Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Luan van thạc sĩ luật học hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.05 KB, 75 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc xác lập hợp đồng là một trong những phương thức hiệu quả đối với
các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế nhằm hướng tới quyền, lợi
ích mong muốn đạt được. Hơn thế, đặt trong tương quan với pháp luật thế giới và sự
phát sinh nhiều quan hệ dân sự mới thì hợp đồng lại có ý nghĩa quan trọng, vì hợp
đồng ghi nhận và ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên. Để được pháp luật cơng
nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp thì các bên trong hợp đồng phải tuân thủ
một số điều kiện nhất định, đó là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Việc vi phạm
một trong các điều kiện có hiệu lực sẽ dẫn tới hậu quả là hợp đồng bị vô hiệu.
Hiện nay, các quy định về hợp đồng vơ hiệu vẫn cịn nhiều vướng mắc, có
những cách hiểu khác nhau, vận dụng khác nhau dẫn tới đường lối xử lý chưa thống
nhất, chưa rõ ràng. Về phía các cơ quan nhà nước, do tính phức tạp của các hợp
đồng, những quy định không rõ ràng của pháp luật đã tạo cho họ rất nhiều khó
khăn, lúng túng trong cơng tác xét xử có liên quan tới hợp đồng vơ hiệu. Nói cách
khác, chính điều đó làm hạn chế năng lực của các cơ quan chức năng trong việc giải
quyết các tranh chấp về hợp đồng. Và trên thực tế, cũng khơng ít trường hợp hợp
đồng bị tun bố vô hiệu do một bên giao kết hợp đồng lợi dụng các quy định của
pháp luật để “bội ước”, nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình. Hợp đồng vô
hiệu do giả tạo là một trong những loại hợp đồng vơ hiệu do vi phạm ý chí chủ thể
gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong q trình áp đụng pháp luật hiện nay.
Thực trạng trên cho thấy, cần nghiên cứu một cách nghiêm túc vấn đề hợp
đồng vơ hiệu do giả tạo để từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật về vấn đề này. Việc xây dựng các quy định pháp luật về hợp đồng vơ hiệu
do giả tạo hồn chỉnh, phù hợp với thực tiễn không những là yêu cầu chính đáng
của người dân để họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mà cịn là điều kiện
để cơ quan nhà nước có thẩm quyền hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

1



Xuất phát từ những lý do trên, việc tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống về
vấn đề hợp đồng vô hiệu do giả tạo là việc làm hết sức cần thiết. Do đó, tác giả đã lựa
chọn đề tài “Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo theo pháp luật Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hợp đồng vô hiệu đã được nhiều nhà khoa học pháp lý nghiên cứu dưới góc
độ lý luận cũng như thực tiễn giải quyết tranh chấp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp
như các bài giảng trong giáo trình Luật dân sự, Luật Thương mại của Trường Đại
học Kiểm sát, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật - Đại học Quốc gia, trong
một số ấn phẩm như: Bình luận BLDS của Bộ Tư pháp và trong một số bài viết của
một số tác giả ở góc độ hẹp, đó là: TS. Bùi Đăng Hiếu: Giao dịch dân sự vô hiệu
tương đối và giao địch dân sự vô hiệu tuyệt đối. Trong bài viết này tác giả chủ yếu
phân tích, so sánh và đưa ra sự khác biệt chung thể hiện bản chất của khái niệm giao
dịch dân sự vô hiệu tương đối và vơ hiệu tuyệt đối, theo đó, vấn đề giao dịch dân sự
vô hiệu do lừa dối được tác giả đề cập dưới hình thức là một giao dịch vơ hiệu
tương đối.
Ngồi ra, cịn có các bài viết khoa học đã được đăng trên các tạp chí luật
chuyên ngành như “Chế định hợp đồng dân sự vô hiệu và yêu cầu sửa đổi, bổ sung
BLDS năm 2005” (2010) của Bùi Thị Thanh Hằng, Tạp chí Khoa học (Kinh tế Luật); “Tính chất đền bù của hợp đồng dân sự vô hiệu” (2006) của TS. Bùi Đăng
Hiếu, Tạp chí Luật học số 11.
Điều này cho thấy vấn đề hợp đồng vô hiệu đã, đang được quan tâm rất lớn
từ những nhà nghiên cứu, giảng dạy pháp luật cho đến những người áp dụng, thực
hiện pháp luật. Mỗi bài viết nêu trên của các tác giả đã tiếp cận vấn đề hợp đồng vơ
hiệu ở nhiều góc độ khác nhau, có sự nghiên cứu, so sánh, tiếp thu những quy định
của pháp luật thế giới; là nguồn tài liệu quý giá cho quá trình nghiên cứu của tác
giả. Từ những bài viết về khái niệm, đặc điểm, phân loại, hậu quả pháp lý hợp đồng
vô hiệu mà tác giả có thể vận dụng cho riêng đề tài đặc thù của mình - hợp đồng vơ
hiệu do giả tạo.

2



Có thể nói, đề tài hợp đồng vơ hiệu do giả tạo là một đề tài mới, và chưa
được nghiên cứu nhiều. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo thường chỉ được nhắc đến
trong các bài bình luận hợp đồng vơ hiệu hoặc bình luận án liên quan đến hợp đồng
vơ hiệu, có thể kể đến như: Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình
luận bản án, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2013 đã đưa ra những vụ án và
bình luận về án hợp đồng vô hiệu trên cơ sở quy định của pháp luật. Trong hệ thống tài
liệu luận văn, luận án, hợp đồng vô hiệu do giả tạo đã được nghiên cứu trong luận văn
thạc sĩ của Nguyễn Hải Ngân về Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo (2015) và luận
văn thạc sĩ của Vũ Thị Thanh Nga về Giao dịch dân sự do giả tạo một số vấn đề lý luận
và thực tiễn (2011). Ở hai luận văn này, các tác giả đã phân tích và lý giải nhằm làm rõ
cơ sở lý luận cơ bản về hợp đồng vô hiệu do giả tạo, phân loại hợp đồng vô hiệu do giả
tạo theo pháp luật dân sự Việt Nam. Đồng thời làm rõ hậu quả pháp lý khi tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do giả tạo và thực trạng áp dụng quy định pháp luật về hợp đồng vô
hiệu do giả tạo hiện nay. Đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Theo đó, vấn đề hợp đồng vơ
hiệu do giả tạo được các tác giả đề cập dưới hình thức là một trường hợp của hợp
đồng vô hiệu. Tuy nhiên, với sự ra đời của BLDS năm 2015 thì những thay đổi về
hợp đồng vô hiệu, hợp đồng vô hiệu do giả tạo đã có những điểm đổi mới, cần được
tác giả lưu tâm và cập nhật vào luận văn của mình.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đây đã nêu và phân tích những
vấn đề có tính khái qt nhất về vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng
vô hiệu. Vấn đề hợp đồng vô hiệu do giả tạo chỉ là một phần nhỏ trong các cơng
trình này. Việc nghiên cứu hồn chỉnh và cụ thể về hợp đồng vô hiệu do giả tạo
chưa được khai thác một cách triệt đề. Vì vậy, một lần nữa có thể khăng định, việc
nghiên cứu đề tài hợp đồng vô hiệu do giả tạo thực sự rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần làm sáng tỏ khái
niệm, đặc điểm pháp lý chế định hợp đồng vơ hiệu nói chung và hợp đồng vô hiệu


