Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tieu luan Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.21 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI 9: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
GVHD: ThS. Phan Thị Thanh Hương

Nhóm 9
Danh sách thành viên:
Họ và tên
Nguyễn Phú Hào
Trần Ngọc Dũng
Phạm Thị Hương
Nguyễn Xuân Thắng
Nguyễn Ngọc Vương
Nguyễn Tấn Trọng

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2020

MSSV
1711165
1710880
1812510
1814103
1814834
1814486



MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 6
A. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ ..................................... 6
1. Vai trị của đồn kết quốc tế .................................................................................... 6
1.1.

Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

thời đại, tạo sức mạng tổng hợp cho cách mạng Việt Nam. .................................... 6
1.2.

Thực hiện đồn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực

hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại. ................................................ 7
2. Lực lượng đoàn kết và hình thức tổ chức: ............................................................. 9
2.1.

Các lực lượng cần đồn kết. ............................................................................. 9

2.2.

Hình thức tổ chức. ........................................................................................... 13

3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế.................................................................................. 14
3.1.

Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lí, có tình. .............. 14

3.2.


Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường. ................................. 16

B. LIÊN HỆ VỚI SỨC MẠNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG
NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG TIẾP THU, VẬN DỤNG NHỮNG
THÀNH TỰU KHOA HỌC ĐÓ VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN. ................. 19
1. Thực trạng của cuộc cách mạng KH-CN trên thế giới và khả năng tiếp thu vận
dụng những thành tựu đó vào hoạt động của sinh viên ............................................ 19
1.1.

Đặc điểm của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới...... 19

1.2.

Tác động của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đến Việt Nam ... 22

1.3.

Việt Nam tiếp thu vận dụng như thế nào vào hoạt động của đất nước? .... 25


1.4.

Những khó khăn khi Việt Nam và sinh viên Việt Nam tiếp cận các thành

tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ ...................................................... 27
2. Giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm........................................ 30
2.1.

Tạo lập thị trường cho khoa học và cơng nghệ ............................................. 30


2.2.

Chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ ....................................... 30

2.3.

Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học phát huy sáng

kiến, cải tiến kỹ thuật, sáng chế phát minh, áp dụng khoa học và công nghệ vào
mọi mặt của sản xuất, đời sống................................................................................. 31
2.4.

Tǎng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ từ nhiều nguồn .......... 32

2.5.

Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ .................................................... 32

2.6.

Tǎng cường kiểm sốt, giám định cơng nghệ và chất lượng sản phẩm ...... 33

2.7.

Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ......... 33

2.8.

Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức khoa


học và công nghệ ........................................................................................................ 34
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 37


PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh, cùng với chủ nghĩa Mác - Lê Nin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị to lớn, dẫn đường cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) khẳng định: "Đảng lấy chủ
nghĩa Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động của toàn Đảng". Đảng ta chỉ rõ: "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tạo điều kiện cụ thể của nước
ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa của dân tộc". Trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về đồn kết tồn quốc tế có vị trí đặc
biệt quan trọng.
Hiện nay, trong bối cảnh quốc tế, khu vực có sự vận động,biến đổi khó lường. Đặc
biệt là xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế gia tăng, đặt ra không một quốc gia nào có thể
phát triển mà lại khơng mở rộng quan hệ, đoàn kết, hợp tác với các nước khác. Nước ta
đang trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để phát
triển bền vững và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế, một trong những vấn đề
quan trọng là phải mở rộng đoàn kết hợp tác theo tinh thần "là bạn, đối tác tin cậy và thành
viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hịa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới". Chính vì vậy lựa chọn nội dung: "Tư tưởng Hồ
Chí Minh về đồn kết quốc tế" làm chủ đề tiểu luận mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa
cả về lý luận và thực tiễn.


PHẦN NỘI DUNG
A.


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỒN KẾT QUỐC TẾ
1.

Vai trị của đồn kết quốc tế

Quan điểm về đồn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh là xuyên suốt và nhất quán,
bởi Người sớm nhận ra, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vơ
sản muốn đi đến thắng lợi thì phải huy động và tập hợp được sức mạnh đoàn kết quốc tế.
Trong Di chúc, Bác Hồ viết: “Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự
hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tơi càng
đau lịng bấy nhiêu vì sự bất hịa hiện nay giữa các đảng anh em”. Cho thấy, Bác đã nhận
ra tầm quan trọng của đồn kết quốc tế trong cơng cuộc cứu nước và giữ nước. Trong thời
kỳ mới của cách mạng, nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước chính là
mở rộng tình đồn kết quốc tế.
Đồn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho các cuộc cách mạng chiến thắng kẻ thù. Nếu
đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam, thì đồn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp
cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hồn tồn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.1.

Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh

thời đại, tạo sức mạng tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.
Thực hiện tập hợp lực lượng bên ngồi, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của
bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thế giới
tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù.
Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự

lực, tự cường dân tộc; sức mạnh của tinh thần đồn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bất
khuất cho độc lập, tự do,… Sức mạnh đó giúp dân tộc ta vượt qua thử thách khó khăn trong
dựng nước và giữ nước.


Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức
mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các trào lưu của cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ.
Các trào lưu đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đại đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức
mạnh to lớn là nhân tố mới, phản ánh sự vận động phát triển không ngừng của lịch sử thế
giới và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917).
Sức mạnh thời đại mà Hồ Chí Minh nhận thức cịn là sức mạnh của tiến bộ khoa học
cơng nghệ, làm thay đổi có tính cách mạng về các lĩnh vực như: năng lượng, vật liệu, cơng
nghệ sinh học, giao thơng vận tải…, lồi người đã tiến một bước dài trong việc chinh phục
thiên nhiên. “50 năm qua thế giới đã có những chuyển biến lớn... đặc biệt là sức mạnh
nguyên tử, nhiều hơn thế kỷ trước cộng lại”.
Trong buổi nói chuyện với đại sứ nước ta tại Liên Xơ năm 1961, Hồ Chí Minh nói:
“Có sức mạnh cả nước một lịng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ có
một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định cách mạng
nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng.” Hồ Chí Minh rất chú trọng đến đoàn kết giữa các Đảng
cộng sản anh em trên toàn thế giới, với khẩu hiệu nổi tiếng: “Bốn phương vô sản đều là
anh em”.
Sức mạnh quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng: Phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc; Phong trào cách mạng của cơng nhân và nhân dân lao động các nước chính
quốc và TBCN nói chung; Phong trào XHCN; Phong trào vì Hịa bình, ĐLDT,…


Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của

cách mạng Việt Nam, thì đồn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức
quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp giải

phóng dân tộc, thống nhất đất nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
1.2.

Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực

hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại.
Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vơ sản, đại
đồn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; thực hiện đồn kết quốc tế kkơng phải


chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước, mà cịn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế vì các mục
tiêu cách mạng của thời đại.
Hồ Chí Minh đã phá thế đơn độc của cách mạng Việt Nam. Gắn cách mạng Việt Nam
với cách mạng thế giới, Củng cố và tặng cường đoàn kết giữa các lực lượng cách mạng thế
giới, Đấu tranh cho mục tiêu chung : hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã
hội.
Người cho rằng, Đảng phải lấy tồn bộ thực tiễn của mình để chứng minh: chủ nghĩa
yêu nước triệt để không thể nào tách rời chủ nghĩa vô sản trong sáng.
- Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II (2/1951), Người chỉ rõ: “Tinh thần yêu nước
chân chính khác hẵn với tinh thần “vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận
của tinh thần quốc tế1”.
- Trong tác phẩm Thường thức chính trị (1953): “Tinh thần yêu nước là kiên quyết
giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai tồn vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tế là đoàn
kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hịa bình thế giới, chống lại
chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh đế quốc… giữ gìn hịa bình thế giới tức là
giữ gìn lợi ích của nước ta… Đó là lập trường quốc tế cách mạng2”.
Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đồn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục
tiêu chung, các đảng cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm của chủ
nghĩa cơ hội chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh. . những khuynh hướng làm suy

yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới. Nói cách khác,
các đảng cộng sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính
kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

1
2

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, tập 12, trang 3-34.
Hồ Chí Minh: Thường thức chính trị, NXB Sự Thật, Việt Nam, 1954, bài số 30.


Công lao to lớn đầu tiên của Người là đã đặt phong trào cách mạng Việt Nam vào
hàng ngũ, vào quỹ đạo của cách mạng thế giới, đưa dân tộc Việt Nam đi từ chủ nghĩa yêu
nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin.
Kết hợp nhuần nhuyễn các vấn đề giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp,
chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã bổ sung thêm nguồn lực mới, trở thành chủ
nghĩa anh hùng cách mạng. Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế. Huy
động được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc được
nhân lên gấp bội. Chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều
mặt.
2.

Lực lượng đồn kết và hình thức tổ chức:

2.1.

Các lực lượng cần đoàn kết.

Tập trung vào 3 lực lượng: phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc và phong trào hịa bình, dân chủ thế giới trước hết là phong trào

chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam.


Phong trào cộng sản và cơng nhân thế giới.

Sự đồn kết giai cấp vô sản quốc tế đảm bảo thắng lợi vững chắc cho thắng lợi của
chủ nghĩa cộng sản. Người đã tìm được lực lượng ủng hộ mạnh mẽ trong đấu tranh giải
phóng các nước thuộc địa:
-

Liên Xơ và các nước xã hội chủ nghĩa.

-

Quốc tế thứ ba (sau này là Cục Thông tin Quốc tế).

-

Phong trào công nhân và cộng sản thế giới.

Đối với phong trào cộng sản và cơng nhân thế giới: Sự đồn kết giữa giai cấp vô sản
quốc tế là một đảm bảo vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Điều này được
Hồ Chí Minh thể hiện trong lời phát biểu của mình tại Đại hội Tua Tháng 12/1920: “Nhân


danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả,
chúng tơi kêu gọi: các đồng chí hãy cứu chúng tơi1”.
Tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương hướng cho cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc, đồng thời Người cũng tìm thấy một lực lượng ủng hộ mạnh
mẽ cơng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, đảm bảo cho sự nghiệp

cách mạng của nước nhà đi đến thắng lợi vẻ vang. Đó là phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế; là Liên Xô và sau này là các nước XHCN; là Quốc tế III và sau này là Cục thông
tin quốc tế.
Thực tế, Người nhận thấy, chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế, là
kẻ thù chung của nhân dân lao động tồn thế giới. Vì vậy, chỉ có sự đồn kết, nhất trí, đồng
tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động thế giới theo tinh thần “bốn phương vơ sản đều là anh
em” mới có thể thắng được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân.
Thắng lợi của hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta khơng tách rời sự đồng
tình, ủng hộ của Liên Xô và các nước XHCN, của các Đảng Cộng sản và công nhân quốc
tế.
Cho dù lịch sử có đổi thay, song sự đồng tình, ủng hộ, sự chi viện về vật chất của các
nước xã hội chủ nghĩa, của các lực lượng cộng sản và công nhân cho Việt Nam theo tinh
thần quốc tế vô sản là không thể phủ nhận.


Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

Từ sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc để dễ bề cai trị của các
nước đế quốc, tạo sự thù ghét, đối kháng dân tộc, chủng tộc,… nhằm làm suy yếu phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Vì lẽ đó, Người đã kiến nghị Ban
phương Đông Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm: “Làm cho các dân tộc thuộc
địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau hiểu biết nhau hơn và đồn kết lại để đặt cơ sở cho

1

Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 1, trang 23-24.


một liên minh Phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong cái cánh của cách
mạng vô sản1”.

Ra đi tìm đường cứu nước từ một nước nơ lệ nên trái tim Người cùng nhịp đập với
nổi thống khổ của các dân tộc khác cùng hoàn cảnh với dân tộc mình. Ra đi tìm đường cứu
nước, Hồ Chí Minh đã phân tích nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh trong nước
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Dưới ngọn cờ Cần Vương và các sĩ phu yêu nước đầu thế
kỷ XX, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam chưa thật sự có đường lối đúng đắn, có tổ
chức chặt chẽ, có đồn kết rộng rãi. Hồ Chí Minh rút ra rằng đã làm cách mạng, dù là cách
mạng tư sản như cách mạng Mỹ 1776, cách mạng tư sản Pháp 1789 hay vô sản, thì điều
chủ chốt là “Dân chúng cơng nơng là gốc cách mạng; cách mệnh thì có tổ chức rất vững
bền mới thành công; đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mệnh được nhiều; dân khí
mạnh thì qn lính nào, súng ống nào cũng không chống lại2”.
Người đề nghị Quốc tế cộng sản phải làm sao cho các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, xích
lại gần và bằng mọi cách phải làm cho “đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật
thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này3”.


Đối với các lực lượng tiến bộ, những người u chuộng hồ bình, dân chủ,

tự do và công lý.
Xuất phát từ mục tiêu chung của nhân loại tiến bộ là đấu tranh cho hồ bình, độc lập,
thống nhất và tiến bộ, Hồ Chí Minh quan tâm đến việc khơi dậy lương tri của loài người,
tạo nên tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng
người cụ thể trên hành tinh đối với cuộc cách mạng chính nghĩa của nhân dân ta.
Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đồn kết. Trong q trình đó, người đã
gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở Việt Nam với mục đích bảo vệ hịa bình, tự do, cơng lý và
bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, từ đó
Hồ Chí Minh đã khơi gợi lương tri của lồi người tiến bộ, tạo những tiếng nói ủng hộ mạnh

1

Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, trang 134.

Hồ Chí Minh: Đường Kách Mệnh, Quảng Châu (Trung Quốc), 1927, trang 22.
3
Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 2, trang 134.
2


mẽ từ các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh, tích
cực đấu tranh vì sự tiến bộ và phát triển của loài người.
Quan điểm ngoại giao này cũng thể hiện chủ nghĩa nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Người đã tìm thấy bạn ngay trong các nước đi xâm lược. Bởi vậy, mà Người chủ
trương chống thực dân, chống bọn xâm lược chứ khơng phải chống người Pháp, người Mỹ
nói chung.
Sau khi Việt Nam giành được độc lập, thay mặt Chính phủ Hồ Chí Minh đã nhiều lần
tuyên bố: "Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với
tất cả các nước dân chủ trên thế giới để gìn giữ hịa bình"; "Thái độ nước Việt Nam đối với
những nước Á châu là một thái độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè1". Bên
cạnh ngoại giao nhà nước, Hồ Chí Minh đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, cho đại diện các
tổ chức của nhân dân Việt Nam tiếp xúc, hợp tác với các tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa
của nhân dân thế giới, của nhân dân Á Phi..., xây dựng các quan hệ hữu nghị, đoàn kết với
các lực lượng tiến bộ thế giới.
Bên cạnh ngoại giao nhà nước, Hồ Chí Minh đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, cho đại
diện các tổ chức của nhân dân Việt Nam tiếp xúc, hợp tác với các tổ chức chính trị, xã hội,
văn hố của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Hồ Chí Minh khẳng định: Chính vì đã biết
kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân
và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp
cơng nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang như ngày nay.
 Gắn cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc với mục tiêu hịa bình, tự do và cơng lý,
Hồ Chí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ, tạo nên những tiếng nói liên hệ
mạnh mẽ từ các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh.
Thật hiếm có những cuộc đấu tranh giành được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi và lớn lao

như vậy. Đã nhiều lần, Hồ Chí Minh khẳng định: Chính vì biết kết hợp phong trào cách
mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp

1

Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, trang 163.


bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta
đến những thắng lợi vẻ vang như ngày nay.
2.2.

Hình thức tổ chức.

