TIỂU LUẬN:
Định hướng và một số giải pháp
tăng cường phát triển của tổng
công ty thép Việt Nam
Chương I: Giới thiệu về tổng công ty thép Việt Nam
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty
Tổng công ty thép Việt Nam hiện nay được hình thành trên những nền tảng
và nguồn lực hợp nhất của hai tổng công ty : tổng công ty thép và tổng công ty kim
khí. Trong đó:
Tổng công ty thép chuyên sản xuất gang thép với các cơ sở chủ lực là công
ty gang thép Thái Nguyên, công ty thép miền nam và công ty thép Đà Nẵng.
Tổng công ty kim khí chuyên tổ chức kinh doanh kim khí với hệ thống tiêu
thụ rộng khắp tại các khu công nghiệp tập trung, các tỉnh, thành phố và vùng kinh tế
trọng điểm trong cả nước.
Từ năm 1996-2006, tổng công ty thép Việt Nam được tổ chức và hoạt động
theo mô hình tổng công ty 91( Quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 7/3/1994 của thủ
tướng chính phủ). Đến ngày 1/7/2007, tổng công ty đã hoàn tất các thủ tục pháp lý
và các quy chế vận hành nội bộ chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con theo quyết định số 266/2006/QĐ-TTg và quyết định số 267/2006/QĐ-
TTg ngày 23/11/2006 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án chuyển tổng
công ty thép Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và
thành lập công ty mẹ - tổng công ty thép Việt Nam.
1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của tổng công ty
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của tổng công ty
Sau khi đã hoàn thành việc chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ -
công ty con, hệ thống cơ cấu tổ chức hiện tại của tổng công ty thép Việt Nam như
sau:
- Cơ cấu bộ máy quản lý, điều hành bao gồm:
+Hội động quản trị : gồm năm thành viên do thủ tướng chính phủ quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật.
Trong đó có : chủ tịch hội đồng quản trị, 01 ủy viên kiêm tổng giám đốc tổng
công ty, 01 ủy viện kiêm trưởng ban kiểm soát tổng công ty.
+Ban kiểm soát do hội đồng quản trị tổng công ty quyết định thành lập và bổ
nhiệm các thành viên.
+Tổng giám đốc và 4 phó tổng giám đốc.
+8 phòng chức năng nghiệp vụ: kế hoạch và hợp tác quốc tế; vật tư xuất
nhập khẩu; thị trường; tài chính kế toán; đầu tư phát triển; kỹ thuật an toàn; tổ chức
lao động và văn phòng tổng công ty.
-Hệ thống các đơn vị trực thuộc, các công ty con, công ty liên kết của tổng
công ty:
+Các công ty hạch toán phụ thuộc:
o Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ;
o Công ty Thép Phú Mỹ;
o Công ty Luyện cán thép Nhà Bè;
o Công ty Luyện cán thép Thủ Đức;
o Công ty Luyện cán thép Biên Hoà.
o Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài;
o Công ty Tư vấn thiết kế luyện kim;
o Khách sạn Phương Nam;
o Viện Luyện kim đen;
o Trường Đào tạo nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên;
o Chi nhánh miền Trung;
o Chi nhánh miền Tây.
+Công ty con có vốn góp chi phối:
o Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội;
o Công ty cổ phần Kim khí miền Trung;
o Công ty cổ phần Kim khí thành phố Hồ Chí Minh;
o Công ty cổ phần Kim khí Bắc Thái;
o Công ty liên doanh Vật liệu chịu lửa Nam Ưng;
o Công ty cổ phần Thép Đà Nẵng;
o Công ty cổ phần Thép Tân Thuận;
o Công ty cổ phần Bóng đá thép miền Nam - cảng Sài Gòn.
o Công ty Gang thép Thái Nguyên;
o Công ty Luyện cán thép Nhà Bè;
o Công ty Luyện cán thép Thủ Đức;
o Công ty Luyện cán thép Biên Hoà.
+Công ty con có vốn góp:
o Công ty cổ phần Cơ điện luyện kim Thái nguyên;
o Công ty cổ phần Trúc Thôn;
o Công ty cổ phần Lưới thép Bình Tây;
o Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng miền Nam;
o Công ty Thép VSC - POSCO ( VPS);
o Công ty liên doanh Sản xuất thép Vinausteel (VINAUSTEEL);
o Công ty Thép VinaKyoei (VINAKYOEI);
o Công ty TNHH NatsteelVina (NATSTEELVINA);
o Công ty Ống thép Việt Nam (VINAPIPE);
o Công ty liên doanh Trung tâm thương mại quốc tế (IBC);
o Công ty TNHH Cảng quốc tế Thị Vải;
o Công ty TNHH Posvina;
o Công ty liên doanh NippoVina;
o Công ty Tôn Phương Nam;
o Công ty Sản xuất sản phẩm mạ công nghiệp Vingal;
o Công ty Gia công và Dịch vụ thép Sài Gòn;
o Công ty Thép Tây Đô;
o Công ty TNHH Cơ khí Việt - Nhật;
o Công ty cổ phần Bảo hiểm PJICO;
o Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung;
o Công ty cổ phần Cơ khí luyện kim.