3


do giả tạo nói riêng, qua đó làm rõ hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do giả tạo,
đồng thời phân tích thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng
vô hiệu do giả tạo. Ngoài ra, khi nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả điều
chỉnh của các quy định pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo và thực tiễn việc
giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do giả tạo, luận văn cịn nhằm mục
đích đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, bảo đảm tính khả thi khi áp dụng
trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vô hiệu do giả tạo tại TAND.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ làm rõ những vấn đề sau:
- Phân tích và lý giải nhằm làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về hợp đồng, hợp
đồng vô hiệu và hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo trong pháp luật Việt Nam.
- Nghiên cứu và so sánh pháp luật nước ngoài về hợp đồng thương mại vô
hiệu do giả tạo.
- Nghiên cứu pháp luật thực định Việt Nam về hợp đồng thương mại vô
hiệu do giả tạo, hậu quả pháp lý khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo.
- Nghiên cứu thực tiễn về hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo và đánh
giá về hiệu quả của những quy định pháp luật hiện hành thông qua việc áp dụng
pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề
lý luận và thực tiễn về hợp đồng vô hiệu do giả tạo theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn xét
xử về hợp đồng vô hiệu do giả tạo. Vấn đề này được tiếp cận theo chiều sâu và toàn

diện trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam và đặc biệt là quy định của BLDS,
Luật Thương mại.

4


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu, đánh giá các vấn đề trong luận văn dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê... kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để thực
hiện luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn làm rõ những vấn đề cơ bản của hợp đồng thương mại vô hiệu do
giả tạo như khái niệm, đặc điểm hợp đồng vô hiệu do giả tạo, thực trạng pháp luật
và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Tòa án về hợp đồng thương mại vơ hiệu do giả
tạo, thơng qua đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định
pháp luật về vấn đề này.
Những đề xuất, kiến nghị của luận văn góp phần hồn thiện các quy định
pháp luật về hợp đồng vô hiệu do giả tạo. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp
phần vào việc nhận thức sâu sắc thêm về hợp đồng vơ hiệu do giả tạo.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng vô hiệu do giả tạo.
Chương 2: Hợp đồng vô hiệu do giả tạo theo quy định của pháp luật Việt
Nam và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp
đồng vô hiệu do giả tạo


5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU DO GIẢ TẠO
1.1. Khái niệm hợp đồng vô hiệu
1.1.1. Khái niệm
Hợp đồng là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự
được ghi nhận trong các quy định của BLDS và pháp luật có liên quan. Khi tìm hiểu
về khái niệm “hợp đồng vơ hiệu” trước hết chúng ta phải hiểu rõ bản chất của khái
niệm “hợp đồng” theo quy định của BLDS hiện hành.
Ở Việt Nam, trong thực tế đời sống, có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử
dụng để chỉ về hợp đồng: khế ước, giao kèo, văn tự, văn khế, cam kết, tờ giao ước,
tờ ưng thuận... Trong cổ luật, dựa vào các cứ liệu lịch sử còn lại cho đến ngày nay,
thuật ngữ “văn tự” hay “văn khế” [46, tr. 363-366], hay mua, bán, cho, cầm đã
được sử dụng khá sớm, trong Bộ Quốc triều Hình luật [16, tr.156]. Sau này, thuật
ngữ “khế ước” mới được sử dụng chính thức trong Sắc lệnh ngày 21/7/1925 (được
sửa đổi bởi Sắc lệnh ngày 23/11/1926 và Sắc lệnh ngày 06/9/1927) ở Nam phần
thuộc Pháp, trong Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931, và trong Bộ Dân luật Trung kỳ 1936 1939. Thuật ngữ “khế ước” cũng được sử dụng trong Sắc lệnh 97/SL của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, được Hồ Chủ tịch ký ban hành ngày 22/5/1950 (Điều 13).
Các văn bản pháp luật hiện hành của nhà nước ta khơng cịn sử dụng thuật
ngữ “khế ước” hay “hiệp ước” như trước đây mà sử dụng các thuật ngữ có tính
“chức năng”, “cơng cụ” [14, tr.40] như hợp đồng, hợp đồng lao động, hợp đồng
thương mại. Trong pháp luật của nhiều nước chỉ sử dụng thuật ngữ “hợp đồng”,
chứ không sử dụng các thuật ngữ hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng
lao động... như luật Việt Nam.
Các luật gia Việt Nam thường hiểu khái niệm “hợp đồng” theo hai nghĩa:
nghĩa khách quan và nghĩa chủ quan. Theo nghĩa khách quan, “hợp đồng” là một bộ
phận của chế định nghĩa vụ trong Luật Dân sự, bao gồm các “quy phạm pháp luật


6


được quy định cụ thể trong BLDS nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội (chủ yếu là
quan hệ tài sản) trong q trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể
với nhau”. Theo nghĩa chủ quan, hợp đồng “là sự ghi nhận kết quả của việc cam
kết, thỏa thuận giữa các chủ thể giao kết hợp đồng” hay “là kết quả của việc thỏa
thuận, thống nhất ý chí của các bên, được thể hiện trong các điều khoản cụ thể về
quyền và nghĩa vụ mỗi bên để có cơ sở cùng nhau thực hiện” [30, tr.19].
Một trong những định nghĩa sớm nhất về hợp đồng thường được nhiều học
giả ngày nay nhắc đến và chấp nhận, là định nghĩa của học giả người Pháp - Pothier
trong tác phẩm “Traité des obligations” năm 1761: “Hợp đồng là sự thỏa thuận
theo đó hai hoặc chỉ một bên hứa, cam kết với người khác để chuyển giao một vật,
để làm một công việc hoặc không làm một công việc [52, tr.3]. Định nghĩa này
khơng khác gì so với định nghĩa hợp đồng trong các BLDS hiện đại ngày nay.
BLDS Pháp cũng có định nghĩa hợp đồng giống gần như hoàn toàn định nghĩa của
Pothier: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó một hoặc nhiều người
cam kết với một hoặc nhiều người khác về việc chuyền giao một vật, làm hoặc
không làm một công việc nào đó” [21, tr.1101].
Điều 385 BLDS 2015 định nghĩa hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thoả
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự”. Có thể dễ dàng thấy rằng, quy định tại Điều 385 BLDS Việt Nam 2015 cũng
gần giống như quy định của Điều 2 Luật hợp đồng Trung Quốc (1999): “Hợp đồng
theo quy định của luật này là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm đứt
quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên, các tổ chức khác...” và
đặc biệt là hoàn toàn giống với quy định tại khoản 1 Điều 420 BLDS Nga (1994):
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [14, tr.39].
Định nghĩa trên đây của BLDS 2015 được xem là hợp lý và thuyết phục
nhất ở Việt Nam từ trước đến nay vì có nội dung ngắn gọn, chuẩn xác; vừa mang

tính khái quát cao, phản ánh đúng bản chất của thuật ngữ “hợp đồng”, vừa thể hiện

