Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

QUAN NIỆM về NGHIỆP báo THEO bà LA môn và PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.8 KB, 17 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


MƠN TRIẾT HỌC TƠN GIÁO

Đề tài:
QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP BÁO THEO BÀ LA MÔN
VÀ PHẬT GIÁO
Giảng Viên Phụ Trách: TT.TS. Thích Giác Duyên
Sinh viên thực hiện: Trần Duy Luân
Pháp danh: Thích Giác Minh Chuyển
Mã sinh viên: TX 6230
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh,tháng 04, năm 2022

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


MƠN TRIẾT HỌC TÔN GIÁO

Đề tài:
QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP BÁO THEO BÀ LA MƠN
VÀ PHẬT GIÁO

Giảng Viên Phụ Trách: TT.TS. Thích Giác Duyên


Sinh viên thực hiện: Trần Duy Luân
Pháp danh: Thích Giác Minh Chuyển
Mã sinh viên: TX 6230
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022


MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU. .......................................................................................................................................1
B.NỘI DUNG.......................................................................................................................................2

Chương 1:QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP BÁO THEO BÀ LA MƠN
1.1..Đạo Bà La Mơn.......................................................................................................2
2.2. Tư tưởng Đạo Bà La Môn về nghiệp......................................................................3
Chương 2:QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP BÁO THEO PHẬT GIÁO
2.1. Vài nét về nghiệp theo giáo lý Phật giáo...............................................................5
2.2.Các đặc tính chính yếu của nghiệp ........................................................................7
2.3. Hậu quả của nghiệp ..............................................................................................8
2.4. Sức mạnh của nghiệp............................................................................................9
chương 3:ỨNG DỤNG GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO TRONG ĐỜI SỐNG
3.1. Nhân quả là chân lý sống.....................................................................................10
3.2. Nhân quả và con đường chuyển hóa....................................................................11

C.KẾT LUẬN...................................................................................................................................13
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................14


A.MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:
Trong đời sống thường nhật dường như Nghiệp đã trở thành một thuật ngữ quen
thuộc trong đời sống của mọi người. Khi trải nghiệm một cảm giác nào đó, dù hài
long hay phật ý, tốt hay xấu, thành công hay thất bại, chúng ta thường có khuynh
hướng đem Nghiệp ra đỗ lỗi. Khi cảm giác hạnh phúc hiện hữu trong chúng ta, chúng
ta thường cho rằng, đó là do nghiệp tốt, thiện từ quá khứ của chúng ta. Ngược lại, khi
cảm nhận sự thất bại, bất an, hay khổ đau, chúng ta thường đổ lỗi cho nghiệp xấu, ác.
Điều đáng nói là, thậm chí khơng ít Phật tử đã quy y Tam Bảo lâu năm vẫn cho rằng
đây là Nghiệp của Phật giáo.Từ đó dấy lên ý kiến cho rằng khơng nhiều người biết
chính xác Nghiệp là gì. Thực sự khơng khó lắm để nhận ra tại sao ít người hiểu tường
tận về nghiệp. Đó là bởi vì nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài. Trong khả năng hiểu
biết của người viết, tại Ấn Độ, có ba tơn giáo bàn đến thuyết Nghiệp: Bà La Môn giáo,
Kỳ Na Giáo, và Phật giáo. Bởi thế, chắc chắn rằng ý nghĩa của Nghiệp hẳn khác nhau
giữa ba tôn giáo này. Cách dùng từ Nghiệp của người bình thường cho chúng ta biết
rằng họ đánh đồng Nghiệp với thuyết định mệnh hay tiền định (determinism). Điều đó
hàm ý rằng họ không thể phân biệt Nghiệp của Phật giáo với hai tơn giáo kia. Và đó là
lý do người viết dùng bài nghiên cứu này để khảo sát Nghiệp trong từng tôn giáo riêng
biệt cũng như học thuyết về Nghiệp được phát triển như thế nào bắt đầu từ Bà La Môn
giáo, đến Kỳ Na giáo, và sau cùng là Phật giáo.Vì lý do đó học viên chọn đề tài “Quan
niệm về Nghiệp báo theo Bà-la-môn giáo và Phật giáo” làm đề tài tiểu luận của mình.
2.Phương pháp nghiên cứu:
Học viên dùng phương pháp: phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, diễn dịch, quy
nạp… để nghiên cứu, phân tích và trình bày tiểu luận,từ đó đi đến kết luận để làm
sáng tỏ đề tài nghiên cứu.
3.Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Vì kiến thức hạn chế,học viên chỉ đi xâu nghiên cứu : Quan niệm về Nghiệp báo theo
Bà-la-môn giáo và Phật giáo
4.Bố cục tiểu luận:
Gồm 4 phần :
Mở đầu&Nội dung.Nội dung gồm 03 chương

Phần kết luận & Danh mục tài liệu tham khảo

1


A. NỘI DUNG
Chương 1
QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP BÁO THEO BÀ LA MƠN
1.1..Đạo Bà La Mơn
Bà-la-mơn(zh. , sa., pi. brāhmaṇa) là danh từ chỉ một đẳng cấp, một hạng người
tại Ấn Độ. Thuộc về đẳng cấp Bà-la-môn là các tu sĩ, triết gia, học giảvà các vị lĩnh
đạo tôn giáo. Dân chúng Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.Đạo Bà La-Môn
(Brahmanism) cũng gọi Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism), là đạo bản địa của
người Ấn (Hindus), hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên hoặc
sớm hơn nữa, tức là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ. Không xác định
ai là giáo chủ hay người mở đạo. Bậc chân sư đắc đạo hướng dẫn tâm linh cho tín đồ
được gọi là guru.Tơn giáo này chủ trương đa thần (polytheism). Trời hay Thượng đế
của Ấn giáo là một Trimurti (tam vị nhất thể) gồm ba ngôi: Brahma (đấng sáng tạo),
Vishnu (đấng bảo tồn), và Shiva (đấng hủy diệt).Các bộ kinh chính viết bằng tiếng
Sanskrit: Vedas (Phệ đà), Upanishads (Áo nghĩa thư), Bhagavad Gita (Chí tôn ca)…
Vũ trụ quan. Thực tại tuyệt đối sinh thành và bảo tồn vũ trụ, vạn vật được gọi là
Brahman, có thể xem như tương đồng với khái niệm Đạo của Trung Hoa, hay Logos
của Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ 5 trước Công nguyên.Nhân sinh quan. Con người bị
ràng buộc trong vịng vơ minh (ngu dốt) và huyễn ảo nhưng lại có khả năng thốt khỏi
chúng.Đời người có 4 mục đích: dharma (hồn thành các nghĩa vụ ln lý, luật pháp
và tôn giáo); artha (mưu sinh và thành đạt trong xã hội); kama (thỏa mãn các ham
muốn nhưng biết tiết chế và điều độ); moksa (giải thoát khỏi vòng luân hồi) bằng cách
giải trừ hết các nghiệp (karma) vì khi chết mà vẫn cịn nghiệp thì phải chịu tái sinh
vào kiếp sau ở thế gian, tức là luân hồi (samsara).
Đời người phải trải qua 4 giai đoạn:

