BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN THỊ MINH THƯ
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CHỐNG VIÊM PHỔI CẤP TÍNH
CỦA VIÊN NANG TỐNG VỆ NHÂN
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
HÀ NỘI – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN THỊ MINH THƯ
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
CHỐNG VIÊM PHỔI CẤP TÍNH
CỦA VIÊN NANG TỐNG VỆ NHÂN
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC
Cán bộ hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thái Biềng
TS. Nguyễn Thị Liên
HÀ NỘI – 2022
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 8 - 15 triệu
người mắc bệnh viêm phổi hàng năm. Tình trạng ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm
mơi trường do phát triển cơng nghiệp, tình trạng hút thuốc lá và sự già hóa
dân số khiến số người mắc bệnh ngày càng tăng và có nhiều ca bệnh nặng.
Con số này đã tăng lên đáng kể từ năm 2019 do dịch bệnh Covid-19, hậu quả
là tính đến ngày 4/9/2021, đã lây nhiễm cho hơn 220 triệu người, trong đó có
trên 4,56 triệu người tử vong. Hội chứng viêm phổi cấp do căn nguyên là
virus hoặc vi khuẩn chủ yếu hay gặp tại các nước có kiểu hình khí hậu nóng
ẩm, mưa nhiều. Viêm phổi cấp tính do căn ngun virus thường mang tính
chất “mùa” - đó là thời gian mà số mắc trong cộng đồng tăng cao, nhất là vào
thời gian thời tiết lạnh và ẩm. Nếu được phịng ngừa và chữa trị sớm thì tỷ lệ
mắc bệnh và tử vong sẽ giảm đáng kể [1].
Dân gian thường có câu “Phịng bệnh hơn chữa bệnh”. Sức khỏe là
khoản đầu tư sinh lãi và là trách nhiệm lớn nhất của con người, việc chữa
bệnh có thể gây suy giảm về sức khỏe và tinh thần, tốn kém về tiền bạc và
thời gian. Vì lẽ đó, đối với tất cả các bệnh nói chung và đối với bệnh viêm
phổi cấp tính nói riêng, cần coi trọng phịng bệnh hơn chữa bệnh. Một trong
những biện pháp có thể áp dụng để phịng chống viêm phổi cấp tính là dùng
các sản phẩm có khả năng hỗ trợ, tăng cường và nâng cao sức đề kháng của
cơ thể. Hiện nay, mọi người sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm có nguồn gốc
tự nhiên từ cây cỏ trong dự phòng và nâng cao sức khỏe. Xuất phát từ tình
hình thực tế đó, viên nang Tống vệ nhân đã được nghiên cứu, phát triển và
sản xuất. Sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần dược liệu với tác dụng
tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng, chữa trị các bệnh về đường
hô hấp... Với mong muốn nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả tác dụng của viên
nang Tống vệ nhân trong chống viêm phổi cấp tính, đề tài: “Đánh giá tác
dụng chống viêm phổi cấp tính của viên nang Tống vệ nhân trên động vật
thực nghiệm” được lựa chọn để nghiên cứu và đi sâu phân tích với mục tiêu:
1
Đánh giá được tác dụng chống viêm phổi cấp tính của viên nang Tống vệ
nhân trên chuột cống trắng gây viêm phổi bằng lipopolysaccharide.
2
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN CHẾ PHẨM NGHIÊN CỨU
Viên nang Tống vệ nhân do Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược - Mỹ
phẩm VINPHARMA sản xuất, là sản phẩm được nghiên cứu, phát triển dựa
trên bài thuốc cổ phương bí truyền Ngọc bình phong tán đồng thời gia, giảm
thêm một số vị thuốc, là sự kết hợp từ nhiều vị thuốc quý trong Đông y.
Tác dụng: hỗ trợ việc phịng, chữa trị các bệnh về đường hơ hấp liên
quan đến virus, vi khuẩn (ho, viêm họng, viêm phổi, viêm xoang, cảm, cúm
mùa…); tăng sức đề kháng và miễn dịch cho người cơ thể suy nhược, mắc các
bệnh mãn tính về hơ hấp, đại tràng, thiếu máu, mất ngủ kéo dài, người già, trẻ
kém ăn và gầy yếu…
Hình 1.1. Viên nang Tống vệ nhân
(Nguồn: DuocphamOTC.com [35])
3
Bảng 1.1. Các thành phần trong 01 viên nang Tống vệ nhân
Dược liệu
STT
Khối lượng
1
Đơng trùng hạ thảo
2
Hồng kỳ
1.000 mg
3
Hồng sâm
200 mg
4
Bạch truật
300 mg
5
Đương quy
100 mg
6
Kê huyết đằng
150 mg
7
Mộc hương
200 mg
8
Phòng phong
300 mg
9
Phục thần
100 mg
10
Thymomodulin
30 mg
11
Riboflavin (vitamin B2)
20 mg
12
Nicotinamid (vitamin B3)
20 mg
13
Beta glucan
15 mg
14
Pyridoxin hydrocloride (vitamin B6)
8 mg
15
Thiamin nitrate (vitamin B1)
8 mg
16
Thymomodulin
30 mg
17
Phụ liệu: dầu đậu nành, gelatin, glycerin, sorbitol
lỏng, sáp ong trắng, lecithin, nước tinh khiết
Vừa đủ
1 viên
400 mg
4
Đơng trùng hạ thảo
Hình 1.2. Đơng trùng hạ thảo
(Nguồn: [36])
- Tên khoa học: Cordyceps militaris, họ Ophiocordycipitaceae.
