Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích đêm đông cứu A Phủ từ đó rút ra nét mới trong cách nhìn về con người của nhà văn Tô Hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.26 KB, 5 trang )

Nhà văn Nam Cao đã khẳng định: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối,
nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia
thoát ra từ những kiếp lầm than”. Trên hành trình khám phá và sáng tác nghệ thuật,
sứ mệnh của mỗi nhà văn là “trải nghiệm nỗi đau của quần chúng, hướng tới lẽ sống
của nhân dân” để từ đó vẽ nên những bức tranh chân thật nhất về thời đại, con người
trong mọi hồn cảnh. Ngịi bút tài hoa của nhà văn Tơ Hồi đã tìm kiếm, khám phá và
khắc hoạ thành công sự thật ấy qua nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
Thơng qua đứa con tinh thần của mình, tác giả đã cho người đọc thấy được nét mới
trong cái nhìn về con người của ông, đặc biệt là ở đoạn trích: “Lúc ấy đã khuya… Ở
đây thì chết mất.”.
Tơ Hồi là cây đại thụ của nền văn học Việt Nam, là một trong những tác giả lớn nhất
của thế kỉ XX. Ông được mệnh danh là “nhà văn phong tục” khi những trang văn của
ông không chỉ hấp dẫn người đọc bằng xu hướng thể hiện những sự thật đời thường
mà còn bởi sự từng trải cùng vốn hiểu biết phong phú về đời sống, phong tục tập
quán của nhiều vùng miền. Kho tàng kiến thức đó của ơng khơng phải vốn dĩ đã có
mà là được trau dồi qua từng chuyến đi. Ơng ln kè kè cuốn sổ và cây bút bên cạnh
mình, “ln có tác phong vừa nghe người ta nói, vừa xem họ làm, vừa sinh hoạt với
họ, đồng thời cịn ghi chép lại… Từ đó mới thấy nhà văn Tơ Hồi làm việc rất tỉ mỉ và
những điều ông đưa ra làm cho chúng ta tin được” (Hoàng Quốc Hải).
Với 63 năm cầm bút miệt mài, Tơ Hồi đã để lại cho nền văn chương nước nhà một
gia tài sáng tác đồ sộ gồm hơn 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau. Truyện
ngắn “Vợ chồng A Phủ” (1952) là một trong số những truyện ngắn xuất sắc nhất của
Kim Lân, được in trong tập “Truyện Tây Bắc”, là thành quả nghệ thuật của chuyến đi
công tác dài 8 tháng cùng bộ đội lên giải phóng Tây Bắc. Quãng thời gian gắn bó
cùng những đồng bào nơi vùng núi xa xôi ấy đã thôi thúc nhà văn sáng tác để trả
“món nợ ân tình” bởi họ sống ân nghĩa ân tình q đỗi, khiến Tơ Hoài phải yêu mến,
trân trọng, mãi mãi nhớ đến - “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho
tơi nhiều, khơng thể bao giờ qn” (Tơ Hồi). Truyện đã xây dựng thành công nhân
vật Mị để từ đó tái hiện lại một cách chân thật nhất về cuộc sống và số phận đau khổ
của người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức của các thế lực phong kiến và
thực dân, đồng thời cũng là bài ca về sức sống mãnh liệt và quá trình vùng lên gỡ bỏ


gơng cùm, xiềng xích để đến với ánh sáng của tự do của những con người nô lệ.
Đoạn trích nằm ở phần kết của câu chuyện, khắc hoạ khung cảnh đêm mùa đông, khi
Mị giải cứu A Phủ và họ cùng nhau bỏ trốn khỏi sự chèn ép của những thế lực đen tối.
Qua đoạn văn, ta thấy được những biến hóa trong cảm xúc của Mị, từ đó thấy được
cái nhìn độc đáo và mới mẻ về con người của Kim Lân.
Tác phẩm xoay quanh nhân vật Mị, một người con của vùng Hồng Ngài, núi rừng Tây
Bắc. có nhan sắc xinh đẹp, lại có tài thổi sáo cùng một tâm hồn đẹp với những phẩm
chất đáng quý trọng: hiếu thảo, yêu lao động, tự trọng. Mị phải chịu số phận làm dâu
nhà thống lý để trả món nợ đời cha mẹ. Mang danh là dâu nhưng phận cô chẳng khác


