Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

đánh giá về hoạt động kinh doanh và bộ máy tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.05 KB, 54 trang )










TIỂU LUẬN:

Đánh giá về hoạt động kinh doanh
và Bộ máy tổ chức công tác kế toán
của Xí nghiệp




LỜI NÓI ĐẦU


Những năm qua đánh dấu sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt
Nam, bên cạnh đó nước ta cũng đã thu hút được một khối lượng lớn vốn đầu tư
nước ngoài. Do vậy vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản cũng tăng nhanh.
Qua thời gian thực tập ở Xí nghiệp Xây dựng 2 -Công ty Xây dựng và chế
biến lương thực Vĩnh Hà, em nhận thấy đây là một công ty lớn trong ngành xây
dựng và là một công ty cổ phần làm ăn có hiệu quả. Các công trình mà công ty
thắng thầu ngày càng có giá trị lớn, bên cạnh đó công ty cũng liên tục nâng cao chất
lượng công trình, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nhà đầu tư.
Thời gian thực tập tại Xí nghiệp cho em biết thêm nhiều điều mới, giúp em
hiểu sâu hơn những kiến thức đã học ở trường và có cơ hội thực hành những kiến


thức đó trong thực tế. Để ghi lại giai đoạn đầu của quá trình thực tập, em viết báo
cáo tổng quan này trình bày những hiểu biết của em về Xí nghiệp cũng như về Bộ
máy kế toán của Xí nghiệp.
Bài viết này của em bao gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp
Phần 2: Đặc điểm tổ chức công tác hạch toán kế toán tại Xí nghiệp
Phần 3: Đánh giá về hoạt động kinh doanh và Bộ máy tổ chức công tác kế
toán của Xí nghiệp

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
XÂY DỰNG 2- CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG
THỰC VĨNH HÀ

1. Quá trình hình thành, phát triển; nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh
chính
1.1. Một số thông tin chung về Công ty cổ phần Xây dựng và chế biến
lương thực Vĩnh Hà
Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là một doanh
nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc do Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn thành lập
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG & CBLT VĨNH HÀ
Tên giao dịch quốc tế: VINH HA FOOD PROCESSING AND
CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VINH HA FOOD JSC
Trụ sở của Công ty : số 9A Vĩnh Tuy - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 043876152
Fax: 049872353
Công ty có 3 đơn vị thành viên:
- Khối xây lắp
-Khối liên doanh TUNGSHING SQUARE tòa nhà 15 tầng tại số 2 Ngô

Quyền
- Khối kinh doanh và chế biến lương thực
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty và Xí nghiệp xây
dựng
Công ty Vận tải, Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà là một trong số
35 công ty thành viên của Tổng công ty lương thực miền Bắc.
Công ty được thành lập theo Quyết định số 44NN/TCCB-QĐ ngày 08 tháng
01 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Khi ấy

công ty lấy có tên là CÔNG TY KINH DOANH XÂY DỰNG LƯƠNG THỰC, số
đăng kí kinh doanh : 105865 với ngành nghề kinh doanh khi thành lập là:
Vận tải hàng hoá
Thương nghiệp bán buôn bán lẻ
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
(Quyết định thành lập Công ty kinh doanh lương thực
Năm 2000, theo quyết định sáp nhập doanh nghiệp số 4680 QĐ/BNN-TCCB
ngày 30 tháng 10 năm 2000, Công ty kinh doanh xây dựng lương thực sáp nhập với
Công ty kinh doanh vận tải lương thực, lấy tên là Công ty Kinh doanh Vận tải
lương thực (Quyết định thành lập. Phụ lục 1).
Năm 2001, Công ty Kinh doanh Vận tải lương thực đổi tên thành Công ty
Vận tải Xây dựng & Chế biến lương thực Vĩnh Hà theo quyết định đổi tên doanh
nghiệp số 232 HĐQT/QĐ-TCLĐ ngày 05 tháng 06 năm 2001 của Chủ tịch Hội
đồng quản trị của công ty. Bên cạnh đó, ngày 15 tháng 6 năm 2001, ngành nghề
kinh doanh được bổ sung thêm 2 nội dung:
- sản xuất vật liệu xây dựng
- xây dựng các công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi và sắp xếp lại doanh ngiệp Nhà nước theo
đường lối của Đảng và Nhà nước, năm 2005, theo quyết định số 3528/QĐ/BNN-
ĐMDN ngày 16 tháng 12 của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, doanh
nghiệp nhà nước Công ty Vận tải Xây dựng & Chế biến lương thực Vĩnh Hà được