7


rõ vai trò của hợp đồng như là một căn cứ pháp lý (phổ biến) làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ (dân sự) của các bên [33, tr.57].
Về khái niệm hợp đồng vô hiệu, theo từ điển Tiếng Việt năm 2003 của Viện
Ngơn ngữ học thì “vơ hiệu” được hiểu là “khơng có hiệu lực, khơng mang lại kết
quả”. Theo cách hiểu này, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng khơng có giá trị (hiệu lực)
về mặt pháp lý, mặc dù hợp đồng đó đã được xác lập nhưng mọi cam kết của các
bên đều không được pháp luật bảo hộ, khơng có giá trị pháp lý [38, tr.1083].
“Hợp đồng vô hiệu” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong khoa học
pháp lý và pháp luật hợp đồng. Trong chế định hợp đồng, hợp đồng vô hiệu là một
bộ phận không thể tách rời, trong mối quan hệ biện chứng với hợp đồng, điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, trong khi “hợp đồng” được định nghĩa tương
đối phổ biến trong pháp luật dân sự của các nước, thì khái niệm “hợp đồng vô hiệu”
lại không được pháp luật dân sự của nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam)
đưa ra, mà thơng thường chỉ làm rõ các tiêu chí xác định sự vô hiệu của hợp đồng.
Điều 407 BLDS 2015 nêu rõ: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123
đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. Vì thế,
để hiểu được khái niệm hợp đồng vơ hiệu phải đặt chúng trong mối quan hệ với
giao dịch dân sự vô hiệu.
Để xác định giao dịch vô hiệu phải căn cứ vào quy định tại Điều 117 và
Điều 122 BLDS (giao dịch dân sự khơng có một trong các điều kiện được quy định
tại Điều 117 của BLDS năm 2015 là vô hiệu). Đồng thời, BLDS 2015 cũng quy định
các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu cụ thể bao gồm: giao dịch dân sự vô hiệu
do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123); do giả tạo (Điều 124);
do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập,

thực hiện (Điều 125); do bị nhầm lẫn (Điều 126); do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
(Điều 127); do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
(Điều 128); do khơng tn thủ quy định về hình thức (Điều 129). Các điều khoản
của giao dịch dân sự vô hiệu được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

8


Qua những phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm hợp đồng vô hiệu như
sau: “Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không được pháp luật thừa nhận, không làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đã cam kết trong hợp đồng kể từ thời điểm
xác lập hợp đồng”.
Như vậy, theo quy định của BLDS năm 2015, hợp đồng nếu vi phạm một
trong bốn điều kiện sau thì sẽ có thể bị coi là vơ hiệu.
Thứ nhất, hợp đồng vơ hiệu do khơng có sự tự nguyện của các chủ thể tham
gia quan hệ hợp đồng. Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí
của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng nhưng không phải bất cứ ai cũng có
quyền tham gia vào bất kỳ giao kết nào mà chỉ có các chủ thể được pháp luật cho
phép mới có thể được tham gia. Để bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của người
tham gia giao dịch, pháp luật dân sự căn cứ vào khả năng sinh học của con người,
địa vị pháp lý của các cá nhân và pháp nhân để đặt ra điều kiện cho phép các bên
tham gia với tư cách là chủ thể của giao dịch dân sự. Đặc điểm này xuất phát từ
nguyên tắc tự do thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa hai hoặc nhiều bên chủ thể dân
sự trên cơ sở thỏa thuận. Theo đó, hợp đồng khơng chỉ là sự thể hiện ý chí của các
bên chủ thể thông qua nội dung các điều khoản, mà trước hết cịn là sự thống nhất ý
chí giữa các bên. Mỗi bên trong quan hệ hợp đồng đều có ý chí riêng của mình. Do
đó, khi các bên của hợp đồng cố tình đi ngược lại với sự tự do thỏa thuận, tự do ý
chí của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu.
Thứ hai, hợp đồng vô hiệu khi không đảm bảo năng lực giao kết hợp đồng.
Để đảm bảo sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia, điều kiện cần:

những người có ý chí độc lập, có năng lực pháp luật, có khả năng nhận thức được
hành vi của họ để có thể tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng. Trường hợp ngược lại, người khơng có năng lực pháp luật, năng lực hành
vi dân sự giao kết hợp đồng thì bị coi là khơng thể có khả năng biểu lộ ý chí đích
thực của họ - do đó khơng thể có sự tự nguyện. Do vậy, một trong các yếu tố mà
khoa học pháp lý và pháp luật dân sự các nước sử dụng để xác định hợp đồng vô

9


hiệu do người tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực giao kết. Việc BLDS
2015 bổ sung điều kiện chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải đáp ứng hai điều
kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự là đầy đủ và khái quát hơn
BLDS 2005.
Thứ ba, mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp
luật hoặc trái với đạo đức xã hội. Nếu như BLDS 1995 và BLDS 2005 quy định nội
dung và mục đích khơng trái quy định pháp luật và đạo đức xã hội thì BLDS 2015
lại quy định khơng vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Quy định
này tôn trọng nguyên tắc hiến định công dân được làm những gì pháp luật khơng
cấm. Trong giao kết hợp đồng thì yếu tố thể hiện ý chí là một trong các nguyên tắc
chủ yếu và đặc trưng của giao dịch dân sự. Theo nguyên tắc này chủ thể tham gia
giao dịch có quyền tự do thể hiện ý chí của mình, tự do trong việc quyết định nội
dung, hình thức của giao dịch, khi xác lập giao dịch thì các chủ thể có quyền tự do
lựa chọn đối tác, tự do thỏa thuận nội dung của giao dịch, hình thức giao kết. Nhưng
sự tự do đó khơng mang tính tuyệt đối mà bị ràng buộc trong khuôn khổ pháp luật
cho phép, nhằm mục đích bảo vệ các quan hệ xã hội được nhà nước thừa nhận, nhà
nước đã đưa ra các quy định cụ thể về hợp đồng vô hiệu nhằm thể hiện phản ứng
của mình trước những hành vi giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng không đúng
quy định của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong quan hệ hợp đồng,
lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích của các chủ thể khác.

Tuy nhiên, nội dung hợp đồng cho dù không trái bất cứ một quy định nào
của pháp luật nhưng vẫn có thể bị vô hiệu khi vi phạm đạo đức xã hội. Pháp luật về
hợp đồng ở đa số các nước trên thế giới đều có quy định này. Ví dụ, tại Điều 113
BLDS và thương mại Thái Lan quy định: “Một hành vi pháp lý bị vô hiệu nếu mục
tiêu của nó rõ ràng bị pháp luật ngăn cấm hoặc không thể thực hiện được, hoặc trái
với trật tự công cộng hoặc trái với đạo đức” [7, tr. 113].
Thứ tư, hợp đồng vô hiệu khi vi phạm quy định của pháp luật về hình thức
của hợp đồng. Hình thức là biểu hiện của nội dung hợp đồng. Xuất phát từ nguyên

10


tắc tự do hợp đồng, các bên tự do lựa chọn hình thức biểu hiện nội dung hợp đồng.
Do vậy, pháp luật dân sự nhiều nước khơng coi hình thức hợp đồng là một điều kiện
có hiệu lực của hợp đồng, nhưng điều đó khơng có nghĩa là có thể miễn trừ hồn
tồn các địi hỏi về hình thức, bởi đều nhìn nhận sự cần thiết phải có sự can thiệp
của nhà nước đối với một số giao dịch nhằm bảo vệ lợi ích của các bên và lợi ích
cơng cộng. Do đó, đều đưa ra các địi hỏi về hình thức đối với các giao dịch này.
Trước hết, những hợp đồng này phải được thể hiện bằng văn bản, những trường hợp
chặt chẽ hơn nó cịn phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong
trường hợp này, pháp luật quy định rõ, hình thức là một điều kiện có hiệu lực đối
với một số loại hợp đồng thì các bên tham gia phải tuân thủ, nếu không hợp đồng sẽ
bị vô hiệu.
1.1.2. Phân loại hợp đồng vô hiệu
1.1.2.1. Căn cứ vào thủ tục tố tụng để tuyên bố hợp đồng vô hiệu
Theo căn cứ này, hợp đồng vô hiệu được phân thành: hợp đồng vô hiệu
tuyệt đối và hợp đồng vô hiệu tương đối.
Hợp đồng vơ hiệu tuyệt đối (hay cịn gọi là đương nhiên vơ hiệu): Vơ hiệu
khơng phụ thuộc vào ý chí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Những trường
hợp vơ hiệu này thường do nó xâm hại đến lợi ích công cộng. Các dạng thường gặp

của hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là các hợp đồng có nội dung vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội, hợp đồng giả tạo.
Hợp đồng vô hiệu tương đối (hay cịn gọi là hợp đồng vơ hiệu có điều
kiện): Những hợp đồng này có thể bị vơ hiệu theo ý chí của các bên tham gia quan
hệ hợp đồng. Khi họ có sự u cầu và được Tịa án căn cứ vào u cầu đó để tun
bố vơ hiệu. Các yếu tố đưa đến hợp đồng vô hiệu tương đối như: hợp đồng được
giao kết do nhầm lẫn, đe dọa, lừa dối, do người khơng có năng lực hành vi hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi xác lập thực hiện.
Khi phân định sự khác nhau giữa vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối,
thông thường dựa vào các tiêu chí:

11


Một là, ý chí của Nhà nước và của các bên đối với sự vô hiệu của hợp đồng.
Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối bị vô hiệu, không phụ thuộc vào ý chí của các bên trong
quan hệ hợp đồng đó, mà phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Ví dụ: Hợp đồng vận
chuyên trái phép chất ma túy đương nhiên vô hiệu, cho dù các bên giao kết hợp
đồng khơng có tranh chấp và thừa nhận với nhau quan hệ hợp đồng nhưng nó vẫn
vơ hiệu bởi Nhà nước khơng thừa nhận hợp đồng đó. Đối với hợp đồng vơ hiệu
tương đối, Quyết định của Tịa án là cơ sở làm cho hợp đồng vơ hiệu. Khi có đơn
u cầu của người có quyền, lợi ích có liên quan, Tịa án sẽ tiến hành xem xét. Bên
có đơn yêu cầu phải chứng minh cơ sở của yêu cầu.
Hai là, sự khác biệt về mục đích. Việc quy định hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
nhằm bảo vệ các lợi ích công (lợi ích của Nhà nước, của xã hội nói chung). Hợp
đồng vơ hiệu tương đối, xét trong một góc độ nhất định, đều có ảnh hưởng đến lợi
ích công. Tuy nhiên, pháp luật quy định các trường hợp vô hiệu này chủ yếu để đảm
bảo quyền lợi cho chính các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.
Ba là, thời hiệu khởi kiện hợp đồng vô hiệu. Hợp đồng vơ hiệu tuyệt đối có
thời hiệu khởi kiện dài hơn, thậm chí khơng có giới hạn. Đối với hợp đồng vơ hiệu

tương đối, thời hiệu khởi kiện có hạn định.
Bốn là, chủ thể có quyền tun bố vơ hiệu: Đối với hợp đồng vơ hiệu tương
đối, chỉ có người nào được pháp luật bảo vệ mới có quyền yêu cầu tuyên bố vô hiệu
hợp đồng. Bên cùng giao kết không thể dựa vào sự vô hiệu tương đối để xin hủy bỏ
hợp đồng. Đối với hợp đồng vô hiệu tuyệt đối, về nguyên tắc tất cả những người có
quyền, lợi ích liên quan đều có thể u cầu tun bố hợp đồng vô hiệu.
1.1.2.2. Căn cứ vào mức độ của sự vô hiệu
Hợp đồng vô hiệu được phân chia thành vơ hiệu tồn bộ và vơ hiệu từng phần.
Hợp đồng vơ hiệu tồn bộ khơng được ghi nhận cụ thể trong quy định của
BLDS, nhưng khái niệm hợp đồng vơ hiệu tồn bộ tồn tại dựa trên thực tế áp dụng
quy định pháp luật, nhất là điều khoản hợp đồng vô hiệu một phần được ghi nhận
trong BLDS. Khi hợp đồng vơ hiệu tồn bộ thì tồn bộ quyền và nghĩa vụ đã được

12


xác lập trong hợp đồng sẽ khơng có giá trị pháp lý tức là không làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ đó đối với các chủ thể trong hợp đồng.
Hợp đồng vô hiệu từng phần (vô hiệu một phần) là những hợp đồng được
xác lập mà có một phần nội dung của nó khơng có giá trị pháp lý nhưng không ảnh
hưởng đến hiệu lực của các phần khác của hợp đồng đó. Đối với một hợp đồng vơ
hiệu từng phần, ngồi phần vơ hiệu khơng được áp dụng, các phần cịn lại vẫn có
giá trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong phạm vi phần hợp đồng
vẫn còn hiệu lực. Chỉ có những phần vơ hiệu mới khơng làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên; phần cịn lại của hợp đồng vẫn có giá trị
thực hiện và giá trị pháp lý ràng buộc các chủ thể trong hợp đồng trong phạm vi
phân có giá trị hiệu lực đó.
1.1.2.3. Căn cứ vào điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Trên cơ sở các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được quy định tại Điều
117 BLDS 2015, có thể phân chia hợp đồng vô hiệu thành bốn trường hợp:

Thứ nhất, hợp đồng vô hiệu do người tham gia giao kết khơng có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Khi tham gia bất kỳ một giao dịch nào các
chủ thể cũng phải đáp ứng điều kiện về mặt năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự đối với hợp đồng. Chủ thể tham gia hợp đồng không đáp ứng quy định này
sẽ làm cho hợp đồng vô hiệu.
Thứ hai, hợp đồng vơ hiệu do có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm
của luật, trái đạo đức xã hội. Pháp luật cùng với việc quy định cho các chủ thể
những hành vi được phép làm, cũng đã quy định những hành vi bị cấm. Bên cạnh
đó, đạo đức xã hội cũng đặt ra những chuẩn mực ứng xử địi hỏi các chủ thể phải
tơn trọng và pháp luật cũng ghi nhận điều đó. Chính vì vậy, khi các chủ thể không
tuân thủ theo các quy định của pháp luật về điều cấm và các chuẩn mực đạo đức xã
hội thì hợp đồng trở nên vơ hiệu.
Thứ ba, hợp đồng vô hiệu do chủ thể tham gia hợp đồng khơng hồn tồn tự
nguyện. Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí. Chính vì vậy,