- Tên khác: Trùng thảo, Hạ thảo đông trùng…
- Mô tả: Đông trùng hạ thảo được hình thành từ hiện tượng ấu trùng các
loài bướm giống Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps
ký sinh. Đó là dạng ký sinh giữa một lồi nấm túi có tên khoa học là
Ophiocordyceps sinensis với sâu non của một loài bướm đêm thuộc giống
Thitarodes. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Đại Dương, tập
trung nhiều nhất ở vùng Đông Á, nơi có các cao nguyên cao hơn mặt biển từ
4.000 đến 5.000 m. Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh sâu non khi đã chui
xuống đất trú đông và làm chết sâu non, vì ăn hết chất dinh dưỡng trong cơ
thể của chúng. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các
mơ vật chủ, sử dụng hồn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu. Đến một
giai đoạn nhất định, thường vào mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu
như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây và phát
tán bào tử, đó là Đơng trùng hạ thảo theo quan niệm truyền thống [2].
5
- Thành phần: nhiều thành phần hoạt tính sinh học của Đông trùng hạ
thảo đã được chiết xuất, chẳng hạn như cordycepin, axit cordycepic,
ergosterol, polysaccharides, nucleoside và peptide… [3].
- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính ơn; quy kinh phế, thận.
- Cơng năng: bổ thận, chữa ho, ho lao, ích phế, thận, cầm máu, hóa
đờm, chữa hư lao sinh ho, liệt dương, ho ra máu, lưng gối đau mỏi, di tinh.
- Tác dụng dược lý: cordycepin là thành phần chính có trong Đơng
trùng hạ thảo, nó là một chất kích hoạt cụ thể của các thụ thể adenosine trong
khi adenosine ngoại bào có tác dụng chống viêm quan trọng trong tổn thương
phổi cấp tính. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một nồng độ thấp của cordycepin
có thể ức chế phản ứng oxy hóa của các gốc tự do một cách hiệu quả.
Polysaccharide có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống khối u, chống
di căn, điều hịa miễn dịch, hạ đường huyết, steroidogenic và giảm natri
huyết. Ergosterol thể hiện hoạt động chống khối u và điều hòa miễn dịch [4].
Hồng kỳ
Hình 1.3. Hồng kỳ
(Nguồn: [36])
6
- Tên khoa học: Astragalus membranaceus, họ Đậu hay còn gọi là họ
Cánh bướm (Fabaceae; đồng nghĩa: Leguminosae, Papilionaceae).
- Tên khác: Miên hoàng kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ và Tiễn kỳ...
- Mơ tả: Hồng kỳ là cây sống lâu năm, cao 50 - 80 cm rễ cái dài, mọc
sâu, rất khó bẻ, đường kính 1 - 3 cm, vỏ ngồi màu vàng đỏ hay nâu. Thân
mọc thẳng đứng trên có phân nhiều cành. Lá mọc so le, kép, có lá kèm hình 3
cạnh, 6 - 13 đơi lá chét hình trứng dài 5 - 23 mm, mặt dưới nhiều lông trắng
mịn, cụm hoa mọc thành trùm ở kẽ lá, dài hơn lá, gồm 5 - 22 hoa, màu vàng
tươi. Quả giáp mỏng, dẹt, dài 2 - 2,5 cm, đường kính 0,9 - 1,2 cm đầu dài ra
thành hình gai nhọn, trên quả có lơng ngắn, 5 - 6 hạt màu đen.
- Thành phần hóa học: flavonoid, saponin, polysaccharid, axit amin và
dầu dễ bay hơi.
- Tính vị: vị ngọt, tính ấm; quy kinh: tỳ, phế, đại trường và tâm.
- Công năng: bổ khí cổ biếu, lợi tiểu, trừ mủ, sinh cơ. Chủ trị: khí hư
mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện
huyết, rong huyết; ra mồ hơi; nhọt độc khó vỡ; nội nhiệt tiêu khát; viêm thận
mạn. Hồng kỳ chích mật: kiện tỳ ích khí. Hoàng kỳ phiến: cố biểu, lợi tiểu,
trừ mủ sinh cơ [5].
- Tác dụng dược lý: có tác dụng bảo vệ mạnh mẽ đối với tim mạch,
phổi, thận và não. Hoạt chất AS-IV (một saponin triterpenoid, một trong
những hợp chất chính có trong dịch chiết nước của cây Hồng kỳ) có tác dụng
tốt bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan, chống ung thư và đái tháo đường, do có đặc
tính chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch, làm giảm
sự xâm lấn của tế bào ung thư và tăng hiệu quả của các loại thuốc hóa trị.
Năm 2018, Min Li và các cộng sự đã chứng minh rằng Hồng kỳ giảm độc
lực thay đổi mơ bệnh học phổi do LPS gây ra, còn giảm đáng kể biểu hiện
protein và mRNA của các thụ thể giống Toll số 4 (TLR-4), kinase-1 liên kết
với thụ thể interleukin-1 (IRAK-1) và yếu tố nhân - kappa B (NF-κB). Những
phát hiện này cho thấy Hồng kỳ có tác dụng bảo vệ và điều trị ở chuột viêm
phổi do LPS gây ra thơng qua việc điều chỉnh các con đường tín hiệu TLR-4
[6].
7
Hồng sâm
Hình 1.4. Nhân sâm
(Nguồn: [36])
- Tên khoa học: Panax ginseng, họ Ngũ gia bì hoặc họ Nhân sâm
(Araliaceae).
- Mô tả: Hồng sâm là Nhân sâm tươi được sấy khơ theo quy trình cơng
nghệ hiện đại. Chọn những củ sâm to ít nhất 37 g, rửa sạch đất từng củ bằng
bàn chải, rửa ở dưới nước, để nguyên cả rễ, kể cả rễ nhỏ, rửa như vậy sẽ được
củ sâm trắng ngà. Cho vào nồi hấp ở áp lực hơi nước cao 2 atm từ 1h20p 1h30p. Nhiệt độ 80 - 90 °C. Sau đó sấy ở 60 - 70 °C ở 6 - 7 h hoặc 50 - 60 °C
(8 - 10 h). Sau khi sấy rứt hết rễ con, củ sâm cịn lại giống như hình người
phơi nắng 7 - 15 ngày là được Hồng sâm [5].