Dựa trên cơ sở các quan hệ về địa lí- chính trị và tính chất chính trị xã hội trong khu
vực và trên thế giới, cũng như tình hình và nhiệm vụ cách mạng trong mỗi thời kì. Hồ Chí
Minh đã từng bước xây dựng và củng cố khối đại đồn kết quốc tế tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ của các trào lưu cách mạng thời đại, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam.
 Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết quốc tế đối với cách mạng dân
tộc, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc thành lập các mặt trận. Đó là:
Chủ trương thành lập một liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung giữa 3 nước Đông
Dương.
Thiết lập mặt trận trong phe dân chủ.
- Người chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt theo tinh
thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em” với Trung Quốc, nước láng giềng có quan hệ lịch sử
- văn hố lâu đời với Việt Nam.
- Thực hiện đoàn kết với các dân tộc châu Á và châu Phi đang đấu tranh giành độc
lập.
Người nói: “Việt Nam là một bộ phận trong đại gia đình châu Á. Tranh đấu cho tự do

độc lập của Việt Nam tức là tranh đấu cho tự do, độc lập của đại gia đình châu Á1”. Người
ln chăm lo vun đắp cho sự đồn kết giữa các nước trong khu vực trên cơ sở bình đẳng,
tơn trọng quyền độc lập tự chủ của nhau. Vì vậy, Người tham gia sáng lập và trở thành linh
hồn của Hội liên hiệpcác dân tộc bị áp bức - tổ chức bao gồm những người cách mạng nhiều
nước trongkhu vực cùng tiến hành cuộc cách mạng đánh đuổi đế quốc, giành độc lập tự do
cho mỗi dân tộc.

1

Hồ Chí Minh, Sách Lời Hồ Chủ tịch, Nha Thông tin Việt Nam, 1948, tập 1, trang 94-95.


Thiết lập mặt trận đối với các lực lượng yêu chuộng hồ bình, cơng lý, Hồ Chí Minh
đã tiến hành những hoạt động ngoại giao không mệt mỏi nhằm xây dựng các quan hệ với
Mặt trận dân chủ và các lực lượng đồng minh chống phát xít, đồn kết với nhân dân tiến bộ
ở các nước trên thế giới, kể cả ở Mỹ và Pháp, hình thành Mặt trận nhân dân thế giới đoàn
kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược.
Như vậy, tư tưởng đại đồn kết vì thắng lợi của cách mạng của Hồ Chí Minh đã đặt
cơ sở cho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận đoàn
kết Việt - Miên - Lào, Người không giấu nổi xúc động: “Tơi sung sướng hơn nữa vì từ nay
chẳng những là toàn dân Việt Nam đại đoàn kết, mà toàn dân hai nước anh em là Cao Miên
và Ai Lao cùng đi đến đại đoàn kết... Với sự đồng tâm nhất trí của ba dân tộc anh em, với
sức đại đồn kết của ba dân tộc anh em, chúng ta nhất định đánh tan lũ thực dân Pháp và
bọn can thiệp Mỹ, chúng ta nhất định làm cho ba nước độc lập và thống nhất thật sự1”. Mặt
trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam, Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với Việt
Nam chống đế quốc xâm lược. Đây thực sự là sự phát triển rực rỡ và thắng lợi to lớn của
tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
3.

Ngun tắc đồn kết quốc tế.


3.1.

Đồn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lí, có tình.

Muốn thực hiện được đồn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
và các lực lượng phản động quốc tế phải tìm ra được những điểm tương đồng về mục tiêu
và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạng thế giới. Hồ Chí
Minh đã phát hiện ra sự tương đồng giữa các nước chống đế quốc chủ nghĩa nhờ đặt cách
mạng Việt Nam trong bối cảnh chung của thời đại kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam
với trào lưu cách mạng thế giới và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệp
chung của lồi người tiến bộ.

1

Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, trang XIV.


Để đồn kết với phong trào cộng sản cơng nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao
ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên
nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vơ sản, có lý, có tình.
- Để thực hiện đồn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế
thì đồn kết giữa các Đảng là “điều kiện quan trọng để đảm bảo cho phong trào cộng sản
và cơng nhân tồn thắng trong cuộc đấu tranh vĩ đại cho tương lai tươi sáng của toàn thể
loài người”. Thực hiện sự đoàn kết đó cũng phải đứng vững trên lập trường của giai cấp
công nhân, quán triệt sâu sắc những nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vơ sản.
- “Có tình” là sự cảm thơng, tơn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những
người cùng chung lý tưởng, chung mục tiêu đấu tranh; phải khắc phục tư tưởng “sô vanh”,
nước lớn, áp đặt, hoặc dung các giải pháp về kinh tế, chính trị,… để gây sức ép với nhau.
Có tình cịn đòi hỏi trong mọi vấn đề phải chờ đợi nhau để cùng nhận thức, cùng hành động

vì lợi ích chung. Tơn trọng lợi ích của mỗi dân tộc, mỗi đảng nếu lợi ích đó khơng phương
hại đến lợi ích chung, lợi ích của đảng khác, dân tộc khác.
- “Có lý, có tình” vừa thể hiện ngun tắc, vừa là một nội dung của chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh - chủ nghĩa nhân văn cộng sản. Nó có tác dụng to lớn trong việc củng cố
khối đoàn kết quốc tế của giai cấp cơng nhân và tình đồn kết trong nhân dân lao động.
Để đoàn kết với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập,
tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Độc lập tự do cho mỗi dân tộc theo Hồ Chí Minh là quyền trời cho, là “lẽ phải khơng
ai chối cãi được1”. Suốt cuộc đời mình, Người khơng chỉ đấu tranh cho độc lập, tự do của
dân tộc mình mà cịn cho các dân tộc khác trên thế giới.
- Thực hiện nhất qn quan điểm có tính ngun tắc: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế
giới, đồng thời mong muốn các quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị
với Việt Nam trên cơ sở những nguyên tắc đó. Người cũng khẳng định nhất qn chính
1

Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, trang 1.


sách ngoại giao của Việt Nam là: “làm bạn với tất cả các nước dân chủ, khơng gây thù ốn
với một ai1”.
Để đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ
hồ bình trong cơng lý.
Giương cao ngọn cờ hồ bình và đấu tranh bảo vệ hồ bình, chống chiến tranh xâm
lược là tư tưởng bất di bất dịch của Hồ Chí Minh, nhưng đó phải là “một nền hồ bình chân
chính xây trên cơng bình và lý tưởng dân chủ2”. Người khẳng định: “Chính sách ngoại giao
của Chính phủ Việt Nam thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ
trên thế giới để giữ gìn hồ bình”, “thái độ của Việt Nam đối với những nước Á châu là
thái độ anh em, đối với ngũ cường là thái độ bạn bè3”.
“Bất cứ nơi nào chiến đấu cho độc lập, tự do, ở đó có Hồ Chí Minh và ngọn cờ Hồ

Chí Minh bay cao. Bất cứ ở đâu chiến đấu cho hịa bình và cơng lý, ở đó có Hồ Chí Minh
và ngọn cờ Hồ Chí minh bay cao. Bất cứ ở đâu nhân dân chiến đấu cho một thế giới mới,
chống lại đói nghèo, ở đó có ngọn cờ Hồ Chí Minh bay cao.” (Rơmét Chanđra, ngun chủ
tịch hội đồng Hịa Bình thế giới). Chính quan điểm này của Hồ Chí Minh và lịng khao khát
hồ bình của nhân dân Việt Nam đã làm rung động trái tim của nhân dân tiến bộ trên thế
giới. Bởi vậy, trong hai cuộc kháng chiến, dân tộc ta đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ to
lớn của rất nhiều lực lượng u chuộng hồ bình, nhờ vậy chúng ta đã làm nên những chiến
thắng vẻ vang, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
3.2.

Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.

Nội lực luôn là nhân tố quyết định hàng đầu, cịn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát
huy tác dụng thơng qua nguồn lực nội sinh. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh ln nêu cao tinh
thần “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “muốn người khác giúp mình thì trước

1

Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, trang 256.
Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 4, trang 76-77.
3
Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, trang 163.
2


hết tự mình phải giúp lấy mình đã”. Người cịn chỉ rõ “Một dân tộc không tự lực cánh sinh
mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì dân tộc đó khơng xứng đáng được độc lập1”.
Muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế. Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ đúng
đắn. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp
của Việt Nam là thắng lợi của đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ

Chí Minh, đến kháng chiến chống Mỹ thắng lợi với đường lối độc lập, tự chủ giương cao
hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp hài hịa lợi ích dân tộc và lợi ích
quốc tế. Người nói: “Độc lập nghĩa là chúng tơi điều khiển lấy mọi cơng việc của chúng
tơi, khơng có sự can thiệp ở ngoài vào2”. “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình
đẳng, đồng thời đồn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau3”.
Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chính nhờ thực hiện chính sách ngoại
giao theo tư tưởng Hồ Chí Minh này mà chúng ta đã nhận được nhiều sự ủng hộ quý báu
của rất nhiều nước và tổ chức trên thế giới.

1

Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, trang 445.
Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, trang 162.
3
Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 10, trang 235.
2


Bảng số liệu: Viện trợ của quốc tế cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Giai đoạn

Tổng số
(tấn)

Hàng
hậu cần
(tấn)

Vũ khí,

trang bị kỹ
thuật
(tấn)

Liên Xô
(tấn)

Trung
Quốc
(tấn)

Giai đoạn
1955-1960

49.585

4.105

45.480

29.996

19.589

Giai đoạn
1960-1964

70.295

230


70.065

47.223

22.982

442

Giai đoạn
1965-1968

517.393

105.614

411.779

226.969

170.798

119.626

Giai đoạn
1969-1972

1.000.796

316.130


684.666

143.793

761.001

96.002

Giai đoạn
1973-1975

724.512

75.267

49.246

65.601

620.354

38.55

Các nước
khác
(tấn)


B.


LIÊN HỆ VỚI SỨC MẠNH CỦA CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG

NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG TIẾP THU, VẬN DỤNG NHỮNG
THÀNH TỰU KHOA HỌC ĐÓ VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN.
1.

Thực trạng của cuộc cách mạng KH-CN trên thế giới và khả năng tiếp

thu vận dụng những thành tựu đó vào hoạt động của sinh viên
1.1.

Đặc điểm của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trên thế giới

1.1.1.

Cuộc cách mạng khoa học trên thế giới đang diễn như thế nào?

Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật (KHKT) là một quá trình thay đổi căn bản của hệ
thống kiến thức về KHKT diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với q trình phát triển của
xã hội loài người. Cho đến nay, loài người đã trải qua hai cuộc Cách mạng KHKT. Cuộc
Cách mạng KHKT gắn với cuộc Cách mạng Công nghiệp vào thế kỷ XVIII – XIX và cuộc
Cách mạng KHKT hiện đại diễn ra từ năm 1940 đến nay. Hai cuộc Cách mạng KHKT đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, tác động mạnh mẽ đến đời sống và kinh tế – xã hội của thế
giới, đặc biệt là cuộc Cách mạng KHKT hiện đại. Cuộc Cách mạng KHKT hiện đại đã trải
qua hai giai đoạn: giai đoạn I từ năm 1940 đến năm 1970 và giai đoạn II từ năm 1970 đến
nay.
Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật: Giai đoạn I
Cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật diễn ra rất sôi động, phù hợp với thời kỳ phục
hồi và phát triển kinh tế đã bị tàn phá và kiệt quệ sau chiến tranh của nhiều nước (trừ Hoa

