Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

thực trạng hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện ninh giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.67 KB, 30 trang )





TIỂU LUẬN:

Thực trạng hoạt động của ngân
hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Ninh Giang





LỜI MỞ ĐẦU

Sau khi Việt Nam bước vào nền kinh tế toàn cầu và đã là thành viên thứ 150
của tổ chức thương mại mậu dịch WTO, nhìn lại chúng ta đã thấy được sự chuyển
mình đáng kể của kinh tế đất nước cùng với rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác.
Hoà mình với sự phát triển đó, Việt Nam đang dần bắt kịp với nền kinh tế Thế Giới.
Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá như hiện nay, hoạt động của các tổ chức
kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực Ngân hàng có vai trò quan trọng trong phát triển nền
kinh tế. Để có thể tồn tại, phát huy khả năng của mình trong việc định hướng và
phát triển nền kinh tế, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang đứng trước nhiều
thách thức và cơ hội phát triển trong điều kiện các Ngân hàng nước ngoài với tiềm
lực tài chính và công nghệ mạnh đã và đang tìm cách xâm nhập vào thị trường này
mà trước đây còn mới mẻ.
Là một Ngân hàng Quốc doanh, với lợi thế của một Ngân hàng có mạng lưới
chi nhánh lớn nhất trong nước, hoạt động nhiều năm, tiềm lực tài chính đủ lớn để tài
trợ cho nhu cầu vay vốn của nhiều thành phần kinh tế nhất là kinh tế nông thôn,
NHNo & PTNT Việt Nam vẫn đang tạo cho mình được vị trí xứng đáng với tầm cỡ


và quy mô hoạt động.
NHNo & PTNT huyện Ninh Giang nằm trong hệ thống chi nhánh của NHNo
& PTNT tỉnh Hải Dương, trong những năm vừa qua chi nhánh luôn giữ vững và
phát triển thị phần của mình trong việc cho vay đối với các thành phần kinh tế trên
địa bàn huyện.
Báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 phần chính như sau:
Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Ninh Giang
Phần 2: Thực trạng hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Ninh Giang
Phần 3: Nhận xét và kết luận

NỘI DUNG
Phần 1 : Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Ninh Giang

1.1 Một số thông tin chung
. Tên doanh nghiệp : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Ninh Giang
. Tên giao dịch : NHNo&PTNT huyện Ninh Giang
. Tên viết tắt : VBA
. Trụ sở giao dịch : Thị trấn Ninh Giang- huyện Ninh Giang- tỉnh Hải
Dương
. Điện thoại : 03203767497 hoặc 03203767406
. Fax : 0320376739
. Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số : 05/24 QĐ TTg ban
hành ngày 01/04/1996
. Là đơn vị trực thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Hải Dương


1.2 Quá trình ra đời và phát triển của ngân hàng
1.2.1 Lịch sử hình thành
Ngày 01/04/1996 Huyện Ninh Thanh tách ra làm 2 huyện là : Huyện Ninh
Giang và Huyện Thanh Miện, trước đây là Ngân hàng Nông nghiệp Ninh Thanh.
Theo quyết định 05/24 QĐ TTg ban hành ngày 01/04/1996 tách huyện Ninh Thanh
ra làm 2 huyện và cùng với sự phát triển của đất nước, cũng như công cuộc Công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhu cầu cấp bách những chủ chương chính sách
cuả Đảng và Chính phủ về phát triển nông thôn trong giai đoạn mới, cho nên đòi hỏi
cần có những Ngân hàng cấp huyện để đẩy nhanh việc giải ngân, cấp vốn, huy động

vốn,….vv, vì thế Agribank chi nhánh là bạn đồng hành không thể thiếu của các
thành phần kinh tế trong huyện.
1.2.2 Các giai đoạn phát triển
Năm 1996 được tách huyện và đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Huyện Ninh Giang
Trong năm 1998, NHNo&PTNT Huyện Ninh Giang đã tập trung nâng cao
chất lượng tín dụng, xử lý tồn đọng cũ và quản lý chặt chẽ hơn công tác thẩm định,
xét duyệt các khoản cho vay mới, tiến hành các biện pháp phù hợp để giảm nợ quá
hạn.
Năm 1999,đẩy mạnh huy động vốn trong và ngoài nước, mở rộng cho vay hộ
sản xuất được coi là những biện pháp chú trọng của Ngân hàng nông nghiệp kế
hoạch tăng trưởng.
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với
nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hóa tài chính,nâng cao chất lượng
tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đổi mới
sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào
tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin
quản lý hiện đại.
Năm 2003, NHNo&PTNT huyện Ninh Gianh đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện
đề tài cơ cấu nhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT huyện Ninh Giang phát triển

với quy mô lớn, chất lượng cao.
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có nhiều
chi nhánh cấp tỉnh, huyện vì thế Agribank chi nhánh đã ra đời và là ngân hàng trực
thuộc cấp huyện.