brahmacharga(học tập);
grhastha(lập gia đình, tạo sự nghiệp);
vanaprastha(hướng về tâm linh);
sanrgasu(thốt ly xã hội để tu hành).
Luân lý. Con người chịu 3 trọng ân: ơn trời, ơn thầy, ơn tổ tiên. Phải tu tập theo 3 con
đường: karmamarga (phụng sự); jnanamarga (trí tuệ hay minh triết); bhaktimarga
(sùng tín trời).Giữ 10 giới răn: ahimsa (khơng giết chóc); satya (khơng nói dối); asteya
(khơng trộm cắp); brahmacharya (không buông thả theo ham muốn); aparigraha
(không tham lam); saucha (phải sạch sẽ, tinh khiết); santosha (biết bằng lòng); tapas
(kỷ luật với bản thân); svadhyaya (phải học tập); ishvara pranidhana (vâng phục mệnh
trời).Nghi lễ. Có 5 thánh lễ chính: Mahashivarati (giữa tháng 2), Holi (trong mùa
xuân), Ramnavami (cuối tháng 3), Dusserah (đầu tháng 11), và Diwali (giữa tháng
11). Tín đồ hành lễ tại nhà riêng và trong đền thờ.
Đạo Bà La Mơn có 900 triệu tín đồ (năm 2005).Có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ
giáo sống tại hải ngoại. Văn hóa Bà La Mơn đã sớm ghi dấu ấn ở Sri Lanka và các
nước Đông Nam Á (Campuchia, Indonesia, Lào, Mã Lai, Myanmar, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Việt Nam), hiện nay vẫn cịn đền thờ và tín đồ ở các nước này.
2


Bà La Mơn cũng có ở một số nước phương Tây (Anh, Mỹ…). Thức giả Âu Mỹ đặc
biệt kính trọng tư tưởng của các guru như Sri Ramakrishna Paramahamsa (1836-1886)
và đệ tử của ông là Swami Vivekananda (1863-1902)…
Kinh Vệ Đà (Veda) xem như là cỗi gốc của Bà La Môn Giáo và là suối nguồn của nền
văn minh Ấn. Trong kinh có những bản thánh ca để ca tụng các vị thần, như thần lửa,
thần núi, thần sông ... Phần lớn ca tụng những vẻ đẹp huy hoàng, tưng bừng và mầu
nhiệm của cuộc sống trong vũ trụ. Toàn thể bộ kinh gồm bốn tạng:
1. Rig Veda: thi tụng cái biết.
2. Yajur Veda: nghi thức tế tự.
3. Sama Veda: ca vịnh thần chú.

4. Atharva Veda: (triển khai ý nghĩa ba bộ kinh kia).
Tư tưởng chủ yếu của Vệ Đà được biến đổi từ Đa thần qua Nhất thần, từ Nhất thần
sang lãnh vực Triết học ngang qua ba thời đại: Vệ Đà Thiên Thư (Veda), Phạm Thiên
Thư (Brahmana) và Áo Nghĩa Thư (Upanishad).
2.2. Tư tưởng Đạo Bà La Môn về nghiệp
Cái gì là thực tại đầu tiên, duy nhất, tối cao, là căn nguyên của tất cả, mà khi nhận
thức được nó người ta sẽ biết được mọi cái và có thể giải thốt được linh hồn con
người khỏi mọi lo âu khổ não của cuộc đời”. Upanishad đã cho rằng:đó là “Tinh thần
vũ trụ tối cao Brahman”. Brahman là thực tại có trước nhất và là thực thể duy nhất,
tuyệt đối, tối cao, vĩnh viễn, vô danh vô sắc v.v… là bản thể của tất cả, ở ngoài mọi
giới hạn của thời gian và không gian… Brahman là thực tại siêu việt khách quan, ở
ngoài và ở trong con người. Chandogya Upanishad nói: “Tồn thể vũ trụ là Brahman”
và cũng nói “cái ngã tiềm ẩn trong lịng ta, đó là Brahman”. Cả Mundak và Katha
Upanishad đều xác nhận: “Tự ngã khơng thể đạt được bởi học vấn, trí tuệ hay kiến
thức. Ngài có thể đạt được bởi người nào mà Ngài lựa chọn. Đối với người ấy Tự ngã
tự thể hiện bản tính của mình”. Taittiriya Upanishad có nhắc đến lời dạy của đạo sĩ
Varuna về Brahman cho con như sau:
“Cái ở đấy mọi sự vật sinh ra, cái ở đấy mọi sự vật sống được và cái ở đấy mọi sự vật
trở về sau khi chết. Con hãy tự hiểu lấy, cái đó là Brahman”.Như vậy, Brahman là
nguyên lý siêu việt, thường tại, vô thủy vô chung, là quỹ đạo chi phối vạn vật theo
một trật tự như là điều lý có sẵn. Trong khi đó, vạn vật là những thực tại hữu thủy, hữu
chung, được điều lý và định hướng trong Brahman.Brahman là một thực tại đồng nhất,
vượt ngoài các ý niệm, các tổng số ý niệm; nhưng để lý giải cho những người chưa có
trình độ thực nghiệm tâm linh thì phải mượn những ý niệm. Vì thế, Taittiriya
Upanishad đã hình tượng hóa Brahman như một cái tổ chim có ba con chim nhơ cái
đầu ra là Viraj, Hiranya Garbha và Ishvara: “Khi tuyệt đối được quan niệm là độc lập,
tự hữu thì gọi là Brahman. Khi được coi là hiện thân thành vũ trụ thì gọi là Hiranya
garbha, khi được coi là thượng đế sáng tạo hữu ngã thì gọi là Ishvara. Ishvara trở
thành Brahman, Vishnu và Shiva khi ba chức phận của Ngài được phân biệt”Không
thể miêu tả Brahamn, nhưng Mundaka Upanishad đã lấy hình tượng con nhện giăng tơ

để miêu tả hành động sáng tạo và thu hồi của Brahamn như sau: “Cũng như con nhện
giăng tơ và rút tơ về, cũng như cỏ sinh trên mặt đất, cũng như lông mộc trên thân
người sống, thì nơi đây trong vũ trụ, phàm cái hữu tồn là xuất tự Bất di bất dịch”.Bất
lực trong việc miêu tả Brahman, Brihad Aranyaka Upanishad dùng toàn bộ những chữ
“khơng” để nói: “Brahman khơng lớn, khơng nhỏ, khơng ngắn, không dài, không rực
rỡ, không tối tăm, không mùi, khơng vị, khơng mắt, khơng tai, khơng tiếng nói, khơng
3


hơi thở, khơng trong, khơng ngồi, khơng tiêu hủy mà cũng không bị tiêu hủy”.Mặc
dù không thể miêu tả được Brahman là gì, nhưng Brahman vẫn có những tính thiết
yếu là: Thực hữu(Chat), Ý thức(Chit), An lạc(Ananda). Brahman là thực hữu vì khơng
phải là hư khơng, Brahman là ý thức vì là nguồn gốc của mọi nhận biết, Brahman là
an lạc vì đó là hạnh phúc vĩnh hằng.Mandukya Upanishad cho rằng con người chỉ có
thể cảm nhận Brahman bằng trực giác tâm linh (Turiya). “Turiya là bản chất của ý
thức về tự ngã duy nhất, nơi mà tất cả muôn vật trong thế giới đều trở về, yên vui,
thanh tịnh, không hai”. Theo quy luật này, nếu một người làm điều gì đó, những gì
người ấy làm sẽ tạo ra những ảnh hưởng tất yếu đối với bản thân, có thể là ngay trong
hiện tại, hoặc là trong tương lai, và sự ảnh hưởng này sẽ được quyết định bởi đặc tính
của hành động của người ấy lúc ban đầu. Nếu người ấy làm những việc thiện, hoặc tạo
ra những nghiệp thiện, thì họ sẽ gặt hái được những kết quả tốt: có được hạnh phúc,
thành cơng; nếu người ấy làm những việc xấu, hoặc tạo ra những bất thiện nghiệp thì
họ sẽ phải nhận lãnh những kết quả khơng tốt: bị đau khổ, thất bại. Nhiều người biết
đến lời dạy trong Thánh kinh rằng: “Con sẽ gặt hái những gì con gieo trồng”. Câu nói
này diễn tả một cách chính xác ý nghĩa của luật nghiệp báo. Tuy nhiên, Thiên Chúa
giáo giải thích câu nói này theo xu hướng thần thánh hố, cịn Phật giáo thì xem luật
nghiệp báo là một định luật phổ quát của vũ trụ. Thuyết nghiệp báo là thuyết có tính
“trung đạo”, khơng hồn tồn thiên về Định mệnh luận, cũng khơng hồn tồn thuộc
Bất định luận.