gì một kẻ đầy tớ. Tới với đoạn trích, ta còn gặp thêm A Phủ một chàng trai trẻ tuổi,
khỏe mạnh nhưng lại xuất hiện thảm hại với dáng vẻ bị trói đứng ở cột nhà chờ chết.
Vì gây sự với A Sử - con thống lí mà hắn mới phải rơi vào hồn cảnh đó. Vốn cuộc
sống của hắn cũng rất éo le, khó khăn khi mồ cơi cả cha lẫn mẹ, lại cịn nghèo. Hắn
khơng có việc làm cố định, ai th gì thì làm đó. Cùng với Mị, A Phủ cũng là nạn nhân
của cường quyền, thần quyền.
Thời gian đày đọa ở nhà A Sử đã khiến Mị mài mòn về cảm xúc, tê liệt tinh thần. Đỉnh
điểm của sự tê dại, lạnh lẽo đó của cơ được thể hiện qua việc khi nhìn thấy A Phủ trở
thành nô lệ, bị trừng phạt Mị vẫn giữ thái độ lạnh lùng, dửng dưng “thản nhiên thổi
lửa, hơ tay”, “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thơi” bởi đối với cơ cảnh
đánh đập, giày vị đã quá quen thuộc. Mị không thể cảm nhận được nỗi đau của
người khác vì cả nỗi đau của mình Mị cũng khơng ý thức được. Qua đó, tác giả như
đang lên án tội ác tày trời của giai cấp thống trị.
Những tưởng như Mị sẽ giữ thái độ đó cho đến khi A Phủ bị xử nhưng không. Tiếp
theo đây ta chứng kiến được biểu hiện đầu tiên của việc Mị thức tỉnh, tình thương của
cơ đã quay lại. Mị đã được lay tỉnh khi thấy từ đôi mắt vừa mở của A Phủ “một dòng
nước mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má đã xám đen lại”. Chính những giọt nước mắt
kết tinh của nỗi đau thân phận, cùng nỗi uất ức, căm phẫn trước những ngang trái
mà mình phải gánh chịu của chàng trai đã khiến Mị phải hồi tưởng về quá khứ “Mị

chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị”, “Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống
miệng, xuống cổ, không biết lau đi được ” Mị soi thấy tình cảnh của mình qua hạt lệ
nhỏ bé đó. Nó đã đưa Mị từ cõi quên về cõi nhớ, chạm vào vết bỏng rát trong tâm
hồn Mị, đánh thức và nhắc nhở cô cái nỗi đau thấm thía của chính cuộc đời mình. Mị
bây giờ đã tự ý thức được nỗi đớn cùng mà mình phải gánh chịu, đồng thời nỗi
thương thân, thương mình đã hiện diện lại bên trong cô. Những giọt nước mắt là một
chi tiết nghệ thuật có giá trị, “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn” vì dù tưởng như nhỏ
bé, nhưng chính chúng đã mở ra bước ngoặt lớn lao cho cuộc đời của 2 nhân vật.
Nước mắt đã là sợi dây kết nối những số phận bất hạnh lại với nhau, để từ sự đồng
cảnh dẫn đến sự đồng cảm sau đó. Mị nghĩ đến A Phủ và những con người cùng cảnh
ngộ “nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thơi, nó bắt trói đến
chết người đàn bà ngày trước”, nỗi đau của những kiếp đời nô lệ lần lượt hiện lên cụ
thể trước mắt Mị. Rồi cơ nhận ra tình cảnh nguy kịch của A Phủ: “Cơ chừng này chỉ
đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”. Từ “chết” lặp đi
lặp lại nhiều lần như nỗi ám ảnh kinh hồng trong tâm thức Mị, vì biết đâu, trong đêm
xuân ấy, khi Mị bị trói trên cột nhà, cơ cũng đã có thể chết, nếu khơng được chị dâu
cởi trói. Những kí ức chân thật về đêm hơm ấy đã khiến cho Mị thêm phần thấu hiểu,
xót xa, đau đớn cho người cùng cảnh ngộ trước mặt.
Từ thương thân đến thương người, từ dửng dưng, lạnh lùng đến xót xa, đồng cảm, giờ
đây trái tim nhân hậu, vị tha của Mị đã được đánh thức, hồi sinh. chính tình thương
đã làm làm trái tim băng giá của Mị ấm nóng trở lại. Nhà văn đã đi đúng với quy luật