1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của ngân hàng

Mô hình tổ chức :

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ, quyền hành của lãnh đạo và các cán bộ chủ
chốt trong ngân hàng
 Giám đốc :
Phụ trách chung, công tác tổ chức cán bộ và các phần việc đã giao cho phó
giám đốc nếu cần thiết. Là người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình
theo quy định của pháp luật và ngân hàng cấp trên.
 Phó giám đốc :
Là người giúp việc Giám đốc phụ trách điều hành một số nghiệp vụ hoạt
động kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Pháp
luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
 Phòng kế toán :
Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước, NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương. Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch tài
chính trực thuộc trình NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương phê duyệt. Quản lý và sử

Giám đốc

Phòng kế
toán


Phòng
hành
chính

Phòng
nguồn
vốn

Phòng
thẩm định


Phòng tín
dụng

Phó giám
đốc

dụng các quỹ chuyên dùng trên địa bàn theo quy định.Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài
liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo khác theo quy định.
Thực hiện các khoản nộp Ngân sách theo luật định.Quản lý, sử dụng thiết bị
thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh.Tổ chức báo cáo, kiểm tra
chuyên đề và thực hiện một số công việc khác được Giám đốc giao.
 Phòng tín dụng :
Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng đầu tư
tín dụng.Phân tích kinh tế theo ngành nghề, lập danh mục khách hàng, lựa chọn
biện pháp cho vay an toàn và hiệu quả cao.Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án
tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình Ngân
hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.

Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồc vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành và
các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước
 Phòng thẩm định
Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và
phòng ngừa rủi ro tín dụng.Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh.Tập
huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định.
 Phòng hành chính
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại
cơ quan.Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định
chế của NHNo & PTNT Hải Dương.Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc,
công tác tại chi nhánh.Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác
hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công
cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách.Đầu mối trong việc chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ cán bộ, nhân viên.
 Phòng nguồn vốn

Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa
phương.Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định
hướng của NHNo & PTNT tỉnh Hải Dương.Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế
hoạch kinh doanh và quyết toán đến các chi nhánh trên địa bàn.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm.Dự thảo các báo cáo sơ
kết, tổng kết.Xây dựng chương trình công tác hàng tháng của chi nhánh và có trách
nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi
nhánh phê duyệt.
1.4 Ngành nghề kinh doanh chính
- Kinh doanh tiền tệ
- Huy động vốn
- Dịch vụ thẻ

- Bảo lãnh
- Chuyển tiền
- Mua bán ngoại tệ
1.5 Báo cáo kết quả kinh doanh











BẢNG 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KNH DOANH 3 NĂM 2007-
2008-2009
Đơn vị: đồng

Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I. Tổng thu
28,298,000,000 30,560,000,000 35,860,000,000
1. Tổng thu về
hoạt động tín dụng

22,638,400,000 24,448,000,000 28,688,000,000
2. Thu về thanh
toán và ngân quỹ 1,980,860,000 2,139,200,000 2,510,200,000
3. Thu từ các hoạt
động khác 3,678,740,000 3,972,800,000 4,661,800,000

II. Tổng chi
24,349,000,000 24,847,000,000 28,300,000,000
1.Chi tiền về hoạt
động huy động
vốn 21,914,100,000 22,362,300,000 25,470,000,000
2. Chi về đơn vị
thanh toán và ngân
quỹ - - -
3. Chi về hoạt
động khác 486,980,000 496,940,000 566,000,000
4. Chi nộp thuế và
các khoản chi phí,
lệ phí 730,470,000 745,410,000 849,000,000
5. Chi cho nhân
viên - - -
6. Chi cho hoạt
động quản lý và
công cụ - - -
7. Chi về tài sản 1,217,450,000 1,242,350,000 1,415,000,000
8. Chi phí dự
phòng bảo hiểm và
bảo đảm - - -