4


Chương 2
QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP BÁO THEO PHẬT GIÁO
2.1. Vài nét về nghiệp theo giáo lý Phật giáo
Nghiệp tiếng Phạn là karma hay karman, tiếng Pali là kamma, có nghĩa là một "hành
động", một "hành vi". Vần kar (car) trong chữ karma có nghĩa là "hành động", "tác
động", và cũng là vần gốc làm phát sinh ra chữ creare trong tiếng La-tinh, chữ creare
lại biến thành créer khi chuyển sang tiếng Pháp và chữ create trong tiếng Anh, tất cả
các chữ này đều có nghĩa là tạo ra, gây ra... Tóm lại có thể hình dung karma như là
một động lực thúc đẩy để tác tạo một cái gì đó.Phật giáo Tây phương không dịch chữ
này mà dùng thẳng tiếng Phạn là karma hay karman hoặc tiếng Pali là kamma. Ngày
nay chữ karma đã trở thành một từ thông dụng trong các ngôn ngữ Tây phương và các
tự điển phổ thơng đều có nêu lên và giải thích từ này. Nói thế để thấy rằng ngày nay
đối với nền văn hóa phương Tây khái niệm về nghiệp đã trở nên phổ cập.Thế nhưng
đối với quảng đại quần chúng Tây phương và có thể cả Á đơng, nghiệp đơi khi được
hiểu như một thứ định mệnh, một hình phạt đeo sát người "tạo ra" nó như bóng với
hình. Khi nghe nói đến nghiệp họ thường liên tưởng đến một cái gì đó thật tệ hại mà
họ phải gánh chịu. Đối với những người có đơi chút kiến thức về Đạo Pháp thì nghiệp
tượng trưng cho một khía cạnh vận hành nào đó của một quy luật tổng quát gọi là quy
luật "nguyên nhân - hậu quả". Đấy là một quy luật tự nhiên, mang tính cách tồn cầu
và khơng nhất thiết tượng trưng cho một sự áp đặt. Người tu tập đúng đắn chẳng
những không sợ hãi quy luật ấy mà cịn biết dùng nó để hành động một cách chân
chính để thực hiện những quyết tâm và ước vọng của mình hầu mang lại hạnh phúc
cho chính mình và người khác.Tuy nhiên cách hiểu trên đây về nghiệp cũng đã được
đơn giản hóa rất nhiều, vì thật ra nghiệp hàm chứa nhiều khía cạnh phức tạp liên quan
đến nhiều khái niệm khác trong giáo lý Phật giáo. Thật vậy đối với Phật giáo, khái
niệm về nghiệp không đơn thuần tượng trưng cho một chuỗi tiếp nối giữa những
nguyên nhân ngẫu biến mang lại những hậu quả tất yếu mà con người phải gánh chịu

một cách thụ động, mà cũng không quan niệm nghiệp là một thứ định mệnh an bài
mang tính cách tiền định và thiêng liêng. Thật vậy, nếu hiểu đúng những lời giáo huấn
của Đức Phật thì nghiệp chính là một sự cảnh giác, một niềm hy vọng lớn lao, một
cách ý thức trách nhiệm đối với chính mình và người khác.Văn hóa Tây phương chịu
ảnh hưởng nặng nề về một định đề triết học và tôn giáo lâu đời dựa trên nền tảng chủ
nghĩa cá nhân, tức xem con người là duy nhất, khác biệt nhau và tách rời khỏi thế giới
chung quanh. Sự hiểu biết về nghiệp của một số người Tây phương do đó đơi khi cũng
trở nên đơn giản và máy móc. Thật vậy, ta sẽ không thể nào hiểu được nghiệp nếu chỉ
biết đơn giản căn cứ vào sự phân biệt giữa "cái tốt" và "cái xấu", "cái đúng" và "cái
sai". Cách suy luận như thế quả thật quá đơn sơ và thô thiển để có thể hiểu được khái
niệm về nghiệp một cách thỏa đáng.Cái Lôgic (hay sự hợp lý) của nghiệp thực sự
khơng mang tính cách trực tiếp tức hướng theo một đường thẳng - hoặc tích cực hoặc
tiêu cực - mà đúng hơn đấy là một sự tương tác vô cùng phức tạp giữa vô số hiện
tượng, vừa vật-chất và phi-vật-chất, xuyên qua không gian và thời gian, liên quan đến
lãnh vực nội tâm của một cá thể và cả thế giới hiện thực bên ngoài. Vậy nghiệp thực
sự là gì ?Trước hết nghiệp có nghĩa là một sự chủ tâm, một ý định (intention), một tác
động tâm thần mang tính cách duy ý cịn gọi là tác ý (volition), tiếng Phạn là cetana.
5


Tác ý hay sự chủ tâm (cetana) là một trong sáu khả năng căn bản của tâm thức gọi là
tri thức tâm thần (manovijnana), năm tri thức kia là năm tri thức giác cảm. Tri thức
tâm thần luôn luôn sinh động trong tâm trí của một cá thể và hàm chứa khả năng cảm
nhận một vật thể hoặc một biến cố thuộc ngoại cảnh, hoặc một hình ảnh phát sinh
trong tâm thức. Các đối tượng vừa kể khi được cảm nhận bởi tri thức sẽ làm nảy sinh
ra xúc cảm. Xúc cảm hiển lộ dưới thể dạng một hành vi tâm thần, tức một sự duy ý
hay tác ý và đấy chính là nghiệp. Nói cách khác nếu sự cảm nhận của ngũ giác và tri
thức khi tiếp xúc với đối tượng nhưng không làm phát sinh ra ý định, duy ý hay tác ý
thì sẽ khơng tạo ra nghiệp, chẳng hạn như sự tiêu hóa, bài tiết, kể cả các giác cảm và
sự nhận thức đơn thuần.Tóm lại sự chú tâm, ý định hay tác ý giữ vai trò hướng tâm