Kỳ). Những thành tựu khoa học được nghiên cứu, phát minh trong thời gian chiến tranh đã
được hoàn thiện và ứng dụng vào sản xuất cũng, như đời sống để sản xuất ra nhiều của cải
vật chất, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Điều đó đã làm cho nền kinh tế thế
giới phát triển mạnh theo chiều rộng, tập trung vào các hướng chủ yếu: Tăng cường khai
thác các nguồn năng lượng, mở rộng các cơ sở nguyên vật liệu; Tăng cường cơ khí hóa,
nâng cao năng suất lao động; Chú trọng phát triển các ngành sản xuất truyền thống sử dụng
nhiều nguyên liệu như: luyện kim, cơ khí chế tạo, hóa chất và dệt; Mở rộng phạm vi nghiên
cứu ra các đại dương và khoảng không vũ trụ; Nghiên cứu ứng dụng di truyền học như kỹ


thuật gen để nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi nhằm tăng sản lượng lương thực,
thực phẩm. Nhờ vậy, khối lượng các sản phẩm hàng hóa tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế thế giới trung bình năm khá cao (khoảng 5 – 6%). Nguồn của cải vật chất dồi
dào đã làm cho đời sống của nhân dân nhiều nước được cải thiện. Nhưng sự phát triển với
tốc độ nhanh của nền kinh tế theo chiều rộng trong giai đoạn này, đặc biệt là sản xuất công
nghiệp với cường độ và quy mơ lớn địi hỏi khối lượng nguyên, nhiên liệu lớn, dẫn đến tình
trạng suy kiệt các tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Thập kỷ 70 đã xảy ra cuộc khủng hoảng
năng lượng và nguyên liệu, giá các loại nguyên vật liệu cũng như nhân công tăng rất cao,
sự cạnh tranh thị trường giữa các nước cơng nghiệp diễn ra khốc liệt. Trước tình trạng đó,
buộc các nước phải chuyển hướng sang phát triển bền vững, phát triển kinh tế tri thức, tăng
cường sử dụng KHKT nhiều hơn vào việc đổi mới nền sản xuất, phát triển các ngành công
nghệ mới nhằm giảm bớt sự tiêu hao các nguyên vật liệu và nhân công lao động, tạo được
nhiều sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành hạ. Do vậy, cuộc Cách mạng
Khoa học – Kỹ thuật hiện đại chuyển sang giai đoạn II. Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật:
Giai đoạn II
Tiếp tục những kết quả nghiên cứu của giai đoạn trước, trong giai đoạn này cuộc
Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật nhằm vào các hướng nghiên cứu chính sau: Thay thế và
giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lượng, nguyên vật liệu truyền thống Các nguồn năng
lượng truyền thống vẫn được sử dụng trong sản xuất gồm: than đá, dầu mỏ, khí đốt… Các
nguồn năng lượng này đều thuộc các loại tài nguyên có khả năng cạn kiệt. Việc khai thác

chúng ngày càng trở nên khó khăn, tốn kém và các nguồn tài nguyên này đang bị suy kiệt.
Thêm vào đó, việc sử dụng các loại năng lượng truyền thống lại gây ra tình trạng hiệu ứng
nhà kính, làm cho Trái Đất nóng lên và ơ nhiễm mơi trường. Hiện nay, nhiều nước trên thế
giới đã và đang tăng cường phát triển các nhà máy điện chạy bằng năng lượng nguyên tử
để thay thế cho các nhà máy nhiệt điện. Ở một số nước, nguồn điện mới này đã chiếm tới
50% tổng sản lượng điện (như ở Pháp). Những năm gần đây, công nghệ nano được nghiên
cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt vào việc chế tạo, xây dựng các nhà máy
điện năng lượng nguyên tử để nâng cao độ an toàn của các thiết bị, tạo ra nguồn năng lượng


sạch (Pháp là nước đi đầu trong lĩnh vực này). Kế hoạch của Việt Nam năm 2020 sẽ có nhà
máy điện năng lượng nguyên tử đầu tiên đi vào vận hành. Song song với việc phát triển
điện nguyên tử, các nhà khoa học và các nước cũng đang tăng cường nghiên cứu, ứng dụng
việc sử dụng các nguồn năng lượng của thủy triều, gió, năng lượng Mặt Trời, nhiệt trong
lịng đất… Việc giảm bớt mức tiêu thụ năng lượng, nguyên vật liệu cịn có nhiều thành
cồng trong việc chế tạo ra các loại phương tiện, thiết bị, máy móc sử dụng ít nguyên liệu
truyền thống và giảm tiêu hao năng lượng, hoặc sử dạng năng lượng mới không gây ô
nhiễm… Ngoài ra cũng đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu và sử dụng các loại
nguyên vật liệu nhân tạo mới, có tính năng tốt hơn như: hợp kim, chất dẻo, sợi thủy tinh,
các chất tổ hợp, các chất gốm sứ chịu áp lực cao, các chất bán dẫn, siêu dẫn… giúp cho
việc giảm mức tiêu thụ các loại nguyên, nhiên vật liệu, giải quyết các vấn đề phức tạp trong
cơng nghệ và kinh doanh. Tăng cường tự động hóa trong sản xuất công nghiệp và nhiều
ngành kinh tế Để tăng cường tự động hóa đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng nhằm chế tạo
ra các thiết bị hiện đại như máy tính điện tử, máy điều khiển số, người máy (rơbơt)… Nhờ
đó mà có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Những kết quả này
đã góp phần giảm bớt hoặc thay thế cho người lao động trong những công việc đơn giản,
công việc nặng nhọc hoặc nguy hiểm để tăng cường nguồn lao động có kỹ thuật cao. Phát
triển nhanh và khơng ngừng hoàn thiện kỹ thuật điện tử và tin học viễn thơng Đây là những
ngành mới, nhưng có vai trị quan trọng, chi phối toàn bộ phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Nhờ đó, có thể phát huy tốt nhất sức mạnh và trí tuệ của con người, rút ngắn được khoảng