- Thành phần hóa học: saponin được coi là "xương sống" quyết định giá
trị của Hồng sâm. Hàm lượng của saponin càng cao thì giá trị của Hồng sâm
càng lớn. Saponin là thành phần hóa học chính, chúng sản xuất một hợp chất
8
hoạt động gọi là ginsenoside (là hợp chất cao phân tử được cấu thành bởi các
yếu tố dinh dưỡng như các chất Rb1, Rb2, Rc, Rd, Re, Rg1). Ngoài ra có tinh
dầu 0,055 - 0,250 %, các vitamin B1, B2, các mendiataza.
- Tính vị: vị ngọt, hơi đắng, tính ơn, quy vào 2 kinh phế, tỳ.
- Công năng: đại bổ nguyên khí, ích huyết, kiện tỳ ích phế, sinh tân, an
thần ích trí. Chủ trị: khí hư muốn thốt, chân tay lạnh, mạch vi, tỳ hư, kém ăn,
phế hư ho suyễn; tân dịch thương tổn, miệng khát nước, nội nhiệt tiêu khát,
đái tháo, bệnh lâu ngày gầy yếu, tâm hồi hộp, suy tim kiệt sức, hay choáng
ngất.
- Tác dụng dược lý:
+ So với Nhân sâm, Hồng sâm được đánh giá là lành tính hơn, ít tác
dụng phụ hơn rất nhiều. Đáng nói là dưỡng chất saponin trong Hồng sâm tăng
hơn nhiều. Sau khi được hấp cách thủy, người ta đo được từ Hồng sâm thành
phần dưỡng chất ginsenoside nhiều gấp 3 lần so với Nhân sâm. Đã có nhiều
nghiên cứu chứng minh công dụng của Hồng sâm với sức khoẻ. Trong đó,
giúp hỗ trợ cơ thể tăng sức đề kháng là một công dụng nổi bật nhất của Hồng
sâm. Nhờ khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của hoạt chất Rg1, Rg3 và
polyacetylene, giúp cơ thể được tăng cường hoạt động tiết kháng thể, qua đó
nâng cao sức đề kháng.
+ Ngồi ra, Hồng sâm cịn có tác dụng hỗ trợ thúc đẩy hormon sản sinh
năng lượng, giảm thiểu nồng độ acid lactic, giúp cơ thể tỉnh táo, giảm căng
thẳng mệt mỏi.
+ Thành phần của Hồng sâm như là chất kháng khuẩn, đặc biệt là
chống lại các mầm bệnh gây nhiễm trùng đường hô hấp ở động vật. Trong
trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, Hồng sâm hoạt động bằng cách giảm
bớt sản xuất cytokine gây viêm, tăng tỷ lệ sống sót và kích hoạt các tế bào
thực bào và các tế bào tiêu diệt tự nhiên. Ngồi ra, cịn ức chế sự hình thành
màng sinh học và gây ra sự phân tán và hòa tan các màng sinh học trưởng
thành. Hầu hết các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng Hồng sâm, ở các liều
lượng khác nhau, là một phương pháp dự phịng theo mùa an tồn và hiệu
quả, làm giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ và thời gian bị cảm lạnh và
9
cúm. Từ đó có thể thấy, Hồng sâm như một tác nhân điều trị và dự phịng
nhiễm trùng đường hơ hấp [7].
Bạch truật
Hình 1.5. Bạch truật
(Nguồn: [36])
- Tên khoa học: Atractylodes macrocephala, họ Cúc (Asteraceae hoặc
Compositae, còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây).
- Tên khác: Ư truật, Đông truật, Triết truật...
- Mô tả: Bạch truật là cây mọc lâu năm, cao tới 80 cm. Rễ phát triển
thành củ to và mẫm. Lá mọc so le, dai. Lá ở phía dưới thân có cuống dài,
phiến lá chia làm 3 thùy rõ rệt, cắt sâu, trông gần như lá riêng, lá ở ngọn
không chia thùy, cuống ngắn, mép phiến lá có răng cưa đều và nhọn. Cụm
hoa lớn, tổng bao hình chng, phiến tổng gồm 7 lớp trơng như ngói lợp.
Tràng hoa hình ống phía dưới màu trắng, trên màu tím đỏ, chia 5 thuỳ, sợi
dài, 5 nhị. Bầu nhụy có phủ lơng trắng ở đỉnh mang chùm lơng dài mượt [5].
- Thành phần hóa học: atractylon, sesquiterpenoids, triterpenoids,
polyacetylenes, coumarin, phenylpropanoids, flavonoid, flavonoid glycoside,
steroid, benzoquinones và polysaccharide. Các tài liệu hiện có cho thấy phần
lớn hoạt động của Bạch truật có thể là do atractylon, sesquiterpenoids,
polysaccharide và polyacetylenes [8].
10
- Tính vị: có tính ơn, vị đắng và ngọt, có lợi cho tỳ và vị.
- Cơng năng: kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cố biểu liễm hân, an
thai. Chủ trị: tiêu hoá kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động
thai.
- Tác dụng dược lý: các chất chiết xuất từ Bạch truật thể hiện hoạt động
chống ung thư hiệu quả, chống oxy hóa, chống lão hóa, chống loãng xương,
bảo vệ thần kinh và hoạt động điều hịa miễn dịch, cũng như cải thiện chức
năng tiêu hóa và điều hòa hormone tuyến sinh dục. Tác dụng chống viêm của
Bạch truật được thể hiện bằng cách ức chế sản xuất nitric oxide (NO) do
lipopolysaccharide tạo ra trong tế bào ANA-1 (antinuclear antibodies) [8, 9].