thức vào một đối tượng thuộc bối cảnh bên ngồi hay một hình ảnh trong tâm thức, do
đó người ta có thể định nghĩa nghiệp là một sự chuyển động hay một động tác. Sự
chuyển động của nghiệp tác động liên tục trên dịng chảy của tâm thức. Vì thế nếu
khơng chủ động được sự tác động của dịng lưu chuyển đó thì một cá thể sẽ liên tục
tạo nghiệp cho chính mình. Thiền định là một cách làm giảm bớt đi hoặc ngưng hẳn
dịng chuyển động và hình thành liên tục của nghiệp trong tâm thức. Trong quyển sách
(L'Enseignement du Bouddha, Seuil, 1961, trang 42) Walpora Rahula có trích dẫn một
lời giảng của Đức Phật trong Tăng Chị Bộ kinh như sau :"Này các tỳ kheo, Ta bảo
rằng tác ý (cetana) đấy là nghiệp (kamma). Với ý muốn (chủ đích trong tâm thức)
người ta hành động bằng thân xác, bằng ngôn từ và bằng cơ quan tâm thần của mình",
(Tăng Chi Bộ Kinh, Anguttara-nikaya, III, 415, ấn bản Colombo, 1929, trang
500).Thiết nghĩ để có thể hiểu được nghiệp là gì thì có lẽ đây là một trong những lời
giảng quan trọng của Đức Phật. Ý nghĩa trong câu trên đây cho thấy rõ tác ý đã là
nghiệp, từ nghiệp sinh ra hành động trên thân xác, bằng ngôn từ hay trong nội tâm tức
cơ quan tâm thần. Chữ cơ quan tâm thần là dịch từ chữ organe mental trong câu tiếng
Pháp, tiếng Phạn là manas, tiếng Pali là mano, kinh sách gốc Hán dịch là mạt-na thức.
Mạt-na thức là thức thứ sáu còn gọi là tri thức (consciousness), hoặc nếu hiểu theo học
phái Duy thức (Yogacara) thì đấy là thức thứ bảy (còn gọi là nhiễm tâm klistamanas), các vấn đề liên quan đến các thuật ngữ này sẽ được trình bày chi tiết
trong các phần bên dưới.Ý định hay tác ý xảy ra trong từng khoảnh khắc một, tức
mang tính cách nhất thời có nghĩa là khơng liên tục, thế nhưng khi khoảnh khắc ấy
chấm dứt thì vết hằn hay sự tồn dư vẫn tiếp tục lưu lại trong khoảnh khắc xảy ra tiếp
theo sau đó, đây cũng là cách giải thích về trí nhớ theo quan điểm của Phật giáo.Vết
hằn của tác ý lưu lại một dấu vết trên dòng chảy của tâm thức gọi là mầm mống,
nghiệp lực, chủng tử, v.v...(tiếng Phạn vasana), tượng trưng cho một xung năng hay
một sức mạnh thúc đẩy. Vào một lúc nào đó khi một số điều kiện hay cơ dun hội đủ
tạo ra hồn cảnh thuận lợi thì các vết hằn của nghiệp sẽ làm phát sinh ra hậu quả mang
cùng một bản chất tích cực hay tiêu cực với các dấu vết ấy. Câu trích dẫn sau đây
trong kinh Di-lan-đà (Milandapanha, còn gọi là Na-tiên Tỳ kheo kinh) có thể tóm lược
những gì vừa trính bày trên đây. Trong kinh này nhà vua Di-lan-đà (Milanda, vua xứ
Penjab, thế kỷ thứ II trước Tây lịch) có hỏi tỳ kheo Na-tiên (Nagasena) như sau :"Thế

thì nghiệp nó nằm ở đâu ?". Tỳ kheo Na-tiên trả lời như sau : "Thưa Đại vương, không
thể bảo nghiệp được "cất giữ " một nơi nào đó [cố định] trong cái tri thức luôn luôn
chuyển động không thể nắm bắt được, hoặc một nơi nào đó trong thân xác. Thế nhưng
nó lại tùy thuộc vào tâm thức và vật chất (thân xác) và sẽ phát hiện vào một thời điểm
thích nghi. Cũng thế khơng thể bảo rằng các quả xồi được "cất giữ" một nơi nào đó
6


trong cây xồi, thế nhưng nó lại lệ thuộc vào cây xồi và hiện ra (đơm quả) khi mùa
màng thích nghi", (dựa theo bản dịch tiếng Pháp của Louis Finot, Les questions de
Milanda, Ed. Dharmas, 1983)Khi một vết hằn được lưu lại trên dịng tri thức của một
cá thể, nó sẽ liên kết với vô số các dấu vết khác tức những ý định hay tác ý khác có
sẵn từ trước hoặc sẽ phát sinh sau đó để tạo ra một sự "kết hợp" mang một "xu hướng
chung", thúc đẩy cá thể ấy phát lộ trong tương lai những tác ý mang một xu hướng
nào đó mà cá thể ấy không cưỡng lại được. Tác ý sẽ xui khiến cá thể ấy "phạm" vào
những hành động mang tính cách tự phát tức có nghĩa là thực thi một cách tự
động.Tóm lại nghiệp gồm có hai thành phần và cả hai đều thuộc vào lãnh vực tâm
thần : thành phần thứ nhất là ý định tức thuộc cùng một thể loại phi-vật-chất với tâm
thức, thành phần thứ hai là một vết hằn ghi khắc trên dòng tri thức của một cá thể. Vết
hằn có thể hiển hiện và chuyển thành quả bất cứ lúc nào, do đó có thể gọi nó là mầm
mống tồn lưu trong tri thức. Mầm mống đó sẽ tác động và chi phối sự hình thành của
một cá thể trong tương lai, tức ảnh hưởng đến sự cấu tạo hình tướng và tâm thức của
cá thể ấy
2.2.Các đặc tính chính yếu của nghiệp
I- Bốn đặc tính căn bản của nghiệp (catvari karmasvabhava).
Nghiệp gồm có bốn thể tánh hay đặc tính như sau :
1- Thể tánh quyết định của nghiệp : nghiệp mang tính cách quyết định tức có nghĩa là
quả ln ln mang cùng một bản chất với nghiệp làm phát sinh ra nó.
2- Sự tăng trưởng của nghiệp : nghiệp luôn luôn sinh động, trong trường hợp nếu
nghiệp khơng được tinh khiết hóa thì nó sẽ liên tục tăng trưởng cho đến khi nào gặp

được các điều kiện thích nghi khiến cho nó phát sinh ra quả.
3- Nghiệp khơng thực thi (khơng hồn tất) : nếu khơng hề có tác ý, cũng khơng hề có
hành động thì đương nhiên cũng sẽ khơng có một hậu quả nào xảy ra.
4- Nghiệp đã hoàn tất : nghiệp khi đã hồn tất sẽ khơng thể tan biến đi được và nhất
định nó sẽ tạo ra quả vào một thời điểm nào đó, tất nhiên là trừ trường hợp nghiệp ấy
đã được hóa giải hay tinh khiết hóa bằng sự tu tập.
II- Bản sắc và cường độ của nghiệp
Tùy theo bản chất của ý định và hành động, nghiệp sẽ mang các sắc thái và cường độ
khác nhau :
- Hành động đạo hạnh hay trong trắng (kusalakarma) : hậu quả mang lại sẽ tốt lành và
thuận lợi.
- Hành động tiêu cực hay đen tối (akusalakarma) : hậu quả mang lại sẽ là khổ đau.
- Hành động trung hòa (avyakrtakarma) : hậu quả mang lại không hạnh phúc cũng
không khổ đau.
Các đặc tính như thuận lợi hay bất thuận lợi khơng nhất thiết liên hệ hay tương quan
với các nguyên tắc đạo đức quy định bởi nền luân lý quy ước và độc đoán do con
người thiết đặt, mà tùy thuộc vào bản chất đích thực của chính hành động thực thi.
Bản chất đó được xác định căn cứ vào chủ đích của động cơ thúc đẩy một chủ thể
hành động với mục đích tạo ra sự tốt lành hay khổ đau cho các chúng sinh khác, thí dụ
như cứu giúp kẻ khốn cùng vì lịng từ bi hoặc sát sinh vì hung ác.... Vì thế nếu muốn
xác định bản chất đích thực của nghiệp thì phải phân biệt thật rõ rệt bản chất của ý
định hay sự chủ tâm là gì và bản chất của hành động thực thi là gì. Thí dụ :

