Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thưc trạng thất nghiệp Việt Nam năm gần Đề xuất giải pháp giảm thiểu thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.74 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................. 2
1. Cơ sở lý luận chung về thất nghiệp........................................................3
a. Khái niệm về thất nghiệp.......................................................................3
b. Phân loại................................................................................................3
Phân theo đặc trưng của người thất nghiệp........................................3
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:...............................................4
Phân loại theo tính chất thất nghiệp:..................................................4
c. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.........................................................4
d. Ảnh hưởng của thất nghiệp đến đời sống kinh tế..................................5
2. Thưc trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong 2 năm gần đây...................6
3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu thất nghiệp.............................................8
a. Phát triển kinh tế....................................................................................8
b. Nhóm giải pháp chính sách kinh tế vi mơ.............................................9
c. Chính sách tạo việc làm cho người lao động.........................................9
d. Các giải pháp đối với người thất nghiệp.............................................10
e. Hướng nghiệp hiệu quả.......................................................................10
Liên hệ bản thân........................................................................................11

KẾT LUẬN........................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................13
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ THẤT NGHIỆP VÀ
THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM NĂM 2014 - 2015

1


MỞ ĐẦU
Việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
của quốc gia nói chung và đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình nói riêng.
Giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động trẻ là một trong những


vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo.
Việt Nam là quốc gia có một cơ cấu dân số tương đối trẻ, đây là một thế
mạnh rất lớn để thực hiện mục tiêu “ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” dựa trên lợi thế
và tiềm năng của nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chất lượng và cơ cấu
lao động ở Việt Nam còn nhiều bất cập. Xét trên tổng thể thị trường lao động, tình
trạng dư cung vẫn cịn phổ biến. Những năm trước đây, tỷ lệ lao động qua học nghề,
nhất là đào tạo nghề chính quy cịn thấp dẫn đến chất lượng lao động không đảm
bảo, không đáp ứng được yêu cầu cơng việc. Trong những năm gần đây, mặc dù
tình trạng học vấn của lao động không ngừng được cải thiện, hệ thống văn bằng
được nâng cao và mở rộng nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tiếp tục gia tăng. Vậy
thất nghiệp là gì? Những nguyên nhân nào đã dẫn đến tình trạng này? Giải pháp
khắc phục thất nghiệp là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến
thất nghiệp.

2


1. Cơ sở lý luận chung về thất nghiệp
a. Khái niệm về thất nghiệp
Vấn đề thất nghiệp đã được nhiều nước, nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học
bàn luận. Song cũng còn nhiều ý kiến, nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề thất
nghiệp:
Luật Bảo hiểm thất nghiệp cộng hoà liên bang Đức định nghĩa: “Thất nghiệp
là người lao động tạm thời khơng có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện công việc
ngắn hạn”.
Ở Pháp người ta cho rằng, thất nghiệp là khơng có việc làm, có điều kiện làm
việc, đang đi tìm việc làm.
Ở Thái Lan, định nghĩa về thất nghiệp khẳng định: “Thất nghiệp là khơng có
việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc”.
Trung Quốc định nghĩa về thất nghiệp như sau: “Thất nghiệp là người trong

tuổi lao động (dân thành thị) có khả năng lao động, chưa có việc làm, đang đi tìm
việc làm, đăng kí tại cơ quan giải quyết việc làm”.
Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một
số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng khơng thể tìm được việc
làm ở mức lương thịnh hành”.
Theo bộ luật Lao động ở Việt Nam: “Thất nghiệp là những người trong độ
tuổi lao động, có khả năng làm việc, mong muốn làm việc nhưng khơng tìm được
việc làm”.
b. Phân loại
Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần phải được phân loại để hiểu rõ
về nó. Căn cứ vào từng chỉ tiêu đánh giá, ta có thể chia thất nghiệp thành các loại
sau:

Phân theo đặc trưng của người thất nghiệp.
Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận dân
cư nào, ngành nghề nào. Chúng ta cần biết được điều đó để hiểu được đặc điểm,
tính chất, mức độ tác hại của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó có thể dùng
những tiêu thức phân loại dưới đây:
– Thất nghiệp chia theo giới tính.
– Thất nghiệp theo lứa tuổi.
– Thất nghiệp chia theo vùng, lãnh thổ.
– Thất nghiệp chia theo ngành nghề.
– Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.