9. Khoản chi bất
thường khác - - -
Bảng 2: Tỉ lệ tăng chi phí và thu nhập qua các năm
Đơn vị: đồng
Các chỉ tiêu

2,007


2,008 Chênh lệch tỉ lệ %
Tổng thu nhập

28,298,000,000


30,560,000,000


2,262,000,000 0.079935

Tổng chi

24,349,000,000


24,847,000,000


498,000,000 0.020453

Lãi

3,949,000,000

5,713,000,000

1,764,000,000 0.446695


Các chỉ tiêu

2,008

2,009 Chênh lệch tỉ lệ %
Tổng thu nhập

30,560,000,000


35,860,000,000


5,300,000,000 0.173429

Tổng chi

24,847,000,000


28,300,000,000


3,453,000,000 0.13897
Lãi

5,713,000,000

7,560,000,000


1,847,000,000 0.323298


Năm 2008 năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng là nước chịu
ảnh hưởng nhiều từ vấn đề này. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều chịu ảnh
hưởng, doanh thu giảm, giá cả tăng vọt làm cho chi phí tăng, lợi nhuân giảm, nhiều
doanh nghiệp đã không thể gượng dậy sau khủng hoảng và kết quả là phá sản. Đảng
và nhà nước đã đưa ra một chiến lược sáng suốt là hỗ trợ vốn bằng cách ngân hàng
nhà nước hỗ trợ các ngân hàng thực hiện chính sách tăng lãi suất tiền gửi, giảm lãi
suất cho vay nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước và xuất
nhập khẩu, cung cấp hàng hóa cho nền kinh tế. Vì vậy Ngành ngân hàng nói chung
và các ngân hàng tỉnh, huyện nói riêng luôn có thu nhập và lãi tăng dần theo các

năm với tỷ lệ 13%-33%, đây là mức tăng khá cao so với nền kinh tế Việt Nam khi
mà đất nươc đang trong thời kì trải qua năm khủng hoảng 2008, năm 2009 thâm hụt.

Phần 2 : Thực trạng hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn huyện Ninh Giang

2.1 Nguồn nhân lực và chính sách nhân sự
2.1.1 Nguồn nhân lực
- Số lượng cán bộ công nhân viên đến ngày 31/12/2009 : 34 cán bộ
Bảng3: Số lượng công nhân viên ngân hàng nông nghiệp và phát triểm nông
thôn huyện Ninh Giang
Đơn vị: người
STT Chất lượng cán bộ công
nhân viên
Số lượng Phần trăm tăng
trưởng
Năm

2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2008 so
với năm
2007
Năm
2009 so
với năm
2008
1 Cao học 0 0 0 0% 0%
2 Đại học 21 23 26 9,52% 13,04%
3 Cao đẳng 2 2 2 0% 0%
4 Trung cấp 6 6 6 0% 0%
(nguồn: Bản báo cáo hàng năm của giám đốc ngân hàng huyện lên ngân hàng
Tỉnh)
Là chi nhánh nhỏ thuộc ngân hàng tỉnh Hải Dương,vì vậy nhu cầu về nhân
lực của ngân hàng huyện Ninh Giang không cao.Mỗi năm do nhu cầu công việc
tăng lên không đáng kể nên nhu cầu về nhân lực cũng không cao: năm 2008 chỉ hơn
2007 hai người và năm 2009 chỉ hơn năm năm 2008 ba người.Trong khi đó để nhận
được một nhân viên ngân hàng huyện phải đăng ký lên ngân hàng tỉnh nhu cầu cần

thiết và chờ xét duyệt rồi mới được ngân hàng tỉnh phân về. Thủ tục rườm rà , bắt
buộc của ngành ngân hàng làm giảm đi khả năng phát triển về nhân sự của ngân
hàng chi nhánh nói chung và ngân hàng huyện Ninh Giang nói riêng.
2.1.2 Chính sách nhân sự
NHNo&PTNN huyện Ninh Giang luôn quan tâm và coi chính sách đãi ngộ

với cán bộ công nhân viên là một phần quan trọng góp phần vào thành công chung
của toàn chi nhánh, bởi vậy mà hàng năm ngoài chế độ lương thưởng luôn được
đảm bảo và nâng cao, chi nhánh còn tổ chức các lớp tập huấn hoặc cử cán bộ theo
học các lớp nâng cao nghiệp vụ. Nhất là cán bộ tín dụng thường xuyên được tạo
điều kiện tham gia các khóa đào tạo về phân tích, thẩm định dự án, tất cả nhằm
hoàn thiện và ngày một nâng cao hiệu quả trong mọi hoạt động của chi nhánh
Tuyển dụng : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ninh
Giang không có quyền tuyển dụng cán bộ công nhân viên, chỉ đăng ký số lượng cán
bộ cần hàng năm và tập trung thi tại Ngân hàng nông nghiệp tỉnh sau đó phân về
các huyện.
Đào tạo : Ngoài các chương trình tỉnh tổ chức thì huyện thường xuyên tập
huấn các chế độ văn bản 1 năm/1 lần. Và mời các giáo viên có trình độ tại Hà Nội
về giảng theo chuyên đề , nâng cao trình độ nguồn nhân lực nhằm đáp ứng với thay
đổi của nền kinh tế nước nhà cũng như sự phát triển của nền kinh tế Tỉnh Hải
Dương nói chung và nền kinh tế huyện Ninh Giang nói riêng
Ngân hàng có chế độ khen thưởng nhắm khuyến khích lao động cho công
nhân viên.Các chế độ nghỉ lễ, phép ngân hàng thực hiện theo quy định của Bộ Lao
động Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm ý tế cho người lao động Ngân hàng thực hiện
đúng theo những quy định của pháp Luật. Thời gian làm việc hiện nay của ngân
hàng là: 5 ngày/tuần thời gian nghỉ giữa trưa một giờ.Thời gian làm việc cụ thể : Tai
trụ sở chính của ngân hàng : thời gian làm việc sáng từ 7h30 đến 11h30. Chiều từ
13h đến 17h
2.2 Điều kiện lao động
 Trang bị cho công nhân viên : Ngân hàng nông nghiệp đã chuyển sang
giao dịch 1 cửa nên mỗi cán bộ công nhân viên trừ lái xe đều được trang bị

