Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.38 KB, 4 trang )
Vi khuẩn HP
(Helicobacter pylori) -
thủ phạm gây bệnh dạ
dày
Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người và nó có thể là
dấu hiệu cho biết chúng ta đã bị viêm loét dạ dày. Căn bệnh này rất dai
dẳng, gây khó chịu trong nhiều năm liền và có thể gây nên những những
đợt cấp tính rất nguy hiểm, thậm chí có thể phát triển thành ung thư dạ
dày.
Ảnh: Imagine
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày nhưng nhìn chung có 3
nguyên nhân chính. Thứ nhất là do dùng các thuốc giảm giảm đau, chống
viêm không chứa steroid, aspirin và một số loại thuốc khác. Thứ hai là do
stress tâm lý, thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm gây
kích thích niêm mạc dạ dày như trà, cà phê, ớt, tiêu, chanh, giấm… dẫn tới
việc dạ dày tiết nhiều axít. Thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất, là sự
xuất hiện của một loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori trong dạ dày.
Phần lớn các ca viêm dạ dày – tá tràng đều do vi khuẩn HP gây ra và có thể
tiến triển thành ung thư. Chúng có mặt trong cơ thể của một nửa dân số thế
giới.
HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có
4-6 roi nên dễ di chuyển trong lớp chất nhầy của niêm mạc dạ dày và đây
cũng là môi trường trú ngụ của chúng. Chính lớp chất nhầy dạ dày đã bảo vệ
cho vi khuẩn khỏi sự tác động của axit có trong dịch vị. HP có nhiều men để
giúp chúng tồn tại, phát triển và gây bệnh tại dạ dày như men urease, một
loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) thành ammoniac và từ đó
tạo ra môi trường acid thích hợp cho vi khuẩn phát triển, nhưng lại gây tổn