CHƯƠNG III
TỔNG CẦU VÀ XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG QUỐC GIA
Chương này tập trung nghiên cứu mặt cầu của nền kinh tế: các thành phần của tổng cầu, các
nhân tố qui định sự biến động của tổng cầu. và vai trò của tổng cầu trong việc xác định mức sản lượng
trong nền kinh tế. Phần cuối của chương giới thiệu chính sách tài khoá nhằm ổn định nền kinh tế trong
ngắn hạn.
Hoạt động kinh tế biến động từ năm này sang năm khác. Trong hầu hết các năm, sản xuất hàng
hóa và dịch vụ tăng lên. Do đó, có sự tăng lên của lực lượng lao động tư bản và tiến bộ công nghệ, nền
kinh tế ngày càng có thể sản xuất nhiều hơn. Sự tăng trưởng này ngày càng cho phép mọi người hưởng
thụ mức sống cao hơn.
Tuy nhiên trong một số năm, sự tăng trưởng bình thường này không xảy ra. Các doanh nghiệp
không bán được hết hàng hóa và dịch vụ và quyết định cắt giảm sản xuất. Nhiều công nhân bị sa thải,
thất nghiệp bị tăng cao và các nhà máy thì bị bỏ không. Khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa và dịch vụ ít
hơn, GDP thực tế và các đại lượng phản ánh thu nhập khác giảm đi. Những thời kỳ thu nhập giảm
trong khi thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thoái nếu tình trạng không nghiêm trọng, và được gọi là
khủng hoảng nếu nó gọi là trầm trọng.
Điều gì đã gây ra biến động của hoạt động kinh tế trong ngắn hạn? Các chính sách công cộng có
thể làm gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập giảm sút và thất nghiệp tăng cao? Khi suy giảm hoặc suy
thoái xảy ra, các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để giảm bớt độ dài và mức độ trầm trọng của
chúng? Đây là câu hỏi mà chúng ta cần xem xét trong chương này và hai chương tiếp theo.
Các biến số mà chúng ta nghiên cứu trong các chương tiếp theo phần lớn là các biến cố mà
chúng ta đã biết. Đó là GDP, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mức giá. Các công cụ và chính
sách của chính phủ như chi tiêu, cung ứng và tiền tệ cũng quen thuộc với chúng ta. Cái khác trong các
chương tiếp theo là ở khoảng thời gian phân tích. Trọng tâm của chương vừa rồi là nền kinh tế trong
dài hạn. Giờ đây, chúng ta quan tâm đến những biến động ngắn hạn xung quanh xu hướng dài hạn của
nền kinh tế.
Mặc dù còn có sự tranh luận giữa các nhà kinh tế vế phương pháp phân tích các biến động ngắn
hạn, nhưng hầu hết các nhà kinh tế đều sử dụng mô hình tổng cung và tổng cầu. Học cách vận dụng mô
hình này để phân tích ảnh hưởng của các chính sách là nhiệm vụ chủ yếu sắp tới của chúng ta. Trong
chương này, chúng ta bàn đến hai mảng then yếu của mô hình của tổng cung và tổng cầu. Sau khi có
cái nhìn tổng quan vế mô hình trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong hai chương tiếp
theo.
Ba bằng chứng về biến động kinh tế
Những biến động ngắn hạn trong hoạt động kinh tế diễn ra ở các nước và mọi thời đại trong suốt
chiều dài lịch sử. Để có điểm khởi đầu cho việc tìm hiểu những biến động từ năm này sang năm khác,
chúng ta hãy trình bày một vài tính chất quan trọng nhất của chúng.
Bằng chứng 1: Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và không thể dự báo
Biến động của nền kinh tế thường được gọi là chu kỳ kinh doanh. Như thuật ngữ này cho thấy,
biến động kinh tế gắn liền với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh, khi GDP tăng trưởng nhanh,
hoạt động kinh doanh phát đạt. Các doanh nghiệp thấy có rất nhiều khách hàng và lợi nhuận ngày càng
tăng. Ngược lại, khi GDP thực tế giảm, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ hoạt động
kinh tế suy giảm, hầu hết các doanh nghiệp bán được ít hàng hơn và kiếm được ít lợi nhuận hơn.