+Các công ty mới thành lập có cổ phần vốn góp của tổng công ty
o Công ty CP.thép tấm lá Thống Nhất (45% vốn điều lệ)
o Công ty CP đầu tư cảng congtainer (10% vốn điều lệ)
o Công ty CP tài chính xi măng ( 10.5% vốn điều lệ)
+Các công ty liên kết tự nguyện
Tổng công ty đã hoàn thiện “Quy chết tiếp nhận các công ty con, công ty liên
kết tự nguyện” và đang xúc tiến các thủ tục cần thiết để tiếp nhận một số công ty
theo đề nghị của doanh nghiệp nhằm khai thác và phát huy tối đa sức mạnh của hệ
thống, của từng doanh nghiệp.
1.2.2 Cơ chế hoạt động hiện tại
- Công ty mẹ - tổng công ty là doanh nghiệp nhà nước, thực hiện chức năng
trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính. Tổ chức và hoạt động
theo điều lệ được thủ tướng chính phủ phê duyện tài quyết định số 91/2007/QĐ-
TTg ngày 21/6/2007 và các văn bản pháp quy hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện của Bộ
Công Thương, các Bộ ngành chức năng của nhà nước.
Công ty mẹ - tổng công ty ban hành các quy chế quản lý, vận hành trong
từng lĩnh vực để triển khai các mặt hoạt động trong toàn tổng công ty.
- Trừ công ty gang thép Thái Nguyên – hiện còn là doanh nghiệp 100% vốn
nhà nước, đang tổ chức – hoạt động theo luật DNNN, điều lệ tổng công ty phê duyệt
và triển khai cổ phần hóa trong năm 2008-2009. Còn lại, các công ty con, công ty
liên kết của tổng công ty được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp và điều
lệ công ty. Người đại diện tổng công ty tại các công ty này, thực hiện trách nhiệm
theo “Quy chết thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty me – tổng công ty thép
Việt Nam tại các công ty con, công ty liên kết”.
1.2.3 Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng luyện
kim và sản phẩm thép sau cán;
- Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công nghiệp
sản xuất thép;
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên liệu
luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại vật tư, phụ
tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ khí và các ngành
công nghiệp khác;
- Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản xuất
thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây
dựng;
- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề cho
ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại;
- Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng, nhà
văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và
bất động sản khác;
- Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp, lắp đặt hệ
thống thiết bị dẫn khí;
- Kinh doanh tài chính;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành;
- Xuất khẩu lao động;
- Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.2.4 Năng lực thực tế của Tổng Công ty:
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng
trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng.
Trong đó:
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty con trên : 988
tỷ đồng, ước tổng tài sản là 4.500 tỷ đồng.
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty liên kết (bao
gồm các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần) là gần 1.000 tỷ đồng, ước tổng tài
sản gần 20.000 tỷ đồng.
- Năng lực luyện phôi thép bình quân đạt gần 1.500.000 T/năm. Trong đó
luyện từ quặng là 300.000 T/năm.
- Năng lực sản xuất thép cán và sản phẩm sau cán bình quân đạt trên 2,5 triệu
T/năm.
- Sản lượng tiêu thụ bình quân gần 3 triệu T/năm.
- Tổng số lao động bình quân: trên 17.000 người. Trong đó lao động có trình
độ từ Đại học trở lên là trên 3.100 người (nam 2.300, nữ 800), chiếm trên 18% và
lao động có trình độ tay nghề cao trên 3.300 người, chiếm gần 20% tổng số lao
động của toàn Tổng Công ty.
- Thu nhập bình quân: 4.831.000 đồng.
1.2.5 Kết quả đổi mới doanh nghiệp
Kể từ khi triển khai cổ phần hóa theo Nghị định số 28/Cp đến hết năm 2007,
tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hóa 26 đơn vị. Trong đó có 8 công ty thành viện
và 18 đơn vị trực thuộc; tổng công ty giữ quyền chi phối tại 8 công ty cổ phần, 3
công ty dưới 10% vốn điều lệ và 3 công ty bán toàn bộ vốn nhà nước để thành lập
công ty cổ phần do nguyên nhân thua lỗ lớn, kéo dài.
Trong cả quá trình cổ phần hóa của tổng công ty, chỉ có 2 đơn vị tiến hành
vào thời kỳ đầu theo nghị định số 28/CP và nghị định số 44/1998/NĐ-CP là bị kéo
dài về thời gian đến trên dưới 2 năm, nhưng có 3 đơn vị tiến hành cổ phần hóa theo
nghị định 109/2007/NĐ-CP đã hoàn thành trong 6 tháng kể từ khi có quyết định cổ
phần hóa đến khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Quá trình này, cũng đồng thời tạo điều kiện cho tổng công ty giải quyết chế
độ, quyền lợi cho 2.743 lao động dôi dư theo nghị định 41/2002/NĐ-CP và nghị
định số 110/2007/NĐ-CP với tổng kinh phí hỗ trợ trên 113 tỷ đồng ( chiếm 10%
tổng số lao động của toàn tổng công ty).
Ngoài ra, chỉ tính riêng trong 2 năm 2006-2007, vận dụng cơ chế đó từ
nguồng quỹ tiền lương và phúc lợi, công ty gang thép Thái Nguyên đã giải quyết
gần 48,5 tỷ đồng cho 880 người lao động; công ty thép miền Nam ( trước đây) đã
giải quyết trên 10 tỷ đồng cho 297 người lao động tạo ra những điều kiện cần thiết
cho yêu cầu cải tạo và nâng cao chất lượng lao động.