3


Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
- Thất nghiệp tạm thời: Đây là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động
cần có thời gian tìm kiếm việc làm.

- Thất nghiệp cơ cấu: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự mất cân đối giữa
nhu cầu sử dụng lao động và cơ cấu của lực lượng lao động. hay nói cách khác là
lượng cung lao động vượt lượng cầu về lao động. Các nguyên nhân dẫn đến cung
lao động vượt cầu lao động: do thay đổi cơ cấu kinh tế, do lao động được đào tạo
không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, do luật tiền lương tối thiểu.
- Thất nghiệp chu kỳ hay còn gọi là thất nghiệp do thiếu cầu: Đây là loại thất
nghiệp phát sinh khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thối do tổng cầu quá thấp.
Để giảm loại thất nghiệp này chính phủ cần sử dụng chính sách tài khố và tiền tệ
mở rộng, nhằm nhanh chóng đưa nền kinh tế trở về mức toàn dụng.
- Thất nghiêp do yếu tố ngồi thị trường: Nó xảy ra khi tiền lương được ấn
định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của
thị trường lao động.

Phân loại theo tính chất thất nghiệp:
- Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh do người lao động
không chấp nhận những công việc hiện thời với mức lương tương ứng.Thất nghiệp
tự nguyện diễn ra trong một nền kinh tế cạnh tranh hồn hảo có tiền lương linh hoạt,
khi những người đủ tiêu chuẩn quyết định chọn không đi làm tại mức lương hiện
tại. Thất nghiệp tự nguyện có thể là một kết cục khơng hiệu quả của thị trường cạnh
tranh.
- Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp phát sinh dù người lao
động sẵn sàng chấp nhận những công việc hiện thời với mức tiền lương tương ứng

c. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp, có thể phân loại
những nguyên nhân thất nghiệp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến từng
loại hình thất nghiệp theo bảng sau.
Nguyên nhân thất nghiệp

Thất


Thất

nghiệp nghiệp cơ

4

Thất
nghiệp


tạm thời
cấu
* Khơng có thơng tin về tình hình trên thị trường lao động.
+++
* Do sự di chuyển của người lao động
+++
* Tham gia thị trường lao động lần đầu
+++
++
* Tham gia lại thị trường lao động của những người trước +++
++
đây tự nguyện thất nghiệp
* Lạm phát
++
* Mất đất nông nghiệp do làm KCN, KCX
++
* Tăng quy mô lực lượng lao động
* Trình độ đào tạo khơng phù hợp với yêu cầu làm việc
* Cơ cấu nghiệp vụ (nghề) theo vùng về số lượng và chất


chu kỳ

++
+++
+++
+++

lượng không phù hợp
* Áp dụng công nghệ mới
+++
* Thay đổi trong hệ thống giá trị
+
+++
* Thay đổi cơ cấu dân số
* Chính sách tiền lương tối thiểu của Chính phủ
+++
* Đình đốn nhu cầu và suy thoái kinh tế
++
* Cơ chế sử dụng lao động trong khu vực nhà nước
++
* Chi phí lao động quá cao
+++
* Năng suất lao động thấp
* Do tính chất mùa vụ của sản xuất
Bảng 1. Nguyên nhân gắn với các loại hình thất nghiệp