1
Tuy nhiên, thuật ngữ chu kỳ kinh doanh có thể dẫn tới sự hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý rằng biến
động kinh tế tuân theo một quy luật mang tính định kỳ và có thể dự báo trước. Trên thực tế, chu kỳ
kinh doanh không hề có tính chất định kỳ và không thể dự báo với độ chính xác cao.
Bằng chứng 2: Hầu hết các đại lượng kinh tế vĩ mô biến động cùng nhau
GDP thực tế được dùng để theo dõi những thay đổi trong ngắn hạn của nền kinh tế vì nó là đại
lượng toàn diện nhất về hoạt động kinh tế. GDP thực tế phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Nó cũng phản ánh tổng thu nhập (đã trừ lạm phát) của
mọi người trong nền kinh tế.
Nhưng thực ra khi theo dõi biến động kinh tế ngắn hạn lại khác, việc sử dụng đại lượng nào để
phản ánh hoạt động kinh tế mà chúng ta theo dõi không quan trọng. Phần lớn các biến cố kinh tế vĩ mô
phản ánh dạng nào đó của thu nhập, chi tiêu hay sản xuất, biến động cùng với nhau. Khi GDP giảm
trong thời kỳ suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận công ty, tiêu dùng, đầu tư, sản xuất công
nghiệp, doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô tô cũng giảm xuống. Do suy thoái là một hiện
tượng xảy ra trong toàn nền kinh tế, nên nó biểu thị trong nhiều nguồn số liệu vĩ mô khác nhau.
Mặc dù các biến số kinh tế biến động cùng với nhau, song chúng biến động với quy mô khác
nhau. Cụ thể, đầu tư biến động rất mạnh trong thời kỳ kinh doanh. Mặc dù đầu tư chỉ là một phần nhỏ
trong GDP, nhưng sự suy giảm trong đầu tư đóng góp lớn vào mức suy giảm GDP trong thời kỳ suy
thoái. Nói cách khác, khi tình hình kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm đều bắt nguồn từ giảm sút
chi tiêu để xây dựng nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn kho mới.
Bằng chứng 3: Khi sản lượng giảm, thất nghiệp sẽ tăng
Những thay đổi trong sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế gắn chặt với những thay
đổi trong việc sử dụng lực lượng lao động của nền kinh tế. Nói cách khác, khi GDP thực tế giảm, thất
nghiệp sẽ tăng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: khi các doanh nghiệp sản xuất ít hàng hóa và
dịch vụ hơn, họ sa thải bớt công nhân và số người thất nghiệp tăng.
1. CÁC THÀNH TỐ CỦA TỔNG CẦU.
1.1. Tiêu dùng và tiết kiệm.
1.1.1. Khái niệm.
Toàn bộ thu nhập của khu vực hộ gia đình do cung cấp các yếu tố sản xuất được dành phần lớn
để chi mua hàng hoá và dịch vụ cho đời sống, phần còn lại để dành tiết kiệm.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình.
Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân, đó là thu nhập khả dụng cá nhân, thu nhập dự
đoán và lãi suất.
Thu nhập khả dụng cá nhân là tổng số thu nhập mà một cá nhân hoặc một hộ gia đình có thể
sử dụng cho tiêu dùng và cho tiết kiệm.Thu nhập khả dụng của hộ gia đình được xác định bằng tổng số
thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ lợi tức cho vay, cổ tức, tiền cho thuê các yếu tố sản xuất
kinh doanh, tiền lương, tiền trợ cấp (trợ cấp nghỉ hưu, thất nghiệp, khó khăn, học bổng .v.v ) sau đó trừ
đi khoản thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội. Thu nhập khả dụng được sử dụng vào hai mục
đích: tiêu dùng và tiết kiệm.
Khi sử dụng lương thực thực phẩm, quần áo hoặc đi xem phim chúng ta đã tiêu dùng sản phẩm
của nền kinh tế.Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi trừ đi tiêu dùng. Do đó, thu
nhập khả dụng Yd tăng thì tiêu dùng (C) tăng và tiết kiệm (S) tăng. Ngoài ra, khi thu nhập dự đoán
tăng thì chi tiêu cũng tăng.