Về tài chính, cũng được xử lý gọn một bước. Trong đó tài sản, vật tư ứ đọng
không cần dùng, chờ thanh lý theo nguyên giá là 49,683 tỷ đồng giá trị còn lại 6,596
tỷ đồng, đã bàn giao cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp
theo nguyên giá là 22,78 tỷ đồng, giá trị còn lại 5,662 tỷ đồng. Phần còn lại là điều
động nội bộ, đồng thời hoàn tất hồ sơ xử lý công nợ khống còn khả năng thu hồi,
bàn giao cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng là 26,172 tỷ đồng.
Đánh giá khái quát về công tác đổi mới doanh nghiệp của tổng công ty thép
Việt Nam trong thời gian qua, về cơ bản tổng công ty đã hoàn thành đầy đủ, đúng
quy định, đúng mực kế hoạch đã xác định và đăng ký thực hiện. Mọi vướng mắc
phát sinh trong quá trình triển khai, đặc biệt với những tồn tại về tài chính được xử
lý theo đúng quy định tại các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành và quy chế của
tổng công ty.
Kết quả trên đã được thủ tướng chính phủ và Bộ Công nghiệp ( nay là Bộ
Công thương) ghi nhận, biểu dương.
Với phần vốn nhà nước của tổng công ty còn đầu tư tại các công ty cổ phần
là 513 tỷ đồng đã thu hút và tại ra trên 936,42 tỷ đồng vốn điều lệ cho các doanh
nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư và tạo việc làm, cải thiện đời sống cho
người lao động. Các công ty sau khi cổ phần hóa đều đạt mức tăng trưởng khá ( kết
quả thực hiện 2007) với doanh thu bình quân tăng 40-50%, nộp ngân sách tăng gần
20% và đạt chỉ tiêu lợi nhuận rất cao ( nhiều đơn vị tăng 8-9 lần so với thời điểm
trước cổ phần hóa). Chỉ duy nhất có 01 công ty CP thép Tân Thuận không thực hiện
được các chỉ tiêu theo phương án cổ phần hóa vì buộc phải di dời do không đảm
bảo được các yêu cầu về môi trường.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở tổng công ty
2.1 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty
Năm 2009, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế toàn cầu cũng như cả nước,
hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn.Trong
quý I, giá thép xây dựng giảm mạnh thậm chí thấp hơn cả giá thành, hầu hết các
doanh nghiệp đều lỗ, một số doanh nghiệp phải dùng biện pháp sản xuất gián đoạn
hoặc ngừng sản xuất hàng tháng để cầm chừng, tồn tại. Đồng thời lượng thép thành
phẩm nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao do các nước trong khu vực dư thừa thép đã
tìm cách xuất khẩu sang Việt Nam nên tình hình tiêu thụ của các đơn vị trong nước
càng khó khăn hơn.
Tuy nhiên bắt đầu từ quý II, kinh tế thế giới đã có sự hồi phục nhờ các gói
kích thích kinh tế của chính phủ các nước. Nhu cầu thép cũng phục hồi và giá thép
các loại cũng tăng trở lại trong quý II và quý III. Đầu quý IV, thị trường thép thành
phẩm suy yếu, nhu cầu thị trường thấp khiến giá thép các loại đều giảm. Tuy nhiên
đến thời điểm cuối năm, giá thép có xu hướng tăng trở lại mặc dù vậy giao dịch trên
thị trường khá trầm lắng do nhu cầu thị trường chưa thật sự tăng sức mua yếu.
Trước những thuận lợi và khó khăn, thách thức trên, tổng công ty thép Việt
Nam đã quán triệt sâu sắc nghị quyết đại hội Đảng X, phát huy nội lực và được sự
chỉ đạo, hỗ trợ có hiệu quả của chính phủ, Bộ Công thương và các cơ quan quản lý
cấp trên, nên đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 đề ra.
2.2 Thực trang về tình hình đầu tư tại tổng công ty
2.2.1 Công tác đầu tư phát triển
- Dự án cải tạo và mở rộng công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2: gói
thầu EPC số 1, hoàn thành ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng EPC với nhà thầu MCC
và thống nhất chọn Vinaicon là nhà thầu phụ thực hiện phần C của hợp đồng; tiếp
tục làm việc với các ngân hàng về tài trợ vốn cho dự án; gói thầu số 2, tiếp tục triển
khai thiết kế tổng dự toán khu vực mỏ sắt Tiến Bộ.
- Dự án công ty liên doanh khoáng sản và luyện kim Việt Trung tại Lào Cai,
hoàn thành phê duyệt F/S điều chỉnh dự án, chính phủ đồng ý giao hội đồng quản trị
quyết định chỉ định thầu thực hiện gói thấu EPC, hoàn thành phê duyệt và phát hành
hồ sơ yêu cầu, đôn đốc KISC hoàn tất hồ sơ đề xuất và hoàn tất các thủ tục chỉ định
thầu gói thầu EPC, tiếp tục thực hiện thiết kế thi công mỏ sắt Quý Sa.
- Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, phối hợp cùng các bên đối tác chỉ đạo
công ty cổ phần sắt Thạch Khê triển khai dự án the đúng các quy định của nhà
nước, hoàn thành xác định giá trị tài liệu góp vốn của tổng công ty vào công ty cổ
phần.
-Dự án công ty cổ phần thép tấm miền Nam, hoàn thành đăng ký lại công ty
cổ phần để tiếp tục triển khai dự án, hoàn thành tổ chức đại hội đồng cổ đông công
ty, hoàn thành ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư với đối tác nước ngoài để triển khai
thực hiện dự án.