Đương quy
Hình 1.6. Đương quy
(Nguồn: [36])
- Tên khoa học: Angelica sinensis, họ Cần tây (Apiaceae) (còn gọi là họ
Hoa tán (Umbelliferae), họ Cà rốt (cả hai tên gọi này đều được ICBN cho
phép, nhưng tên gọi Apiaceae là mới hơn) (ICBN = International Code of
Botanical Nomenclature = Mã danh pháp thực vật quốc tế).
- Tên khác: Tần quy, Xuyên qui, Vân quy…
11
- Mô tả: Đương quy là một cây nhỏ sống lâu năm, cao chừng 40 - 80
cm, thân màu tím có rãnh dọc. Lá mọc so le, 2 - 3 lần xẻ lông chim, cuống dài
3 - 12 cm, 3 đơi lá chét, đơi lá chét phía dưới có cuống dài, đơi lá chét phía
trên đỉnh khơng có cuống, lá chét lại xẻ 1 - 2 lần nữa, mép có răng cưa, phía
dưới cuống phát triển dài gần 1/2 cuống, ôm lấy thân. Hoa rất nhỏ màu xanh
trắng hợp thành cụm hoa hình tán kép gồm 12 - 40 hoa. Quả có rìa màu tím
nhạt. Ra hoa vào tháng 7 - 8 [5].
- Thành phần hóa học: rễ chứa tinh dầu 0,2 %, trong đó có chứa 40 %
acid tự do, polysaccharide, axit ferulic. Một trong những thành phần hoạt
động chính của đương quy là polysacharide [10].
- Tính vị: tính ngọt, cay và tính ấm; quy vào kinh can, tâm, tỳ.
- Công năng: bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng.
Chủ trị: huyết hư, chóng mật, kinh nguyệt khơng đều, bế kinh đau bụng kinh,
táo bón do hut hư, phong thấp tê đau, sưng đau do sang chân.
- Tác dụng dược lý:
+ Tác dụng đối với tử cung: cồn chiết xuất từ đương quy có tác dụng
hưng phấn đối với tử cung cơ lập. Cịn tinh dầu Đương quy có tác dụng ức
chế tử cung. Ngồi ra, Đương quy cịn có khả năng tổng hợp protide khiến tử
cung dày lên.
+ Tác dụng trên hiện tượng thiếu viatmin E: nếu cho chuột dùng thức
ăn thiếu vitamin E trong 2 - 5 tháng, 100 % chuột bị thiếu viatmin E, nếu
thêm vào thức ăn 5 - 6 % Đương quy thì 38 % chuột khơng có triệu chứng
thiếu vitamin E nữa.
+ Tác dụng trên trung khu thần kinh: trấn tĩnh hoạt động của đại não
lúc đầu thì hưng phấn trung khu tủy sống, sau tê liệt, đưa đến huyết áp thấp,
nhiệt độ cơ thể hạ, mạch đập chậm lại và có hiện tượng co quắp.
+ Tác dụng trên huyết áp, hơ hấp: tinh dầu của Đương quy có tác dụng
hạ huyết áp nhưng thành phần khơng bay hơi lại có tính chất làm co cơ trơn ở
thành mạch máu làm huyết áp tăng cao.
12
+ Tác dụng trên cơ tim: tác dụng trên cơ tim của Đương quy giống với
tác dụng của quinidine.
+ Tác dụng kháng sinh: có tác dụng kháng sinh đối với trực trùng lỵ và
tụ cầu trùng [11].
+ Chiết xuất rễ khơ của Đương quy có tác dụng chống viêm. Tác dụng
chống viêm của chiết xuất rễ khô của Đương quy trên đại thực bào chuột
RAW 264.7 do lipopolysaccharide (LPS) gây ra được đánh giá bằng xét
nghiệm đo màu dựa trên tetrazolium (MTT), xét nghiệm thuốc thử Griess, xét
nghiệm đa cytokine, phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược thời gian
thực (RT-PCR), và xét nghiệm Fluo-4 canxi. Nó ức chế sản xuất oxit nitric do
LPS gây ra và sự biểu hiện mRNA do LPS gây ra. Dữ liệu cho thấy rằng có
tác dụng chống viêm do LPS gây ra [12].
Kê huyết đằng
Hình 1.7. Kê huyết đằng
(Nguồn: [36])
- Tên khoa học: Millettia nitida Benth, họ Huyết đằng (Sargentodoxaceae).
13
- Tên khác: Thuyết đằng, Đại hoạt đằng, Hoạt hyết đằng, Hồng đằng,
Đại huyết đằng, Dây máu người…
- Mô tả: là nột loại dây leo, lá mọc so le, kép, gồm 5 lá chét, cuống lá
dài 3 - 5 mm, phiến lá chét dài 4 - 9 cm, rộng 2 - 4 cm, lá chét dài và to hơn
các lá chét bên. Gân chính và gân phụ đều nổi rõ hai mặt. Cụm hoa mọc thành
chùm ở đầu cành hay ở kẽ các lá đầu cành, cụm hoa dài chừng 14 cm. Trục
cụm hoa có lơng mịn, màu tím, đài hình chng, tràng hoa hình cánh bướm.
Quả giáp dài 7 - 15 cm, rộng 1,5 - 2 cm, đầu quả hẹp lại và thường thành hình
mỏ chim, trên mặt có phủ lồng mịn màu vàng nhạt. Mùa hoa vào các tháng 9
đến tháng 11 năm sau [5].