+ 1 quầy giao dịch
+ 1 máy đếm tiền ( ngoại tệ và VNĐ )
+ 1 máy soi tiền ( ngoại tệ và VNĐ )
+ 1 két sắt

+ 1 máy vi tính
+ 1 máy in lazes và 1 máy in sổ
Ngoài ra cơ sở vật chất khang trang có máy điều hòa nhiệt độ và các điều
kiên khác để phục vụ công việc
 Thu nhập :
Bảng4: Bảng báo cáo thu nhập 3 năm 2007-2008-2009
Đơn vị:triệu đồng
STT

Nội dung Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Phần trăm
tăng
trưởng
năm 2008
so với
năm 2007
Phần trăm
tăng
trưởng
Năm 2009
so với
năm 2008
1 Lương tháng
bình quân của
nhân viên ngân

hàng
3.5 4.1 5.3 17,14% 29,26%
(nguồn: Báo cáo tổng kết các năm nộp cho ngân hàng tỉnh của ngân hàng huyện
Ninh Giang)
Mức lương năm 2008 tăng 17,14% so với năm 2007 và năm 2009 tăng
29,26% so với năm 2008 do giá cả thị trường ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu
đời sống của nhân viên trong ngân hàng; ngân hàng huyện Ninh Giang đã đúng khi
chọn chính sách tăng lương , xây dựng nên lòng trung thành đối với ngân hàng của
công nhân viên cũng như sự tân tâm trong công việc của công nhân viên. Lương
cũng chính là đời sống của nhân viên, đời sống của họ có ổn định thì họ mới có thể

tập trung toàn tâm, toàn lực vào công việc. Mặc dù so với mức lương bình quân của
ngân hàng Tỉnh thì mức lương của ngân hàng huyện chưa phải là cao nhưng do tình
hình kinh tế ở huyện, tình hình đời sống của nhân viên ở huyện khác so với tỉnh ,
đồng thời mức độ công việc của nhân viên ngân hàng huyện nhẹ hơn mức độ công
việc của ngân hàng tỉnh nên mức lương hai nơi có sự chênh lệch
2.3 Các sản phẩm dịch vụ
 Huy động vốn : Nhận các loại tiền gửi như tiền gửi không kì hạn, tiền
gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm ( tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, tiền gửi tiết kiệm
bậc thang ), chứng chỉ tiền gửi có kì hạn, tài khoản tiền gửi có kì hạn, tiền gửi của
ngân hàng khác.
 Sản phẩm tín dụng : căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay thì hiện
tại sản phẩm tín dụng của Agirbank chi nhánh huyện Ninh Giang gồm có : Cho vay
tiêu dùng ( mua xe, mua nhà trả bằng lương, bằng thu nhập, mua sắm vật dụng gia
đình, …), cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay kinh doanh chứng khoán, cho
vay du học, cho vay đi lao động nước ngoài, cho vay bổ sung vốn lưu động sản xuất
kinh doanh, cho vay lưu vụ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu cho vay mua sắm tài
sản cố định, đầu tư dự án.
 Sản phẩm bảo lãnh trong nước : thực hiện đầy đủ các loại hình bảo
lãnh theo quy định nhưng hiện rất ít chủ yếu là : bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực

hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành công trình, thiêt bị, bảo lãnh
vay vốn, bảo lãnh khác.
 Sản phẩm thanh toán quốc tế : Mở L/C, xác nhận LC, ủy nhiệm chi,
ủy nhiệm thu, nhờ thu, chuyển tiền, chiết khấu bộ chứng từ, phát hành, thanh
toán,ký hậu vận đơn, bảo lãnh nhận hàng theo LC.
 Sản phẩm dịch vụ : dịch vụ kiều hối, dịch vụ chi trả Western Union,
dịch vụ thẻ, dịch vụ thu, chi hộ, dịch vụ trả lương qua thẻ, dịch vụ chuyển tiền
trong nước, dịch vụ sec, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán
đa biên, dịch vụ mua bán ngoại tệ.
Trong đó dịch vụ thẻ có các loại hình : thẻ visa, thẻ martercars, thẻ ghi nợ
nội địa, thẻ lập nghiệp ( dành cho học sinh, sinh viên )