7


- Ý định trong trắng và hành động trong trắng : chẳng hạn như ý định trong trắng phát
xuất từ lòng từ bi và hành động trong trắng nhằm giúp đỡ người khác tránh khỏi khổ
đau.
- Ý định trong trắng nhưng hành động đen tối : Ý định trong thâm tâm mang tính cách

tích cực, thế nhưng hành động phát lộ bên ngoài là sự nghiêm khắc và giận dữ nhằm
mục đích cảnh giác và làm thức tỉnh người khác.
- Ý định đen tối nhưng hành động trong trắng : cho một người nào đó một thứ gì nguy
hại, chẳng hạn như biếu rượu cho người say sưa, hoặc giả vờ hiền lành và dễ thương
nhằm mục đích lường gạt hoặc thực hiện một ý đồ ích kỷ nào đó.
- Ý định đen tối và hành động đen tối : thí dụ một người nào đó bị các xung năng tiêu
cực thúc đẩy làm điều sai trái đối với người khác, chẳng hạn như nguyền rủa hoặc gây
thương tích cho người khác.Sau đây là bảng liệt kê các hành động tạo ra nghiệp trong
trắng và nghiệp đen tối :
- Nghiệp trong trắng hay thuận lợi : gồm có mười hành vi thiếu đạo đức phải tránh và
mười điều đạo hạnh nên làm :
Ba điều thuộc thân xác :
1- Không tước đoạt sự sống - cứu được một sinh linh thoát chết.
2- Khơng trộm cắp - bố thí.
3- Khơng phạm vào hành vi tính dục thiếu đạo hạnh - biết giữ gìn sự tiết dục.
Bốn điều thuộc ngơn từ :
4- Khơng nói dối - nói lời ngay thật.
5- Khơng gièm pha - nói lời hàn gắn và hịa giải.
6- Khơng nguyền rủa - nói lời êm ái.
7- Khơng ăn nói hun thuyên vô bổ - thường xuyên tụng niệm.
Ba điều thuộc tâm thức :
8- Không ganh tị - hân hoan khi thấy người khác được hạnh phúc.
9- Không ác ý - phát lộ lòng nhân từ.
10- Loại bỏ những quan điểm sai lầm - chọn lựa những quan điểm đúng đắn.
- Nghiệp đen tối hay bất thuận lợi bắt nguồn từ :
Sáu thứ dục vọng căn bản, kinh sách gốc Hán gọi là lục đại phiền não, gồm có : bám
víu, ghét bỏ, vô minh, tự kiêu, nghi ngờ, quan điểm sai lầm.
Hai mươi dục vọng thứ yếu, gồm có : thù nghịch, oán hận, ác ý, ganh tị, lừa lọc, v.v...
Phạm vào mười hành động thiếu đạo hạnh, gồm có :
- Ba hành động thuộc thân xác : sát sinh, trộm cắp, hành vi tính dục thiếu đạo hạnh.

- Bốn hành động thuộc ngơn từ : nói dối, vu khống, nguyền rủa, ăn nói hun thiên vơ
bổ
- Bốn hành động thuộc tâm thần : thèm muốn, ác tâm, nuôi dưỡng những quan điểm
lệch lạc.
2.3. Hậu quả của nghiệp
Nếu bốn giai đoạn trên đây xảy ra trọn vẹn thì con đường của nghiệp sẽ mang lại ba
loại hậu quả theo thứ tự như sau :
1- Kết quả hồn tồn chín muồi (vipakaphala) : thí dụ trong trường hợp tiêu cực, hậu
quả trọn vẹn do nó mang lại sẽ là sự tái sinh trong một cảnh giới thấp, chẳng hạn như
nghiệp do sự giận dữ sẽ khiến tái sinh trong cõi địa ngục, nghiệp do vô minh và đần
độn sẽ khiến tái sinh trong cõi ngạ quỷ hay súc sinh...

8


2- Kết quả phù hợp với nguyên nhân (nisyandaphala) : hậu quả mang cùng một thể
loại hay bản chất với hành động, có nghĩa là hậu quả ln ln phù hợp với xu hướng
hay xung năng thúc đẩy một cá thể ưa thích một số hành động nào đó. Thí dụ nghiệp
do hành động sát nhân sẽ thúc đẩy một cá thể sau khi tái sinh mang bản tính hung
hăng thích việc sát sinh, hoặc nhận chịu hậu quả cùng một thể loại với hành động mà
chính mình đã thực thi trước kia, chẳng hạn như sẽ bị giết hay sẽ phải tái sinh, hoặc sẽ
phải chết non trong nhiều kiếp liên tiếp.
3- Kết quả phù hợp với quyền lợi (adhipatihala) : đó là kết quả đưa đẩy một cá thể tái
sinh trong một môi trường sống phù hợp và tương quan với nghiệp của cá thể ấy. Thí
dụ một số nghiệp tiêu cực đưa đến sự tái sinh trong một môi trường bất thuận lợi,
chẳng hạn như một nơi nghèo đói, chiến tranh, chậm tiến, hoặc trong một gia đình
nghèo khổ, bất hạnh... Có ba loại nghiệp tương quan với bản chất của kết quả như sau
a) Nghiệp xứng đáng (punyakarma) : tức nghiệp tích cực khiến tái sinh trong hồn
cảnh thuận lợi thuộc cõi dục giới.
b) Nghiệp khơng xứng đáng (apunyakarma) : tức nghiệp tiêu cực khiến tái sinh trong

hoàn cảnh bất thuận lợi thuộc cõi dục giới.
c) Nghiệp tĩnh lặng (aninjyakarma) : tức là nghiệp mang lại từ sự vắng lặng hay tĩnh
lặng của tâm thức, đấy là một thứ nghiệp tích cực khiến tái sinh trong cõi sắc giới (cõi
hình tướng tinh khiết - rupadathu) hoặc cõi vơ sắc giới (cõi vơ hình tướng hay phi-vậtchất - arupadathu).
Tuy nhiên cũng nên hiểu là chúng sinh trong cả ba cõi trên đây - dục giới, sắc giới và
vơ sắc giới - vẫn cịn bị trói buộc trong vịng tái sinh vì các chúng sinh ấy vẫn cịn
vướng mắc trong vơ minh có nghĩa là vẫn cịn nhận diện một cái tơi và đồng thời
khơng nhìn thấy bản chất đích thực của mọi hiện tượng.
2.4. Sức mạnh của nghiệp
a) Thời gian : nghiệp tiềm tàng hay chất chứa càng lâu càng trở nên mạnh mẽ hơn, có
nghĩa là khoảng cách giữa thời điểm khi nghiệp được ghi khắc và thời điểm khi quả
phát sinh là một yếu tố khiến gia tăng thêm cường lực của nghiệp.
b) Con đường của nghiệp : sức tác động của nghiệp càng mạnh nếu quá trình diễn tiến
của nghiệp tức là con đường của nghiệp được tiến hành trọn vẹn (gồm có : căn bản tư duy - hành động - sự hoàn tất).
c) Đối tượng của nghiệp : nếu đối tượng của hành động tạo nghiệp tiêu cực là một
thánh nhân, một người đạo đức, một người thân thuộc (chẳng hạn như cha mẹ), một vị
bồ-tát hoặc một chúng sinh đang lâm vào hoàn cảnh khốn cùng và tuyệt vọng (tạo ra
dịp cho ta lợi dụng) thì sức tác động của nghiệp càng trở nên mãnh liệt hơn.
d) Tính cách thường xuyên : nếu liên tiếp thực thi một hành động cùng một thể loại và
mang cùng một mục đích thì sự tái diễn đó sẽ khiến cho nghiệp lực của từng hành
động gia tăng mạnh mẽ hơn.
e) Cường độ của ý định : nghiệp lực có sức tác động khác nhau giữa sự bực bội thống
qua và lịng hận thù sâu đậm, giữa sự thương hại nhất thời và lòng từ bi lâu bền.
f) Nghiệp đối kháng hay đối nghịch : một nghiệp mang bản chất đối kháng hay đối
nghịch với một nghiệp khác sẽ có khả năng làm giảm bớt, chận đứng hoặc hóa giải
được nghiệp ấy, (thí dụ : tuy tham lam thế nhưng thường xuyên tham gia vào các công
tác từ thiện, hoặc biết sám hối)