- Thành phần hóa học: flavonoid là các thành phần được coi là có hoạt
tính sinh học.Trong rễ, vỏ và hạt có chứa glycosid, tannin, chất nhựa. Ngồi
ra dược liệu cịn chứa catechin, acid protocatechic, acid vanilic, acid stearic
daucosterol, β sitosterol…[13].
- Tính vị: vị đắng, hơi ngọt, tính ấm quy vào kinh can và thận.
- Công năng: hoạt huyết thông lạc, bổ huyết. Chủ trị: chứng huyết hư
gây huyết ứ trệ, bế thống kinh, chấn thương tụ huyết, phong thấp đau lưng,
đau xương khớp.
- Tác dụng dược lý:
+ Kháng viêm: thử nghiệm trên chuột thấy Kê huyết đằng có tác dụng
làm giảm viêm khớp gây ra bởi formaldehyde. Thử nghiệm trên chuột cống
trắng ở mức liều 0,5 ml/100g thể trọng của chiết xuất Kê huyết đằng có tác
dụng làm giảm giảm viêm khớp do formaldehyde gây ra. Dùng CCl4 (Cacbon
tetrachloride) tiêm phúc mạc chuột (2 mL/kg thể trọng) trong 24 h dẫn đến
tăng hàm lượng nitrit và nitrat ở chuột. Khi sử dụng chiết xuất từ Kê huyết
đằng (0,5 g/kg trọng lượng cơ thể) trong 28 ngày liên tiếp làm giảm sự biểu
hiện của các protein iNOS và COX-2. Từ đó cho thấy kê huyết đằng có tác
dụng chống viêm [14].
+ Phục hồi chức năng gan bằng cách thúc đẩy quá trình sao chép DNA
của tế bào gan.
14
+ Tác dụng đối với tim mạch: nước sắc Kê huyết đằng ức chế lên tim
ếch và hạ huyết áp ở chó.
+ Đối với hệ thần kinh trung ương: tiêm Kê huyết đằng vào màng bụng
chuột thấy có tác dụng giảm đau và an thần.
+ Trên sự chuyển hóa phosphate: thử nghiệm trên chuột nhắt thấy vị
thuốc này có tác dụng làm tăng sự chuyển hóa phosphate trên thận và tử cung
chuột.
+ Độc tính: tiêm tĩnh mạch lượng tương đương 4,25 g/kg vào súc vật sẽ
gây chết [5].
Mộc hương
- Có hai loại chính: Quảng mộc hương, Thổ mộc hương.
- Tên khoa học: Quảng mộc hương là Saussurea lappa Clarke, Thổ
mộc hương là Inula helenium L., họ Cúc (Asteraceae hoặc Compositae, cịn
gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây).
- Mơ tả:
+ Quảng mộc hương là cây sống lâu năm, rễ to, đường kính có thể lên
đến hơn 5 cm, vỏ ngồi màu nâu nhạt. Phía gốc lá hình 3 cạnh trịn, dài từ 12
- 30 cm, rộng từ 6 - 15 cm, cuống dài từ 20 - 30 cm, có rìa, mép lá nguyên và
lượn sóng, hai mặt lá đều có lơng, phía dưới nhiều hơn phía trên. Trên thân
cũng có lá 3 cạnh, càng lên trên kích thước của lá càng nhỏ dần, mép có răng
cưa, cuống lá ngắn lại, phía trên cùng lá gần như khơng có cuống hoặc ơm lấy
thân cây. Hoa hình đầu màu tím lam. Quả bế, dẹt và cong, màu nâu nhạt, có
đốm tím.
+ Thổ mộc hương là cây sống lâu năm, cao từ 0,5 - 1,5 m. Phía gốc lá
to, có thể dài tới 40 cm, trên thân lá mọc so le, nhỏ hơn, dài chừng từ 10 - 30
cm, phía cuống có hai tai ơm lấy thân, mép có răng cưa khơng đều. Cụm hoa
hình đầu, hoa màu vàng. Quả bế, dài 4 mm, trên có vân dọc [5].
- Thành phần hóa học: trong dược liệu có khoảng 1 - 3 % tinh dầu, 6 %
chất nhựa và 18 % insulin. Đặc biệt ở Thổ mộc hương có tới 40 % insulin, tỷ
lệ cao nhất khi thu hái vào mùa thu [15].
15
- Tính vị: có vị cay, đắng, tính ơn ấm. Quy vào 3 kinh phế, can, tỳ.
- Công năng: hành khí chỉ thống, kiện tỳ hịa vị. Chủ trị; khí trệ, ngực
bụng đầy trướng, đau bụng, nôn mửa, lỵ, ỉa chảy.
- Tác dụng dược lý:
+ Chất helenin trong dược liệu có tác dụng kích thích mật trực tiếp và
rất mạnh, dùng trong vàng da do gan, cải thiện cấu trúc gan, khơng có hiện
tượng sung huyết nhu mơ, giảm sưng tế bào gan, bảo vệ gan.
+ Bên cạnh đó, hai chất costunolide và dehydrocostus lactone trong
dược liệu có tác dụng ức chế mạnh sự biểu hiện của kháng nguyên bề mặt
viêm gan B trong tế bào ung thư gan Hep3B ở người.
+ Một số dược điển Châu Âu còn liệt kê tác dụng của cây như một
phương thuốc lợi tiểu, tiêu độc, long đờm và tẩy giun sán.
+ Đặc biệt, Mộc hương cịn có các hợp chất có đặc tính kháng tụ cầu
(Staphylococcus aureus) mạnh. Trong tương lai, dược liệu này có thể được bổ
sung cho các phác đồ kiểm soát nhiễm trùng và ngăn ngừa lây nhiễm tụ cầu.
