt giải cứu
lương thực diễn ra trong các làn sóng dịch như giải cứu vải Hưng n, giải cứu
nơng sản Hải Dương, giải cứu vải thiều Bắc Giang và nhiều đợt giải cứu khác.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đầu năm 2021, đã có
tới 46,6% các doanh nghiệp ở các vùng nơng thôn phải ngừng kinh doanh do
diễn biến dịch bệnh căng thẳng.
2.2.2 An sinh xã hội
Tác động mạnh mẽ của làn sóng dịch bệnh lần thứ 4 đã khiến cho các
chính sách an sinh xã hội Chính phủ khơng được thực hiện một cách triệt để,
tồn diện và cơng bằng đến toàn bộ những người vốn được hưởng nguồn hỗ trợ
này. Để hỗ trợ cho những người phải chịu tác động trực tiếp từ hệ quả của đại
dịch, Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định đưa ra gói hỗ trợ trị giá 26 nghìn tỷ
đồng, với khẩu hiệu “Bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy phục hồi kinh tế, ổn
định sản xuất kinh doanh” và thêm 38 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người lao động
đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy vậy, trong bản phân tích tồn
diện được đưa ra vào vào đầu năm 2021, UNDP lập luận rằng gói thứ hai này
khơng đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi
làn sóng thứ tư COVID-19, với phần lớn người trả lời khảo sát không nhận được
hỗ trợ tài chính bao gồm cả ở thành thị và nơng thơn. Gói tài chính được cho
rằng chỉ dựa vào việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội và các khoản đóng góp
khác, thay vì hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt cho các nhóm dễ bị tổn thương và
phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách địa phương, dẫn đến sự kém hiệu quả và

9

0

0


không công bằng giữa các tỉnh/thành phố trên cả nước. Theo đó, những người di
cư đến các tỉnh khác làm việc sẽ tiếp tục được xếp vào nhóm đặc biệt dễ bị tổn
thương, thường bị từ chối bất kỳ sự hỗ trợ nào do tình trạng cư trú tạm thời của
họ ở những nơi họ làm việc.
2.3 Các chính sách và hành động hỗ trợ của nhà nước trong bối cảnh
Covid-19
Sau một số thử nghiệm, Chính phủ đã chính thức khởi động giai đoạn 1
của chiến dịch tiêm chủng vào ngày 8 tháng 3 năm 2021, tập trung vào những
người lao động tuyến đầu. Theo thống kế của WHO, Tính đến ngày 25 tháng 4,
có tổng số 209.632 liều vắc xin đã được tiêm, nhưng phải đến tháng 9 mới có
một triệu người được tiêm chủng đầy đủ. Việt Nam đã dựa vào chương trình
COVAX tồn cầu do WHO và các đối tác điều phối để mua vắc xin, và nhận các
khoản tài trợ từ các nước như Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Trong đợt thứ tư này, Chính phủ đã dần thắt chặt các quy định hạn chế
trên toàn quốc bao gồm cả việc thiết lập các cửa ngõ ra vào giữa các tỉnh./thành
phố cũng như các trạm kiểm dịch đặt ở tồn bộ khu vực Đơng Nam Bộ và Đông
bằng sông Cửu Long. Vào ngày 23 tháng 8 năm 2021, quân đội được triển khai
tại thành phố Hồ Chí Minh để siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng
chống COVID-19 theo Chỉ thị 16. Trên khắp cả nước, người dân phàn nàn về
việc giá lương thực và các mặt hàng thiết yếu khác tăng nhanh. Mặt khác, để hỗ
trợ kịp thời cho các doanh nghiệp, cá nhân chịu ảnh hưởng của đợt dịch lần thứ
4 này, Chính phủ Việt Nam đã ký quyết định đưa ra gói hỗ trợ trị giá 26 nghìn
tỷ đồng, với khẩu hiệu “Bảo đảm an sinh xã hội và thúc đẩy phục hồi kinh tế, ổn

định sản xuất kinh doanh” và thêm 38 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người lao động
đủ điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nguồn vốn hỗ trợ không nhiều
như các đợt dịch trước và cũng còn nhiều lỗ hổng, tuy vậy đã phần hỗ trợ phần
nào cho bộ phận người dễ chịu tổn thương nhất trong diễn biến dịch bệnh ngày
càng nguy hiểm như hiện nay.

