Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

Triết học về tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.61 KB, 33 trang )


Triết học là gì?
 Triết

học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất
của con người về thế giới, về vị trí, vai trị của
con người trong thế giới ấy. Triết học nghiên cứu
về các câu hỏi chung và cơ bản về sự tồn tại,
kiến thức, giá trị, lý trí, tâm trí và ngơn ngữ.
Những câu hỏi như vậy thường được đặt ra là vấn
đề cần nghiên cứu hoặc giải quyết. Phương pháp
triết học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê
bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.


Triết học ra đời khi nào?
Về

nguồn gốc, triết học ra đời ở cả phương Đông và phương
Tây từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN, tại các quốc gia
văn minh cổ đại như: Hy Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc.
Ở phương Tây, khái niệm triết học lần đầu tiên xuất hiện tại
Hy Lạp với tên gọi φιλοσοφία (philosophia) có nghĩa là “"love
of wisdom” - “tình yêu đối với sự thông thái” bởi nhà tư tưởng
Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras. Với người Hy Lạp, triết
học mang tính định hướng đồng thời cũng nhấn mạnh khát
vọng tìm kiếm chân lý của con người.
Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học được bắt nguồn từ chữ triết
và được hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ,
sự hiểu biết sâu sắc của con người. Còn tại Ấn Độ, darshanas
(triết học) lại mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con


đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.


Nội dung của vấn đề cơ bản của triết học
 Triết

học giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan với nhau. Trong đó,
vấn đề quan trọng nhất được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Gọi
là vấn đề cơ bản bởi dựa trên việc giải quyết các vấn đề này sẽ làm cơ
sở để giải quyết các vấn đề cịn lại của triết học. Nó bao gồm các vấn
đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. 
 Vấn đề cơ bản của triết học trả lời hai câu hỏi lớn (hai mặt):
 Mặt thứ nhất: Vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau? Cái
nào quyết định đến cái nào?

 Mặt

thứ hai: Con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh
mình hay khơng?


Thuật ngữ "triết học tôn giáo" lần
đầu tiên xuất hiện vào khi nào?
 lần

đầu tiên xuất hiện ở Đức, vào cuối thế kỷ XVIII, được I. Cantơ
đưa ra trong tác phẩm Tơn giáochỉ nằm tronggiới của lý tính.Khi
đó, tơn giáo được xem như là đối tượng suy tư triết học và với tư
cách là một trong những hiện tượng của văn hoá ngang hàng vởi
khoa học, pháp luật, nghệ thuật... Cịn khi tơn giáo trở thành đối

tượng của phân tích triết học, của phê phán vả đánh giá từ quan
điểm các phương pháp và lý luận nghiên cứu khoa học thì triết học
về tơn giáo được xem là một bộ phận của khoa học về tơn giáo,
hay cịn gọi là tôn giáo học, ngang hàng và các môn tâm lý, xã hội
học và lịch sử tôn giáo.
 tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp dịch


Imanuen Cantơ (Imanuel Kant) là một trong những nhà triết học vĩ đại
nhất của lịch sử tư tưởng phương Tây trước C.Mác. Triết học Cantơ "là nền
tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại, những hạn chế trong
triết học của ông không làm lu mờ công lao đó của triết học Cantơ”’.
 Cantơ sinh năm 1724, trong một gia đình quý tộc Phổ ở Kenixbéc. Đến
năm 1755, ông bắt đầu giảng dạy siêu hình học, và các môn học tự nhiên
ở đây. Từ năm 1770, ông chủ yếu quan tâm đên những vấn đề triết học
với những tác phẩm chủ yếu như Phê phán lý tính thuần tuý (1781), Phê
phán lý tính thực tiễn (1788), Phê phán khả năng suy diễn (1790) V.V..
Hầu như phần lớn các cơng trình nghiên cứu của ơng đều gắn liền với
việc giảng dạy của ông ở trường đại học Tổng hợp Kenixbéc từ năm 1755
đến cuối đời.