+ Các kết quả củng cố bằng chứng rằng đây là dược liệu tự nhiên chứa
các chất chống khối u nguyên bào thần kinh đệm đầy triển vọng. Ngoài ra,
người ta dự kiến sẽ mở rộng nghiên cứu thêm hoạt tính chống ung thư của
cây.
- Năm 2008, Feng Zhao và các cộng sự đã phát hiện ra rằng chiết xuất
ete dầu hỏa của Quảng mộc hương có thể ức chế mạnh mẽ việc sản xuất quá
mức NO trong tế bào đại thực bào chuột RAW 264,7. Các sesquiterpenes đã
được phân lập từ chiết xuất ete dầu mỏ của Quảng mộc hương có tác động đối
với việc sản xuất NO do LPS gây ra và giải phóng TNF-α đã được báo cáo.
[16].
16
Phịng phong
Hình 1.8. Phịng phong
(Nguồn: [36])
- Tên khoa học: Saposhnikovia divaricata, họ Hoa tán (Umbelliferae)
hay họ Cần tây (Apiaceae), có khi gọi là họ Cà rốt (cả hai tên gọi này đều
được ICBN cho phép, nhưng tên gọi Apiaceae là mới hơn)
- Tên khác: Hồi thảo, Bỉnh phong, Sơn hoa trà...
- Mơ tả: rễ có hình nón hay hình trụ dài, dần thắt nhỏ lại về phía dưới,
dài 15 - 30 cm, đường kính 0,5 - 2 cm. Mặt ngoài màu nâu xám, sân sùi với
những vân ngang, lớp vỏ ngồi thường bong tróc ra, nhiều nốt bì khổng trắng
và những u lồi do vết rễ con để lại. Phần đầu rỗ mang nhiều vân lồi hình vịng
cung, đơi khi là những túm gốc cuống lá dạng sợi cỏ màu nâu, dài 2 - 3 cm.
Thể chất nhẹ, dễ gãy, vết gãy khơng đều, vỏ ngồi mảu nâu và có vết nứt,
màu vàng nhạt. Mùi thơm, vị đặc trưng, hơi ngọt [5].
- Thành phần hóa học: thành phần chính là cromon, coumarin, este axit
và polyacetylen [17].
- Tính vị: tân, cam, ôn. Vào kinh can, phế, vị, bàng quang.
- Công năng: giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt. Chủ
trị: đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.
17
- Tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống tăng sinh,
kháng u và điều hòa miễn dịch đáng kể. Tác dụng chống viêm của dịch chiết
từ rễ Phòng phong đã được đánh giá trong ống nghiệm chứa tế bào gây viêm
bằng LPS. Kết quả cho thấy tế bào được xử lí bằng dịch chiết từ rễ Phịng
phong và được kích thích bằng LPS trong 24 h, dịch chiết từ rễ Phòng phong
ức chế đáng kể việc sản xuất NO, PGE 2, TNF-α và IL-6 ở phạm vi 200 hoặc
400 μg/mL. Ngồi ra, dịch chiết từ rễ Phịng phong khơng ảnh hưởng đến khả
năng tồn tại của tế bào và không độc hại đối với tế bào RAW 264,7. Đồng
thời, SDE cịn thúc đẩy q trình phục hồi sức chịu đựng của chi sau, ức chế
sản xuất các cytokine tiền viêm và chất trung gian [18].
Phục thần
Hình 1.9. Phục thần
(Nguồn: [36])
- Tên khoa học: Poria cocos, họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
- Mô tả: Phục thần được biết là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông
bên trong. thể quả nấm Phục linh khỏ có hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt
hoặc hình khối khơng đều, lớn, nhỏ khơng đồng nhất, mặt ngồi màu nâu đến
nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Mặt sần sùi và có vết nứt, lớp viền
ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt [5].
18
- Thành phần hóa học: đường, chất khống, hợp chất triterpenoid [19].
- Tính vị: ngọt nhạt, tính bình, khơng độc, quy vào kinh tâm, phế, tỳ,
thận và vị.
- Dược liệu này được sử dụng trong bài thuốc Đông y chữa yếu tim, suy
nhược thần kinh, ngủ không yên, hay hồi hộp, lo lắng. Ngồi ra, Phục thần
cịn có tác dụng chữa lành các vết thương, cải thiện giấc ngủ.
- Chiết xuất ethanol của Phục thần có tác dụng ức chế mạnh sản xuất
NO và ức chế giải phóng PGE2 trong các đại thực bào do LPS gây ra mà
không ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của tế bào. Nó cũng làm giảm đáng kể
sự tiết LPS do các cytokine gây viêm IL-1β và TNF-α gây ra. Ngoài ra, biểu
hiện viêm do LPS gây ra của NO synthase cảm ứng (iNOS), COX-2, IL-1β và
TNF-α đã giảm khi điều trị trước với dịch chiết ở mức phiên mã. Từ đó cho
thấy rằng Phục thần giảm phản ứng viêm của đại thực bào thông qua ức chế
iNOS, COX-2, IL-1β và TNF-α thông qua việc bất hoạt con đường tín hiệu
NF-κB, là một loại thuốc thảo dược truyền thống để điều trị chứng viêm và
các rối loạn liên quan [19].
TỔNG QUAN VIÊM PHỔI CẤP
Định nghĩa và dịch tễ
1.2.1.1. Định nghĩa
Viêm phổi cấp được định nghĩa là tình trạng viêm phế nang và mơ kẽ
của phổi do tác nhân truyền nhiễm gây ra các triệu chứng và dấu hiệu hơ hấp
cấp tính. Các phế nang, đường dẫn khí trong phổi có thể chứa đầy chất lỏng
hoặc mủ, gây ho có đờm hoặc mủ, sốt, ớn lạnh và khó thở [1].