9



chương 3
ỨNG DỤNG GIÁO LÝ NGHIỆP BÁO TRONG ĐỜI SỐNG
3.1. Nhân quả là chân lý sống
Nhân quả là chân lý sống, khơng thể thiếu trong gia đình và xã hội, nơi nào không tin
nhân quả sẽ sống trong loạn lạc, phi đạo đức. Người khơng tin vào nhân quả thường
có thái độ yếu đuối thấp hèn, luôn sống trong lo lắng, sợ hãi, bất an. Họ hay tin vào
những khả năng siêu hình, hoặc tha lực, mang tư tưởng cầu nguyện, van xin, sống ỷ
lại vào người khác dễ dẫn đến mê tín, dị đoan, khơng tin sâu nhân quả, do đó khơng
nhìn thấy được lẽ thật nên ln sống trong đau khổ lầm mê.Còn ai hiểu và tin sâu
nhân quả thì sẽ sống một đời bình yên hạnh phúc trong trạng thái an lành, tự tại, ln
sống có trách nhiệm đối với mọi hành vi xuất phát từ thân, miệng, ý của chính mình.
Người đã tin sâu nhân quả thì biết rõ ràng làm lành được hưởng phước, làm ác chịu
khổ đau là một quy luật tất yếu, là lẽ đương nhiên. Ai có lịng tin sâu như vậy, thì sẽ
sống khơng ỷ lại, khơng cầu cạnh, van xin, không chạy trốn trách nhiệm, dám làm
dám chịu không đổ thừa cho ai. Đây là tinh thần tích cực chỉ có trong đạo Phật ln
giáo dục người phật tử ý thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với mọi
hành động của bản thân, luôn yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau theo phương
châm “tốt đạo đẹp đời”. Tu sĩ chân chính sẽ vừa học vừa tu vừa hướng dẫn mọi người
tu học theo lời Phật dạy. Truyền bá chánh pháp Phật-đà trên nền tảng nhân quả.
Thường xuyên mở các khóa tu ngày an lạc từ một ngày cho đến bảy ngày. Thường
xuyên giảng dạy Phật pháp về đạo đức làm người. Nhưng tu sĩ thời hiện đại chiếm số
đông lấy cúng kiếng làm lẽ sống, mà lại cúng kiếng mê tín theo văn hóa Trung
Quốc.Lời thật mất lòng và sẽ đụng chạm lớn đến những người khơng tin nhân quả. Tu
sĩ chân chính sẽ khơng cúng kiếng tuyên truyền mê tín, nếu đã cúng kiếng làm lẽ sống
đó là mượn đạo tạo đời. Bàn tay có ngón dài ngón ngắn, rồng rắn lẫn lộn, tà chính
đúng sai thiên hình vạn trạng. Người đời vì khơng tìm hiểu ngun lý sống nên họ mê
tín thì khơng đáng trách, còn tu sĩ Phật giáo lợi dụng lòng tin của người khác để
truyền bá mê tín tức phá hủy Phật pháp và dần đưa nhân loại đến chỗ vô minh mê
muội. Chỉ khi nào bạn tin nhân quả thật sự thì bạn mới sống đạo đức. Cịn nếu bạn đã

khơng tin rồi thì việc gì bạn cũng có thể làm, đây là một sự thật mà ít ai tin. Vì sao?
Tiền và quyền đã làm bạn mờ mắt, Phật ví như kẻ mù dắt đám mù trước sau gì cũng
sụp hầm sa hố, đó là bài học cuộc đời...... Khi con người có đạo đức tất nhiên sẽ
gương mẫu, chẳng cần phải chờ ai chỉ dạy? Khi con người khơng có đạo đức thì sẽ
khơng gương mẫu. Đạo đức và gương mẫu giống như đôi cánh chim, nếu thiếu một
cánh thì sẽ mất cả hai. Truyền thống đất nước Việt Nam trên 4000 năm văn hiến là
truyền thống đạo đức. Thế cho nên gương mẫu sẽ gắn liền với đạo đức, giống như con
chim phải có đủ hai cánh thì mới bay được. Mê tín là lịng tin mù quáng không thấy
đúng lẽ thật, không thấy đúng chân lý vì mê muội. Như tin ơng đồng bà cốt, tin xin
xăm bói quẻ, tin ngày lành tháng dữ, tin số mạng sang hèn, tin bói tay xem tướng, tin
cúng sao giải hạn, tin có một người ban phước giáng họa... Những lối tin này khơng
có logic, khơng đủ bằng chứng, khơng có lợi ích, nên gọi là mê tín, vì đi ngược lại với
giáo lý nhân quả. Mê tín có hai loại:

10


Mê tín do tâm mong cầu quá đáng - Con người khi mong cầu một điều gì mà quá khả
năng mình thì dễ sinh mê tín. Ví như có một người muốn vay một số vốn lớn làm ăn,
không biết việc làm ăn này sẽ đạt được kết quả tốt hay xấu. Tự nhiên lòng họ thấy băn
khoăn lo lắng khơng biết hỏi ai, tin ai. Nghe nói có một ơng thầy nào đó biết được q
khứ vị lai đốn trúng được vận mệnh của mọi người, họ liền tìm đến để cầu cho được.
Chỉ tốn tiền quẻ có năm bảy trăm hoặc vài ba triệu, biết việc làm của mình thành cơng
hay thất bại thì ai mà khơng ham. Chính vì lịng tham và sự mong cầu q đáng mà
dẫn con người ta đến mê tín dị đoan.Mê tín do tâm lo lắng sợ hãi - Con người ta hay
lo lắng sợ hãi, suy nghĩ vu vơ là gốc sinh ra mọi điều mê tín. Có những người bị tai
nạn dồn dập, vừa té xe bị thương lại bị người giựt nợ, con trai thi rớt, con gái bị
bệnh... mất bình tĩnh, nghe đồn ơng thầy đó coi tay xem tướng rất giỏi và có thể trừ
được tà ma yêu tinh quỷ mị. Hoặc có người sợ vận sui hạn xấu, nên đầu năm đến chùa
cúng sao giải hạn, cầu cho trịn năm cuộc sống được hanh thơng, gia đình được an vui