Xem thêm tại:
/>7TiUWp88J



Những vấn đề cơ bản của triết học tôn

giáo

I) NGUỒN GỐC CỦA THẾ GIỚI
 1.1 TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN TÂY PHƯƠNG


 Trước

hết, những nhà triết học Hy Lạp đã nỗ lực giải
thích bản chất của thực tại. triết gia Thales cho rằng
mọi vật được sinh ra từ nước, trong khi Héraclites lại
nói mọi vật đều sinh ra từ lửa. Kế đến Anaramène lại
nói mọi vật sinh ra từ đất ; cuối cùng, Empedocles
cho rằng mọi vật đều bao gồm đất, nước, gió và lửa.
Sau đấy Democritus (460-370 B.C.) cho rằng : mọi
vật bao gồm những nguyên tử khác nhau. Và lý
thuyết này là một trong những thành công lớn của
hệ thống triết học cổ đại.




Qua nhiều thế kỷ sau đó với nhiều sự tiến hóa trong ngành vật lý,
đặc biệt vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ thứ 20, những nghiên cứu
trong giới tự nhiên và thành phần của vật chất đã bắt đầu với khám
phá rằng nguyên tử không phải là một phần tử nhỏ nhất của một
hóa chất, nhưng nó bao gồm các proton và électron, và chỉ là một
làn sóng chuyển động và có thể bị phá hủy bởi trong kết cấu với các
hạt phản proton. Và cuối cùng người ta đã thấy được rằng vật chất
là sự trống rỗng. Vì vật chất chỉ là một làn sóng chuyển động có thể

chuyển đổi thành năng lượng, do đó Lý thuyết Tổng quát cho rằng
người ta có thể tạo ra vật chất bằng cách biến đổi năng lượng thành
những làn sóng chuyển động. Anderson đã thực sự làm được điều
này bằng cách sản sinh ra một dương điện tử hoàn tồn mới. Do đó,
tất cả thuộc tính mà các khoa học gia gán cho vật chất đã biến mất,
còn bản thân nguyên tử đã chứng minh nó là một bằng chứng hồn
tồn khơng có thực thể. Einstein nói rằng vật chất là phần tử trung
gian của không gian, thời gian bị uốn cong, bởi vậy vật chất là
khơng thật. Ơng cịn tun bố rằng khơng gian và thời gian đều
khơng có thật mà chỉ có sự kết hợp khơng thể tách rời của các yếu
tố nào có bất kỳ sự tương đồng với thực tại. Thật ra, mọi khám phá
khoa học mới sẽ giúp xác nhận những gì Đức Phật đã nói cách nay
hơn 2600 năm.


Về chủ đề này, Đức Phật đã dạy
thể tìm ra một Đấng sáng tạo, một Brahma,
hay một vị nào khác, làm chủ vòng luân chuyển của đời
sống (Duyên khởi), chỉ có những hiện tượng diễn tiến
tùy thuộc vào những điều kiện". (Visuddhi Magga XIX)
 Cũng vậy, trên quan điểm này, Bertrand Russell
(1872-?), một triết gia và nhà toán học nổi tiếng được
trao giải Nobel vào năm 1950, đã có một nhận xét
đáng ghi nhận về Phật giáo như sau : "Phật giáo là một
tổng hợp của triết lý suy cứu và triết lý khoa học. Phật
giáo biện minh cho phương pháp khoa học, và theo
phương pháp này để tiến đến một cứu cánh có thể gọi
là thuần lý. Phật giáo cịn đi xa hơn khoa học, vì lẽ,
khoa học bị hạn chế bởi các dụng cụ vật lý"



"Không


1.2 TRIẾT LÝ CỔ ĐẠI ĐÔNG PHƯƠNG


Bàn về triết lý cổ đại Đông phương, ta
phải đề cập đến triết lý âm - dương
của tư tưởng Trung Quốc. Lý thuyết âm
dương là những phản ánh của cả hai
vấn đề tôn giáo và triết học. Bởi vậy,
người ta có thể xem nó như một lý
thuyết về vũ trụ, diễn đạt sự tùy thuộc
hỗ tương của những vận động đối
nghịch trong tự nhiên, xã hội và sinh
vật.