1.2.1.2. Dịch tễ
Viêm phổi cấp tính là nguyên nhân hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong ở
trẻ em. Trẻ em ở Hoa Kỳ có tỷ lệ mắc và tử vong do viêm phổi tại cộng đồng
thấp hơn đáng kể. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ khám ngoại trú cho viêm phổi mắc phải
tại cộng đồng được báo cáo là 74 đến 92 trên 1.000 trường hợp đối với trẻ em
< 2 tuổi và 35 đến 52 trên 1.000 trường hợp ở trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Tỷ lệ
nhập viện là khoảng 200 trên 100.000 trường hợp, với tỷ lệ cao nhất gặp ở trẻ
19
sơ sinh (> 900 trường hợp trên 100.000). Có 525 trường hợp tử vong được
báo cáo do viêm phổi ở trẻ em < 15 tuổi ở Mỹ vào năm 2006 [1, 20-22].
Với hiệu quả của Chương trình quốc gia về phịng chống nhiễm khuẩn
hơ hấp cấp trên phạm vi tồn cầu cũng như ở Việt Nam, tử vong do viêm phổi
ở trẻ dưới 5 tuổi có giảm đáng kể trong hai thập niên vừa qua. Tuy nhiên,
nhiễm khuẩn hô hấp cấp vẫn có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất đối với trẻ dưới
5 tuổi. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mặc dù tỷ lệ tử vong chung của trẻ đã
giảm từ 16 % xuống còn 2,3 %, nhưng tỷ lệ tử vong sơ sinh do viêm phổi
nhập viện trong 24 h đầu vẫn chưa giảm [21].
Nguyên nhân
- Vi khuẩn: đây là loại viêm phổi thường gặp nhất. Đứng đầu là phế cầu
khuẩn (Streptococcus pneumoniae). Nó thường trú trong hầu họng của người
mắc bệnh và được lây truyền qua đường khơng khí hoặc qua tiếp xúc. Bên
cạnh đó, người mắc bệnh viêm phổi cịn có thể do một số loại vi khuẩn khác
như: Haemophilus spp., Legionella spp....
- Virus: virus gây nên bệnh viêm phổi có rất nhiều, đứng thứ 2 sau vi
khuẩn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 30 % trường hợp
viêm phổi do nhiễm. Người bệnh có thể bị lây nhiễm các loại virus này trong
môi trường bị ô nhiễm, từ người bệnh,... Những loại virus này có thể là: virus
cúm (Influenza virus), virus hợp bào, Rhinovirus, Adenovirus... và hiện nay
virus mọi người đều sợ hãi là SARS-CoV-2.
- Nguyên nhân do nấm: phổ biến nhất ở những người có vấn đề sức
khỏe mạn tính hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như xảy ra với
HIV/AIDS. Cũng xảy ra ở những người tiếp xúc với một lượng lớn nấm trong
đất bị ô nhiễm hoặc phân chim.
- Do hóa chất: khi con người làm việc trong mơi trường hóa chất lâu,
cơ thể sẽ tiếp xúc với hóa chất rất nguy hiểm. Khơng chỉ phổi mà các bộ phận
khác cũng có thể nhiễm bệnh.
- Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi như: hút thuốc,
bệnh phổi mạn tính, hệ miễn dịch yếu... [23].
20
Chẩn đốn viêm phổi cấp
Để việc chẩn đốn chính xác nhất, bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm.
Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng nhiễm trùng và tìm các bệnh lý
phối hợp kèm theo (nếu có). Trong một vài trường hợp bệnh nặng, kéo dài
không đáp ứng với điều trị kháng sinh, có thể sẽ chỉ định cấy máu để tìm vi
khuẩn gây viêm phổi trong máu bệnh nhân. Chụp X-quang ngực giúp chẩn
đoán viêm phổi, xác định mức độ và vị trí nhiễm trùng.
Ni cấy đờm và kháng sinh đồ: thường sử dụng để phân biệt với bệnh
cảnh viêm phổi do vi khuẩn lao.
Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
Đo nồng độ protein phản ứng C (C-reactive protein): đánh giá tình
trạng viêm của cơ thể [23].
Tổng quan về thuốc điều trị viêm phổi cấp
1.2.4.1. Y học hiện đại
Các phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm
trọng của bệnh, tuổi tác và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Các tùy chọn
bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: những loại thuốc này được sử dụng để điều trị
viêm phổi do vi khuẩn. Có thể mất thời gian để xác định loại vi khuẩn gây
viêm phổi và chọn loại kháng sinh tốt nhất để điều trị. Nếu các triệu chứng
khơng cải thiện, có thể đề nghị một loại kháng sinh khác.
- Thuốc giảm dấu hiệu: bệnh nhân viêm phổi cấp tính sẽ được sử dụng
thuốc giảm ho, thuốc giảm sốt, giảm đau, bù nước và điện giải để kiểm soát
các triệu chứng bệnh. Thuốc giảm ho được sử dụng để làm dịu cơn ho để
bệnh nhân có thể nghỉ ngơi. Thuốc giảm sốt, giảm đau: có thể dùng khi cần
thiết để hạ sốt và khó chịu. Chúng bao gồm các loại thuốc như aspirin,
ibuprofen và acetaminophen [23].
21
1.2.4.2. Y học cổ truyền
Theo Đông y, viêm phế quản cấp tính xuất phát từ nguyên nhân chủ
yếu là do phong hàn, phong nhiệt, khí táo gây ra. Những yếu tố này khi được
xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho phế khí bị ngưng trệ, khả năng tuyên phát,
túc giáng bị mất đi. Chính điều này khiến cho bệnh nhân bị ho, nhiều đờm,
giảm tâm dịch của phế quản, gây ngứa họng, ho khan… Do đó, để chữa trị thì
các bài thuốc bằng Đơng y cần phải tập trung để bổ tỳ, bổ phế, cổ biếu, bổ can
thận. Điều này giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với mơi trường, tránh được nguy
cơ mắc bệnh cho chính bản thân [24].
