Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bài thi kết thúc học phần đại học môn pp đạy học TV2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.97 KB, 3 trang )

Họ và tên: ……….
Số báo danh:10

Ngày/tháng/năm sinh: 31/03/1996
Lớp: THG20CD-CDBK
Bài kiểm tra
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Điểm
Lời phê của giáo viên
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………… ………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………

Câu hỏi:
Phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp được thể hiện thông
qua phân môn Luyện từ và câu như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.
BÀI LÀM

1. Khái niệm: Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, …
nhằm thiết lập quan hệ, sự thấu hiểu hoặc sự cộng tác giữa các thành viên trong
xã hội. Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện nhưng phương tiên
thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ.
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp được thể hiện
thông qua phân môn Luyện từ và câu như sau:
Phân môn Luyện từ và câu cung cấp những kiến thức về Tiếng Việt bằng con
đường quy nạp.
- Đối với lớp 3: Học sinh được học thêm khoảng 400- 450 từ ngữ.
Học sinh hình thành các kĩ năng:
+ Nghe: Những từ ngữ về mới theo chủ điểm. Các câu mẫu phù hợp với mục


đích và hoạt động giao tiếp.Chú ý nghe người khác nói. Đặt được những câu hỏi
có liên quan để hiểu đúng nội dung đã nghe.
+ Nói: Phát triển kỹ năng sử dụng từ trong lời nói, đặt câu. Nói rõ ràng, tập
trung vào mục đích nói và đề tài được nói tới; có thái độ tự tin và có thói quen
nhìn vào người nghe, biết tránh dùng từ ngữ kém văn hoá.
+ Viết: Phát triển kỹ năng viết từ ngữ mới, đặt câu theo mẫu phù hợp với hồn
cảnh, mục đích giao tiếp.
Ví dụ: Trong bài luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Quê hương. Ôn tập câu Ai
làm gì?:
Kĩ năng: - Nghe: Nhận biết được các mẫu câu theo mẫu Ai làm gì?
+ Nói: Đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
+ Viết: Viết câu đặt được 2 – 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
Hoạt động thực hành:
Bài 1: Trị chơi “ Ai nhanh ai đúng”
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua viết từ ngữ vào hai nhóm. (Học sinh
rèn luyện kĩ năng viết các từ ngữ về sự vật và tình cảm đối với quê hương)
1
1


Bài 2:
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung bài. (Học sinh rèn
luyện kĩ năng nói, trao đổi với bạn về các từ ngữ thay thế cho từ “quê hương”.)
- Đối với lớp 4: Cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về TV và rèn luyện
kĩ năng dùng từ đặt câu (nói , viết), rèn kĩ năng đọc cho HS khác với lớp dưới, ở
lớp 4 có những tiết học riêng để trang bị kiến thức cho HS.
Học sinh hình thành các kĩ năng:
+ Nghe: Nghe và nhận biết cấu tạo của tiếng, từ loại và các kiểu câu.
+ Nói: Phát triển kỹ năng sử dụng từ trong lời nói, đặt câu với các từ đã cho.
Đặt câu theo mẫu.

+ Viết: Phát triển kỹ năng viết câu với từ đã cho, viết câu theo mẫu. Thêm trạng
ngữ cho câu. Viết đoạn văn với dấu câu thích hợp.
Ví dụ: Phân mơn luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
( SGK lớp 4 tập một trang 48):
Kĩ năng: - Nghe: Nghe và biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực- tự
trọng
+ Nói: Tìm và nói được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với trung thực. Đặt và nói
được câu với một từ tìm được (Bài tập 1, 2)
+ Viết: Viết câu đặt được với từ tìm được.
Hoạt động thực hành:
Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ : trung thực.
- Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm. (Học sinh
rèn luyện kĩ năng nói và viết các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực)
Bài 2: Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với
trung thực:
+ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2 để hồn thành nội dung bài. (Học sinh rèn
luyện kĩ năng nói và viết câu đặt được theo với các từ vừa tìm được)
- Đối với lớp 5: Có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết
Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu (nói - viết) kỹ năng đọc cho
học sinh. ... Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng nói và viết
thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hố trong giao tiếp.
Kỹ năng:
+ Rèn cho học sinh kỹ năng viết câu và sử dụng các dấu câu.
+ Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng đúng từ, nói viết thành câu.
Ví dụ: Phân mơn Luyện từ và câu: Ơn tập về dấu câu (SGK lớp 5 tập hai, trang
110)
Kĩ năng:
+ Nghe: Nghe những câu đúng dấu câu, nhận biết được cách sử dụng đúng câu.
+ Nói: Trao đổi với các bạn về các câu dùng đúng dấu câu.
2

2


+ Viết: Viết được câu, đoạn văn đúng dấu câu thích hợp.
+ Đọc: Đọc mẩu truyện vui
Hoạt động thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Các nhóm đọc mẩu chuyện vui và thảo luận làm bài ( Rèn kĩ năng đọc, nói)
Bài tập 2:
- HS đọc nội dung bài 2
- GV hướng dẫn HS đọc thầm bài để phát hiện tập hợp từ nào diễn tả một ý trọn
vẹn, hồn chỉnh thì đó là câu. (Rèn kĩ năng viết câu, đoạn văn hoàn chỉnh)

3
3



×