 Trong

"tự Điển Lưu Niên Về Các Tôn Giáo Thế Giới", Âm
và Dương được giải thích như sau :
 "... Dương thuộc về tính tích cực, nam giới, tính cứng
rắn ; cịn Âm thuộc về tính tiêu cực, nữ giới, tính mềm
mại. Sự hỗ tương giữa hai đối cực này cấu thành một
vòng những chuyển động là ý nghĩa của sự thay đổi,
thời gian, hay quan hệ nhân quả...
 Thuyết ngũ hành là sự giải thích tỉ mĩ và chi tiết hơn về
sự hỗ tương giữa Âm và Dương. Mộc và hỏa thuộc

Dương, còn Kim và Thủy thuộc Âm. Thổ trợ giúp cho
bốn yếu tố kia và do đó thuộc cả Âm và Dương. Trong
chủ nghĩa Tân Khổng Giáo, ý tưởng về vũ trụ và lý
thuyết về ngũ hành được dùng để giải thích sự sáng tạo
của vũ trụ ; cịn thuyết ngũ hành được áp dụng để giải
thích sự sáng tạo của vô số vật. Cả ý tưởng về Âm và
Dương và lý thuyết về ngũ hành đều là sự giải thích của
hai đối cực mâu thuẫn nhau của vòng âm dương....".


1.3 NGUỒN GỐC CỦA THẾ GIỚI
QUA LĂNG KÍNH TƠN GIÁO
 a-

Nhóm tơn giáo Tây phương
 chấp nhận một Thượng Đế cá nhân có
quyền ngự trị và chi phối đời sống
con người. Thượng Đế là một siêu
nhân với quyền năng cai quản và
kiểm soát, Ngài là chủ thể tuyệt đối
sáng tạo ra vũ trụ, chúng sinh và thế
giới hữu hình. Thượng Đế khai sinh ra
thế giới của tất cả sự vật, hiện tượng




Theo Kinh Thánh, vũ
trụ đầu tiên được
Thượng Đế sáng tạo

trong vòng 6 ngày và
ngày thứ 7 là để làm
nốt những gì cịn lại
và nghỉ ngơi. Với một
lý thuyết như thế,
nhiều nghi vấn đã
được bàn cãi bởi các
nhà khoa học đương
đại, mặc dầu mới đây
hầu hết học giả đã áp
dụng những cơng cụ
phân tích lịch sử và
văn học để khảo
chứng Kinh Thánh.


b- Các nhóm tơn giáo Trung
Hoa và Ấn Độ


Phần lớn các tôn giáo Ấn Độ và Trung Hoa
kéo dài sang tận miền Đông của dãy núi
Hindu-Kouch đã không chấp nhận một
Thượng Đế cá nhân, một chủ thể sáng tạo
hoặc một đấng thiêng liêng như một ngôi
một tuyệt đối ; người mà, về bản chất có
quyền năng tuyệt đối - hay có siêu quyền
lực - để kiểm sốt mọi sự hiện hữu trong
thế giới do Ngài tạo ra. Thay vì vậy, họ
thừa nhận một thực thể vĩnh hằng có tính

vơ thủy vô chung.


 Thực

thể vĩnh hằng có thể gọi là cái Một
Tuyệt Đối. Các tơn giáo này cho rằng :
"Có ba thuật ngữ : "Sự hoàn thiện", "sự
bao trùm tất cả" và "cái toàn thể".
Những tên gọi này danh tuy khác nhưng
thực thể bên trong (thể) là đồng nhất,
tất cả đều đề cập đến Cái Một



 Cũng

vậy, bằng cách tương tự, các nhà
huyền học Ấn Độ cho rằng :

 "Lấy vũ khí nhiệm mầu của Áo Nghĩa Thư
(Upanishad) làm cây cung,

 Hãy đặt lên đó mũi tên vót nhọn bằng thiền
định,

 Kéo căng dây cùng bằng một ý tưởng nhắm
thẳng vào bản chất của cái Vô Cùng ấy,

 Hãy bắn ngập mũi tên vào cái bất tử đó,

bạn ới !"

 (Mundaka Upanishad 2.2.3)


 Hoặc

:
 "Ngài là bầu khơng khí, là trời, là
đất.
 Xoay theo gió và quyện theo từng
hơi thở phàm phu,
 Ngài là cái Một độc nhất như một
cái Đại Ngã - linh hồn bất diệt".
 (Mundaka Upanishad 2.2.6)


