Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Cách tính sản lượng quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 102 trang )

1


Chương 2.
Cách tính sản lượng quốc gia

2


Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
• Hiểu thế nào là tính mức hoạt động của một nền kinh tế và ý nghĩa của điều này.
• Biết các loại giá được sử dụng trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA).
• Phân biệt giữa chỉ tiêu danh nghĩa với chỉ tiêu thực.
• Phân biệt 2 chỉ tiêu: GDP, GNP và mối liên hệ giữa chúng.
• Biết 3 phương pháp xác định sản lượng quốc gia (GDP) và cơng thức tính.
• Biết các chỉ tiêu của hệ thống tài khoản quốc gia và cách tính.
• Biết các đồng nhất thức vĩ mô căn bản.
3


Một số vấn đề cơ bản
Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế
Các chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)
Các đồng nhất thức vĩ mô căn bản
4


Sản lượng quốc gia

Chính phủ


• Là thước đo thành tựu kinh tế hàng
năm của một quốc gia.
• Là cơ sở để hoạch định các chính
sách kinh tế vĩ mơ

Doanh
nghiệp

• Ảnh hưởng đến sức mua tồn XH
• Là cơ sở để doanh nghiệp hoạch
định chiến lược kinh doanh

Người dân

• Phản ánh tổng thu nhập
• Cơ hội việc làm

5


I. Một số vấn đề cơ bản

1. Các quan điểm về sản xuất
2. Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)
3. Giá cả trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA)

6


1. Các quan điểm về sản xuất

§ Quan điểm cổ điển:

Sản xuất là hoạt động tạo ra những sản phẩm vật chất.
§ Quan điểm hiện nay:

Sản xuất là hoạt động tạo ra những sản phẩm vật chất và dịch
vụ có ích cho xã hội.
→ Đây là cơ sở hình thành cách tính sản lượng quốc gia theo hệ
thống tài khoản quốc gia (SNA - System of National Accounts)
7


2. Hệ thống tài khoản quốc gia: SNA
(System of National Accounts)
1. Tổng sản phẩm quốc nội: GDP (Gross Domestic Product)
2. Tổng sản phẩm quốc gia: GNP (Gross National Product)
hay Tổng thu nhập quốc gia GNI ( Gross National Income)
3. Sản phẩm quốc nội ròng: NDP (Net Domestic Product)
4. Sản phẩm quốc gia ròng: NNP (Net National Product)
5. Thu nhập quốc gia: NI (National Income)
6. Thu nhập cá nhân: PI (Personal Income)
7. Thu nhập khả dụng: DI (Disposable Personal Income)
8


2. Hệ thống tài khoản quốc gia: SNA
(System of National Accounts)
Các chỉ tiêu của hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) được phân thành 2
nhóm:



Chỉ tiêu theo quan điểm lãnh thổ: GDP và NDP



Chỉ tiêu theo quan điểm quyền sở hữu: GNP, NNP, NI, PI và DI

9


Quan điểm lãnh thổ và quan điểm quyền sở hữu
C

A

Công dân VN

Cơng
dân
VN

Việt Nam

Cơng
dân
nước
ngồi

Thế giới


B

𝐆𝐃𝐏 (𝐕𝐍) = 𝐀 + 𝐁
𝐆𝐍𝐏 (𝐕𝐍) = 𝐀 + 𝐂
10


3. Giá cả trong hệ thống tài khoản quốc gia: SNA


Giá thị trường (mp - market price): bao gồm thuế gián thu (Ti - indirect Taxes) → chỉ
tiêu theo giá thị trường; VD GDPmp



Giá sản xuất hay chi phí yếu tố sản xuất (fc - factor cost): không bao gồm Ti → chỉ tiêu
theo giá sản xuất; VD GDPfc



Giá hiện hành (current price): giá của năm sản xuất → chỉ tiêu danh nghĩa (N –
nominal) ; VD chỉ tiêu GDP danh nghĩa là GDPN



Giá cố định (constant price): giá của năm gốc → chỉ tiêu thực (R - real) ; VD chỉ tiêu
GDP thực là GDPR

v Mối liên hệ giữa các chỉ tiêu theo các loại giá:
§ Chỉ tiêu theo chi phí yếu tố= chỉ tiêu theo giá thị trường – Thuế gián thu