2
Trong khi đó, lãi suất lại có xu hướng biến động ngược chiều với tiêu dùng. Lãi suất cao thì chi
tiêu tiêu dùng giảm.Bởi vì, lãi suất cao sẽ không khuyến khích chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình đặc
biệt là các khoản chi tiêu trả góp, trái lại nó khuyến khích tiết kiệm. Ngược lại, với mức lãi suất thấp
hơn thì các hộ gia đình có khuynh hướng chi tiêu nhiều hơn.
1.1.3. Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm cá nhân.
· Hàm tiêu dùng.
Mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập khả dụng gọi là hàm tiêu dùng cá nhân: C = f(Y
d
).
Các hộ gia đình luôn luôn chi tiêu tiêu dùng ở bất kỳ mức thu nhập nào, một đại lượng mà
chúng ta gọi là tiêu dùng tự định ( ), đây là một đại lượng độc lập với thu nhập. Ví dụ = 250
Người ta có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập khả dụng của họ tăng. Lượng tăng của
chi tiêu tiêu dùng khi có thêm 1 đồng trong thu nhập khả dụng được gọi là khuynh hướng tiêu dùng
biên.
Ví dụ: người ta sẽ tiêu dùng thêm 75 xu khi thu nhập khả dụng của họ tăng thêm 1 đồng. Vì thế
khi có thêm Yd thu nhập thì họ sẽ tiêu dùng thêm 0.75Y
d
.
Hàm tiêu dùng biểu thị tổng số của tất cả các khoản tiêu dùng ở mọi mức thu nhập khả dụng.
C = 250 + 0.75Y
d
Dạng tuyến tính tổng quát là
C = C
0
+ MPC.Y
d
Trong đó : C
0
(hay ): tiêu dùng tự định
Y
d
: thu nhập khả dụng (Y
d
= Y – T + TR)
MPC (hay C
m
): khuynh hướng tiêu dùng biên
Thu nhập
khả dụng
Y
d
Tiêu dùng
ứng dụng
(MPC.Y
d
)
Tiêu dùng tự
định
(C)
Tổng tiêu
dùng
C
0
+MPC.Y
d
Tiết kiệm
ứng dụng
MPS.Y
d
Tổng mức tiết kiệm
S
0
+ MPC.Y
d
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
0
750
1.500
2.250
3.000
3.750
250
250
250
250
250
250
250
1.000
1.750
2.500
3.250
4.000
0
250
500
750
1.000
1.250
-250
0
250
500
750
1.000
MPC = 0.75
MPS = 1- MPC = 1 - 0.75 = 0.25
3
· Hàm tiết kiệm.
Mối quan hệ giữa tiết kiệm và thu nhập khả dụng cá nhân được gọi là hàm số tiết kiệm cá nhân
S = f (Y
d
)
S = -C
0
+ MPS.Y
d
Trong đó: MPS là khuynh hướng tiết kiệm biên
Hình 3.1: Khuynh hướng tiêu dùng biên và khuynh hướng tiết kiệm biên.
Khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC) và khuynh hướng tiết kiệm trung bình (APS)
VD Tính khuynh hướng tiết kiệm trung bình và tiêu dùng trung bình cho bảng số liệu trên.
Khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) và khuynh hướng tiết kiệm biên (MPS)
Khuynh hướng tiêu dùng biên là phần của đồng thu nhập khả dụng tăng thêm được sử dụng
để chi tiêu tiêu dùng.
Khuynh hướng tiết kiệm biên là phần của thu nhập khả dụng tăng thêm được tiết kiệm
4
Mối quan hệ giữa khuynh hướng tiêu dùng trung bình và khuynh hướng tiêu dùng biên
Thu nhập khả dụng
Tổng tiêu dùng
C0+ MPC Yd
K. hướng tiêu
dùng TB APC
K.hướng tiêu dùng
biên MPC
0
1.000
2.000
3.000
4.000
5.000
250
1.000
1.750
2.500
3.250
4.000
-
1
0.875
0.833
0.812
0.8
-
0.75
0.75
0.75
0.75
0.75
- Khuynh hướng tiêu dùng biên nhỏ hơn khuynh hướng tiêu dùng trung bình.
- Khi thu nhập khả dụng tăng, khuynh hướng tiêu dùng trung bình giảm.