tình cảm của con người, phải biết nhận thức về mình, u mình, thương mình thì mới
có thể đồng cảm, thấu hiểu được người khác.
Khơng dừng lại ở những dịng thổn thức, xót xa, tình thương cịn đã đánh thức tinh
thần phản kháng bên trong Mị. Cô nhận thấy rõ ràng sự tàn bạo, tàn ác của cha con
thống lí “Chúng nó thật độc ác”, đồng thời nỗi căm phẫn, căm hờn trước cái ác, trước
cái bất công ngang trái cũng được đánh thức và dấy lên cao. Tuy nhiên, Mị lúc này
vẫn chưa nghĩ thông bởi bên trong tâm trí cơ vẫn cịn chứa đựng những suy nghĩ mâu

thuẫn, phức tạp. Khi đối diện với những đọa đày mà mình chịu đựng ở nhà thống lý,
cơ vẫn mang tâm lý khiếp sợ thần quyền, cam chịu, buông xuôi, tội nghiệp mình và
cho rằng “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn đợi ngày
rũ xương ở đây thơi”. Nhưng khi nghĩ đến A Phủ, cô lại tỏ rõ thái độ bất bình, phẫn
uất “Người kia việc gì mà phải chết thế”. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội
tâm như một sự đối chất với hiện thực ngang trái, bất công, tác giả như đang ngầm
báo hiệu cho sự nổi loạn sắp tới.
Và dù Mị vừa mới khiếp sợ cường quyền thì khi Mị tưởng tượng cảnh A Phủ trốn đi
được, “Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy” Mị lại không thấy
sợ. Tâm lý của Mị lúc này đan xen những xúc cảm, trạng thái đối nghịch nhau. Tình
thương người, nỗi căm phẫn, tinh thần phản kháng, tinh thần tự nguyện hi sinh vì
người khác của trái tim nhân hậu, vị tha đã hồi sinh mạnh mẽ, lấn át nỗi sợ hãi của
cô.
Những chuyển biến mãnh liệt trong tâm trạng, nhận thức, cảm xúc của Mị cuối cùng
cũng được chuyển hóa thành hành động. Mị quyết định cởi trói cho A Phủ: “Mị rút con
dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. Dù chỉ là hành động bộc phát, bất ngờ, không
được lên kế hoạch trước, nhưng nó lại hợp lý, logic thể hiện sự táo bạo và quyết liệt
của Mị. Đây là hành động dũng cảm, cao đẹp, đáng trân trọng của con người dám hi
sinh, quên mình vì người khác. Ta cũng bắt gặp được vẻ đẹp đáng quý ấy ở Tràng,
chàng thanh niên trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, tuy nghèo khó, nhưng vẫn
quyết định đèo bịng, cưu mang một người phụ nữ xa lạ trong thời kì đất nước ta đói
khổ đến cùng cực. Sau khi giải thốt A Phủ khỏi đống dây trói, Mị liền thì thào đầy hốt
hoảng: ”Đi ngay”. Câu nói đó thể hiện sự thúc bách của tình thương, của khao khát
đem đến cuộc sống tự do, sự sống cho người khác, cho những người cùng khổ của Mị.
Sức mạnh của lòng nhân ái, mong muốn phản kháng, đức hi sinh đầy lớn lao đã trỗi
dậy, giúp Mị chiến thắng những thế lực tàn ác, đen tối vây bủa của cường quyền và
thần quyền đang chèn ép, chế ngự cô.
Từ cứu người, Mị chuyển sang cứu mình. Trước sự chạy “quật sức vùng lên” mà chạy
của A Phủ, Mị lại “đứng lặng trong bóng tối”. Đây là một khoảng lặng chứa đầy giông
bão tâm tư, với những mâu thuẫn đang giằng xé, đấu tranh trong lòng Mị. Mới sẵn