 Sản phẩm ngân hàng điện tử bao gồm : SMS banking, Atransfer,
Vntopup,
2.4 Kết quả tài chính
Sau 6 năm triển khai Đề án cơ cấu lại năm 2009 với những giải pháp có tính
đột phá như chỉ đạo, điều hành tập trung lãi suất, triệt để thu hồi nợ đã xử lý rủi ro,
tiết giảm chi phí nhất là chi phí thường xuyên, Agribank Ninh Giang đã tạo được
một nền tài chính mạnh nhất từ trước đến nay .Các chỉ số tài chính như CAR tăng
từ 4,97% năm 2008 lên 7,2% năm 2009, ROE vẫn đạt mức cao 43,20% và ROA từ
0,46% lên 1,41%. Kết quả tài chính của Agribank chi nhánh được thể hiện cụ thể
dưới bảng sau:
Bảng 5 : Kết quả tài chính của Agribank chi nhánh H.Ninh Giang từ năm
2005- 2009
ĐVT: Triệu đồng
Năm

2005 2006 2007 2008 2009
Tổng thu
15.350 21.898 28.298 30.560 35.860

Tổng chi 12.363 18.546 24.349 24.847 28.300
Lợi nhuận 2.987 3.352 3.949 5.713 7.560
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng Agribank Ninh Giang năm 2005- 2009,
đã được kiểm toán)
Theo bảng số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh cũng như kết
quả tài chính của Agribank chi nhánh trong những năm qua là tốt, đây là xu hướng
chung của tất cả các NHTM trong thời kỳ hội nhập .Điều này sẽ giúp cho Agribank
chi nhánh nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong thời kỳ hội nhập .Ngoài ra
kết quả tài chính trên còn cho thấy một cách toàn diện hiệu quả hoat động kinh
doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây đã tăng tối đa nguồn thu, giảm tối
đa nguồn chi phí trên cơ sở lợi nhuận hợp lý bằng biện pháp thích hợp.
Từ bảng số liệu ta thấy lợi nhuận tăng đều theo các năm .So với năm 2005 lợi
nhuận tăng 2.987 triệu đồng lên 7560 triệu đồng năm 2009 và dự kiến tăng lên 9.321
triệu đồng vào năm 2010, đây là biểu hiện tích cực cho thấy định hướng và chính

sách đúng đắn của Agribank chi nhánh phù hợp với yêu cầu của thị trường mặc dù
nền kinh tế thế giới đang suy giảm .
2.5 Nguồn vốn huy động
2.5.1 Phương pháp huy động vốn
Xác định rõ chức năng của NHTM là: “ Đi vay để cho vay ” do đó không thể
trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn
để đảm bảo hoạt động của mình thực hiện đa dạng hoá cả về hình thức huy động vốn,
cả về hình thức lãi suất huy động, kết hợp giữa huy động vốn trong huyện với huy động
vốn ngoài huyện, sử dụng các hình thức huy động vốn: Tiền gưỉ tiết kiệm các loại, kỳ
phiếu tiền gửi kho bạc, tiền gửi các tổ chức kinh tế … Với thời hạn và mức lãi suất
khác nhau .Vận động mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua
Ngân hàng …vv, vừa qua Agribank chi nhánh áp dụng hình thức tiết kiệm bậc thang
với cách tính lãi linh hoạt đựợc khách hàng hưởng ứng .Ngoài ra Agribank chi nhánh
còn sử dụng hoạt động Marketing trong việc huy động vốn bằng các hình thức quà
tặng theo giá trị khoản tiền gửi vào ngân hàng, khen thưởng những đơn vị, tổ chức

cá nhân làm ăn giỏi từ đồng vốn của Ngân hàng.
Với mạng lưới đồng đều rộng khắp với một trụ sở chính, 2 chi nhánh trực
thuộc và các tổ chức hội, các tổ chức đại lý có mặt tới tận các xã để cho vay, thu nợ,
thu lãi và huy động tín dụng. Trong những năm qua Agribank chi nhánh luôn là một
trong những đơn vị có thành tích xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy
đủ kịp thời nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn mà các Ngân
hàng khác chưa làm đựoc.