cách về thời gian và không gian trong thu thập, xử lý thông tin, liên lạc cũng như trong
nhiều lĩnh vực khác. Phát triển cơng nghệ sinh học để có những sản phẩm mới, năng suất
cao, chất lượng tốt Các ngành công nghệ sinh học được phát triển trên cơ sở những khám
phá, phát minh trong lĩnh vực sinh vật học, di truyền học như kỹ thuật gen, kỹ thuật nuôi
cấy tế bào, công nghệ vi sinh… Sự phát triển các ngành công nghệ này đã mở ra những
triển vọng to lớn cho ngành nông nghiệp và đối với sự sống của con người, như việc nhân
bản tế bào, xây dựng sơ đồ gen, men vi sinh, nuôi cấy mô… Kết quả giúp cho con người
tạo ra nhiều vật chất mới, giảm sự phụ thuộc của con người vào tự nhiên, tăng khả năng
chữa được nhiều bệnh nan y… Phát triển cơng nghệ mơi trường Lồi người sử đụng ngày


càng nhiều nguyên, nhiên liệu và xả vào môi trường ngày càng nhiều chất thải. Ơ nhiễm
mơi trường do các chất thải trở thành vấn đề đối mặt của các quốc gia và tồn thế giới. Vì
vậy, những thập kỷ gần đây có nhiều nghiên cứu, ứng dụng vào việc xử lý, tái chế các chất
thải. Nước thải được thu gom, sử dụng cơng nghệ hóa sinh để làm sạch. Rác thải được thu
gom, phân loại rồi tái chế hoặc xử lý, tạo ra nguồn năng lượng sử dụng trong các nhà máy
nhiệt điện. Những nước công nghiệp phát triển đã tăng cường phát triển công nghệ này như:
CHLB Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thụy Sỹ…
1.1.2. Cuộc cách mạng 4.0
Cho đến nay nhân loại đã trải qua hai cuộc cách mạng công nghiệp và phần lớn các
nước trên thế giới đang trải qua cuộc cách mạng lần thứ ba. Trong khi đó, một số nước phát
triển đã bắt đầu triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (được gọi tắt là cách
mạng công nghiệp 4.0). Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển, ra đời trên
cơ sở, nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Theo ông Claus Schwab – Chủ
tịch Diễn đàn kinh tế thế giới khi định nghĩa về cuộc cách mạng 4.0, ông cho rằng: “Cuộc
cách mạng lần thứ tư sinh ra từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Nó kết hợp các
cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đặc trưng
của cuộc cách mạng 4.0 là: (1) Trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật thơng qua internet, phân
tích dữ liệu lớn, điện tốn đám mây; (2) Về lĩnh vực công nghệ sinh học tập trung vào
nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, bảo vệ môi

trường, năng lượng tái tạo…; (3) Cuối cùng là vật lý – sự xuất hiện của rô bốt thế hệ mới,
máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano…
1.2.

Tác động của các cuộc cách mạng khoa học – cơng nghệ đến Việt Nam

Việc tìm hiểu đặc điểm của các cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và
khả năng vận dụng nó để phát triển kinh tế Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Cuộc cách
mạng khoa học – công nghệ hiên đại, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã chỉ ra
rằng: Khoa học đã đi trước một bước và giữ vai trò chủ đạo và định hướng trong phát triển
công nghệ, sức sản xuất của mọi nền kinh tế.


1.2.1.

Tác động của khoa học - công nghệ đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Trong những thập niên gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển như vũ bão của
khoa học kỹ thuật, nhất là trên các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới… đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, góp
phần gia tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc
tìm tịi, nghiên cứu. Cơng nghệ phát triển và được ứng dụng rộng rãi là nhờ sự duy trì và
thực hiện cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một
cách xứng đáng. Việt Nam có hơn 24.000 tiến sĩ, mạng lưới các tổ chức khoa học – công
nghệ với trên 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong
đó có gần 500 tổ chức ngồi nhà nước, có gần 200 trường đại học và cao đẳng, trong đó có
30 trường ngồi cơng lập. Từ năm 2000 tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho khoa học – công
nghệ đã đạt 2%, đánh dấu mốc quan trọng trong q trình thực hiện chính sách đầu tư phát
triển khoa học – công nghệ của Đảng và Nhà nước. Ngồi ra, cịn có các nguồn đầu tư cho
khoa học – công nghệ từ doanh nghiệp, đầu tư nước ngoài và các quỹ về khoa học – công

nghệ.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang mở ra những cơ hội để Việt Nam nắm bắt và
vận dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ để phát triển kinh tế đất nước. Với
sự xuất hiện của một lực lượng sản xuất mới như: Rơ bốt có trí tuệ nhân tạo có khả năng
làm việc, giao tiếp và học hỏi; kết nối vạn vật thông qua internet, bằng cách này đã giúp
máy móc – rơ bốt có thể giao tiếp với nhau và thay thế con người ở rất nhiều công việc
trong các ngành kinh tế…
Những cơ hội mà Việt Nam có được trong q trình diễn ra xu hướng phát triển khoa
học và cơng nghệ tồn cầu:
- Cơ hội tham gia, hợp tác trong các hoạt động khoa học và cơng nghệ tồn cầu. Trong
xu hướng phát triển khoa học và công nghệ thế giới, sân chơi tồn cầu bình đẳng hơn, liên
kết ngang mạnh hơn