+++
+++
+++

+++
+++
+++
+++

(+ : ảnh hưởng ít ; ++ : ảnh hưởng vừa; +++ : ảnh hưởng nhiều)
Trong bảng này ta thấy một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hơn một loại
hình thất nghiệp. Ví dụ, suy thối kinh tế ảnh hưởng đến tồn bộ nền kinh tế gây ra
thất nghiệp chu kỳ nhưng cũng tác động đến một số ngành và lĩnh vực kinh tế gây
ra thất nghiệp cơ cấu. Chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng cao có thể ảnh
hưởng đến việc làm gây ra thất nghiệp cơ cấu, đặc biệt với những người tham gia
thị trường lao động lần đầu và những người chưa có tay nghề hoặc tay nghề thấp;
đồng thời làm giảm nhu cầu lao động của một số doanh nghiệp. Cơ chế cứng trong
sử dụng lao động tại DNNN gây ra cả thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu vì
chi phí lao động q cao, năng lực cạnh tranh của DNNN thấp.
d. Ảnh hưởng của thất nghiệp đến đời sống kinh tế
Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn tác
động và gây nhiều vấn đề bất cập như: Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tỷ lệ lam
phát ngày càng cao, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, …. Với xã hội,
tình trạng thất nghiệp là một chi phí mà xã hội phải ghánh chịu. Thất nghiệp càng

5


nhiều, giá phải trả càng lớn. Những khoản chi phí như: Chính phủ phải có khoản tri
về trợ cấp thất nghiệp, khoản thu từ thuế thu nhập cho ngân sách gảm sút, nguồn lực
lãng phí, sản lượng sút kém. Với bản thân người thất nghệp, khi khơng có việc làm,
thu nhập của họ giảm sút, kỹ năng chuyên môn bị xói mịn, niềm tin đối với cuộc
sống suy giảm và tâm trạng u uất. Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam,
thì thất nghiệp ở mức cao dẫn đến sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng

hết, thu nhập của dân cư giảm xuống kéo theo tổng giá trị sản phẩm quốc dân cũng
giảm. Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nước ta là rất lớn nó hơn hẳn
các nhân tố vĩ mơ khác. Chính vì những điều này đặt đất nước ta trước thực trạng:
Thất nghiệp luôn là nổi lo cho toàn xã hội, quan trọng hơn là làm cho kinh tế nước
ta giảm đi. Bên cạnh đó thất nghiệp còn ảnh hưởng tới tâm lý người lao động và
làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
2. Thưc trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong 2 năm gần đây
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015
ước tính 52.9 triệu người, tăng 142 ngàn người so với năm 2014. Trong tổng số lao
động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2015, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản chiếm 44.3% (năm 2014 là 46.3%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm
22.9% (năm 2014 là 21.5%); khu vực dịch vụ chiếm 32.8% (năm 2014 là 32.2%).
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2015 khu vực thành thị chiếm
31.2%; khu vực nông thôn chiếm 68.8%. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào
tạo năm 2015 ước tính đạt 21.9%, cao hơn mức 19.6% của năm trước.
Q1/2014, cả nước có 1.045,5 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất
nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với Q4/2013, tuy nhiên đã giảm 22,2 nghìn
người so với Q1/2013. Trong số người thất nghiệp, có 493,0 nghìn người là nữ
(chiếm 47,2%), 546,7 nghìn người ở thành thị (chiếm 52,3 %). Về tỷ lệ, Q 1/2014 tỷ
lệ thất nghiệp chung là 2.21%, tăng so với Q4/2013 (1,9%), tuy nhiên giảm nhẹ so
với Q1/2013 (2,27%). Tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 2.25%, cao hơn nam (2,17%). Tỷ
lệ thất nghiệp thành thị là là 3,72%, cao gấp 2,4 lần nông thôn (1,53%).
Tình trạng thất nghiệp của nhóm lao động trẻ ngày một gia tăng đang là vấn đề
được rất nhiều ban ngành và xã hội quan tâm. Trong Q1/2014, cả nước có 504,7
nghìn thanh niên (nhóm từ 15-24 tuổi) bị thất nghiệp (chiếm 6,6%), tăng 54,4 nghìn
người so với Q4/2013 và tăng 17,0 nghìn người so với Q1/2013. Đặc biệt có 21,2%