Khuynh hướng tiêu dùng biên và độ dốc của đường biểu diễn hàm số tiêu dùng
- Khuynh hướng tiêu dùng biên bằng độ dốc đường biểu diễn hàm số tiêu dùng
- khuynh hướng tiết kiệm biên bằng độ dốc đường biểu diễn hàm số tiết kiệm
1.1.4.Từ hàm số tiêu dùng cá nhân đến hàm số tổng tiêu dùng.
Hàm số tổng tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa chi tiêu tiêu dùng thực và thu nhập khả dụng
thực của toàn bộ nền kinh tế trong một khoản thời gian.
Trong thực tế người ta thường biểu thị mối quan hệ giữa tổng chi tiêu tiêu dùng và GDP thực
(thay vì thu nhập khả dụng thực) trong hàm số tổng tiêu dùng theo chuỗi thời gian.Vì vậy hàm tổng
tiêu dùng trở nên ít dốc hơn.
Y
d
= GDP thực - TN
TN = Tổng thuế + BHXH – TR
Khi GDP thực tăng thì TN cũng tăng
Giả sử thuế ròng tăng 12,5% số gia tăng của GDP thực ở mỗi năm thì chỉ có 87.5% của số tăng GDP là
thu nhập khả dụng.
Hàm tiêu dùng theo GDP thực là:
C = 0,8(Y – TN) + 550 = 0,8 [Y – (0,125Y + 500)] + 550 = 0,7Y + 150
5
1.2. Đầu tư
1.2.1.Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư.
Đầu tư là một đề tài quan trọng trong kinh tế vĩ mô vì:
Mặc dù tiêu dùng là phần lớn nhất của tổng cầu, nhưng hầu hết những thay đổi về giá trị GDP là
do những thay đổi về đầu tư trong chu kỳ kinh doanh.
Đầu tư được định nghĩa là sự sản xuất ra vốn vật chất nên những thay đổi nguồn vốn là một yếu tố
quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng và hướng đi tương lai cho nền kinh tế.
Bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến đầu tư
(1) Lãi suất
Mức đầu tư là hàm số của lãi suất I = I (i). Trên thực tế có nhiều mức lãi suất khác nhau. Chẳng
hạn như lãi suất phải trả đối với các tài khoản ngân hàng, lãi suất phải trả đối với các trái phiếu công ty
cũng như lãi suất trên trái phiếu chính phủ. Sự khác nhau của các mức lãi suất có thể do bởi nhiều yếu
tố như thời hạn cho vay hay mượn, qui mô giao dịch và có lẽ quan trọng hơn hết là mức độ xảy ra rủi
ro.Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta sẽ giả định rằng chỉ có lãi suất r là yếu tố chính quyết định
mức đầu tư.
Khi đầu tư nguồn vốn có thể được tài trợ từ quĩ riêng hoặc vay mượn . Bất luận dự án đầu tư
được tài trợ bằng phương thức nào, mức lãi suất cũng là một phần chi phí cơ hội của dự án đó. Tiền trả
lãi cho khoản tiền vay là chi phí trực tiếp.Tiền lãi mà một doanh nghiệp bị mất khi sử dụng lợi nhuận
không phân phối để tài trợ cho dự án riêng của mình thay vì dùng để cho vay được gọi là chi phí cơ
hội. Mức lãi suất càng thấp thì chi phí cơ hội của dự án càng thấp, càng có nhiều dự án đầu tư mang lại
lợi nhuận và vì vậy mức đầu tư sẽ gia tăng.
Trong các mô hình lý thuyết hàm đầu tư theo lãi suất thường được biểu diễn dưới dạng tuyến tính sau:
VD: Chi phí lắp đặt máy mới 1.000 triệu đồng, thời gian sử dụng 3 năm. Sau 3 năm giá trị là 0.