may mắn. Hoặc có người vì thương cha mẹ đã quá cố, sợ cha mẹ chết rơi vào địa ngục
chịu đói khổ nhọc nhằn, họ bèn nhờ thầy cúng dán lầu kho, xe cộ, giấy tiền vàng bạc,
lễ cúng đốt xuống cho cha mẹ được an hưởng nơi âm ty... Mọi sợ hãi đều bắt đầu từ sự
mê tín. Cịn nếu ai sống mà chấp nhận số phận đã an bài thì khó lịng mà vươn lên làm
mới lại chính mình. Như bản thân chúng tơi nếu khơng có ý chí và nghị lực làm lại
cuộc đời, thì tơi đã rũ xương trong lao tù nghiện ngập vì số phận đã an bài. Nếu ta
khơng biết tự mình đứng lên sau khi vấp ngã, nếu khơng có Phật pháp soi đường chỉ
lối, nếu khơng có Thầy Tổ dang tay tế độ, nếu khơng có bà mẹ tốt nâng đỡ cưu
mang… thì ngày nay tơi đâu có cơ hội để chia sẻ cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa
một chút trải nghiệm trong cuộc đời. Đạo Phật là một tơn giáo có chất liệu rất thực tế
trong đời sống con người. Đạo Phật có mặt trong cuộc đời là để phục vụ cho lợi ích
nhân loại và mn lồi. Đạo Phật ln nêu cao tinh thần nhân quả và khả năng giác
ngộ của con người.Tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này, nếu đem ra khảo
sát thật kỹ, chúng ta sẽ thấy không một sự vật nào thốt ra ngồi lý nhân quả. “Thấy
quả biết nhân, thấy nhân biết quả” là tinh thần thực tiễn rất khoa học, không mơ hồ,
không ảo tưởng. Một số khảo cứu của các nhà khoa học đã chứng minh cho lời Phật
dạy là chân lý.
3.2. Nhân quả và con đường chuyển hóa
Như chúng ta đã biết, Phật là bậc giác ngộ sáng suốt hồn tồn, khơng cịn mê lầm,
khổ đau, khơng cịn phiền não tham - sân - si. Qui y Phật tức là trở về con đường
thanh tịnh, sáng suốt, trong sạch. Như một số người vì tin lầm, mê bậy, cuồng tín cho
rằng giết người được lên thiên đàng, nên họ khủng bố, giết chóc dã man cũng chỉ vì
lịng tham lam, ích kỷ mà ra.Thế giới này đã từng có những hạng người như thế, thử
hỏi làm sao không đọa địa ngục đời đời kiếp kiếp cho được? Họ tưởng làm vậy sẽ
được sinh thiên, nào dè trước mắt bị chết chóc, đau thương và khi mất đi còn bị đọa
chỗ u mê, tối tăm, khơng có ngày ra khỏi.Cũng vậy, khi chúng ta phát nguyện qui y tu
theo Phật, có nghĩa là chúng ta phải tin sâu nhân quả và quyết tâm gìn giữ không gieo
nhân xấu ác để từng bước đi tới quả giác ngộ, giải thốt.Nhưng trong q trình từ
nhân đến quả đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực liên tục, phải cố gắng thực tập hạnh bng
xả và kiên trì, bền bỉ tu hành không lơ là, giải đãi mới được kết quả tốt đẹp như lời

Phật dạy. Qui y Pháp khỏi đọa vào loài ngạ quỉ, ngạ quỉ tức là lồi quỉ đói. Vì người tu
theo đạo Phật phải có tấm lịng từ bi rộng lớn, thương u, bình đẳng với mọi người.
Khi ta có lịng từ bi thì ai khổ đau, bất hạnh, chúng ta ln tìm cách san sẻ và giúp đỡ.
11


Nhờ lịng từ bi rộng lớn nên chúng ta khơng nỡ gian tham, trộm cướp, lường gạt của
ai, hay tìm cách bòn rút của người khác, mà còn sẵn sàng chia vui, sớt khổ với trái tim
yêu thương và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống. Vì có lịng từ bi nên ta
khơng có tâm tham lam, bỏn sẻn, tâm keo kiết, ích kỷ và ác độc với ai. Vì ta khơng
gieo nhân như thế nên khơng bao giờ bị đọa làm lồi quỉ đói. Bởi chúng ta đã gieo
nhân tốt thì làm sao bị quả xấu được.Cho nên, khi qui y Pháp rồi thì quý vị tránh khỏi
làm lồi quỉ đói nhờ biết gieo nhân thương người, cứu vật bằng tất cả tấm lịng. Vì
vậy, khi đã qui y, chúng ta phải thực hành lời Phật dạy để phát triển tâm từ bi rộng lớn
mà cùng nhau chia vui, sớt khổ theo tinh thần của Bồ tát Quán Thế Âm dấn thân đi
vào đời để phục vụ chúng sinh bằng 32 ứng thân. Qui y Tăng rồi khỏi đọa làm lồi súc
sinh. Tại sao? Vì súc sinh là từ nhân si mê mà ra. Phật đã nhập Niết Bàn từ lâu, bây
giờ còn lại chư Tăng đang kế thừa con đường của Phật, vừa học, vừa tu, vừa hướng
dẫn cho chúng ta biết đâu là điều thiện lành, tốt đẹp, đâu là điều xấu ác, đâu là tội, đâu
là phước, đâu là chánh, đâu là tà.Khi chư Tăng đã chỉ cho mình biết rõ rồi thì mình
phải khơn ngoan, sáng suốt, tránh tội làm phước, tránh ác làm lành và tránh tà làm
chánh. Như vậy, từ nhân đến quả ta khơng gây tạo nghiệp si mê thì làm sao bị đọa làm
loài súc sinh cho được.Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, có nghĩa là sửa, là bỏ, là
chừa những thói quen tật xấu nên Phật dạy lấy nhân quả làm nền tảng trong sự tu hành
chuyển hóa từ xấu thành tốt.Khi chúng ta gieo nhân tốt rồi, ta cịn phải cố gắng duy trì
bền bỉ, bảo vệ dài lâu thì sẽ được kết quả như ý muốn trong tương lai. Nếu chúng ta
gieo nhân xấu thì phải đọa vào chỗ khốn cùng, đó là một sự thật. Như vậy, người Phật
tử chân chính phải biết sáng suốt chọn lựa nhân tốt để gieo, tránh không làm những
việc xấu ác. Đó là chúng ta biết tu theo lời Phật dạy. Bước đầu tu theo Phật là qui y
Tam Bảo, tức chúng ta tạo ba chánh nhân thiện lành, tốt đẹp.Nhân thứ nhất là nhân