- Cơ hội tiếp cận được với các nguồn lực bên ngồi như vốn, cơng nghệ, nhân lực..., từ
đó có thêm nguồn lực để mở rộng các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ
- Cơ hội gia tăng đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam
- Cơ hội hoàn thiện thể chế cho việc phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam
Tồn cầu hóa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực khoa học và
cơng nghệ, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có nền khoa học và cơng nghệ phát
triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Sự tham gia liên doanh, liên kết trong
hoạt động khoa học và công nghệ với các đối tác nước ngoài giúp cho các nhà khoa học và
cơng nghệ Việt Nam có cơ hội tiếp cận với khoa học và công nghệ cao mà qua đó từng
bước thu hẹp khoảng cách về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao
năng lực sáng tạo khoa học - công nghệ của cá nhân và nền khoa học - công nghệ trong
nước. Các chương trình hợp tác đào tạo nhân lực khoa học cơng nghệ trình độ cao, có khả
năng tiếp nhận, chuyển giao và ứng dụng những thành tựu khoa học và cơng nghệ tiên tiến
của thế giới sẽ góp phần nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ những người làm khoa
học hiện có và phát triển đội ngũ các nhà khoa học công nghệ trẻ kế tục sự nghiệp phát triển
nền khoa học và công nghệ quốc gia ngày càng hiện đại hơn.

1.2.2. Tác động đến sinh viên Việt Nam
Với chính sách khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ở các trường
như hiện nay, có thể nói sinh viên nhận được khá nhiều lợi ích từ hoạt động này. Các lợi
ích tiêu biểu có thể tập hợp lại thành hai nhóm chính:
Thứ nhất, phải kể đến sự gia tăng đáng kể về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu.
Tham gia nghiên cứu khoa học đòi hỏi người nghiên cứu phải khơng ngừng bổ sung, hồn
thiện kiến thức của mình, do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết.
Thông qua điều này, kỹ năng nghiên cứu cũng như kiến thức phục vụ cho đề tài của các
bạn sinh viên sẽ tăng lên. Thêm vào đó, sinh viên có cơ hội được làm việc cùng với Giảng
viên hướng dẫn nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên
cứu.


Thứ hai, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp sinh viên tăng cường các kỹ năng bổ
trợ cần thiết cho công việc cuộc sống sau này như: kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng quản
lý thời gian, làm việc nhóm, các kỹ thuật tin học, … trong đó quan trọng nhất là khả năng
tư duy phản biện độc lập, sáng tạo, nhìn các sự vật, sự việc ở nhiều khía cạnh khác nhau để
có cách hiểu tồn diện nhất. Nghiên cứu khoa học sinh viên thực ra là một bước đệm, là
nền tảng giúp sinh viên tự tập dượt và hình thành các kỹ năng khoa học để có thể hồn
thành tốt một niên luận hay khóa luận tốt nghiệp sau này.
1.3.

Việt Nam tiếp thu vận dụng như thế nào vào hoạt động của đất nước?

Tồn cầu hóa giúp khoa học và công nghệ Việt Nam từng bước hội nhập, giao lưu với
nền khoa học công nghệ của thế giới, tạo thuận lợi cho Việt Nam học tập kinh nghiệm, tiếp
thu những thành tựu khoa học công nghệ thế giới phục vụ cho sự phát triển của kinh tế- xã
hội của đất nước. Việc chuyển giao các dây chuyền công nghệ, khoa học tiên tiến của thế
giới vào từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam như: Công nghệ sản xuất ô tô (Nhà
máy ô tô Trường Hải tiếp nhận dây chuyền chuyển giao của Hyundai về sản xuất ô tô),

công nghệ sản xuất thiết bị di động cầm tay, chip và các sản phẩm viễn thông (Samsung
Việt Nam), các công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (Công nghệ
tưới nhỏ giọt theo tiêu chuẩn Israel), công nghệ xây dựng cầu đường và đặc biệt công nghệ
thông tin trong các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần đưa các ngành này từng
bước tiếp cận và đạt đến trình độ của thế giới, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngồi
vào lĩnh vực khoa học và cơng nghệ, đặc biệt là sự đầu tư của các nước tiên tiến có nền
khoa học và cơng nghệ phát triển cao như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Các nghành khoa học và cơng nghệ gắn bó hơn với sản xuất và đời sống. Nhiều thành
tựu khoa học và công nghệ mới đã được ứng dụng, góp phần rất quan trọng vào việc nâng
cao nǎng suất , chất lượng và hiệu quả trong các nghành sản xuất nơng nghiêp, y tế, bưu
chính viễn thông, giao thông vận tải, xây dựng, nǎng lượng, dầu khí, hành tiêu dùng, hàng
xuất khẩu..., xây dựng và củng cố quốc phòng - an ninh.
1.3.1. Một số thành tựu khoa học đáng kinh ngạc, tự hào của Việt Nam


×