Bảng 6: Nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh H.Ninh Giang từ năm
2005-2009
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
1. Số vốn huy động
82.811 115.875 156.630 206.026 265.533
Tiền gửi không kỳ hạn 21.495 34.320 47.145 54.018 69.523
Tiền gửi có kỳ hạn < 12tháng
7.939 8.116 15.984 40.420 52.525
Tiền gửi có kỳ hạn > 12tháng
53.377 73.439 93.501 111.588 143.485
2. Vốn uỷ thác đầu tư
26.179 26.725 22.450 25.350 36.687
Nguồn uỷ thác đầu tư
26.179 26.725 22.450 25.350 36.687
Tổng Cộng 108.990 142.600 179.080 231.376
302.220
(Nguồn: Báo cáo kết công tác tín dụng của Agribank chi nhánh từ năm 2005 -
2009)
Theo bảng tổng hợp về cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh cho
thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động theo dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế
chiếm tỷ trọng cao và thường giao động ở mức 85%-88% trong tổng nguồn vốn huy

động .Điều này cho thấy sự ổn định trong nguồn vốn huy động của Agribank chi
nhánh.
Trong khi đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn > 12 tháng cũng luôn
tăng qua các năm, cụ thể là năm 2005 tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn chiếm 37,78%
trong tổng nguồn vốn huy động thì năm 2009 tỷ lệ này là 44,86% .Bên cạnh đó, cơ
cấu nguồn vốn huy động theo đơn vị tiền tệ, thì đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao
trên 86% trong tổng nguồn vốn huy động.
Với sự tăng trưởng nguồn vốn trung bình trên 23%/năm, cùng với cơ cấu
nguồn vốn ổn định cho thấy tình hình tăng trưởng nguồn vốn của Agribank chi
nhánh trong những năm qua là tốt, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, đáp ứng

nhu cầu tăng trưởng tín dụng.



Biểu đồ 1: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA AGRIBANK
NINH GIANG GIAI ĐOẠN 2005 -2009



300 302.220
231.376
200 142.600 179.080
100 108.990


0
2005 2006 2007 2008 2009
Năm



(Nguồn: phòng kế toán ngân hành huyện Ninh Giang )

2.5.2 Công tác tín dụng
 Dư nợ tín dụng
 Dư nợ cho vay
Bảng 7: Tình hình dư nợ của Agribank chi nhánh .
Đơnvị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng dư nợ
98.492 135.421 160.989 204.160 251.420
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng 5 năm)
Đến 31/12/2009, tổng dư nợ và ứng trước khách hàng đạt 251.420 triệu
đồng,
tăng 25,1% so với năm 2008. Trong đó, dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng 91.3%
tổng dư nợ, nợ ngọai tệ chiếm 8.7% tổng dư nợ.
Agribank
chi nhánh Ninh Giang
tiếp
tục khẳng định nông nghiệp, nông thôn là thị trường truyền
thống, tỷ trọng dư nợ
cho hộ chiếm 55,5% tổng dư nợ với hơn 0,2 triệu hộ. Dư nợ cho vay doanh nghiệp
nhà nước giảm từ 11% năm 2006 xuống 8,7% năm 2008. Doanh nghiệp tư nhân và
HTX tăng từ 32% năm 2008 lên 35,8% năm 2009
- Tỷ lệ dư nợ cho vay theo loại vay thì tỷ lệ cho vay thương mại chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ này luôn tăng qua các năm, điều này
cho thấy Agribank chi nhánh đã dần tách rời ra sự phụ thuộc của Chính phủ khi cấp
tín dụng, thể hiện cụ thể qua tỷ trọng cho vay theo chỉ định đã giảm rất mạnh trong
những năm qua.


Biểu đồ 2: TỶ LỆ DƯ NỢ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH CHO VAY

100%

80%
C/V thương mại
C/V ưu đãi
C/V chỉ định
20%
C/V vốn O



0

2005 2006 2007 2008 2009 Năm
(nguồn: phòng kế toán ngân hàng huyện Ninh Giang)
 Cơ cấu cho vay
Có rất nhiều cách phân loại cơ cấu cho vay, với mỗi cách phân loại có thể
đánh giá thực trạng của Ngân hàng.
Bảng 8: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị : %
Năm Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn Tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn
2005 47,22 52,78
2006 44,7 55,3
2007 48,7 51,3
2008 51,62 48,4
2009 54,47 45,6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng 5 năm)

Xét về kỳ hạn cho vay, hoạt động tín dụng có nhiều biến đổi tích cực, phù hợp với
yêu cầu phát triển của các thành phần kinh tế. Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả tín
dụng có thể thấy tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đạt tỷ lệ cao trong cơ cấu cho vay
của Ngân hàng, điều đó cho thấy dư nợ có tính ổn định hơn, chi phí cho việc thiết
lập hồ sơ xin vay giảm đi .Tuy nhiên cần phải có biện pháp ngăn ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng trung hạn lớn hơn ngắn hạn
Biểu đồ 3: TỶ TRỌNG CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
NĂM 2008