sáng suốt để giúp ta không bị u mê, tối tăm che mờ; do đó khơng bị đọa vào địa ngục.
Nhân thứ hai là nhờ có lịng từ bi, thương u nhân loại bằng trái tim hiểu biết nên
không bao giờ bị đọa vào lồi quỉ đói. Nhân thứ ba là nhờ tư duy, quán chiếu, chiêm
nghiệm, xem xét, nên ta phát sinh trí tuệ; do đó khơng bao giờ bị đọa vào loài súc
sinh.Ba chánh nhân này như cái đỉnh ba chân giúp ta vững vàng trên đường tu học,
không bị phong ba, bão táp làm chướng ngại, nhờ thanh tịnh, sáng suốt, từ bi và trí tuệ
mà hay chiếu soi mn lồi vật.Muốn khơng đọa địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh thì ta phải
giữ giới khơng giết người, hại vật, khơng trộm cướp, khơng tà dâm, khơng nói dối,
lường gạt; và không uống rượu say sưa, hay dùng các chất độc hại như là xì ke, ma
túy; thì chúng ta tránh khỏi bị người thù hằn, oán giận, tránh khỏi nhân giết hại lẫn
nhau, tránh khỏi nhân si mê và tù tội. Giữ được đầy đủ những giới như vậy thì hiện tại
chúng ta khơng bị người thù ốn, rình rập, giết hại, khơng phải bị tù tội vì vi phạm
pháp luật, khơng bị ai phá hoại hạnh phúc gia đình, không bị ai lường gạt, hãm hại và
không si mê, tối tăm để làm các việc xấu ác.Thế cho nên, chúng ta đến với đạo Phật
nếu biết tu thì được hưởng nhân nào quả nấy tốt đẹp, cịn khơng biết tu thì phải chuốc
lấy khổ đau. Ai muốn đi tới chỗ tốt, hưởng điều tốt thì phải làm theo những gì Phật
dạy.Từ nhân đi đến quả chớ khơng có cái khi khơng, ngẫu nhiên, và cũng khơng có ai
ban phước, giáng họa cho ta hết mà chính ta là chủ nhân ơng của bao điều hoạ phúc.
Tất cả q Phật tử nghĩ cho kỹ xem, đức Phật dạy ta muốn hưởng quả tốt thì phải gieo
nhân tốt, đó là sự thật; nhưng vì ta q tham lam nên khơng chịu tu, chỉ muốn xin cho
khỏe. nhân quả. Phật là người giác ngộ, thì ta cũng có khả năng giác ngộ như Phật.

12


C.KẾT LUẬN
Nhân quả - nghiệp báo là một học thuyết quan trọng trong đạo Phật. Hiểu một cách
đơn giản nhất, nhân là nguyên nhân, quả là kết quả của nhân ấy. Cịn nghiệp là những
hành động, việc làm có tác ý, chủ ý. Chính tác ý, chủ ý đó đóng vai trị chủ đạo, quyết
định hành động và tính chất của nghiệp. Những hành động khơng có tác ý thì không

tạo nên nghiệp. Nghiệp thể hiện qua hành vi, lời nói và tư tưởng. Mỗi hành động hay
nghiệp như vậy đều đưa tới kết quả của nó, tức là quả báo của nghiệp. Hành động ác
đưa tới quả báo ác; hành động tốt đưa tới quả báo tốt.Tuy nhiên, kết quả hay quả báo
của nghiệp khơng mang tính cố định, bất biến, mà chịu sự chi phối, tác động, ảnh
hưởng từ các yếu tố duyên hay khuynh hướng nỗ lực tạo tác của con người. Nói cách
khác, con người hồn tồn có khả năng tác động đến kết quả của nghiệp. Chẳng hạn
như một người trước đây từng là kẻ vướng nhiều sai lầm, nhưng do nỗ lực làm các
việc thiện và thanh lọc tâm ý, anh ta hoàn toàn có khả năng tránh được hậu quả của
nghiệp. Nhân quả nghiệp báo không phải là một thực tế mà là một quá trình.Cũng theo
giáo lý nhà Phật, nhân quả - nghiệp báo của mỗi số phận, mỗi con người không chỉ do
đời này, kiếp này tạo nên mà đôi khi là do duyên nợ từ tiền kiếp. Ví dụ, một phụ nữ
hiền hậu, chăm chỉ, tốt bụng nhưng chẳng may lấy phải người chồng vũ phu, cờ bạc,
rượu chè. Thay vì được u thương, được tơn trọng thì người vợ này bị chồng mình
chửi mắng, nhục mạ, bạo hành. Thuyết nhân quả - nghiệp báo sẽ lý giải rằng do cô vợ
này kiếp trước mắc nợ tiền bạc, nợ nhân duyên người con trai kia nên kiếp này phải
làm vợ anh ta để "trả nợ". Tuy nhiên, cũng không phải vì món nợ tiền kiếp mà con
người ta phải chấp nhận số phận, phải cam chịu, chấp nhận nghiệp quả từ kiếp trước
mang lại; ngược lại, con người ta thông qua hành động, nhân dun của mình hồn
tồn có thể tác động để chuyển nghiệp. Trong giáo lý nhân quả của đạo Phật, giá trị
con người không chỉ được đề cao ở vai trò và trách nhiệm mà con người cịn có khả
năng làm thay đổi nghiệp cũ (chuyển nghiệp). Đây là một đặc tính hết sức nhân bản
trong giáo lý nhân quả của đạo Phật. Trở lại với câu chuyện của người vợ bị bạo hành,
thay vì phải chấp nhận cuộc hơn nhân đọa đày thì cơ ấy hồn tồn có thể chuyển
nghiệp bằng cách dùng u thương để giáo dục chuyển hóa, "cải tà quy chính" người
chồng, hoặc kế sách cuối cùng là ly hơn để giải phóng, chuyển nghiệp cho bản thân
mình.Theo Phật Giáo, hạnh phúc hay khổ đau không phải là chuyện sắp đặt ngẫu
nhiên của số phận, lại càng không phải do sự thưởng phạt, ban ân của đấng siêu nhiên
nào khác. Hạnh phúc hay khổ đau của mỗi người là do chính chúng ta tạo nên, do con
người định đoạt, trong đó yếu tố nhân duyên cũng góp phần quan trọng làm nên hạnh
phúc hay đau khổ đó. Gạt bỏ một số yếu tố có tính tơn giáo trong các quan niệm trên

về quả thì có thể thấy Phật giáo nêu ra các trường hợp khác nhau của sự tạo quả để
nhấn mạnh rằng cũng giống như nhân và duyên, quả không phải là một giá trị bất biến
mà có thể chuyển biến, đổi thay. Quả như thế nào là do tác động của nhân và duyên;
gieo nhân duyên tốt thì nhận kết quả tốt và ngược lạ. Nhân và duyên khác nhau, tác
động theo các chiều hướng khác nhau thì quả cũng khơng thể giống nhau. Nhưng dù
có khác biệt thế nào thì quả vẫn là từ nhân và duyên mà hình thành vì vậy sẽ tìm được
cơ sở giải thích cho mọi trường hợp hình thành quả.Tóm lại, trong triết học Phật giáo,
nhân quả - nghiệp báo không phải là một thực thể mà là một q trình. Q trình đó
chịu tác động sâu sắc của duyên, các điều kiện hỗ trợ, sự tác động theo các khuynh
hướng tạo tác của nghiệp mới.Do đó, khi chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu sâu sắc về lý
13


thuyết nhân quả nghiệp báo, ta khơng cịn có thái độ thụ động chờ đợi kết quả của
nghiệp như một tất yếu phải diễn ra nữa mà luôn luôn nỗ lực chuyển hóa nghiệp,
thanh lọc thân tâm, khiến cho quả báo của nghiệp xấu khơng có cơ hội biểu hiện nơi
cuộc sống của ta, hoặc vẫn cịn có khả năng biểu hiện thì thì sức mạnh của nó cũng
khơng đủ để tác động, chi phối đời sống, chi phối tâm thức, khiến cho ta bất an, khổ
đau nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo:
1.Các tôn giáo, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2001, tr. 85 – 96.
2.Triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tập 1, tr. 21 – 722.
3.Hữu Ngọc, Lê Hữu Tầng, Dương Phú Hiệp: Từ điển triết học giản yếu, Nxb. Khoa
học Kỹ thuật, Hà Nội, 1987.
4.M. T. Stepaniannts: Triết học phương Đông, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003.
5.Nguyễn Đăng Thục: Lịch sử triết học phương Đơng, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2001.
Tài liệu internet

1. />2. />3. />4. />5. />
14



×