6



thanh niên có độ tuổi 20-24 có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất
nghiệp thanh niên của khu vực thành thị tiếp tục ở mức cao (12,3%), của nữ là
7,86%, cao hơn hẳn của nam 5,66%, cho thấy nữ thanh niên gặp khó khăn hơn
trong việc tìm kiếm việc làm.
Đặc biệt, nhóm lao động có trình độ cao cũng khơng nằm ngồi vịng xốy
thất nghiệp này, thậm chí tỷ lệ thất nghiệp nhóm người này cịn có xu hướng tăng
trong những năm gần đây. Trong Q1/2014, có 162,4 nghìn người có trình độ từ đại
học lên bị thất nghiệp , chiếm 4,14% tổng số người có trình độ này (mặc dù tỷ lệ
này khơng cao), tăng 4,3 nghìn người so với Q1/2014, có 79,1 nghìn người có trình
độ cao đẳng (chiếm 6,81%), tăng 7,5 nghìn người so với Q4/2013.
Năm 2015, thị trường lao động cả nước có sự khởi sắc với những số liệu đáng
mừng được công bô. quý 3 năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao
động tiếp tục giảm, còn 2,35% so với 2,42% trong quý 2 năm nay.Tỷ lệ thất nghiệp
của cả nam và nữ đều giảm. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở nữ là từ 2,35% xuống còn
2,27%, và nam giới từ 2,48% xuống còn 2,41%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị và nông
thôn cũng giảm, còn 3,38% và 1,86%.
Về số lượng người thất nghiệp, trong quý 3, cả nước có hơn 1,12 triệu người
trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, giảm 15,9 nghìn người so với quý 2. Trong
tổng số người thất nghiệp, nữ có 503,4 nghìn người (chiếm 44,6%), giảm 9,9 nghìn
người; khu vực thành thị có 521,3 nghìn người (chiếm 46,2%), giảm 4,4 nghìn
người; nhóm thanh niên (15-24 tuổi) có 666,5 nghìn người (chiếm 59%), tăng 73,9
nghìn người.
Nhưng, Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (từ 15-24 tuổi) tiếp tục tăng, lên đến 7,3%
(so với 6,68% của quý 2), cao gấp 3,1 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung. Đặc biệt,
tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị tăng từ 11,84% lên 12,12% trong quý 2
năm nay
Phân loại theo trình độ chun mơn kỹ thuật (CMKT), có hơn 645 nghìn
người thất nghiệp khơng có CMKT (chiếm 57,2%), giảm 24 nghìn người so với quý
2 năm nay. Đáng lưu ý, có tới 117,3 nghìn người có trình độ cao đẳng chun
nghiệp và 225,5 nghìn người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp.

Nhóm người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp
cao nhất và có xu hướng tăng. Cụ thể, nhóm có trình độ cao đẳng nghề tăng từ
4,76% lên 7,95%, cao đẳng chuyên nghiệp tăng từ 6,79% lên 7,93%; đại học trở lên

7


tăng từ 4,6% lên 4,88%. Các nhóm có trình độ chun mơn kỹ thuật khác đều duy
trì tỷ lệ thất nghiệp thấp và có xu hướng giảm.

Số lượng thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ chun mơn kỹ thuật
giữa quý 2 và quý 3 năm 2015 (Nguồn: Tổng cục Thống kê và Điều tra lao động việc làm)
Tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhóm có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cho thấy,
vấn đề cung và cầu lao động của nhóm này tiếp tục bất cập. Tỷ lệ thất nghiệp cao và
tăng ở nhóm thanh niên cho thấy, cần tiếp tục hỗ trợ việc chuyển tiếp cho thanh niên
từ nhà trường đến thị trường lao động.
3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu thất nghiệp
a. Phát triển kinh tế
Xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bảo đảm môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh của các thành
phần kinh tế, bảo đảm sự phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế trong tiến trình
hội nhập với khu vực và quốc tế. Khắc phục tình trạng kinh tế trì trệ hiện nay, tiếp
tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, ngăn chặn suy giảm kinh tế
bằng các giải pháp cụ thể như sau:

8


- Thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu thông qua việc đầu tư, thêm vốn vào việc
phát triển sản xuất, phát triển thị trường trao đổi hàng hóa, dịch vụ, cơ cấu ngành

nghề phù hợp và quy định mức thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu.
- Kích cầu đầu tư và tiêu dùng thông qua đầu tư nhà nước và doanh nghiệp.
- Thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ thông qua việc quy định mức
% chênh lệch tiền vay so với huy động, trần lãi suất của ngân hàng, cơ cấu lại nợ
công và các khoản nợ quá hạn.
- Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp.
b. Nhóm giải pháp chính sách kinh tế vi mơ
Chính sách vĩ mô nhằm phát triển tổng thể kinh tế xã hội, tập trung và việc cơ
cấu lại nền kinh tế và thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước cho việc phát triển
kinh tế…Các giải pháp cần thực hiện bao gồm:
- Tiếp tục xây dựng, phát triển và hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mơ
định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo hành lang pháp lý thơng thống khuyến khích kinh
tế phát triển.
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đầu tư cho việc phát triển kinh tế tư
nhân, nhất là kinh tế có vốn đầu tư và kinh tế cá thể. Từ đó tạo điều kiện phát triển
đồng thời kinh tế quy mô lớn, vừa và nhỏ, tận dụng mọi nguồn lực cho sự phát
triển.
- Tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế, thu hút nguồn vốn FDI và ODA và
khuyến khích đầu tư nhằm tăng vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và ngành nghề theo hướng tích cực, tăng dần tỉ
trọng các ngành cơng nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế.
- Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, chun nghiệp nhằm tạo nhiều việc
làm, có tính liên tục ngay tại nông thôn.
- Qui hoạch việc phát triển kinh tế, sản xuất, dịch vụ đồng đều, có trọng tâm
ở các địa phương để tránh tình trạng lao động đổ dồn về các thành phố lớn.
c. Chính sách tạo việc làm cho người lao động
- Thực hiện rà soát lại văn bản pháp luật về lao động, việc làm và tiền lương.
Tiếp tục sửa đổi và bộ sung về bộ luật lao động và các quy định có liên quan cho
phù hợp với tình hình của đất nước.
- Tập trung và ba đề án đó là vay vốn tạo việc làm, dự án hỗ trợ đưa người

lao động đi làm việc tại nước ngoài và dự án hỗ trợ phát triển thị trường, hai hoạt
động là giám sát đánh giá và nâng cao năng lực quản lý lao động.

9


- Tăng cường công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước trong việc ban
hành, chỉ đạo và giám sát thực hiện chính sách Nhà nước về tạo việc làm cho người
lao động. Tạo hành lang thơng thống, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu
tư tạo việc làm cho người lao động.
d. Các giải pháp đối với người thất nghiệp
- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhận người thất nghiệp vào làm việc lâu
dài, ổn định.
- Hỗ trợ người lao động thất nghiệp tự tạo việc làm.
- Thực hiện tốt chương trình hỗ trợ dạy nghề và đào tạo lại cho người lao
động thất nghiệp, giúp họ có được một ngành nghề nhất định trong tay và có cơ hội
tìm kiếm việc làm dễ dành hơn sau khi đào tạo xong.
6. Giải pháp xuất khẩu lao động
Hiện mỗi năm Việt Nam đưa rat rung bình 80.000 lao động đi làm việc tại
nước ngoài, tương đương 5% lao động được giải quyết việc làm. Theo thống kê của
Bộ LĐ-TB&XH, hiện có khoảng với 470.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở
40 nước trên thế giới, mỗi năm mang về khoảng 1,6 tỷ USD. Để phát triển hoạt
động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững, cần tập
trung vào các giải pháp sau:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài, đảm bảo cho hoạt động này có một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ.
- Tăng cường đảm phán với các nước nhận lao động Việt Nam để ký kết các
thảo thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc.
- Coi trọng công tác quản lý, giám sát hoạt động đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài. Hạn chế tối đa việc vi phạm pháp luật của nước sở tại của người