- Dự án nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh, phối hợp với đối tác làm việc với
tỉnh Hà Tĩnh xin cấp đất cho dự án và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, hoàn
thành thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án, thông quá F/S dự
án( giai đoạn 1) nhà máy cán nguội 200.000 tấn/năm.
- Dự án mở rộng phân hiệu Hà Tĩnh của trường Cao đăng nghề cơ điện luyện
kim Thái Nguyên, hoàn thành ứng trước 30 tỷ đồng từ dự toán ngân sách năm 2010
để tiếp tục thực hiện dự án; hoàn thành phê duyệt kết quả đấu thầu đợt 2 của dự án;
chủ đầu tư tích cực triển khai dự án đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước về
đầu tư, đấu thầu.
- Dự án nhà máy cán thép Thái Trung, hoàn thành khởi công xây dựng nhà
mày vào ngày 19/72009; hoàn thành công tác rà phá bom mìn và đang thi công
khẩn trương các hạng mục công trình để hoàn thành và sản xuất thử vào tháng 12
năm 2010.
-Dự án cán nguội 200.000 tấn/năm, công ty cổ phần thép tấm lá Thống Nhất,
hoàn thành đại hội cổ đông công ty vào ngày 28/8/2009; tiếp tục triển khai các gói
thầu theo kế hoạch và thu xếp vốn cho dự án. Chuẩn bị chạy thử vào giữa tháng 01
năm 2010.
- Hoàn thành phê duyệt xếp hạng kỹ thuật các nhà thầu tư vấn xây dựng
chiến lược phát triển tổng công ty đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
2.2.2 Công tác kế hoạch và hợp tác quốc tế
- Triển khai kế hoạch 2009 tới các đơn vị thành viên, chỉ đạo việc thực hiện
kế hoạch sản xuất kinh doanh trong toàn bộ hệ thống, tổ chức tốt công tác thông tin
thị trường của tổng công ty, giúp các đơn vị có cơ sở điều hành sản xuất kinh doanh
ổn định.
- Hoàn thành đánh giá tác động của việc tăng giá điện tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của tổng công ty, hoành thành chỉ đạo các đại diện vốn tổng công ty tại
các công ty cổ phần tiến hành đại hội cổ đông thường niên theo quy định, hoàn
thành tiếp nhận bàn giao hồ sơ pháp lý của các công ty con, công ty liên kết.
- Hoàn thành đánh giá lại kế hoạch năm 2009 và xây dựng kế hoạch năm
2010 của công ty mẹ báo cáo các Bộ ngành hữu quan xin điều chỉnh; hoàn thành
giao kế hoạch năm 2009 điều chỉnh của công ty mẹ cho các đơn vị trực thuộc; hoàn
thành kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2011-2015 của công ty mẹ - tổng công
ty.
- Phối hợp với tư vấn luật xây dựng quy chế nhượng quyền sử dụng nhãn
hiệu của tổng công ty; xây dựng thỏa thuận hợp tác toàn diện và nhượng quyền sử
dụng nhãn hiệu thép chữ “V” cho công ty cổ phần thép miền Trung; tiếp tục triển
khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư và phát triển thương hiệu
của tổng công ty.
2.2.3 Công tác thị trường
- Tổ chức tốt công tác theo dõi nắm bắt thông tin thị trường và tình hình tiêu
thụ trong nước để có biện pháp điều chỉnh cơ chế, chính sách, giá bán cho phù hợp
và thực hiện các biện pháp điều chỉnh cơ chế, chính sách, giá bán cho phù hợp và
thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo sự chỉ đạo của chính phủ.
- Sản xuất thành công và đưa ra thị trường sản phẩm mới thép vằn Gr460 và
thép vằn SD390 Quenching; triển khai sản xuất thử sản phẩm thép vằn D32 SD 490.
- Ban hành quy chế hợp đồng tín chấp đối với sản phẩm thép cán dài; ban
hành quy trình xuát bán hàng bằng mã vạch áp dụng cho các đơn vị sản xuất trực
thuộc tổng công ty.
2.2.4 Công tác vật tư xuất nhập khẩu
- Tổ chức tốt công tác theo dõi và tổng hợp thông tin thị trường quốc tế, làm
cơ sở để chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh của tổng công ty.
- Cân đối đảm bảo đủ nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất cho các đơn vị
trực thuộc và đơn vị thành viên; tăng cường thu mua thép phế liệu nội địa và nhập
khẩu nguyên liệu chuẩn bị cho sản xuất quý I năm 2010 của công ty mẹ.
- Thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế, phối hợp với hiệp hội thép
Việt Nam và các cơ quan ban ngành trong việc ban hành cơ chế, chính sách, biểu
thuế liên quan đến ngành thép.
- Tổ chức tốt tiêu thụ 656.000 tấn quặng sắt Quý Sa( bao gồm cả xuất khẩu
và tiêu thụ tại thị trường nội địa).
- Tổ chức thực hiện tốt kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu ngành thép(than
mỡ, thép phế liệu, phôi thép ).
2.2.5 Công tác tài chính kế toán
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu
tư phát triển, thực hiện bảo lãnh đầu tư, nhập khẩu và vay vốn theo định mức với số
tiền 6.253 tỷ động; hoàn thành các thủ tục tham gia góp vốn trở thành cổ đông chiến
lược của Vietinbank; phát hành thành công trái phiếu đợt 2 của tổng công ty để huy
động vốn cho các dự án; xây dựng phương án cân đôi vốn đầu tư giai đoạn 2010
đến 2015.