13


tự do ý chí và bày tỏ ý chí là các yếu tô cấu thành sự tự nguyện. Nếu một trong hai
yếu tố này khơng có hoặc khơng thống nhất thì khơng thể có sự tự nguyện. Hợp đồng
thiếu sự tự nguyện đều bị coi là vô hiệu. Mọi sự thỏa thuận khơng phản ánh đúng ý
chí của các bên hoặc một bên ký kết sẽ không làm phát sinh hậu quả pháp lý.
Thứ tư, hợp đồng vô hiệu do hình thức khơng phù hợp với quy định pháp
luật. Pháp luật cho phép các bên chủ thể có quyền tự do lựa chọn hình thức của hợp
đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải được
lập theo một hình thức nhất định và hình thức của hợp đồng trong trường hợp này
được coi là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Khi đó, nếu hợp đồng khơng tn
thủ các quy định về hình thức sẽ vô hiệu.
1.1.2.4. Căn cứ vào mức độ vượt quá phạm vi đại diện của người đại diện
Một trong các điều kiện quan trọng để công nhận hợp đồng có hiệu lực là tư

cách đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc ủy quyền) của hộ gia đình, tổ
hợp tác, tổ chức hoặc cá nhân. Trong nhiều trường hợp, khi việc tham gia xác lập
hợp đồng thay cho người thứ ba không dựa trên các trường hợp đại diện luật định
thì hợp đồng đó có thể bị vô hiệu.
- Hợp đồng vô hiệu do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi đại diện:
Thường thì đây là hợp đồng được xác lập bởi người đại diện hợp pháp,
nhưng do người đại diện đã xác lập hợp đồng trên thực tế vượt quá phạm vi đại
diện. Người trực tiếp tham gia hợp đồng tuy có tư cách đại diện hợp pháp nhưng nội
dung hợp đồng do họ xác lập có một phần giá trị, mức độ, phạm vi vượt quá giới
hạn được ghi trong hợp đồng ủy quyền hoặc được quy định trong loại đại diện
tương ứng.
Hợp đồng được xác lập vượt quá phạm vi đại diện thì phần vượt q phạm vi
đại diện đó bị vơ hiệu, trừ trường hợp người được đại diện biết mà không phản đối.
- Hợp đồng vô hiệu do người giao kết khơng có quyền đại diện:
Hợp đồng vơ hiệu do người trực tiếp giao kết khơng có tư cách đại diện
hoặc tuy có tư cách đại diện nhưng đã giao kết, thực hiện hợp đồng không thuộc

14


công việc mà họ được phép đại diện. Cũng bị xem là khơng có tư cách đại diện nếu
người đại điện đưa ra những tuyên bố ý chí trái với ý chí của người được đại diện,
làm những việc khơng thuộc đối tượng của quan hệ đại diện.
1.1.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu
Theo cách hiểu thông thường, hậu quả là kết quả không hay xảy ra từ một
q trình, một việc làm trước đó. Như vậy, hậu quả trước hết phải là một kết quả và
kết quả đó phải được xảy ra từ một hành vi, một việc làm trước đó và giữa chúng có
mơi liên hệ nhân quả. Cách hiểu này cho thấy, không phải kết quả nào cũng có hậu
quả, hậu quả chỉ là một bộ phận của kết quả không hay, kết quả xấu. Tuy nhiên,
trong khoa học pháp lý, thì khái nệm “hậu quả pháp lý” có những ý nghĩa khác

nhau, khơng phải lúc nào cũng có ý nghĩa là kết quả xấu, hậu quả pháp lý có thể là
một kết quả tốt. Tiếp cận từ góc độ bản chất của hợp đồng, thì: Hợp đồng vơ hiệu là
những hợp đồng khơng được pháp luật thừa nhận. Do đó, hậu quả pháp lý của hợp
đồng vơ hiệu có thể hiểu theo nghĩa: Là một kết quả xấu về mặt pháp lý, phát sinh
theo quy định của pháp luật trong trường hợp hợp đồng vơ hiệu, theo đó xác định:
- Tình trạng pháp lý của các bên (các quyền và nghĩa vụ);
- Phương thức xử lý giữa các bên và từ phía Nhà nước;
- Các chế tài có thể áp dụng.
Xuất phát từ đó, có thể nhận thấy, một số nội dung của hậu quả pháp lý khi
hợp đồng vô hiệu:
Thứ nhất, khi hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của
các bên kể từ thời điểm giao kết. Các bên có nghĩa vụ hồn trả cho nhau những gì
đã nhận.
Tính vơ hiệu của một giao dịch là tính không phát sinh hậu quả pháp lý mà
các bên mong muốn. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán giả tạo, hành vi đó khơng làm
phát sinh quyền của người bán u cầu thanh tốn tiền, người mua khơng có quyền
chuyển giao vật... Giao dịch dân sự vơ hiệu thậm chí trong trường hợp các bên sau
đó cơng nhận cũng khơng thể coi là có hiệu lực ngay từ khi giao kết.

15


Thứ hai, khi hợp đồng vô hiệu, các bên phải khơi phục tình trạng ban đầu,
hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Việc hồn trả được xem xét trước hết trên các
căn cứ quyền sở hữu: Việc hoàn trả vật, tài sản khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu chỉ
có thể thực hiện khi một bên (địi hỏi lại vật) là chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu
hợp pháp còn bên kia là người trên thực tế đang chiếm hữu vật; ngồi ra có thể căn
cứ thêm vào chế định “Được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật” hoặc tương
đương (pháp luật dân sự Pháp - Nhận vật khơng có căn cứ pháp luật, pháp luật dân
sự Thái Lan - Làm giàu khơng chính đáng...)

Thứ ba, khi hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh hậu quả pháp lý mà các
bên mong muốn - có thể mang lại những thiệt hại nhất định cho các bên. Do đó, bên
có lỗi bồi thường thiệt hại. Ở đây, bồi thường thiệt hại sẽ căn cứ vào “bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng”.
Bộ luật Dân sự Nhật Bản quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp
đồng vơ hiệu căn cứ vào bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng: “Giao dịch dân sự vơ
hiệu có thể làm phát sinh trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng” [6, tr.169]. Để xem xét mối liên quan giữa việc vô hiệu (hay hủy bỏ hợp
đồng) và bồi thường thiệt hại, pháp luật căn cứ trên các yếu tố sau:
- Thiệt hại trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng chuyển giao vật, nếu không
thực hiện nghĩa vụ cần được tính theo giá vật đó tại thời điểm hủy hợp đồng, chứ
khơng tính theo giá vật đó tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ (Quyết định của Tòa án
tối cao ngày 18.12.1953).
- Mức độ miễn trách nhiệm cho người thực hiện quyền hủy bỏ phải dựa vào
mức bồi thường thiệt hại. Ví dụ: Hợp đồng mua bán vải với giá 100.000 yên. Nhưng
sau đó hợp đồng bị hủy bỏ khi người bán còn chưa giao hàng, và người mua chưa
trả tiền. Nếu tại thời điểm hủy bỏ mà giá vải tăng một mức đáng kể theo giá mới thì
giá trị lơ hàng đó là 150.000 n. Mức bồi thường thiệt hại sẽ là: 150.000 trừ đi
100.000 yên là mức miễn nghĩa vụ. Nếu người mua hủy bỏ hợp đồng vào thời điểm
giá vải hạ xuống 60.000 yên và người mua chưa trả tiền (100.000 yên). Trường hợp

16


này mức bồi thường thiệt hại là 100.000 yên cộng với lãi suất do chậm thực hiện
hợp đồng. Tuy nhiên, phải trừ đi mức miễn trách nhiệm cho người bán về việc cung
cấp hàng với giá 60.000 yên. Nghĩa vụ khơi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường
thiệt hại có thể bắt buộc đối với 2 bên. Trường hợp này áp dụng những quy định đối
với việc thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc (Điều 546 BLDS Nhật Bản) [6, tr.358-359].
1.2. Khái niệm hợp đồng vô hiệu do giả tạo