Trường hợp 1
Năm
Đầu tư
ban đầu
Doanh thu ròng
dự đoán
Lãi vốn vay trả hàng
năm (lãi suất 10%)
vốn vay được
trả hằng năm
tiền vay còn lại
sau mỗi năm
0
1
2
3
1.000
-
400
500
200
100
70
27
300
430
173
1.000
700
270
90
-90
Doanh thu ròng = doanh số bán – chi phí sx
6
Trường hợp II
Năm
Đầu tư
ban đầu
Doanh thu ròng
dự đoán
Lãi vốn vay trả hàng
năm (lãi suất 5%)
vốn vay được
trả hằng năm
tiền vay còn lại
sau mỗi năm
0
1
2
3
1.000
-
400
500
200
50
32.5
9.125
350
467.5
182.5
1.000
650
182.5
0
8.485
Qua ví dụ trên chúng ta rút ra được kết luận:
khi lãi suất cao thì đầu tư thấp, khi lãi suất thấp thì đầu tư cao
(2) Lạm phát dự đoán
Các yếu tố khác không đổi, quyết định đầu tư phụ thuộc vào mức lạm phát dự đoán. Lạm phát
dự đoán cao thì đầu tư tăng vì nó mang lại doanh thu ròng nhiều hơn.
VD: công ty điện tử vay 1.000 triệu đồng
Lạm phát cao thì giá TV tăng dẫn đến doanh số bán tăng (dĩ nhiên lương và các chi phí
khác cũng tăng).
Tuy nhiên doanh số bán cùng với chi phí gia tăng qua các năm như vậy thì doanh thu ròng
qua các năm cũng tăng cùng với mức lạm phát.
Tác động kết hợp lãi suất và lạm phát.
Nếu lãi suất 10%,lạm phát dự đoán hàng năm 5% thì doanh thu ròng dự tính tăng 5% /năm .
Điều này cho phép công ty có khả năng trả nhiều hơn khoản nợ vay và giảm bớt tiền lãi phải trả.
Vậy khi mức lãi suất thực thấp thì mức đầu tư cao.
Lợi nhuận dự đoán
Lợi nhuận dự đoán của máy móc thiết bị càng cao số lượng đầu tư vào chúng càng nhiều.
Khấu hao.
Khấu hao càng nhiều qui mô đầu tư càng lớn.
1.2.2. Hàm cầu đầu tư.
Hàm số cầu đầu tư biểu thị mối
quan hệ giữa mức đầu tư (I) và mức lãi
suất thực (r) với giả thiết là tất cả các nhân
tố ảnh hưởng đến đầu tư là không đổi.
Hình 3.2: Đường cầu đầu tư
7
Cần phân biệt giữa sự di chuyển dọc theo đường thẳng biểu thị hàm đầu tư và sự dịch chuyển
của đường thẳng này. Khi lãi suất giảm thì đầu tư tăng, do đó thay đổi của lãi suất sẽ dẫn đến sự di
chuyển dọc theo đường thẳng biểu thị hàm cầu đầu tư.
Hình 3.3: Những thay đổi của cầu đầu tư và đường cầu đầu tư.
Những yếu tố sau làm cho hàm cầu đầu tư dịch chuyển:
Thuế: Sự thay đổi về thuế hay thuế suất sẽ có tác động đến chi phí hay lợi nhuận của dự án.
Thông thường các doanh nghiệp có thể được giảm thuế nhằm khuyến khích đầu tư. Điều này sẽ
làm giảm chi phí thực của dự án và tăng giá trị hiệu suất đầu tư biên ứng với mỗi mức lãi suất.
Kết quả là hàm đầu tư sẽ dịch chuyển sang phải.
Những kỳ vọng lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận Sự dao dộng trong lợi nhuận
dự đoán của các doanh nhiệp là nguồn gốc chính của những dao động trong cầu đầu tư. Khi kỳ
vọng về lợi nhuận là lạc quan thì đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển về phía bên phải. Khi lợi
nhuận dự đoán bi quan thì đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển sang trái.
Đường biểu diễn hàm số đầu tư cũng dịch chuyển khi có sự thay đổi trong lượng đầu tư được
thực hiện để thay thế cho cơ sở vật chất bị hao mòn hoặc lạc hậu về mặt kỷ thuật, ảnh hưởng này
sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang phải của đường cầu đầu tư.
1.3. Chi tiêu chính phủ (G)
Chi tiêu chính phủ là các khoản chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ do khu vực chính phủ thực hiện.
Chi tiêu chính phủ có thể phân ra làm hai loại.
Triệt để: những khoản chi tiêu có thể tận dụng được các nguồn lực, ví dụ xây một tòa nhà thị
chính.