- Hoàn thành các thủ tục với cơ quan thuế để duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh của tổng công ty;ban hành kế hoạch tài chính năm 2009 của công ty mẹ;
đánh giá thực hiện kế hoạch năm 2009 và dự toán ngân sách nhà ngước năm 2010.
- Hoàn thành báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006-2008,
báo cáo đoàn giám sát Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Triển khai thực hiện kết luận của thành tra Bộ Tài chính việc chấp hành các
quy định của nhà nước về công tác tài chính kế toán và bình ổn giá của tổng công ty
năm 2008; ban hành chương trình kế hoạch về công tác thực hành tiết kiệm chống
lãng phí và phòng chống tham nhũng năm 2009.
- Hoàn thành phê duyệt báo cáo tài chính hợp nhất tổng công ty năm 2008 và
báo cáo tài chính công ty mẹ năm 2008; hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính
công ty mẹ - tổng công ty 9 tháng đầu năm 2009; chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị thực
hiển kiểm kê, quyết toán tài chính năm 2009.
- Chỉ đạo triển khai có hiệu quả chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí, giảm chi phí, giảm giá thành tại các đơn vị. Kết quả năm 2009, các khoản chi
phí đều cải thiện sơ với năm trước, riêng chi phí lãi vay giảm 12% (khoảng 510,5 tỷ
đồng) so với năm 2008, do năm 2009 công ty mẹ được hỗ trợ một phần lãi vay(4%)
từ giải pháp kích cầu của chính phủ, mặc khác, thị trường ảnh hưởng lớn từ việc suy
thoái của kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh dẫn đến nhu cầu vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 giảm mạnh so với năm trước; chi phí
chênh lệch tỷ giám giảm 33% (khoảng 209,8 tỷ đồng) so với năm 2008; chi phí
khấu hao của công ty tăng 11% (khoảng 335,7 tỷ đồng) so với năm 2008.
-Hoàn thành phê duyệt điều chỉnh quyết toán dự án đầu tư nhà máy thép cán
nguội Phú Mỹ với giá trị quyết toán đạt trên 1.473 tỷ đồng. Nhìn chung, các dự án
được thẩm tra đã tuân thủ quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và đấu thầu
song tiến độ lập hồ sơ quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành tại một số đơn vị còn
chậm và kéo dài.
2.2.6 Công tác bất động sản
- Hoàn thành xây dựng kế hoạch kinh doanh bất động sản của tổng công ty
năm 2009; hoàn thành thống kê, đánh giá và đề xuất định hướng quản lý sử dụng
nguồn đất đai của tổng công ty.
- Hoàn thành lựa chọn đối tác thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án
bất động sản của công ty mẹ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
- Hoàn thành hồ sơ pháp lý xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại
các cơ sở nhà đất của công ty mẹ tại TP Hồ Chí Minh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn đại diện vốn tại các công ty con, công ty liên kết hoàn
thiện các thủ tục về quyền sử dụng đất theo quy định của nhà nước.
- Hoàn thành phương án khai thác sử dụng quỹ đất của tổng công ty tại thị xã
Hà Tĩnh; triển khai xin cấp đất cho tổng công ty tại khu kinh tế Kim Thành và thị
trấn Sapa, tỉnh Lào Cai, Bà Rịa Vũng Tàu.
2.2.7 Những mặt chưa làm được và tồn tại
- ột số dự án chưa đạt tiến độ: dự án cải tạo mở rộng gang thép Thái Nguyên
giai đoạn II, dự án công ty liên doanh khoán sản và luyện kim Việt Trung, dự án
nhà máy thép tấm cán lá nóng; dự án xây nhà tại 120 Hoàng Quốc Việt. Nguyên
nhân cơ bản là do khách quan như: liên quan đến mặt bằng thủ tục cấp phép và đối
tác
- hưa hoàn thành công tác quyết toán dự án đầu tư nhà máy thép Phú Mỹ của
công ty thép miền Nam.
- hưa hoàn thành xây dựng phương án tái cấu trúc danh mục đầu tư của công
ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết.
2.3 Tổng quan về tình hình đầu tư tại công ty
2.3.1 Vốn đầu tư của công ty qua các năm
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2006 2007 2008 2009
Tổng vốn đầu
tư
920 970.3 1066,1 1.123,3
2.3.2 Vốn đầu tư của tổng công ty phân theo nguồn vốn huy động
(Đơn vị tính : tỷ đồng)
Năm
Tổng vốn
đầu tư
Vốn ngân
sách nhà
nước
Vốn vay
tín dụng
nhà nước
Vốn vay
thương
mại
Vốn khác
Khấu hao
cơ bản
2006 920 5,5 209,5 87 344 102
2007 970.3 7 300,8 153,5 255 99
2008 1066,1 5 707,4 94,5 153,2 106
2009 1.123,3 12,6 19,2 228,4 690 113
2.3.3 Vốn đầu tư của tổng công ty phân theo nội dung đầu tư
-Dự án thép tấm lá Thống Nhất công suất 200.000 tấn thép tấm lá cán
nguội/năm, với tổng mức đàu tư 500 tỷ đồng.
-Dự án thép Thái Trung: công suất 500.000 tấn/ năm thép thanh xây dựng để
nâng năng lực cán tại Thái Nguyên lên 1 triệu tấn/năm sử dụng nguồn phôi thép từ
dự án giai đoạn II – Gang thép Thái Nguyên, với tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng.