1.2.1. Khái niệm
Về khái niệm “giả tạo”, theo Từ điển tiếng Việt thì “giả tạo” được hiểu là
“khơng thật”, vì được tạo ra một cách khơng tự nhiên trong đời sống hàng ngày
người ta thường nói nụ cười giả tạo, thương xót giả tạo... [42, tr.384]. Dưới góc độ
pháp lý, chưa có định nghĩa khái quát về thuật ngữ giả tạo. Theo từ điển giải thích
Luật học: Giao dịch dân sự do giả tạo là giao dịch được xác lập nhằm che giấu giao
dịch có thật khác. Trong giao dịch giả tạo các chủ thể khơng có ý định xác lập
quyền và nghĩa vụ với nhau [19, tr.24].
BLDS năm 2015 quy định về giao dịch vô hiệu do giả tạo tại Điều 124, tại
điều luật này các nhà làm luật chỉ nêu lên cách hiểu về giao dịch dân sự vơ hiệu do
giả tạo và ghi nhận các hình thức của sự giả tạo. Trong khi đó tại Điều 127 BLDS
năm 2015 lại định nghĩa cụ thể khái niệm “lừa dối” trong giao dịch dân sự vô hiệu
do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Theo đó, lừa dối trong giao dịch dân sự là “hành vi
cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ
thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao
dịch đó”.
Giả tạo có tính chất quyết định đến một giao dịch, là yếu tố có thể đưa đến
vơ hiệu của giao dịch đó. Tính chất quyết định làm cho giao dịch dân sự vô hiệu thể
hiện ở chỗ các bên tham gia hợp đồng có sự thỏa thuận và thống nhất ý chí, ý chí đó
phải là ý chí đích thực của các bên trong quan hệ đó. Nếu như hợp đồng được giao
kết một cách giả tạo nhằm che giấu ý chí thật của các chủ thể thì hợp đồng đó sẽ vơ
hiệu. Với cách hiểu giả tạo là khơng “tự nhiên”, khơng có thật thì có thể hiểu hợp

17


đồng vô hiệu do giả tạo là hợp đồng được xác lập không thật. Trong hợp đồng giả
tạo các vấn đề hậu quả pháp lý của hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu không được quy
định riêng mà để xử lý hậu quá pháp lý của hợp đồng vô hiệu thì cần căn cứ vào
quy định của BLDS 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu vì hợp

đồng là một loại giao dịch dân sự. Một hợp đồng được các bên giao kết mà không
tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sẽ không làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập. Các bên phải
khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây
thiệt hại thì phải bồi thường, tài sản và hoa lợi, lợi tức có thể bị tịch thu.
Như vậy, hợp đồng vô hiệu do giả tạo là hợp đồng được giao kết không tuân
thủ nguyên tắc tự nguyện của các bên chủ thể khi tham gia xác lập hợp đồng. Các
chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không thể hiện ý chí thực của mình mà thiết lập
quan hệ trên một ý chí sai lệch. Đơi khi các bên tham gia hợp đồng vì những lý do
khác nhau đã xác lập với nhau một hợp đồng không phải với ý chí chủ quan đích
thực của họ. Mục đích của các bên giao kết hợp đồng giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
1.2.2. Đặc điểm hợp đồng vô hiệu do giả tạo
Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới
đều quy định hợp đồng do giả tạo là hợp đồng vô hiệu. Vì vậy, hợp đồng do giả tạo
mang những đặc điểm chung của hợp đồng vô hiệu.
Sự giao kết hợp đồng giả tạo với mục đích nêu trên làm cho hợp đồng xác
lập giả tạo có những điểm riêng biệt với các trường hợp hợp đồng vơ hiệu khác. Đó
là những đặc điểm sau:
Thứ nhất, về ý chí các bên tham gia hợp đồng xác lập hợp đồng trên cơ sở ý
chí khơng đích thực. Xét việc xác lập hợp đồng giả tạo, ý chí được bày tỏ gian ý của
mình trong việc xác lập hợp đồng với nội dung hoàn tồn giả tạo khác với ý chí ban
đầu. Hợp đồng giả tạo bị xác định vô hiệu là do không đảm bảo được tính tự nguyện
về ý chí giữa các bên tham gia. Tính tự nguyện ở đây khơng phải do sự cưỡng ép,

18


đe dọa mà bởi vì nó khơng đảm bảo giữa ý chí bên trong và sự biểu hiện ý chí ra
bên ngoài khi giao kết hợp đồng. Sự tự nguyện ở đây khơng chỉ là sự tự nguyện

trong chính bản thân các chủ thể. Các bên phải biểu hiện ý chí một cách thoải mái
và trung thực với mong muốn của họ. Yếu tố tự nguyện phải được hiểu một cách rõ
ràng và đúng đắn như vậy mới đảm bảo cho việc xác lập giao dịch giữa các bên
không vi phạm pháp luật.
Thứ hai, có sự thơng đồng từ trước khi giao kết hợp đồng giả tạo giữa các
bên chủ thể. Điểm đặc biệt của hợp đồng có yếu tố giả tạo là có sự thơng đồng, nhất
chí của hai bên chủ thể từ trước khi xác lập hợp đồng. Để xác định một hợp đồng là
giả tạo cần căn cứ vào ý chí giả tạo tồn tại ở các chủ thể. Ý chí giả tạo đó khơng chỉ
xuất phát từ một phía, khơng xuất hiện khi hợp đồng giả tạo đang được xác lập mà
nó có từ trước khi có sự xác lập hợp đồng giả tạo trên cơ sở sự thơng đồng giữa các
chủ thể. Nếu khơng có sự thơng đồng trước giữa các bên thì dù có bị tuyên vô hiệu
cũng không thể khẳng định hợp đồng đó vơ hiệu do giả tạo. Mục đích của các bên
khi xác lập giao dịch không nhằm làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy
định của pháp luật mà nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ
đối với người thứ ba. Qua đó ta hiểu là sự tự nguyện không đơn giản chỉ là tự
nguyện xác lập giao dịch mà còn là sự tự nguyện ở chính bản thân chủ thể. Các bên
chủ thể phải biểu lộ ý chí một cách thoải mái và trung thực theo đúng ý chí và mong
muốn của mình.
Thứ ba, ln có ít nhất hai giao dịch cùng tồn tại khi các chủ thể xác lập
hợp đồng giả tạo. Hợp đồng giả tạo có điểm nổi bật để phân biệt với các giao dịch
khác là các giao dịch bình thường chỉ giao kết dưới dạng một hợp đồng, các quyền
và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này. Với hợp đồng giả tạo, các bên xác lập hợp
đồng khơng nhằm mục đích phát sinh quyền và nghĩa vụ. Trong việc xác lập hợp
đồng giả tạo luôn tồn tại hai giao địch song song. Hợp đồng giả tạo được thể hiện ra
bên ngồi nhưng khơng có giá trị trên thực tế. Một giao dịch có thật, có giá trị trên
thực tế lại bị che giấu bởi hợp đồng giả tạo. Theo quy định của pháp luật thì hợp