Không triệt để: những khoản chi tiêu không tận dụng được các nguồn lực nhưng chuyển các
nguồn vốn từ nơi này đến nơi khác (ví dụ các khoản chi cho thất nghiệp hay chi cho phúc lợi).
Những khoản chi tiêu không toàn diện được xem như những khoản chi chuyển nhượng (Tr) hay lợi ích
và không được tính trong chi tiêu chính phủ vì chúng đã được tính trong các khoản chi tiêu tiêu dùng.
Điều này giúp tránh được việc tính hai lần.
8
1.4. Xuất khẩu ròng.
Xuất khẩu chịu sự tác động bởi 5 nhân tố chính là
1. GDP của nước ngoài,
2. mức độ chuyên môn hoá sản xuất toàn cầu,
3. giá tương đối của hàng hoá được sản xuất trong nước và hàng hoá tương tự ở nước ngoài,
4. tỉ giá hối đoái, và
5. chính sách của chính phủ.
GDP thực của các nước khác trên thế giới càng cao thì cầu hàng hoá và dịch vụ được sản
xuất ra trong nước càng lớn.
Mức độ chuyên môn hoá sản xuất trong nền kinh tế toàn cầu càng cao, qui mô xuất khẩu của
từng nước càng lớn với giả thiết là các nhân tố khác không đổi.
Nếu giá của một hàng hoá sản xuất ở một nước càng thấp tương đối so với giá của hàng hoá đó
ở nước ngoài thì sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Kết quả tương tự cũng
xảy ra khi đồng tiền một nước có giá trị so với đồng tiền của các nước khác trên thế giới.
Nhập khẩu phụ thuộc vào 4 nhân tố:
1. GDP thực trong nước,
2. mức độ chuyên môn hoá sản xuất toàn cầu,
3. giá tương đối của hàng hoá ở nước ngoài và hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước,
4. tỉ giá hối đoái.
Giả sử những nhân tố khác không đổi, GDP thực trong nước càng cao thì lượng nhập khẩu càng
lớn. Điều này có thể giải thích là khi GDP thực tăng thì thu nhập khả dụng cũng tăng. Người tiêu
dùng sẽ mua nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn kể cả hàng hoá nhập khẩu.
Mức độ chuyên môn hoá sản xuất của từng nước càng cao thì nhập khẩu của từng nước càng tăng.
Giá hàng hoá được sản xuất ra ở một nước cao tương đối so với giá hàng hoá tương tự được sản
xuất ra ở các nước khác và giá trị của đồng tiền một nước càng cao, nhập khẩu của nước đó sẽ tăng.
Chính sách của một chính phủ như hàng rào thuế quan, bảo hộ sản xuất cúng có ảnh hưởng đến
nhập khẩu và xuất khẩu.
Hàm xuất khẩu ròng
Hàm xuất khẩu ròng biểu thị mối quan hệ giữa xuất khẩu ròng và GDP thực với giả thiết rằng
GDP thực của các nước khác, giá cả và tỉ giá hối đoái cố định.
Hàm xuất khẩu ròng dưới dạng tổng quát
NX = X – MPM.Y
Trong đó:
NX : xuất nhập khẩu ròng
X : xuất khẩu
MPM : khuynh hướng nhập khẩu biên
9
2. TỔNG CẦU VÀ SẢN LUỢNG CÂN BẰNG.
Mô hình tổng cầu được trình bày từ giản đơn đến phức tạp để xem xét nền kinh tế thực tế hơn.
2.1. Nền kinh tế đơn giản có hai khu vực.
2.1.1. Sản lượng cân bằng.
Thị trường hàng hoá đạt cân bằng ngắn hạn khi tổng cầu của nền kinh tế bằng sản lượng thực tế,
tức là :
Y = AD = C + I
Hình 3.4: sản lượng cân bằng
Một cách tiếp cận khác, và cũng có thể coi là hệ quả rút ra từ định nghĩa trên: khi thị trường
hàng hoá trong nền kinh tế giản đơn cân bằng,
đầu tư dự kiến (I) bằng tiết kiệm dự kiến (S):
I = S
2.1.2. Số nhân chi tiêu.
Số nhân chi tiêu phản ánh sự thay đổi của sản lượng cân bằng khi chi tiêu tự định thay đổi một
đơn vị. Giá trị của số nhân lớn hơn 1, bởi vì khi có sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng tự định (C0) hay
gia tăng chi tiêu đầu tư ( I ) sẽ làm Y tăng. Sự gia tăng của sản lượng sẽ làm tăng tiêu dùng và dẫn đến
sự gia tăng kéo theo của thu nhập. Thu nhập tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng kéo theo của tiêu dùng và cứ
tiếp diễn như thế mãi. Kết quả là mức thu nhập cân bằng tăng nhiều hơn so với sự gia tăng ban đầu của
chi tiêu.