0.79%
8.67%
DNNN =0.79

55.50% 35.04%
DNNQD=8.67
DN HTX=35.04
HSXKD =55.5


(nguồn: phòng tín dụng ngân hàng huyện Ninh Giang)

Tình hình tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2005- 2009 của Agribank
chi nhánh
Ninh Giang
ở mức bình quân 25%/năm. Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản
xuất kinh doanh luôn
chiếm tỷ lệ trên 55.5% trong tổng dư nợ, điều này thể hiện
đúng chủ trương và định hướng phát triển của Agribank Ninh Giang trong những năm
đã qua.
Bên cạnh đó, dự nợ cho vay thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước đã

giảm về dư nợ cũng như tỷ trọng. Vì đây là thành phần kinh tế được xem là hoạt
động không hiệu quả trong giai đọan vừa qua. Mặt khác, dư nợ cho vay doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong những năm qua đã tăng trưởng khá nhanh, chiếm 35,04%
trong tổng dư nợ cho vay.
* Chất lượng tín dụng và vấn đề trích lập dự phòng , quản lý rủi ro
Trong những năm qua, chất lượng tín dụng của Agribank Ninh Giang đã
luôn được cải
thiện, cụ thể là năm 2009 tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,9% trong tổng dư nợ.
Về vấn đề phân lọai nợ và trích lập dự phòng rủi ro, Agribank chi nhánh luôn thực
hiện đúng qui định của Agribank Việt Nam và bám sát thông lệ quốc tế, tích cực xử
lý nợ tồn đọng của doanh nghiệp theo chỉ đạo của Chính phủ và Agribank Việt
nam .Cụ thể là trong năm 2009 Agribank
chi nhánh Ninh Giang
đã trích quỹ dự
phòng và xử lý rủi ro.

Bảng 9 : Số liệu nguồn dự phòng rủi ro tín dụng 2009
(31/12/2009)
Đơn vị : Nghìn đồng
TT

Diễn giải Dự phòng cụ thể Dự phòng chung

TS
C
Chi Nhánh CL

N
N
TS

C
Chi Nhánh
1 Số dư đầu kỳ
3.199.195.30
0

920.746.818

2 Số tiền đã trích trong năm
3.499.979.55
0



3 Số hoàn nhập trong năm 160.064.150



4
Số tiền được XL rủi ro trong
năm

6.137.710.00
0


5 Số dư dự phòng cuối kỳ 561.460.850

920.746.818


(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán cung cấp)
2.6 Năng lực cạnh tranh
2.6.1 Điểm mạnh
- Mạng lưới rộng khắp ,các điểm giao dịch phát triển về các xã, các khu vực
trong huyện, thị phần ổn định, số lượng khách hàng dồi dào, bên cạnh đó nó còn tạo
điều kiện thuận lợi cho chi nhánh dễ dàng phát triển thị trường bán lẻ .
- Thương hiệu được xem là điểm mạnh thứ 2 mà Agribank có được so với các
TCTD khác trong nước. Ngày nay, thương hiệu được xem như là một trong những
công cụ quan trọng trong việc thiết lập quan hệ, tạo dựng niềm tin đối với khách hàng
trong và ngòai nước.
- Có sự hỗ trợ của Chính phủ và quỹ hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế
như: ODA, AFD, ADB tài trợ cho những dự án phát triển nông nghiệp nông thôn,
công nghiệp hóa ngành nông _lâm_ ngư nghiệp .Cụ thể là đến cuối năm 2009,
Agribank chi nhánh đã tiếp nhận, quản lý và triển khai có hiệu quả 11 dự án của cá
tổ chức quốc tế, đặc biệt là WB, ADB tài trợ với số vốn trên 268 triệu USD. Các dự
án tiếp tục hướng vào mục tiêu mở rộng tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống
người dân tại các vùng nông thôn H.Ninh Giang.
2.6.2 Điểm yếu