19



đồng giả tạo sẽ bị tun vơ hiệu cịn giao dịch bị che giấu vẫn có giá trị pháp lý.
Trường hợp giao dịch bị che giấu không đáp ứng những điều kiện để một giao dịch
có hiệu lực theo quy định của luật thì khi đó cả hợp đồng giả tạo và giao dịch bị che
giấu đều bị tuyên bố vô hiệu.
Việc xem xét đặc điểm của hợp đồng vô hiệu do giả tạo là cơ sở cho việc phân
tích các quy định của pháp luật thực định về hợp đồng vơ hiệu do giả tạo. Qua đó đưa
ra các đề xuất thích hợp trong q trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dân
sự để đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự.
1.3. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu do giả tạo
1.3.1. Hợp đồng giả tạo nhằm che giấu giao dịch khác
Điều 124 BLDS 2015 quy định: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một
cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo
vơ hiệu, cịn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch
đó cũng vơ hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan”. Nói
cách khác là: “Hai bên giao kết lập một chứng thư mật (chứng thư che giấu) nhằm
mục đích loại bỏ hoặc thay đổi một chứng thư khác” [2, tr.64].
Với trường hợp này ln có một giao dịch bị che giấu song song tồn tại với
hợp đồng giả tạo, nó thể hiện ý chí thực của các bên giao kết. Ví dụ: A cho con gái
là B một mảnh đất với giá 300 triệu đồng nhưng do sợ mâu thuẫn, ghen tị giữa các
con nên A giao kết một hợp đồng mua bán đất. Ở đây, hợp đồng tặng cho đất giữa A
và B mới là hợp đồng thể hiện ý chí thực. Hợp đồng mua bán giữa A và B là hợp
đồng giả tạo nhằm che giấu hợp đồng tặng cho tài sản. Việc giao kết hợp đồng trong
trường hợp này để che giấu một giao dịch khác vì những động cơ khác nhau. Bản
thân nội dung của hợp đồng giả tạo có thể hồn tồn phù hợp với quy định của pháp
luật nhưng vì nội dung của nó khơng đúng với ý chí thực của các bên giao kết hợp
đồng vì thế hợp đồng bị coi là vô hiệu.
Một số trường hợp các bên tham gia hợp đồng khơng muốn phủ nhận hồn
tồn chứng thư giả tạo mà chỉ muốn thay đổi một vài chi tiết, nội dung trong hợp

20



đồng đó. Sự giả tạo đơi khi đơn giản là sự mượn tên tuổi nhằm che giấu một tài sản
của người thực sự muốn giao kết hợp đồng. Điều này xảy ra khi chủ thể có nhu cầu
thực sự muốn giao kết hợp đồng không đủ điều kiện ký hợp đồng. Trong hợp đồng
mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai, người có nhu cầu mua nhà khơng phải
là đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội đã nhờ người khác đứng ra ký hợp
đồng. Người thay thế đó khơng phải là người thực sự muốn giao kết, khơng có chủ
ý đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà mọi quyền
và nghĩa vụ phát sinh lại do người có nhu cầu thực sự thực hiện. Nhưng về mặt hình
thức người đứng tên tham gia giao kết hợp đồng được coi là chủ thể của hợp đồng
mà bản thân của họ khơng hề có chủ đích tham gia.
Sự cho mượn có thể nhằm mục đích “người mượn người khác đứng tên
muốn che giấu tơng tích của mình trong việc ký kết hợp đồng” [19, tr.65]. Ở đây, có
một sự lừa đối nhằm che giấu và trốn tránh quy định của pháp luật. Nếu các bên
tham gia có sự thơng đồng thỏa thuận với nhau từ trước đó thì hợp đồng giả tạo, còn
nếu sự che giấu kia xuất phát từ một phía thì đó là hợp đồng bị lừa dối. Theo quy
định của pháp luật, các hợp đồng trên đều bị coi là vô hiệu nhưng phương thức vô
hiệu của từng hợp đồng là khác nhau.
1.3.2. Hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba
Điều 124 BLDS 2015 của Việt Nam quy định: “Trường hợp xác lập giao
dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự
đó vơ hiệu”. Như vậy. hình thức thứ hai của sự giả tạo khi xác lập hợp đồng là nhằm
trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Thỏa thuận ý chí vốn là nguyên tắc nền tảng để hình thành một hợp đồng. Hợp
đồng có hiệu lực với các bên chấp nhận nó. Nhưng ngồi các bên chủ thể hợp đồng
cịn có những người được hưởng quyền lợi khác. Hợp đồng tạo ra tình trạng pháp lý
ảnh hướng tới người khác. Pháp luật gọi chung những chủ thể này là người thứ ba.
Trong hợp đồng giả tạo, việc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thể hiện
ở hai trường hợp:


21


Thứ nhất, giao kết hợp đồng giả tạo để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ
khi bản thân chủ thể tham gia hợp đồng đã tồn tại một nghĩa vụ với một chủ thể
khác. Đây là tình huống xảy ra rất phổ biến đối với hợp đồng vay. Khi hết thời hạn
vay, bên cho vay yêu cầu bên vay phải trả nợ và lãi suất nhưng bên vay tiền không
đủ khả năng thực hiện. Mặc dù nhiều trường hợp người vay vẫn còn tài sản là bất
động sản, động sản nhưng vì muốn trốn tránh nghĩa vụ trả nợ đã làm thủ tục chuyển
nhượng tài sản cho người khác. Việc chuyển nhượng tài sản này là giả tạo vì thực
chất tài sản vẫn là của người vay tiền; hai bên đã thỏa thuận ý chí thực sự, theo đó
người được chuyển nhượng chỉ tạm thời giữ tài sản của người vay tiền trong một
thời gian nhất định. Mặc dù hợp đồng chuyển nhượng tài sản được ký kết và công
chứng theo quy định của pháp luật thì hợp đồng vẫn vơ hiệu vì khơng thể hiện ý chí
thực sự của các bên và nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
Thứ hai, giao kết hợp đồng giả tạo để không phải thực hiện một nghĩa vụ
nhất định đối với Nhà nước. Hợp đồng là sự thống nhất, thỏa thuận ý chí giữa hai
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Nguyên tắc của
pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các
bên nên nếu khơng có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng. Tuy
nhiên, sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên phải phù hợp với ý chí của Nhà
nước để Nhà nước kiểm sốt và cho phép hợp đồng phát sinh trên thực tế. Trong
một số loại giao dịch đặc thù, cụ thể là giao dịch về chuyển nhượng bất động sản,
các bên không chỉ thực hiện nghĩa vụ với nhau mà còn thực hiện nghĩa vụ với cơ
quan Nhà nước. Để tránh thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, các bên đã thông đồng,
thống nhất ý chí trong việc xác lập hợp đồng giả tạo để che giấu ý chí đích thực. Ví
dụ: Đề nhằm trốn tránh việc bị Nhà nước tịch thu tài sản do hành vi tham những của
mình, ơng A đã thỏa thuận ký hợp đồng mua bán nhà đất cho B. A và B chỉ thực
hiện việc mua bán về mặt hình thức. Họ khơng xác lập với nhau bất kỳ quyền lợi và

nghĩa vụ nào trong bản hợp đồng mua bán. Trường hợp này, hợp đồng mua nhà đất
giữa ông A và B là một hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước và
do đó sẽ bị vơ hiệu tuyệt đối.

