Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài học về chiến lược kinh doanh của Thái Lan pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.81 KB, 8 trang )



Bài học về chiến lược
kinh doanh của Thái Lan

Sức ảnh hưởng của thảm họa này đã vượt ra khỏi biên giới nước Thái, mắt
xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.





Mức độ thiệt hại từ trận lũ lụt lớn tại Thái Lan (gây ngập lụt khoảng 10.000
nhà máy) đang tăng lên từng ngày khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất lớn
nhất thế giới báo động đỏ, từ ngành ôtô, máy tính cho đến camera.

Ảnh hưởng nặng nề

Một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nhất là ôtô. Ford Motor (Mỹ) đã
phải hoãn lại một số hoạt động sản xuất tại các nhà máy Thái Lan. Công ty
cho biết tính đến nay, họ đã sản xuất ít hơn 17.000 chiếc ôtô so với dự kiến
ban đầu và tổng mức độ thiệt hại có thể lên tới 30.000 chiếc.

Toyota cũng đã hoãn việc sản xuất tại Thái vào ngày 11.10 và sản xuất cũng
bị ảnh hưởng tại Indonesia, Việt Nam, Philippines và Nhật. Theo báo cáo vào
cuối tuần qua của tập đoàn tài chính Thụy Sĩ Credit Suisse AG, lợi nhuận hoạt
động cả năm tại Toyota có thể giảm 125 tỉ yên (tương đương 34.000 tỉ đồng)
do Hãng buộc phải cắt giảm sản xuất của 250.000 nhà máy cho đến hết ngày
20.11.2011.

Gánh chịu nỗi đau nặng nề nhất phải nói đến Honda (Nhật). Theo dự báo của


Moody’s Investors Service, thị phần toàn cầu của Honda có thể sẽ tiếp tục
giảm vì Hãng là nhà sản xuất ôtô bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ở Thái
Lan và thảm họa sóng thần vào tháng 3 tại Nhật. Honda cũng cho biết sẽ hoãn
việc sản xuất chiếc minicar Life Diva ở Nhật sau khi trận lũ lụt đã làm gián
đoạn hoạt động phân phối tay lái bằng nhôm cho mẫu ôtô này.




Danh sách doanh nghiệp gánh chịu nỗi đau của việc quá phụ thuộc vào Thái
Lan ngày càng dài ra. Sharp Corp., nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng số 1
tại Nhật, dự kiến lũ ở Thái Lan sẽ gây tổn hại đến doanh số bán khi Hynix
Semiconductor cho biết thảm họa này có thể giảm mạnh số lượng máy tính
bán ra trong quý I/2012.

Canon, nhà sản xuất camera lớn nhất thế giới, thì cắt giảm dự báo lợi nhuận
cả năm vào ngày 25.10, do việc gián đoạn sản xuất tại Thái Lan và sự tăng
trưởng kinh tế yếu ớt tại Mỹ và châu Âu. Theo ước tính của Canon, trận lũ có
thể giảm 50 tỉ yên doanh số bán hằng năm và 20 tỉ yên lợi nhuận hoạt động.

Một ngành bị ảnh hưởng nặng nề khác là ổ cứng. Điều này có nghĩa là các
thiết bị dùng ổ cứng cũng sẽ bị liên đới. Tuần qua, hãng tư vấn công nghệ IHS
iSuppli cũng khuyến cáo những thiết bị lưu trữ dữ liệu trong ổ cứng sẽ giảm
tới 30% trong 3 tháng cuối của năm nay do Thái Lan cung cấp khoảng 40%
sản lượng toàn cầu các thiết bị này.

Chantra Purnariksha, Tổng Thư ký Văn phòng Ủy ban Bảo hiểm cho biết,
trận lũ lụt có thể gây thiệt hại tới khoảng 140 tỉ baht (gần 95.000 tỉ đồng) cho
các nhà sản xuất tại 7 khu công nghiệp.


Điểm yếu trong chiến lược doanh nghiệp

Mức độ phụ thuộc vào các nhà máy Thái Lan đã cho thấy 1 điểm yếu trong
chiến lược cắt giảm chi phí và tăng tính sinh lời của nhiều công ty. Đó là
chuỗi cung ứng sản xuất của họ đôi khi quá mỏng không thể chịu đựng được
sự gián đoạn bất ngờ. Trận động đất và sóng thần tại Nhật vào tháng 3 vừa
qua đã lấy đi tốc độ tăng trưởng quý II của nhiều quốc gia trên thế giới khi
việc sản xuất của nhiều bộ phận và linh kiện điện tử cũng như các chất hóa
học đặc biệt bị gián đoạn. Một năm trước đó, vụ núi lửa phun tại Iceland cũng
đã làm tê liệt việc vận chuyển hàng hóa và đi lại trên khắp Đại Tây Dương.