sàng hi sinh cho tự do của người khác, thoắt cái cô đã khiếp sợ, sợ rằng mình phải
chết trên cái cột đó thay cho người đàn ông ấy. Nỗi hãi hùng đã khiến cơ thể cô như
lạnh cứng đi, không thể cử động được. Con người Mị đã quá quen với tư duy nô lệ,


quen cam chịu, nhẫn nhục dù cho bây giờ quyền làm người, niềm khao khát sống, tự
do trong cô đã sống lại. Nhưng rồi cuối cùng con người khát vọng đã chiến thắng. Mị
chỉ ngẩn người suy nghĩ trong một khoảnh khắc. “Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối
lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc”
Với câu văn ngắn, sử dụng liên tiếp nhiều động từ cùng nhịp điệu nhanh, gấp gáp,
Kim Lân đã thành công khắc họa những bước chân táo bạo, hăm hở của một con
người thức tỉnh, dám vùng lên đấu tranh chống lại số phận để tự giải phóng cho chính
mình.
Trong cơn gió lạnh cắt da cắt thịt, ta nghe được câu cầu cứu khẩn thiết của Mị: “A Phủ
cho tôi đi”, “Ở đây thì chết mất”. Nếu khi ở nhà thống lý, tác giả khơng cịn khắc họa
giọng nói, lời nói của Mị nữa, thể hiện q trình vật hóa của Mị, thì giờ đây, cô gái
quen câm lặng lại bỗng cất tiếng nói thể hiện niềm mong muốn tha thiết, địi quyền
sống. Cái con người đã từng nghĩ “làm đi làm lại suốt năm suốt đời như thế”, “cứ chỉ
ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thơi”, “ta là thân đàn bà,
nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi”,
người đã từng cam chịu thân phận, chấp nhận cái chết, nay bỗng mạnh mẽ, hối hả
địi quyền sống cho mình. Mị đã cắt đứt sợi dây ràng buộc vơ hình đã trói lấy cuộc đời
cô. Đây là hành động tất yếu của con người thức tỉnh, biết vùng lên với sức mạnh
tiềm tàng để cứu người và cứu mình để vượt lên và chiến thắng số phận, chiến thắng
cường quyền, thần quyền. Qua đó, nhà văn thể hiện quy luật tất yếu của cuộc sống:
“Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.” Khi sức sống tiềm tàng của con người nô lệ
được hồi sinh thì nó sẽ chuyển hóa thành sức mạnh lớn lao, hành động quyết liệt để
giành lại sự sống. Đồng thời, đoạn trích cịn mang đậm cảm hứng ngợi ca sự chiến
thắng của tình yêu thương, yêu cuộc sống, u tự do.
Đoạn trích thể hiện cái nhìn mới của Kim Lân đối với con người. Những tác phẩm văn