10

0

0


2.4 Sự tham gia của doanh nghiệp và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ người
dân trong bối cảnh Covid-19
Bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà
nước, xã hội dân sự cũng đã triển khai những chương trình nhằm cung cấp
những gói hỗ trợ trực tiếp cho người lao động và các nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi
COVID-19 như cơng đồn, tổ chức doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể như
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Mặt khác, các
chuyên gia y tế và các tình nguyện viên từ khắp các tỉnh thành trên cả nước cũng
đã dồn về tâm dịch là Thành phố Hồ Chí Minh để chi viện sức người nhằm hỗ
trợ hết sức cho các tỉnh thành phố với mục tiêu cả nước đoàn kết cùng nhau
chiến thắng dịch bệnh. Điều này đã thể hiện giá trị cốt lõi của người Việt Nam,
sự đồn kết một lịng được chính phủ và các tổ chức đề cao tại thời điểm dịch
bệnh căng thẳng này.
KẾT LUẬN
Đại dịch COVID-19 ở Việt Nam được chia thành hai giai đoạn chính.
Giai đoạn đầu tiên bao gồm phần lớn thời gian của năm 2020 và giai đoạn thứ 2
với làn sóng dịch lần 4 vẫn đang diễn biến căng thẳng ở nhiều địa phương trên

cả nước. Tuy vậy, trong cả 4 làn sóng dịch bệnh, với sự dẫn dắt của chính phủ,
sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, các tổ chức xã hội, các cá nhân đã góp
phần giúp giảm thiếu một cách thấp nhất có thể những hậu quả nghiêm trọng do
dịch COVID-19 gây nên. Trong đó đặc biệt phải kể đến các chính sách và hành
động hỗ trợ của nhà nước trong bối cảnh Covid-19 cũng như sự tham gia của
doanh nghiệp và các tổ chức khác nhằm hỗ trợ người dân trong bối cảnh Covid19 trong tiến trình bảo đảm an sinh xã hội và giảm thiểu tỷ lệ đói nghèo ở cả
nơng thôn và thành thị Việt Nam. Tuy vậy, con số thực tế vẫn chưa thực sự khả
quan và vẫn cần nhiều những nỗ lực hơn nữa từ cả xã hội trong bối cảnh dịch
bệnh vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp như hiện nay. Trải qua 4 làn sóng
11

0

0


dịch, Việt Nam đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Thứ nhất, cần
phải đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine Covid-19. Để có đủ lượng
vaccine cho toàn dân, việc tiếp cận sớm nguồn vaccine là điều vô cùng quan
trọng. Điều này được thể hiện trong các hoạt động ngoại giao vaccine của Nhà
nước và Chính phủ. Thứ hai, các gói hỗ trợ cho người dân cần được thực hiện
đồng bộ hơn và phải có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo quá trình hỗ trợ diễn ra
minh bạch, chính xác. Thứ ba, cơng tác truyền thơng trong phịng chống dịch
bệnh cũng cần được tăng cường nhằm đảo bảo sự xuyên suốt cũng như sự ủng
hộ của người dân. Thứ tư, tiếp tục phát huy những giá trị nhân văn truyền thống
cao đẹp của người dân Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh gây ra rất nhiều khó
khăn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Nguyễn Văn Sửu (2015), “Tập bài giảng Nhân học đại cương”, Hà Nội.

2.

TS. Đinh Thị Thanh Huyền, TS. Phan Thị Ngọc, “Bài giảng lý thuyết theo

chủ đề”.
3.

TS. Đinh Thị Thanh Huyền, TS. Phan Thị Ngọc, “Tài liệu đọc thêm”.

4.

CARE International, 2020, Rapid Gender Analysis for COVID-19. CARE

Vietnam, May 2020. />5.

Center for Development and Integration (CDI), 2021, Initiatives on Social

Protection: Supporting Vietnamese Workers in Response to COVID-19. CDI,
Hanoi.