- Chịu sự chi phối nhiều từ phía Chính phủ, hoạt động hoàn toàn không vì
mục đích thương mại.
- Cơ chế quản lý hiện tại chưa đựơc phù hợp với tình hình hiện tại, vẫn còn
tư tưởng của cơ chế xin - cho.
- Sản phẩm chưa đa dạng, còn nghèo nàn về sản phẩm, chất lượng dịch vụ chưa
được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.
- Năng lực tài chính còn yếu so với chuẩn mực quốc tế .
- Ngành nghề mà Agribank chi nhánh đầu tư chủ yếu là lĩnh vực nông - lâm -
ngư nghiệp, đây là thị trừơng chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên (thiên tai, hạn
hán, lũ lụt) nên rủi ro thất thóat là rất lớn. Bên cạnh đó, doanh số cho trong lĩnh vực

này nhỏ, nhưng số lượng khách hàng lại rất lớn nên khó theo dõi, quản lý nên tốn
kém nhiều chi phí quản lý và đầu tư.
- Trình độ công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý kinh doanh còn giới
hạn, đội ngũ cán bộ chưa đồng đều.
- Công tác quản trị rủi ro còn thấp, chưa có khả năng dự đoán và dự báo rủi ro.
- Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ (do sự rộng khắp của mạng lưới chi nhánh và
phòng giao dịch) nên rất khó cho quá trình cải tiến và đầu tư công nghệ cao. .
2.7 Năng lực công nghệ
+ Trong những năm qua Agribank chi nhánh đã triển khai hàng lọat các dự
án công nghệ có tầm quan trọng như: Dự án IPCAS giai đọan II, Dự án kết nối thẻ
Visa, Master Card, Banknetvn, Cung cấp dịch vụ SMS, Dự án tư vấn chiến lược phát
triển công nghệ thông tin và sản phẩm dịch vụ tới năm 2015, Mua bản quyền Microsoft
Office cho toàn hệ thống…vv.
+ Một số dự án quan trọng khác như hệ thống xác thực tập trung PKI, hệ
thống đào tạo trực tuyến E-Learning, dự án xây dựng trung tâm hỗ trợ chi nhánh và
khách hàng Contact Center, phát hành thẻ chíp theo chuyển EMV cũng được triển
khai, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để Agribank chi nhánh cung cấp nhiều sản
phẩm ngân hàng
hiện đại như gửi tiền nhiều nơi, rút nhiều nơi, Telephone
Banking, Internet
Banking….
+ Trong khi đó, so với các đối thủ khác cũng đã đầu tư mạnh vào công nghệ

làm nền tảng cho sự phát triển các sản phẩm mới mang tính công nghệ cao. Cụ thể
như,
ICB đã hoàn thành xong dự án hiện đại hóa ngân hàng giai đọan II với hệ
thống thanh toán INCAS, ACB đã bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân
hàng từ
tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ TCBS, có cơ
sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian. ACB còn sử dụng dịch vụ tài

chính của Reuteurs dùng để cung cấp thông tin trực tuyến mua bán ngoại tệ .



Phần 3 : Nhận xét

3.1 Thuận lợi và khó khăn
3.1.1 Thuận lợi
Nền kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua liên tục tăng trưởng với tốc
độ khả quan: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 10%, riêng năm 2009 đã đạt
14,9%, đứng thứ 2 trên 11 huyện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực,
tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ năm 2009 đạt 43%;
34,1%; 22,9% (so với kế hoạch: 45%;37,2%; 17,8%), kim ngạch xuất khẩu năm
2009 đạt kế hoạch 218 triệu USD. Bên cạnh đó đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh xã hội trên địa bàn tỉnh luôn được đảm
bảo.
Huyện có nhiều chính sách, cơ chế mở cửa khuyến khích, thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài. Tính đến hết năm 2009 trên địa bàn Huyện có 186 dự án đầu tư
(vốn đăng kí tương đương 1.124 triệu USD), đã có 124 dự án đi vào hoạt động tạo
ra giá trị sản xuất hàng ngàn tỷ đồng/năm, đóng góp gần 70% số thu ngân sách hàng
năm của tỉnh, tạo việc làm thường xuyên cho 11,3 vạn lao động.
Ngân hàng đã có những biện pháp, chiến lược kinh doanh nhạy bén trước sự
thay đổi của kinh tế xã hội. Tập thể cán bộ, lãnh đạo trong chi nhánh luôn hướng tới
mục tiêu và lợi ích chung. Môi trường làm việc năng động với đội ngũ cán bộ trẻ
hoá đã tạo ra những chuyển biến tích cực và đem lại niềm tin đối với khách hàng.
3.1.2 Khó khăn
Ninh Giang là một huyện thuần nông, xuất phát điểm từ nền kinh tế còn thấp.
Việc triển khai xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề tập trung còn chậm, năm
2009 trong số 487 dự án đăng kí chỉ có 226 dự án được cấp phép hoạt động, đạt tỷ
lệ 46%. Đặc biệt, trong năm 2009 chỉ số giá tiêu dùng và giá cả một số mặt hàng

thiết yếu như thực phẩm, sắt thép, phân bón, xăng dầu tăng mạnh, tình hình dịch
bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như công tác cho vay, huy động

×