-Dự án cải tạo mở rộng giai đoạn II – gang thép Thái Nguyên: công suất
500.000 tấn/năm, sản xuất phôi thép, tổng mức đầu tư 3.843 tỷ đồng.
-Dự án mỏ sắt Quý Sa và nhà máy cán thép Lào Cai: công suất khai thác mỏ
3 triệu tấn quặng/năm. Nhà máy gang thép công suất 1 triệu tấn/năm (giai đoạn 1
làm 500.000 tấn/năm phôi thép) với tổng mức đầu tư ước tính 5.775 tỷ đồng).
-Dự án Cảng Thị Vải: xây dựng cảng với quy mô 2-3 triệu tấn/năm. Tổng
mức đầu tư khoảng 130 triệu USD. Tiến độ hoàn thành dự kiến 2012.
-Dự án đầu tư xây dựng Phân hiệu trường cao đẳng nghề cơ điện luyện kim
Thái Nguyên tại Hà Tĩnh: là dự án đã được phê duyệt sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước (tổng mức đầu tư 74,987 tỷ đồng) với mục tiêu đào tạo đội ngũ công nhân
kỹ thuật phục vụ các dự án thép và công nghiệp nói chung tại khu vực Hà Tĩnh và
Bắc Trung Bộ theo nghị quyết 30 của Bộ Chính trị. Dự án đang trong quá trình xây
dựng và dự kiến hoàn thành 2011.
2.4 Đánh giá công tác quản lý hoạt động đầu tư ở tổng công ty
2.4.1 Kết quả
TT
Đơn vị
Vốn chủ
sở hữu
đến
01/01/08
Lỗ lũy
kế đến
31/12/08
Lợi
nhậu
sau thuế
năm
2008
Lỗ lũy kế
đến
31/12/2008
Nợ khó đòi
31/12/2008
Vốn không tham
gia SXKD đến
31/12/2008
I II III IV V VI VII VIII IX=(VIII/3)
1 Công ty
mẹ
1.833.179
292.665
2 Công ty
gang
thép
Thái
Nguyên
456.593 19.541 2.000 2.000
3 Viện
luyện
kim
đen
4.067 15 241
Cộng 2.293.839
312.221 2.241 2.241 0.1%
(Tình hình bảo toàn vốn năm 2008. Đơn vị: tỷ đồng)
TT Đơn vị
Tổng doanh thu
Trong đó
Ước thực hiện
năm 2009
Thực hiện
năm 2008
Tăng,giảm
(%)
Doanh
thu
thuần
Doanh
thu
HĐTC
TN khác
1 Công ty 10.776. 710.609
37.254 11.524.371 16.059.966 -28
mẹ 508
2 Viện
luyện kim
đen
3.355 260 3.615 3.718 -3
Tổng
cộng
10.779.
863
710.869
37.254 11.527.986 16.063.684 -31
(So sánh doanh thu năm 2009 với cùng kỳ năm 2008. Đơn vị: tỷ đồng)
TT
Đơn vị Doanh thu
Lợi
nhuận
trước
thuế
Thuế
TNDN
Lợi nhuận
sau thuế
Tỷ lệ vốn
tổng công ty
Lợi nhuận
trên tỷ
lệ vốn
1 Công ty CP
GTTN
6.530.240 70.177 70.177 65,00% 45,615
2 Công ty CP
KKHN
581.857 11.272 11.272 89,37% 10.974
3 Công ty
KKHCM
2.800.000 30.000 2.625 27.375 55,67% 15.240
4 Công ty CP
KKMT
931.500 9.510 9.510 82.95% 7.889
5 Công ty CP
KKBT
391.500 1.700 122 1.578 65,50% 1.034
6 Công ty CP
Thép Nhà Bè
1.052.786 34.931 6.113 28.818 69,07% 19.905
7 Công ty CP
Thép Thủ
Đức
1.281.188 80.017 21.768 58.249 65,00% 37.862
8 Công ty CP 1.393.429 99.851 13.076 86.775 65,00% 56.404
Thép Biên
Hòa
9 Công ty CP
BĐ TMN-
CSG
34.900 3.798 3.798 72,00% 2.735
10 Công ty
TNHH
Vingal
121.682 10.394 1.154 9.240 92,00% 8.501
11 Công ty
VLCL Nam
Ưng
18.701 5.076 320 4.756 68,00% 3.234
Cộng 15.137.782
334.182 45.178 289.004 188.343
(Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 của khối công ty con. Đơn vị: tỷ đồng)
(Đơn vị: tỷ đồng)
TT Đơn vị Doanh thu Lợi
nhuận
trước
thuế
Thuế
TNDN
Lợi nhuận
sau thuế
Tỷ lệ vốn
tổng công
ty
Lợi
nhuận
trên tỷ
lệ vốn
1 Vinapipe 509.985 37.426 5.614 31.812 50,00% 15.906
2 VPS-POSCO 2.478.335 88.222 15.439 72.783 34,00% 24.746
3 Tôn P.Nam 1.312.189 176.427 26.530 149.897 45,00% 67.454
4 Nasteelvina 1.339.149 82.069 5.749 76.320 43,50% 33.199
5 Vinausteel 2.218.600 150.900 26.407 124.493 30,00% 37.348
6 Vinakyoei 4.046.720 442.000 66.300 375.700 40,00% 150.280
7 IBC 412.608 249.637 30.265 219.372 40,00% 87.749
8 Posvina 620.324 32.014 6.983 25.031 50,00% 12.516
9 Tây Đô 605.000 18.380 1.380 17.000 35,00% 5.950
10 Cty CKLK 90.748 5.225 30 5.195 45,00% 2.338
11 Lưới thép BT 128.393 1.206 1.206 40,00% 482
12 CPĐTXDMN
83.923 1.948 218 1.730 20,00% 346
15 CP Thép ĐN 1.445.920 7.521 1.311 6.210 30,00% 1.863
16 KS Việt
Trung
160.504 58.410 58.410 45,00% 26.285
17 Nipponvina 90.065 1.030 237 793 50,00% 397
18 CĐLK 205.665 7.000 882 6.118 26,20% 1.603
19 Trúc Thôn 169.088 7.094 1.094 6.000 38,23% 2.294
20 Bảo hiểm
PJICO
1.596.206 61.600 15.400 46.200 6,00% 2.772
21 CK Việt Nhật
32.938 2.106 2.106 28,00% 590