§ 𝐶ℎỉ 𝑡𝑖ê𝑢 𝑡ℎự𝑐 =

!"ỉ $%ê' ()*" *+"ĩ)
×100
-"ỉ .ố +%á

11


3. Giá cả trong hệ thống tài khoản quốc gia: SNA
Lưu ý:
• Chỉ tiêu tính được trước nhất trong SNA theo dữ liệu là chỉ tiêu
GDP danh nghĩa theo giá thị trường (GDPmp)
• Muốn so sánh mức độ sản xuất giữa các năm hoặc tính tốc độ tăng
trưởng kinh tế (g) phải dùng chỉ tiêu thực
!
GDP !R 1GDP !"#
GDP
R * 100 =
R − 1 . 100
• g (%) =
!"#
GDP !"#
GDP
R
R

g > 0: tăng trưởng kinh tế
g < 0: suy thoái kinh tế

g = 0: kinh tế không tăng trưởng
12


v VD: Với các số liệu:
GDP danh nghĩa (tỷ USD)

Chỉ số giá

Năm 2020:

2000

100

Năm 2021:

2530

115

• GDP thực năm 2021 và GDP thc nm 2020:
2530
3435
2
=
ì100 = 2200
115
2000
=

ì100 = 2000
100
ã Tc tng trưởng kinh tế năm 2021:
𝐺𝐷𝑃23434

𝑔3435

2200 − 2000
=
×100 = 10%
2000
13


GDP thực và GDP danh nghĩa
GDP danh nghĩa
(Nominal GDP)- GDPN
§ Là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ
được tính theo giá hiện hành (pt)

GDPtN =∑qit.pit

qit: khối lượng hàng hoá i SX năm t
Pit giá hàng hoá i năm t

→ GDP danh nghĩa thay đổi qua các năm có thể
do:

• giá các hàng hóa & dv (Pit) thay đổi
• hoặc khối lượng hàng hoá SX (qit) thay đổi


GDP thực ( Real GDP): -GDPR
• Là giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ
được tính theo giá cố định (p0)

• GDPtR =∑qit.pi0

Pi0 giá hàng hoá i năm gốc

→GDP thực thay đổi qua các năm chỉ do
§ khối lượng HH& DV sản xuất (qit) thay đổi

§ Năm gốc: GDP danh nghĩa = GDP thực
§ GDP thực dùng để tính tốc độ tăng trưởng kinh
tế, phản ánh mức sống
14


GDP danh nghĩa và GDP thực
v Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP: Id (GDP deflator)
Nominal GDP
GDP Deflator =
. 100
Real GDP
t
GDP
N
I dt =
´ 100
t

GDPR

v Lưu ý:



Chỉ số Id phản ánh tỷ lệ thay đổi của mức giá hiện hành so với
mức giá năm gốc.

• Chỉ số Id của năm gốc luôn bằng 100
15


VD: Giả sử quốc gia A chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm là gạo và vải
như sau:
Năm gốc: 2015
Hàng
hóa

Năm 2015

Năm 2020

ĐVT

Số lượng
(Q)

Giá (P)


Số lượng (Q)

Giá (P)

Gạo

kg

80

10$

100

20$

Vải

m

150

40$

200

80$

1. Tính GDP danh nghĩa năm 2015 và năm 2020.
2. Tính GDP thực năm 2015 và năm 2020.

3. Tính chỉ số giảm phát theo GDP năm 2015 và năm 2020
16


VD: Quốc gia A SX ra 2 loại sản phẩm là gạo và vải như sau
Năm gốc: 2015
Hàng hóa

Năm 2015

Năm 2020

ĐVT

Số lượng (Qt)

Giá ( Pt)

Số lượng (Qt)

Giá (Pt)

Gạo

kg

80

10$


100

20$

Vải

m

150

40$

200

80$

GDP danh nghĩa:
Năm 2015:GDPN = (80 kg gạo x …$) + ( 150 m vải x ……$) = ……….$
Năm 2020: GDPN = (…..kg gạo x …..$) + ( …. m vải x ….$) = ……….$
GDP thực :
Năm 2015: GDPR = (80 kg gạo x …$) + ( 150 m vải x …$) = ……$
Năm 2020: GDPR = (…… kg gạo x …$) + ( ……m vải x …..$) = …….$
………..$
×100
……..$

Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP: Năm 2015: Id =

………..$
×100

………….$

Chỉ số điều chỉnh lạm phát theo GDP: Năm 2020 Id =
5/7/22

Bộ môn Kinh tế cơ bản

= ⋯..