chuyển thành Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến thực phẩm Vĩnh Hà.
Xí nghiệp Xây dựng 2 là một chi nhánh của Công ty cổ phần Xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà. Xí nghiệp xây dựng 2 được thành lập trên có sở nâng
cấp Đội xây dựng 2 trước đây, theo quyết định số 459 HĐQT/QĐ-TCLĐ ngày 26
tháng 11 năm 2002 của Hội đồng Quản trị Tổng công ty lương thực Miền Bắc. Theo
đó, Xí nghiệp Xây dựng 2 là đơn vị kinh tế phụ thuộc của Công ty Vận tải- Xây
dựng và Chế biến thực phẩm Vĩnh Hà) . Xí nghiệp xây dựng 2 đăng kí kinh doanh
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội. Giấy phép đăng kí kinh doanh số

0113015637 ngày 29 tháng 11 năm 2006 với nội dung ngành nghề kinh doanh đăng
kí gồm:
- kinh doanh bất động sản
- bán lẻ và đại lý sắt thép ống thép, kim loại màu
- Xây dựng công trình dân dụng và các hạng mục công trình công nghiệp
- công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
1.3. Chức năng nhiệm vụ chính của Xí nghiệp
Xí nghiệp xây dựng 2 là một chi nhánh của Công ty cổ phần xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà, có tư cách pháp nhân, có quyền hạn và nghĩa vụ theo
luật định, có con dấu và tài khoản mở tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước,
được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hoạt động của Tổng công ty lương thực
Miền bắc và điều lệ riêng của Công ty cố phần Xây dựng và Chế biến lương thực
Vĩnh Hà.
Xí nghiệp chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Công ty như
sau:
- Nhận, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Công
ty giao, thực hiện quyết định của công ty về điều chỉnh vốn và các nguồn lực phù
hợp với các nhiệm vụ của công ty
- được chủ động kinh doanh trên cơ sở phối kết hợp phương án phối hợp kế
hoạch kinh doanh chung của công ty
-Trình nộp để hình thành quỹ tập trung của công ty theo quy định tại điều lệ

của Tổng công ty và công ty
- Được Tổng công ty và công ty ủy quyền kí kết và thực hiện các hợp đồng
kinh tế với khách hàng trong và ngoài nước theo quyết định của tổng công ty và
công ty
- Được công ty giao tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển theo kế
hoạch của công ty dựa trên nguồn lực do Công ty giao

Hiện nay, Xí nghiệp xây dựng 2 đang thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh theo sự phân công của công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực
Vĩnh Hà, cụ thể:
- Xây dựng các công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp
- Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi vừa và nhỏ
- Sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng
- Phát triển và kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng
1.4. Các lĩnh vực kinh doanh chính
Xí nghiệp xây dựng 2 được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Đội xây dựng số
2 đăng kí kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà nội. Giấy phép đăng
kí kinh doanh số 0113015637 ngày 29 tháng 11 năm 2006 với nội dung ngành nghề
kinh doanh đăng kí gồm
- Bán buôn, bán lẻ và đại lý sắt thép, ống thép, kim loại màu;
- xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp;
-Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;
- Dịch vụ ăn uống, nhà hàng ( Không bao gồm kinh doanh quán Bar, phòng
hát Karaoke, Vũ trường).
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Xí nghiệp không ngừng nỗ lực mở
rộng lĩnh vực hoạt động đồng thời nâng cao chất lượng uy tín trong các ngành nghề
hoạt động truyền thống. Tính đến năm 2009, xí nghiệp Xây dựng 2 đã có 25 năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
công nghiệp và 21 năm kinh nghiệm trong khối xây dựng chuyên dụng.
Với sự hỗ trợ của Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh

Hà, Xí nghiệp Xây dựng 2 đang ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, phát triển, tăng
cường huy động vốn một cách có hiệu quả.
Chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự chỉ đạo
giúp đỡ của các ban, các ngành trong đó đặc biệt là sự giúp đỡ của Tổng công ty
lương thực Miền Bắc và Công ty cổ phần Xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh
Hà cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo Xí nghiệp, sự nỗ lực không

ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên trong xí nghiệp, Xí nghiệp sẽ vững bước đi
lên, vượt qua mọi thử thách, tiếp tục đẩy mạn sản xuất kinh doanh, từng bước thích
ứng với hoàn cảnh mới, góp phần vào công cuộc Công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước, đưa đất nước Việt Nam nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1.Đặc điểm hoạt động
2.1.1. Hình thức sở hữu vốn
Có thể nói vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu đối với mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh. Bước vào sản xuất kinh doanh, trước hết công tác tổ chức tài
chính doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của
doanh nghiệp trong kì. Xí nghiệp xây dựng 2 trực thuộc công ty Cổ phần Xây dựng
và chế biến lương thực Vĩnh Hà được thành lập ngày 26 tháng 11 năm 2002 với số
vốn ban đầu được giao là 17 tỷ VNĐ và đến nay, vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp đã
đạt trên 43 tỷ VNĐ ( tăng gần 153% trong 7 năm). Tính đến thời điểm 31/12/2009,
tổng giá trị tài sản của Xí nghiệp đạt 137.410.438.575 VNĐ
Hiện tại, Xí nghiệp có chiến lược dành được các dự án có quy mô lớn, cần
đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại cũng như việc cần thiết nâng cấp các phương
tiện thiết bị hiện có của Xí nghiệp nên nhu cầu về vốn là rất cao. Ngày 12 tháng 2
năm 2010 vừa qua, Công ty cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà
được Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận giao dịch cổ phiếu tại Sở giao
dịch với số lượng cổ phiếu niêm yết là 43 triệu tương ứng với số vốn huy động là 43
tỷ VNĐ. Hi vọng với sự đáp ứng nhu cầu về vốn, Xí nghiệp Xây dựng 2 nói riêng
và Công ty cổ phần Xây dựng Vĩnh Hà sẽ hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh

đề ra trong năm 2010.
2.1.2.Đặc điểm sản phẩm chính của Xí nghiệp
Xí nghiệp Xây dựng 2 tuy mới thành lập được hơn 7 năm nhưng tiền thân là
Đội Xây dựng 2 nên số năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng lớn hơn rất nhiều
so với thời gian thành lập. Do vậy, tuy mới thành lập nhưng với những kinh nghiệm
sẵn có, Xí nghiệp tự tin với những ngành nghề truyền thống và mạnh dạn mở rộng

thị trường nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng cơ hội kinh doanh. Trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đã đăng kí kinh doanh nhiều lĩnh vực
như: Xây lắp, sản xuất- kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh dịch vụ. Tuy
nhiên, trong những năm qua, do các điều kiện khách quan nên lĩnh vực kinh doanh
chính của Xí nghiệp là xây lắp các công trình xây dựng. Đó là lĩnh vực chính tạo
nên thu nhập của Xí nghiệp.
Trong những năm qua,Xí nghiệp chủ yếu xây dựng các công trình dân dụng
công trình công nghiệp và công trình xây dựng chuyên dụng. Một số công trình mà
Xí nghiệp đã thực hiện trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng 1.1 phụ
lục 2)
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Xí nghiệp Xây dựng 2 được quản lý theo chức năng, với chế độ một thủ
trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người lao động. Cơ cấu quản
lý hiện tại hoạt động rất hiệu quả, phù hợp với điều kiện hoạt động của Xí nghiệp,
với sơ đồ tổ chức như sau:















Giám đốc Xí nghiệp
Phó giám đốc kinh doanh
Phó giám đốc tổ chức
hành chính

Phòng
Kinh doanh
Phòng khoa
học- kĩ thuật
Phòng
KT – Tài vụ
Phòng Tổ chức-
hành chính
Đội Xây
dựng số
2