Mô hình xác định giá trị số nhân chi tiêu:
10
2.2. Mô hình nền kinh tế đóng có chính phủ.
Trong mô hình này cần phân biệt hai trường hợp khi thuế độc lập với thu nhập và khi thuế tỉ lệ
với thu nhập.
2.2.1. Khi thuế độc lập với thu nhập (T = T0)
Nền kinh tế đạt cân bằng sản lượng khi. Y = AD = C + I + G
Thuế độc lập với thu nhập: T = T
x
– TR = T
0
Tổng tiêu dùng hộ gia đình: C = C
0
+ MPC.Y
d
Thu nhập khả dụng của hộ gia đình: Y
d
= Y – T
0
Đầu tư: I = I
0
Chi tiêu chính phủ: G = G
0
Mô hình tổng cầu: AD = C
0
+ MPC (Y – T
0
) + I
0
+ G
0
Sản lượng cân bằng: AD = Y = C
0
+ I
0
+ G
0
+ MPC. Y – MPC. T
0
Số nhân chi tiêu: Từ phương trình cân bằng ta nhận thấy, khi chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu
đầu tư hay chi tiêu của chính phủ thay đổi thì sản lượng cân bằng Y0 sẽ thay đổi. Cụ thể là khi chi tiêu
hộ gia đình, đầu tư, chi tiêu chính phủ tăng tương ứng các đại lượng thì tổng cầu sẽ gia tăng
một lượng là:
11
Số nhân Thuế: nếu giá trị của thuế thay đổi từ thời điểm 0 đến thời điểm 1 thì giá trị thuế mới
sẽ là (T
0
+ T) . Với các giá trị khác không đổi, giá trị sản lượng cân bằng tại thời điểm 1 sẽ là
Đây là số nhân đối với thuế không phụ thuộc và thu nhập. Số nhân này nhỏ hơn và ngược dấu
với chi tiêu chính phủ.
2.2.2. Khi thuế tỉ lệ với thu nhập (T = t.Y) hay (T = T0 + t.Y).
Xét mô hình tổng cầu với hàm thuế T = t.Y
Nền kinh tế đạt cân bằng sản lượng khi: Y = AD = C + I + G
Chi chuyển nhượng: TR = 0
Tổng tiêu dùng hộ gia đình: C = C0 + MPC.Yd
Thu nhập khả dụng của hộ gia đình: Yd = Y – tY
Đầu tư : I = I0
Chi tiêu chính phủ : G = G0
AD = C
0
+ MPC (Y – t.Y) + I
0
+ G
0
=> AD = C
0
+ I
0
+ G
0
+ MPC (1- t).Y
Sản lượng cân bằng:
Số nhân chi tiêu: Với mô hình thuế tỉ lệ với thu nhập, mỗi thay đổi của chi tiêu tiêu dùng hộ gia
đình, chi tiêu đầu tư, chi tiêu của chính phủ, ứng với C, I, G thì Tổng cầu thay đổi: AD = ( C +
I + G)
Trong mô hình này giá trị của số nhân chi tiêu giảm xuống so với hai mô hình trước. lý do là
một phần của thu nhập tăng thêm được rò rĩ khỏi dòng chu chuyển dưới hình thức thuế.
12
2.3. Nền kinh tế mở.
Nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao thương với các nước khác, mô hình tổng cầu bao gồm
chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu đầu tư, chi tiêu mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ ,
xuất khẩu và nhập khẩu.