January

2021.

/>
content/uploads/2021/04/210322_Intiatives-supporting-workers-inCovid_Eng.pdf
6.


Ha, Bui Thi Thu, La Ngoc Quang, Pham Quoc Thanh, Duong Minh Duc,

Tolib Mirzoev, Thi My Anh Bui, 2021. Community engagement in the

12

0

0


prevention and control of COVID-19: Insights from Vietnam. PLOS One.
September 8, 2021. />7.

International Labour Organisation (ILO), 2020, COVID-19 Situation -

Impacts and Responses: What Trade Unions and Employers need to know.
Special

Edition

Bulletin,

ILO.

/>8.

Le, T.-A.T.; Vodden, K.; Wu, J.; Atiwesh, G. 2021, Policy Responses to


the COVID-19 Pandemic in Vietnam. Int. J. Environ. Res. Public Health 2021,
18, 559. />9.

Oxfam,

2020,

Leave

No

One

Behind.

/>10.

Nguyen NH, Van Nguyen T, Nguyen AQ, Van Nguyen P, Nguyen TNM,

2020, The first cohort of the COVID-19 patients in Vietnam and the national
response to the pandemic. Int J Med Sci. 2020;17(16):2449-2453. Published
2020 Sep 9. />11.
ready

Ministry of Construction (Vietnam), 2021, Localities, sectors nationwide
for

the

new


normal.

Press

release,

13th

October

2021.

/>12.

Pollack, T., Thwaites, G., Rabaa, M. and 17 others, Emerging COVID-19

success story: Vietnam’s commitment to containment. Exemplars in Global
Health and Our World in Data, online at />13.

Reuters,

2021a,

COV1D-19

Tracker:

Vietnam.


Accessed 03 November 2021.
14.
curbs.

Reuters 2021b, Vietnam posts record GDP slump in Q3 due to COVID-19
/>
slump-q3-due-covid-19-curbs-2021-09-29/ accessed 03 November 2021
13

0

0


15.

Tran, Thi Phuong Thao, Thanh Ha Le, Thi Ngoc Phuong Nguyen, and Van

Minh Hoang, 2021, Rapid response to the COVID-19 pandemic: Vietnam
government’s experience and preliminary success. Journal of Global Health, 6
April 2021
16.

United Nations Vietnam, 2020, UN Analysis on Social Impacts of Covid-

19 and Strategic Policy Recommendations for Viet Nam. United Nations, Hanoi.
August 2020. />%20on%20social%20impacts%20of%20COVID-19%20and%20strategic
%20policy%20recommendations%20for%20Viet%20Nam.pdf
17.


United

Nations

Development

Programme

(UNDP)

2021

Rapid

assessment of the design and implementation of Government’s 2nd support
package for people affected by Covid-19: Summary Report. United Nations
Development

Programme,

Hanoi,

September

2021.

/>oCovid_DungN-24-9-2021-Eng.pdf
18.

UNICEF 2020, Rapid Assessment on the Social and Economic Impacts of


Covid-19 on Children and Families in Viet Nam. UNICEF, Ha Noi, August
/>
2020.

economic-impacts-covid-19-children-and-families-viet-nam
19.
inside

Vietnam.net 2021, ‘3 on-site' model runs into problems as virus spreads
facilities. />
problems-as-virus-spreads-inside-isolated-facilities-764866.html

accessed

03

November 2021
20.

Vietnam Plus, 2021, Vaccine diplomacy is very important and urgent:

Minister. 08 September 2021. />21.

VN

Express,

2021,


Covid-19

in

Vietnam:

Vaccination

Data.

accessed 03 November 2021.
22.

VNP, 2021, Viet Nam may approve at least one domestic COVID-19

vaccine this year. 14th September 2021.
14

0

0

/>

Nam-may-approve-at-least-one-domestic-COVID19-vaccine-thisyear/20219/45478.vgp
23.

World Bank, 2020, Taking Stock, July 2020: What will be the New

Normal for Vietnam? The economic impact of COVID-19. World Bank Group,

Washington DC. />
15

0

0



×