xuất khẩu lao động. có biện pháp giám sát, chế tài để khơng có lao động bỏ trốn ở
lại nước nhận lao động sau khi xuất khẩu lao động,
- Có chiến lược dài hạn cho việc phát triển xuất khẩu lao động.
- Đào tạo nâng cao trình đọ tay nghề, nhận thức của người sẽ đi xuất khẩu lao
động
e. Hướng nghiệp hiệu quả
- Một trong những nguyên nhân lớn gây nên tình trạng thất nghiệp( tự
nguyện) hiện nay là do việc chọn lựa nghề nghiêp sai, khơng phù hợp với tình hình,
bản chất, tâm lý, sở thích, năng khếu, năng lực thực sự của bản thân. Các yếu tố trên

10


dẫn đến việc chọn ngành học sai, học cảm thấy nản, chuyển ngành giữa chừng, học
xong không phát huy được khả năng bản thân, phải đào tạo lại, tốn kém tiền bạc,
thời gian cho bản thân, gia đình, xã hội.
- Nhà nước cũng thiếu việc định hướng phát triển ngành nghề, phân bố nguồn
lực, dẫn đến việc quá nhiều người đổ xô vào một số ngành nghề nhất định dẫn đến
cung lớn hơn cầu nhiều lần ở đầu ra, thiều hụt trầm trọng người làm ở các ngành
nghề khác.
Vì vậy cần có chiến lược hoạch định, tổ chức hướng nghiệp hiệu quả với 2
nhóm trọng tâm chính là người chọn ngành nghề( học sinh, sinh viên) và nhu cầu
lao động của nền kinh tế trong trung và dài hạn.
Đẩy mạnh công tác phân luồng, định hướng giáo dục tiếp cận nghề nghiệp cho
học sinh ngay từ cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thơng để góp phần hình thành
đội ngũ nhân lực theo quy mô, cơ cấu nghề nghiệp, trình độ đào tạo đáp ứng nhu
cầu cơ cấu nhân lực cần sử dụng của TTLĐ.
Chỉ đạo thống nhất việc quản lý nhà nước đối với GDĐH và giáo dục nghề
nghiệp từ trung ương đến địa phương để làm cơ sở cho việc quy hoạch lại mạng
lưới GDĐH gắn với mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, với nhu cầu đào tạo nhân lực

phục vụ phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương và quốc gia.
Liên hệ bản thân
Là một sinh viên đại học sẽ ra trường trong vịng ba năm tới, tơi sẽ cố gắng
học tập để trau dồi thêm vốn hiểu biết của mình cũng như trau dồi thêm những kĩ
năng mềm giúp ứng dụng vào những cơng việc cụ thể để tránh tình trạng thất
nghiệp hay làm những công việc trái với ngành nghề mình đã chọn.

11


KẾT LUẬN
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại một cách khách quan và
gây ra những hậu quả xấu ngăn cản sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy ,
vấn đề giải quyết thất nghiệp là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết, giảm bớt thất
nghiệp không những tạo điều kiện để phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy ổn định xã
hội . Một xã hội có nền kinh tế phát triển , tỷ lệ thất nghiệp thấp thì tệ nạn xã hội sẽ
bị đẩy lùi , đời sống nhân dân được nâng cao. Bởi vậy , các chủ trương chính sách
nhằm phát triển kinh tế- xã hội phải được kết hợp một cách đồng bộ và có hiệu quả
với giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và đầu tư giải quyết công ăn , việc làm trong xã hội

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác_Lê-nin
2. />3. />
13




×