AD = C + I + G + X – M
Chi tiêu tiêu dùng C = C0 + MPC.Yd
Đầu tư: I = I0 Chi tiêu chính phủ: G = G0
Xuất khẩu ròng: NX = X – MPM.Y
Thuế: T = tY Chi chuyển nhượng TR = 0
Sản lượng cân bằng:
Y
0
= AD = C
0
+ MPC (Y – tY ) + I
0
+ G
0
+ X - MPM.Y
Số nhân: Theo phương trình sản lượng cân bằng trên, khi một trong các yếu tố C0, I0, G0, X0 thay đổi
một lượng ứng với C, I, G, X. Sản lượng cân bằng sẽ tăng một lượng ứng với số nhân chi tiêu:
Một lần nữa giá trị của số nhân chi tiêu tiếp tục giảm xuống khi tính đến thương mại quốc tế. Nguyên
nhân là một phần chi tiêu trong nước tăng lên được đáp ứng bằng hàng nhập khẩu.
3. CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VỚI MÔ HÌNH TỔNG CẦU
Chính sách tài khoá sử dụng hai công cụ là chi tiêu chính phủ và thuế nhằm ổn định nền kinh tế
trong ngắn hạn.
Khi nền kinh tế phải đối phó với suy thoái do tổng cầu quá thấp (Y< Yp), công ăn việc làm ít
chính phủ có thể kích thích tổng cầu thông qua chính sách tài khoá mở rộng bằng cách giảm thuế hay
tăng chi tiêu của chính phủ hay vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế để gia tăng tổng cầu AD, từ đó làm sản
lượng tăng theo.
Hình 3.5: Chính sách tài khoá mở rộng
13
Ngược lại, Khi nền kinh tế có sản lượng cao (Y>Yp). Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài
khóa thắt chặt bằng cách tăng thuế hay giảm chi tiêu hoặc cả hai nhằm hạn chế tổng cầu để chống lạm
phát.
Trong các nền kinh tế hiện đại đều có những cơ chế làm giảm bớt sự biến động của nền kinh tế
trước các cú sốc được gọi là các nhân tố tự ổn định. Thuế thu nhập luỹ tiến và trợ cấp thất nghiệp là
những nhân tố tự ổn định quan trọng nhất.
Chính sách tài khoá mà chính phủ chủ động sử dụng để ổn định nền kinh tế ảnh hưởng trực tiếp
đến ngân sách chính phủ. Khi Chính sách tài khoá mở rộng làm tăng thâm hụt ngân sách chính phủ.
Ngược lại, chính sách tài khoá thắt chặt làm giảm thâm hụt ngân sách chính phủ.
Điều này không có nghĩa là chính phủ phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách tài khoá chủ động.
Sự vận động theo chu kỳ của nền kinh tế thị trường cũng không ảnh hưởng đến trạng thái của cán cân
ngân sách. Với những mức thuế suất và chi tiêu nhất định của Chính phủ, ngân sách sẽ bị thâm hụt lớn
hơn trong suy thoái khi thu nhập thấp so với trong thời kỳ phồn thịnh khi thu nhập cao. Có ba loại cán
cân ngân sách cần phân biệt:
Hình 3.6: chính sách tài khoá thu hẹp
14
Cán cân ngân sách thực tế phản ánh chênh lệch giữa tổng thu nhập từ
thuế và mức chi tiêu chính phủ. Ngân sách thặng dư khi T - TR >G, ngân
sách thâm hụt khi T- TR <G, ngân sách cân bằng khi T - TR = G.
Cán cân ngân sách cơ cấu phản ánh mức độ sử dụng chính sách tài khoá
mở rộng của chính phủ. Nó chính là cán cân ngân sách với giả thiết sản
lượng ở mức tiềm năng.
Cán cân ngân sách chu kỳ phản ánh sự biến động theo chu kỳ của ngân
sách chính phủ. Nó được tính bằng chênh lệch giữa cán cân ngân sách thực
tế và cán cân ngân sách cơ cấu.
Khi ngân sách thâm hụt chính phủ có thể sử dụng các biện pháp tài trợ sau:
Vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
Vay nước ngoài.
Bán tài sản.
Phát hành trái phiếu.
Mỗi biện pháp tài trợ đều có tác động phụ đến nền kinh tế. Do vậy mặc dù
ngân sách không nhất thiết phải cân bằng hàng năm, song ngân sách cũng không nên
thâm hụt quá lớn và kéo dài.