 Có

thể nói rằng sự phản ánh trừu tượng của Ấn giáo là một trong
những phản ánh phong phú nhất của năng lực tư duy nhân loại. Với
tinh thần bao trùm của Phạm Thiên - tức cái Một tuyệt đối - đã sinh
ra biết bao quan niệm về tư tưởng tôn giáo và triết học. Để tán thán
thực tại tối cao đó, Brahman Swàmi Abhedànanda - một triết gia Ấn
Độ đương đại - nói rằng : "Nó là thực thể tuyệt đối vượt ngoài chủ
thể và khách thể, là người trí thức ý thức và phúc lạc vơ hạn, chỉ có
một mà khơng có hai hay nhiều. Nó cũng đồng nghĩa với cái "toàn
thiện" của Plato, cái "thực thể tuyệt đối và linh hoạt" của Spinoza,
cái "Ding au sich" (vật tự nó) của điều siêu nghiệm trong tự thể của
Kant, cái "vượt trên linh hồn" của Emerson và cái "bất khả tri" của

Herbert Spencer. Đó là ý chí thiêng liêng hay tinh thần cảm nhận
hiện tượng giới của vũ trụ ?
 Tóm lại, Thượng Đế, đối với nhận thức của Tây phương là một
Thượng Đế cá nhân, một siêu nhân sáng tạo ra tất cả mọi hiện hữu,
đối với Đông phương đó là một Đồng Thể Tinh Hoa Bất Tử tuy mang
tính chất vĩnh hằng nhưng ln biến đổi một cách sống động.


c- PHẬT GIÁO
Khởi nguyên từ Ấn Độ, sau
đó truyền bá ra khắp thế
giới. Phật giáo, theo các triết
gia lỗi lạc hiện đại, là tơn
giáo thích hợp nhất của xã
hội khoa học hiện đại, mặc
dù khoa học không phải là
nhiệm vụ chính trong các lời
giảng dạy của Đức Phật.





Hoặc như Egerton C.
Baptist, trong quyển "Khoa
học tối thượng của Phật
giáo", có nói rằng : "Khoa
học khơng thể đưa ra một sự
quyết đốn nào. Nhưng Phật
giáo có thể đương đầu với

sự thách thức của nguyên tử
lực, vì kiến thức siêu việt
của Phật giáo bắt đầu nơi,
mà ở đó, khoa học kết thúc.
Và đây là một chứng minh rõ
ràng cho những ai đã từng
nghiên cứu về Phật giáo.
Chẳng hạn, xuyên qua thiền
định, những cấu trúc của
ngun tử có thể được tìm
thấy và được cảm nhận"




Phật giáo quả thực là một tôn giáo khoa học. Những gì
Đức Phật đã dạy hơn 26 thế kỷ qua luôn luôn phù hợp
với các giá trị khoa học hiện đại.



Trở lại vấn đề cơ bản của triết học tôn giáo, Phật giáo
hồn tồn khác với bất kỳ các tơn giáo khác trên thế
giới. Dù Phật giáo thường được xem là một tôn giáo như
những tôn giáo khác ; song, chánh pháp mà Đức Phật
dạy khơng thể tìm thấy trong bất kỳ tơn giáo nào. Vì sự
khác biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác không
phải là dáng vẻ bề ngồi của nó hay cơ cấu tổ chức của
nó, mà nằm trong chính giáo pháp của Phật. Như ta
biết, thay vì thiết lập một cái tơi, một linh hồn bất tử,

một tâm thức thiêng liêng... Đức Phật sau khi giác ngộ,
đã tuyên bố rằng tất cả các pháp đều vơ thường, vơ
ngã (Nonself - Anattà) và khơng có thực thể (egoless).


Thuyết Vơ Ngã dạy rằng
khơng thể tìm thấy gì bên
trong cũng như bên ngoài
các hiện tượng hiện hữu,
thuộc về thể chất cũng
như tinh thần. Vấn đề
"Ngã" và "Vô Ngã" là
giáo pháp trọng tâm của
Phật giáo, thiếu hiểu biết
về vấn đề này, người ta
không thể hiểu được triết
học Phật giáo.


 Theo

thuyết Vô Ngã, tất cả hiện hữu đều do
các nhân duyên tạo thành và quan hệ tương
quan tương duyên với nhau có tính chất vơ
thường, bị biến hoại và trống rỗng. Đức Phật
dạy rằng con người chẳng có gì ngoài 5 uẩn,
kết thành xác thân hiện hữu của tinh thần và
vật chất. Năm uẩn là hiện hữu của cả con
người và thế giới (bao gồm vật lý và tâm lý),
thậm chí những vấn đề của đau khổ và hạnh

phúc cũng được xem là các biểu hiện của 5
uẩn


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×