Viêm phế quản do phong hàn: nếu mắc bệnh do phong hàn, người
bệnh thường có các biểu hiện ho, ho có đờm, đờm lỏng có màu trắng bạc và
rất dễ khạc. Bị tắc mũi và chảy nước mũi trong. Ngoài ra, toàn thân bệnh nhân
sốt, sợ lạnh, đau đầu, cơ thể mỏi mệt. Người bệnh cũng sẽ bị khản tiếng,
không ra mồ hôi, mạch nhu, rêu lưỡi trắng mỏng. Để chữa trị thể bệnh này,
bài thuốc được áp dụng là Hạnh tơ tán gia giảm. Nó có tác dụng trị phong
hàn, hóa đàm, tuyên phế. Bài thuốc bao gồm Hạnh nhân, Trần bì, Tơ diệp,
Chỉ xác, Tiền hồ, Cát cánh, Cam thảo, Bán hạ chế, Sinh khương, Phục linh…
[24].
Viêm phế quản do phong nhiệt: thường gây ra các biểu hiện như ho,
tiếng ho nặng, khạc ra đờm vàng và đặc. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau
họng, khô miệng, dịch mũi có màu vàng đục. Đồng thời, tồn thân bệnh nhân
sẽ sốt cao, sợ gió. ra mồ hơi nhiều, nhức đầu. Cơ thể cũng sẽ đau mỏi, rêu
lưỡi có màu trắng hoặc vàng mỏng, mạch phù sác. Với viêm phế quản do
nhiệt, phương pháp chữa trị được sử dụng là sơ phong thanh nhiệt, tun
thơng phế khí. Do đó bài thuốc được dùng là Tang cúc ẩm gia giảm gồm Cúc
hoa, Tang diệp, Liên kiều, Tiền hồ, Bạch hà, Hạnh nhân, Cam thảo, Ngưu
bàng tử, Lô căn, Hạnh nhân… [24].
Viêm phế quản do thể khí táo: nếu mắc bệnh do thể khí táo, bệnh nhân
sẽ có các biểu hiện ho khan, khơ mũi, khơ họng, khơ lưỡi, ít đờm. Cơ thể bị
sốt, đau họng, sợ gió, thỉnh thoảng ho có đờm, kèm theo các tia máu. Đầu lưỡi
bị đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch bị phù. Do đó, bài thuốc chữa thể khí táo phải có
22
khả năng nhuận táo dưỡng phế. Nếu là ôn táo, cần sơ phong tán nhiệt. Trường
hợp là lương táo, cần sơ tán phong hàn. Bài thuốc dùng để chữa thể khí táo có
tên Tang bạch thang gia giảm gồm Hạnh nhân, Tang diệp, Xuyên bối mẫu,
Sa sâm, Chi tử, Đậu xị, Cam thảo, Tiền hồ, Cát cánh… [24].
1.3. TỔNG QUAN MỘT SỐ MƠ HÌNH GÂY VIÊM PHỔI CẤP TÍNH
TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM
Phương pháp được mô tả bởi Li Qin và các cộng sự (2018)
Chuột Sprague - Dawley đực nặng 200 - 250 g được nuôi theo chu kỳ
sáng / tối 12 giờ trong phịng được kiểm sốt nhiệt độ và độ ẩm và được duy
trì theo chế độ ăn tiêu chuẩn và bổ sung nước. Sau thời gian thích ứng 1 tuần,
chuột được gây mê bằng cách tiêm vào màng bụng dung dịch natri
pentobarbital (30 mg/kg) (1 mL/kg dung dịch natri pentobarbital 3 %). Chuẩn
bị phần da ở cổ họng của chuột. Sau khi khử trùng thường xuyên, cổ họng
được rạch dọc với đầu chuột ở vị trí cao hơn. Da và mô dưới da được ngăn
cách từng lớp, cho đến khi khí quản lộ ra ngồi. Nhỏ vào khí quản 5 mg/kg
LPS (2,5 mg/mL, được pha lỗng với nước muối đệm phosphat, 0,2 mL/100g
cơ thể. trọng lượng) để tạo ra viêm phổi [25].
1.3.2. Phương pháp được mô tả bởi Cassiano Felippe và cộng sự (2012)
Chuột nhắt trắng đực dịng Swiss (30 - 35 g) được ni ở 22 oC với chu
kỳ chiếu sáng 12 giờ sáng / 12 giờ tối, được cung cấp thức ăn và nước uống.
Điều kiện chuồng trại và quy trình thử nghiệm phù hợp với các quy định và
quy chế.
Chuẩn bị dung dịch oleate, sử dụng acid oleic để pha dung dịch
trisoleate 100 mM. Sau khi cân và thêm nước, thêm bột tris (hydroxymethyl
aminomethane) từ từ cho đến khi pH = 10,0. Sau khi hỗn hợp được hịa tan
hồn tồn thì điều chỉnh pH đến 7,6 với dung dịch HCl loãng. Các dung dịch
oleate để tiến hành nghiên cứu được pha lỗng thích hợp bởi dung dịch
trisoleate 100 mM và dung dịch sodium chloride 0,9 %, pH = 7,4.
Chuột thí nghiệm sau khi được gây mê bằng isoflurane, tiến hành rạch
1 đường trên tuyến giáp để bộc lộ khí quản. Trisoleate (1,25 µM trong 0,05
mL) hoặc cùng 1 thể tích dung dịch NaCl 0,9 % (trong cùng điều kiện) được
23