= ⋯……
17


3. Giá cả trong hệ thống tài khoản quốc gia: SNA
GDPfc = GDPmp – Ti
Giá thị trường (mp): Giá
người mua phải trả (bao gồm
thuế gián thu) ⇨ GDPmp

Giá sản xuất (fc): Giá người
bán thực nhận (không bao
gồm thuế gián thu) ⇨ GDPfc

Giá hiện hành (Pt): Giá của
năm sản xuất ⇨ GDPN

Giá cố định (P0): Giá của
năm gốc ⇨ GDPR

𝒕

𝑮𝑫𝑷
𝑵
𝑮𝑫𝑷𝒕𝑹 =
𝒕 ×𝟏𝟎𝟎
𝑰𝒅

18


v Tính các chỉ tiêu giá trị sản lượng thực:
a. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa chia cho chỉ số giá
b. Lấy chỉ tiêu danh nghĩa nhân với chỉ số giá
c. Tính theo giá cố định
d. Câu (a) và (c) đúng

v Để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ, người ta sử dụng:
a. Chỉ tiêu theo giá thị trường
b. Chỉ tiêu thực
c. Chỉ tiêu danh nghĩa
d. Chỉ tiêu sản xuất
19


II. Cách tính mức hoạt động của một nền kinh tế

1. Một số khái niệm
2. Ba mơ hình kinh tế
3. Sơ đồ chu chuyển kinh tế
4. Ba phương pháp tính sản lượng quốc gia


20


1. Một số khái niệm
a. Tiêu dùng của dân cư: C (Consumption)
Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của các hộ gia đình nhằm thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng của cá nhân (Lưu ý: Không bao gồm việc mua nhà ở mới)

b. Đầu tư tư nhân: I (Investment)
Là các khoản đầu tư vật chất của doanh nghiệp, gồm những hàng hóa để sản
xuất và sử dụng trong tương lai, gồm 3 phần:
• Chi mua máy móc thiết bị (hàng tư bản) mới, xây dựng nhà xưởng… của
doanh nghiệp.
• Mua sắm nhà ở mới của hộ gia đình
• Tích lũy hàng tồn kho (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm)

Lưu ý: Không bao gồm đầu tư vào tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu)
21


b. Đầu tư tư nhân: I (Investment)
Đầu tư nhằm 2 mục đích:
1. Thay thế, bù đắp những máy móc thiết bị sử dụng đã hao mịn
hư hỏng trong q trình SX kinh doanh → Khấu hao (De - Depreciation)
2. Mở rộng quy mô, tăng khả năng sản xuất → Đầu tư ròng/mới (IN – Net
Invesment)
→ Đầu tư tư nhân = Khấu hao + Đầu tư ròng
→ I

=


De

+

IN

(và do vậy: De = I – IN)
22


c. Chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ: G
(Government spending on goods & services)
v Chi mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ: G (trung ương & địa phương)
bao gồm 2 phần:
• Chi tiêu thường xuyên của chính phủ (Cg): tiền lương trả cho những
người làm việc trong khu vực chính phủ và tiền chi tiêu cho các hoạt
động cơng.
• Chi tiêu đầu tư của chính phủ (Ig): xây dựng bến cảng, cầu đường, cơng
viên…
• G = Cg + Ig
ü Lưu ý: Trong chi tiêu G không bao gồm khoản chi chuyển nhượng (Tr)
23


d. Chi chuyển nhượng: Tr (Transfer payments)
v Chi chuyển nhượng là khoản tiền chính phủ thanh tốn cho các cá
nhân mà khơng cần có hàng hố và dịch vụ đối ứng, bao gồm:
• trợ cấp thất nghiệp
• trợ cấp người nghèo

• trợ cấp cho người già, người khuyết tật
• trợ cấp học bổng
• trợ cấp hưu trí, …

24


e. Thuế (Taxes)
v Thuế / Tổng số thuế (Tx): là tồn bộ số tiền thuế chính phủ thu được
từ 2 loại thuế:
• Thuế gián thu (Indirect Taxes - Ti) gồm: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế sử dụng tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu, thuế trước bạ, …
• Thuế trực thu (Direct Taxes - Td) gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thừa kế tài sản, …
• Tx = Ti + Td
v Thuế rịng (Net Taxes - T): T = Tx – Tr

25


×