Và hiện nay, thảm họa lũ lụt tại Thái Lan đã khơi lại cuộc tranh cãi liệu một
số công ty có phải đã quá bị ám ảnh bởi việc xây dựng một chuỗi cung ứng
tinh gọn vì mục tiêu lợi nhuận trong ngắn hạn mà quên đi sự an toàn trong dài
hạn.

“Qua trận động đất, sóng thần tại Nhật và hiện nay là trận lũ lụt lớn tại Thái
Lan có thể thấy những gián đoạn trầm trọng và tác động ngày càng lớn và khó
lường của chúng đã không còn là điều hy hữu”, một chuyên gia về chuỗi cung
ứng tại châu Á (không muốn nêu tên), nhận định.

Paul Martyn, Phó Chủ tịch Chiến lược chuỗi cung ứng tại BravoSultion SpA
tại Milan (Ý) cho rằng có 3 yếu tố cần xem xét khi các công ty tổ chức chuỗi
cung ứng - đó là năng lực sản xuất, hàng tồn kho và thời gian cần có để điều
chỉnh hoạt động sản xuất trong trường hợp xảy ra gián đoạn. “Các công ty
đang bị nhiều áp lực phải tinh gọn sản xuất. Nhưng nếu bỏ lơ phần sự cố có
thể xảy ra thì họ sẽ phải trả giá đắt”, ông nói. Ông cũng nói thêm rằng nhiều
lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu đang ngày càng quan tâm đến vấn đề rủi
ro khi có một chuỗi cung ứng quá mỏng.


Các nhà sản xuất từ Nhật, Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới thường tập trung
phát triển một vài trung tâm sản xuất chủ chốt trên thế giới. Thái Lan đã trở
thành một trong những điểm nóng đó vào thập niên 1980 sau khi những động
thái làm giảm giá đồng USD đã giúp đẩy đồng yên tăng cao. Các nhà sản xuất
Nhật, đặc biệt là các nhà sản xuất ôtô lớn, đã đối phó bằng cách tìm kiếm các
trung tâm sản xuất thay thế ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp trong số đó đã
chọn Thái Lan, một phần là vì các chính sách khuyến khích đầu tư của nước
này cho phép các công ty nước ngoài sở hữu đất đai tại nơi họ xây dựng nhà
máy cùng với cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các nước trong khu vực. Khi
các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, các nhà sản xuất khác
cũng theo chân nhảy vào Thái Lan, đưa đất nước này trở thành trung tâm sản
xuất và xuất khẩu chính ổ cứng, linh kiện ôtô, chất bán dẫn và thực phẩm chế
biến cùng nhiều sản phẩm thiết yếu khác.

Tuy nhiên, trước thảm họa vừa qua, một số công ty đã bắt đầu nghĩ đến việc
phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ. Toshiba cho biết sẽ bắt đầu sản xuất
ổ cứng tại Philippines sau khi Hãng buộc phải ngưng sản xuất tại 9 nhà máy ở
đây. Mazda Motor cho biết sẽ xem xét việc nhập khẩu linh kiện từ các cơ sở
của Hãng tại Trung Quốc và Nhật để nhằm khôi phục sản xuất tại các nhà
máy Thái Lan. Còn Toyota trước mắt sẽ cho làm tăng ca tại các nhà máy ở
Bắc Mỹ trong suốt những tháng còn lại của năm 2011 để gia tăng hàng tồn
kho.

Theo David Peck, Tổng Giám đốc Arrow Technologies tại Singapore, chuyên
cung cấp các thiết bị sản xuất chuyên dùng cho nhiều nhà máy đặt tại Thái
Lan, mặc dù sẽ có nhiều công ty mở rộng hơn chuỗi cung ứng nhưng các nhà
sản xuất có trụ sở đặt tại Thái Lan sẽ vẫn bám trụ với đất nước này vì họ đã
đầu tư quá nhiều vào đây. “Trong dài hạn, sẽ không có gì thay đổi vì họ cần
năng lực sản xuất mà Thái Lan cung cấp”, ông nói.


×