22


Trên thực tế, tình trạng xác lập giao dịch giả tạo đề trỗn tránh nghĩa vụ với
Nhà nước đang ngày càng phố biến. Đặc biệt là để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
Các chủ thể thường ký hợp đồng tặng cho tài sản giữa người thân trong gia đình
thay cho hợp đồng mua bán hoặc ký hợp đồng mua bán giữa các chủ thể nhưng giá
cả thể hiện trong hợp đồng thì thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế. Ví dụ: A bán
cho B căn nhà với giá bán thỏa thuận trên hợp đồng bằng giấy viết tay là 5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khi ra văn phịng cơng chứng, hợp đồng mua bán đó được bên mua thỏa
thuận là 2,8 tỷ đồng, nhằm giảm bớt đóng thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ
và đã được bên cơng chứng xác nhận. Sau khi hỗ sơ hồn tất, A bàn giao nhà cho
bên mua, nhưng bên mua chỉ đồng ý trả 2,8 tỷ đồng (theo hợp đồng đã ký có cơng
chứng). Giá bán này chênh lệch với thỏa thuận thực tế của hai bên ban đầu. Khi A
yêu cầu bên mua thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận ban đầu thì bên mua có tình
phớt lờ và yêu cầu thực hiện theo hợp đồng đã công chứng và giá trị nhà theo hợp
đồng là 2,8 tỷ đồng. Do không thể thỏa thuận được, A khởi kiện ra tòa yêu câu giải
quyết. Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán trị giá 2,8 tỷ đồng là hợp đồng giả
tạo nên đương nhiên vô hiệu. Hợp đồng mua bán trị giá 5 tỷ đồng vẫn có giá trị nếu
đáp ứng được điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật. Nếu
không hợp đồng này cũng sẽ bị vô hiệu.
1.3.3. Hợp đồng giả tạo có yếu tố tưởng tượng
Trên thực tế, có những trường hợp hợp đồng được giao kết và thể hiện ra
bên ngồi nhưng hồn tồn khơng có thực và cũng khơng nhằm che giấu bất kỳ một
giao dịch nào. Hợp đồng đó được xác lập bởi sự tưởng tượng.
Hợp đồng giả tạo có yếu tố tưởng tượng là hợp đồng khơng có thật, các bên

xác lập khơng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Các chủ thể thông đồng
lập ra đề hợp thức hóa các thủ tục pháp lý hoặc để che đậy một sự thật khác, đó có thể
là một hành vi vi phạm pháp luật. Khái niệm hợp đồng tưởng tượng đã được pháp luật
thế giới cơng nhận với tên gọi “fictitious contract”. Ví dụ 1: A ký hợp đồng bán nhà
cho B, nhưng thực chất B khơng thanh tốn tiền và việc B đứng tên chỉ là danh nghĩa,

23


tạm thời trong một thời gian. Hợp đồng mua bán này không nhằm làm phát sinh quyền
và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mà nó được các chủ thể lựa chọn để lách luật.
Đây chính là loại hợp đồng tưởng tượng, các bên hồn tồn khơng có ý định tạo lập
nên sự ràng buộc pháp lý với nhau dựa trên nội dung của hợp đồng. Thường các bên
xác lập hợp đồng đó để trốn tránh việc bị kê biên nhà thi hành án hoặc tránh việc
các cơ quan điều tra về tài sản để hịng thốt tội tham ơ, tham nhũng.
Ví dụ 2: Để hợp thực hóa thủ tục pháp lý, các bên đã thỏa thuận xác lập một
hợp đồng giả. Thực tế việc này đã xảy ra trong hoạt động vay tín chấp ngân hàng.
Vay tín chấp là địch vụ dành cho đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định hàng
tháng, tuy nhiên lãi suất khá cao, thường gấp đơi so với hình thức vay thế chấp. Vì
ngân hàng cho vay bằng niềm tin, nên việc xác minh thu nhập cũng như khả năng
trả nợ của khách hàng được ngân hàng tiến hành rất chặt chẽ và thận trọng. Để được
vay tín chấp, khách hàng đã giao dịch với các công ty dịch vụ làm giả hợp đồng lao
động nhằm hoàn tất đầy đủ hồ sơ cho Ngân hàng.
Đối với những bộ hồ sơ giả các ngân hàng sẽ phát hiện ra ngay bởi các
ngân hàng rất chặt chẽ và kỹ lưỡng trong việc xác minh hồ sơ mà đối với những bộ
hồ sơ giả việc phát hiện khơng phải là q khó khăn đối với ngân hàng vì chỉ cần
xác minh địa chỉ cơng ty là có kết quả ngay.
1.4. Hợp đồng vơ hiệu do giả tạo theo quy định pháp luật của một số nước trên
thế giới
Pháp luật của nhiều quốc gia khác trên thế giới đều quy định hợp đồng giả

tạo sẽ bị coi là vô hiệu. BLDS Đức quy định: “Nếu một tuyên bố ý định cần được
đưa ra với một người khác, sự cho phép của người đó, mà chỉ được đưa ra về hình
thức, sẽ vơ hiệu. Nếu một giao dịch giả mạo ẩn náu đằng sau một giao dịch hợp
pháp khác, những quy định này có thể áp dụng với giao dịch ẩn” [39, tr.117]. Còn
BLDS Nhật Bản tuyên bố ý chí giả tạo được tiến hành với sự câu kết của bên kia là
khơng có ý nghĩa và bị vơ hiệu. Tính vơ hiệu của tun bố ý chí quy định tại đoạn
trên khơng được sử dụng để chống lại người thứ ba ngay tình” [44].

24


BLDS và thương mại Thái Lan quy định: “Một tuyên bố ý định khơng thực,
được làm với sự đồng tình của phía bên kia, thì vơ hiệu...” [7].
Pháp luật Philippines cũng quy định về khái niệm “simulated contract” (hợp
đồng giả cách), theo đó hợp đồng giả cách là hành vi cố ý thực hiện một thỏa thuận
hư cấu của các bên đối với mục đích lừa dối, trong khi thực tế các hành động pháp
lý xuất hiện trên hợp đồng không thực sự tồn tại hay là khác biệt so với những gì
đang thực sự thoả thuận. Hợp đồng giả cách diễn ra khi các bên không thực sự
muốn hợp đồng mà họ thực hiện để tạo ra các hiệu quả pháp lý được thể hiện bằng
các từ ngữ của nó [55].
Trong từ điển của hệ thống pháp luật Civil Law cũng đề cập đến khái niệm
hợp đồng giả cách là các thoả thuận ra bên ngồi khơng thể hiện ý đồ đích thực của
các bên. Một hợp đồng giả cách tuyệt đối khi các bên dự định giao dịch giả tạo sẽ
khơng ảnh hưởng đến giao dịch đích thực của họ. Một hợp đồng giả cách tương đối
khi các bên dự định rằng giao dịch giả tạo sẽ ảnh hưởng đến giao dịch đích thực của
họ, mặc dù giao dịch giả tạo khác với các thỏa thuận mà các bên che giấu. Nếu ý
định thực sự của các bên được thể hiện bằng một văn bản riêng thì văn bản đó có
giá trị pháp lý [53]. Tuy nhiên, khi các bên đã kết luận một hợp đồng giả tạo vơ hiệu
có nghĩa là phải đồng ý với các điều khoản, thỏa thuận thực sự của họ sẽ chiếm ưu
thế, mặc dù đã huỷ bỏ hợp đồng giả tạo. Điều này khiến việc tun vơ hiệu khơng

có hiệu quả trong các giao dịch với bên thứ ba ngay tình [54].
Có thể thấy, đa số các quốc gia đều coi hợp đồng được xác lập bởi sự giả
tạo là vô hiệu bởi vì các chủ thể hồn tồn tự nguyện xác lập hợp đồng nhưng lại
thơng đồng bày tỏ ý chí khơng đích thực của họ. Nếu khơng có sự thơng đồng này,
hợp đồng không thể bị tuyên là hợp đồng xác lập có yếu tố giá tạo.
Về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu do giả tạo, hệ thống pháp luật
Common Law (Anh) thì quy định khi khơng thể hoàn trả được bằng hiện vật, quyền
yêu cầu tuyên bố vơ hiệu hợp đồng khơng cịn nữa. Tuy nhiên, theo pháp luật của
các nước châu Âu lục địa, trong trường hợp như vậy, hợp đồng vẫn có thể bị tuyên

25


×