học hiện thực trước cách mạng tháng tám đều chỉ có thể khiến con người nhận ra họ
là nạn nhân của hoàn cảnh, để rồi bế tắc trong nỗi bi kịch như chị Dậu chỉ có thể
vùng chạy loanh quanh trong bóng tối, đen như “cái tiền đồ của chị”, hay như Chí
Phèo và Lão Hạc đều phải kết thúc cuộc đời mình trong bất lực, vơ vọng. Nhưng đoạn
trích của “Vợ chồng A Phủ”, tác phẩm tiêu biểu của nền văn học hiện thực 1945-1975
lại khép lại với khung cảnh trái ngược khi Mị và A Phủ “lẳng lặng đỡ nhau lao chạy
xuống dốc núi”, cùng băng qua đêm tối để đến ánh sáng của tự do, hạnh phúc, họ
được giải thoát dẫu bao quanh đều là sự tăm tối của những cái ác. Tơ Hồi đã nhìn ra
được khả năng cách mạng cùng sức sống nội tại mãnh liệt đã luôn ẩn tàng trong bản
năng và phẩm chất con người, chỉ cần được kích hoạt thì nó sẽ giúp những con người
khốn khổ có thể vượt lên và cải biên hồn cảnh. Đó cũng chính là nét mới trong chủ
nghĩa nhân đạo của văn học hiện đại Việt Nam. Cũng nhờ vào cái nhìn mới mẻ đó mà
con đường đấu tranh cách mạng của người nô lệ trong xã hội miền núi đã được mở
ra.
Bằng việc đặt nhân vật trong những hồn cảnh, tình huống gay cấn, thử thách, tác


giả đã tạo ra cơ hội để nhân vật Mị bộc lộ tính cách, phẩm chất và suy nghĩ trong
từng giai đoạn khác nhau. Nghệ thuật trần thuật hấp dẫn, sinh động kết hợp với
ngôn ngữ chân thực, sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc cùng giọng điệu biến đổi
linh hoạt để phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật đã thành cơng thu hút bạn đọc.
Bằng ngịi bút khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sắc sảo, chân thực cùng
với điểm nhìn từ bên trong đầy độc đáo và ngôn ngữ độc thoại nội tâm và lời nửa
trực tiếp, hòa quyện giữa lời của nhà văn và nhân vật, Tơ Hồi đã hịa mình cùng
cảm xúc của nhân vật để nắm bắt sâu sắc những chuyển biến phong phú, phức tạp
của đời sống nội tâm trong Mị, từ đó chứng tỏ biệt tài khám phá “con người bên
trong con người” của mình. Ngồi ra, với nghệ thuật đồng hiện, bút pháp “biện
chứng tâm hồn” tài hoa mà nhà văn đã sử dụng khi để thể hiện sự đối lập trong tâm
hồn của người con gái Tây Bắc này, diễn biến tâm lí nhân vật đã hiện lên vừa đúng
với bản chất, gần với sự thật, chứa đựng sự thú vị, bất ngờ khiến cho người đọc

cũng khơng ngờ tới được và thậm chí cả bản thân Mị cũng không lý giải được.
Thông qua những thủ pháp nghệ thuật đó, đoạn trích đã thành cơng phản ánh chân
thực cuộc sống tủi nhục, cơ cực của người dân nô lệ dưới ách thống trị của bọn chúa
đất miền núi, thực dân, đồng thời phơi bày toàn bộ tội ác của giai cấp thống trị. Qua
đoạn văn, Tô Hoài đã lên án, tố cáo tội ác của giai cấp thống trị khi chúng dám bóc
lột, lăng nhục, chà đạp con người, đồng thời xót thương, đồng cảm cho Mị và những
số phận đau khổ bị chà đạp, đày đọa khác. Bên cạnh đó, đoạn trích cịn khám phá,
ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất, khát vọng chân chính của con người - quyền
được sống và hạnh phúc.
Đoạn trích đã minh chứng cho cái nhìn mới mẻ về con người của tác giả cũng
như góp phần đưa “Vợ chồng A Phủ” trở thành một trong những tác phẩm văn
xuôi đặc sắc nhất của nền văn học hiện đại Việt Nam. Gấp trang sách lại, đoạn
văn của Tơ Hồi vẫn còn rưng rức trong lòng người đọc những tiếng ai ốn, xót
thương của những kiếp người tủi khổ như Mị. “Một tác phẩm chân chính khơng
bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, bởi lẽ khi trang sách đóng lại, tác phẩm mới
thực sự đang sống, sống với những trăn trở và tình cảm của người đọc”.



×