22 DV thép SG 460.000 11.000 1.650 9.350 40,00% 3.740
25 Tân Thành 52.356 2.892 2.892 24,10% 697
Mỹ
26 Tân Thuận 34.476 1.001 250 751 25,00% 188
27 Cty tài chính
CP Xi Măng
281.666 72.353 11.603 60.750 10,5% 6.379
28 Thép tấm
miền Nam
1.153 7.947 7.947 84,00% 6.675
29 Sắt Thạch
Khê
8.027 327 327
30 Tấm lá
Th
ống Nhất
6.601 2.277 569 1.708 29,7% 507
Cộng 18.390.639
1.507.252
217.911
1.289.341 477.772
(Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009 của khối công ty liên kết.
2.4.2 Hạn chế nguyên nhân
- Hạn chế: Giá thép đã có thời gian giảm mạnh, khiến nhiều doanh nghiệp
thua lỗ, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Đồng thời lượng thép thành phẩm
nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao do các nước trong khu vực dư thừa thép đã tìm
cách xuất khẩu sang Việt Nam nên tình hình tiêu thụ của các đơn vị trong nước
càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, nhu cầu thép cũng phục hồi và giá thép các loại
cũng tăng trở lại trong quý II và quý III. Đầu quý IV, thị trường thép thành phẩm
suy yếu, nhu cầu thị trường thấp khiến giá thép các loại đều giảm. Tuy nhiên đến
thời điểm cuối năm, giá thép có xu hướng tăng trở lại mặc dù vậy giao dịch trên thị
trường khá trầm lắng do nhu cầu thị trường chưa thật sự tăng sức mua yếu.
- Nguyên nhân: nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế thế giới.
Việc đông đô la Mỹ mất giá so với các đồng ngoại tệ khác đã khiến giá vàng, giá
dầu và các nguyên liệu bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Chương III Định hướng và một số giải pháp tăng cường phát triển của tổng
công ty
3.1 Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty trong thời
gian tới
3.1.1 Đánh giá về đặc điểm tình hình triển khai nhiệm vụ thời gian tới
Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2010 tuy vẫn còn nhiều biến động khó
lường nhưng đã bắt đầu thoát ra khỏi khủng hoảng và dự kiến sẽ đạt được mức tăng
trưởng khá hơn năm 2009. Dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3,1%,
Việt Nam có những thuận lợi như thể chế kinh tế thị trường dần dần được hoàn
thiện, sự ổn định chính trị và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng
cao, sự hợp tác kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại song phương và
đa phương được ký kết tạo thêm môi trường và điều kiện mở rộng thị trường hàng
hóa, dịch vụ. Kết quả bước đầu to lớn của năm 2009 sẽ là tiền đề quan trọng để
chúng ta thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới.
Năm 2010, dự báo dòng vốn FDI và đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ gia tăng
trở lại do điều kiện tài chính toàn cầu và niềm tin của các nhà đầu tư được cải thiện.
Dự báo tăng trưởng của Việt Nam có thể hồi phục ở mức 6,5-7% trong năm 2010.
Phấn đấu có mức tăn trưởng cao và bền vững, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp
tăng 12,5% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp tăng 6,0% so với năm 2009.
Thị trường thép xây dựng trong nước năm 2010 có mức độ cạnh tranh cao dơ
dư thừa công suất. Áp lực cạnh tranh từ thép nhập khẩu ngày càng tăng, đặc biệt là
từ Trung Quốc, Hàn Quốc do Việt Nam được giảm thuế theo lộ trình cam kết
WTO. Cùng với việc chính phủ ngừng thực hiện gói hỗ trợ kích cầu 4% và tăng lãi
suất cơ bản sẽ ảnh hưởng không ít đến hoạt động của các dự án.
3.1.2 Một số mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu kế hoạch năm 2010
- Mục tiêu tổng quát năm 2010
+ Đảm bảo sản xuất kinh doanh ổn định. Tiếp tục giữ vững và mở rộng thị
phần trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thép cán; phấn đấu hoàn thành mục
tiêu, kế hoạch năm 2010 đề ra.
+ Chỉ đạo các đơn vị tập trung hoàn thành các dự án chuyển tiếp, đưa vào
sản xuất theo tiến độ nhằm đảm bảo khả năng tăng trưởng cho những năm tiếp theo;
hoàn thành các công tác chuẩn bị cần thiết để khởi công một số dự án tự đầu tư và
liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.
+ Tiếp tục rà soát, bổ sung đề nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành
thép Việt Nam cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và chính sách của
Đảng và chính phủ.
+ Tiếp tục đẩy mạnh mọi biện pháp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành
sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Tập trung công tác thu hồi nợ, nhất là
nợ khó đòi, nâng cao hiệu quả đồng vốn và làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp.
+ Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
chuẩn bị cho các dự án mới và sự phát triển của tổng công ty.
+ Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để chuyển đổi hoạt động của tổng công
ty theo tinh thần chỉ thị số 854/CT-TTg ngày 19/6/2009 thủ tướng chính phủ.
- Chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu của toàn hệ thống tổng công ty năm 2010
+ Tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.420 tỷ đồng (tính theo giá cố định
năm 1994), tăng 9,7% so với năm 2009.
+ Tổng sản lượng thép cán đạt 2,4 triệu tấn tăng 5,6% so với năm 2009.
+ Tổng sản lượng phôi thép đạt 1,2 triệu tấn tăng 28,2% so với năm 2009.
+ Tổng sản lượng sau cán đạt 281.000 tấn tăng 6,7% so với năm 2009.
+ Tổng tiêu thụ thép cán đạt 2,4 triệu tấn tăng 5,6% so với năm 2009.
+ Lợi nhuận phấn đấu cao hơn hoặc bằng so với năm 2009.
3.1.3 Chỉ tiêu phấn đấu chủ yêu năm 2010 của công ty mẹ - tổng công ty thép
Việt Nam
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2.759 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2009.
- Sản lượng thép cán đạt 530.000 tấn tăng 10,2% so với năm 2009.
- Sản lượng phôi thép đạt 500.000 tấn tăng 17,1% so với năm 2009.
- Tiêu thụ thép cán đạt 530.000 tấn tăng 10,2% so với năm 2009.
- Lợi nhuận phấn đấu có lãi; nộp ngân sách nhà nước đúng và đủ theo quy
định; ổn định việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động và thu nhập bình
quân cao hơn mức thực hiện năm 2009.
3.2 Một số giải pháp tăng cường phát triển
3.2.1 Các giải pháp điều hành lớn năm 2010
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển, đẩy nhanh tiến độ thực hiện
các dự án đầu tư trọng điểm nằm trong chiến lược phát triển. Phát huy hiệu quả các
dự án đã hoàn thành.
- Tăng cường công tác dự báo, nghiên cứu, phân tích thị trường thép thế giới
và trong nước làm cơ sở để chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh, tồn kho hợp lý
để giảm chi phí tài chính.
- Tăng cường công tác thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, giảm chi phí,
giảm giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ để phát huy công suất cán thép, tối ưu hóa hoạt
động của máy móc thiết bị hiện có nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Tăng cường công tác báng hàng, marketing, xúc tiến thương mại, phát triển
thương hiệu. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới nhằm giảm
sức ép trên thị trường nội địa. Thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo chỉ đạo của
chính phủ.
- Củng cố và phát triển hệ thống phân phối thông qua việc thiết lập hệ thống
chợ đầu mối, xây dựng sàn giao dịch điện tử thép của tổng công ty.
- Triển khai kế hoạch hợp tác toàn diện với các đối tác chiến lược nhằm huy
động vốn cho các dự án lớn và đa dạng hóa ngành nghề.
- Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ chuẩn bị nguồn
nhân lực cho các dự án lớn của tổng công ty.
3.2.2 Công tác đầu tư phát triển
- Hoàn thành xây dựng chiến lược phát triển của tổng công ty đến năm 2015
và tầm nhìn đến năm 2025.
- Đảm bảo chất lượng, an toàn và tiến độ đối với các dự án chuyển tiếp: dự
án mở rộng công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn II, dự án liên doanh khoáng
sản và luyện kim Việt Trung, dự án nhà mày thép tấm miền Nam; dự án nhà máy
cán thép Thái Trung – công ty cổ phần cán thép Thái Trung; dự án nhà máy thép
cán nguội – công ty cổ phần thép tấm lá Thống Nhất.
- Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công các dự án: nhà máy thép
liên hợp; dự án sàn giao dịch điện tử thép Việt Nam.
- Tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư tại các công ty con, công ty
liên kết; chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện các dự án nhóm B và nhóm C theo
kế hoạch.
3.2.3 Công tác kế hoạch và hợp tác quốc tế
- Chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai thực hiện tốt kế hoạch sản xuất
kinh doanh năm 2010. Phân định, chuyên môn hóa sản xuất các mặt hàng, quy cách
sản phẩm để phát huy lợi thế tính năng thiết bị.
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch định mức tồn kho hợp lý cho từng đơn vị sản
xuất và cho từng mặt hàng sản phẩm nhằm kiểm soát tốt tồn kho sản phẩm, tránh ứ
đọng vốn.
- Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu của
tổng công ty, nâng cao giá trị các thương hiệu sẵn có và phát triển thương hiệu mới.
- Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để tìm hiểu, nắm bắt các thông tin về
hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu lộ trình thực hiện các cam kết đa phương và
song phương của Việt Nam, nhất là đối với ngành công nghiệp thép.
3.2.4 Công tác thị trường
- Tổ chức tốt công tác theo dõi, nắm bắt thông tin thị trường và tình hình tiêu
thụ trong nước để có biện pháp điều chỉnh giá bán cho phù hợp và thực hiện các
biện pháp bình ổn giá theo sự chỉ đạo của chính phủ.