Đội Xây
dựng số
1
Đội Xây
dựng số
4



Đội Xây
dựng số
3

Đội Xây
dựng số
6

Đội Xây
dựng số
5


Sơ đồ 1.1: Sơ đầu bộ máy quản lý của Xí nghiệp
Trong cơ cấu tổ chức trên:
Giám đốc Xí nghiệp lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp tới từng công trình, xưởng,
đội sản xuất: Giám đốc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Nhận vốn và các nguồn lực khác do Công ty trên giao, quản lý, sử dụng
theo mục tiêu mà công ty giao cho. Sử dụng, bảo toàn và phát triển
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Xí
nghiệp
- Tổ chức điều hành hoạt động của Xí nghiệp
- Ban hành các định mức kinh tế- kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền
lương phù hợp với các quy định của Nhà nước
- Báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Ban lãnh đạo Công ty về kết quả hoạt
động kinh doanh của Xí nghiệp.
- Chịu sự kiểm tra giám sát của tổ chức giám sát do chính phủ quy định và
của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc thực hiện các chức năng nhiệm

vụ của mình theo quy định của luật doanh nghiệp nhà nước
Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc (phó giám đốc kinh doanh và
phó giám đốc tổ chức hành chính) cùng với các phòng ban chức năng, được tổ chức
theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chức năng là:
- Chấp hành và kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, các chế độ
chính sách của Nhà nước và nội quy của Xí nghiệp và của Công ty, các chỉ thị mệnh
lệnh của giám đốc.
- Phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh
- Đề xuất với giám đốc những chủ trương biện pháp giải quyết khó khăn
trong sản xuất kinh doanh.
Các phòng ban giúp việc cho ban giám đốc gồm có:
- Phòng kinh doanh
- Phòng kế toán tài vụ
- Phòng tổ chức hành chính



Trong đó:
Phòng kinh doanh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, có nhiệm vụ trợ
giúp giám đốc trong việc tìm kiếm thị trường, lập hồ sơ dự thầu, giúp Xí nghiệp
tham gia đấu thầu và thắng thầu, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Phòng kế toán: tổ chức thực hiện công tác kê toán, thống kê của doanh
nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự và các công tác hành chính của
Xí nghiệp.
2.3. Đặc điểm cơ cấu lao động và tiền lương
2.3.1. Đặc điểm về lao động
Con người luôn là nhân tố không thể thiếu trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh
doanh. Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Xí nghiệp Xây dựng 2 luôn quan tâm
tới công tác tuyển dụng, đào tạo nhân sự cũng như tới đời sống vật chất, tinh thần

của nhân viên, tạo động lực giúp công nhân viên làm việc hăng say và hiệu quả.
Nhìn chung qua các năm, số lượng lao động của Xí nghiệp ngày càng tăng,
trong đó số lượng lao động có trình độ chuyên môn chiếm một tỷ trọng cao. Đây là
nhân tố quan trọng giúp Xí nghiệp phát huy những tiềm năng sẵn có, những nguồn
lực chưa được khai thác triệt để.
Hàng năm, Xí nghiệp luôn tổ chức thi nâng bậc tay nghề cho công nhân và
tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học Đại hoc và tham dự một số khóa
học ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khoa học,
kĩ thuật. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành xây dựng nên lao động của Xí nghiệp chủ
yếu là nam và tập trung phần lớn ở bộ phận lao động trực tiếp. Tình hình lao động
của Xí nghiệp trong 4 năm như sau:




Bảng 1.1: Tình hình lao động của Xí nghiệp
ĐVT: người
Năm

Tổng số lao động
Theo giới tính Theo hình thức lao động
Nam Nữ Trực tiếp Gián tiếp
2006 450 398 52 402 48
2007 490

426 64 438 52
2008 514 439 75 457 57
2009 571 475 96 506 65

Hiện nay, tính đến 31/12/2009, tổng số cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp

là 571 người. Trong đó có 8 người có trình độ sau đại học, trình độ đại học có 358
người và trình độ cao đẳng- trung cấp có 205 người
Với nguồn lao động có năng lực như trên, Xí nghiệp sẽ nhanh chóng đạt được
các mục tiêu mà công ty giao cho, giúp Xí nghiệp ngày càng phát triển, vững mạnh.
2.3.2. Đặc điểm thu nhập của người lao động
Hàng năm, Xí nghiệp lập quỹ tiền lương dựa trên cơ sở mức sản lượng của
Công ty giao và các hợp đồng đã kí kết. Có mức sản lượng Xí nghiệp sẽ bóc tách
mức dự toán khả năng thực hiện của đơn vị, căn cứ vào mục đích tiến độ thi công
của công trình, tính ra khối lượng của công việc, số lượng vật tư thiết bị máy móc
và nhân lực cần thiết.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, dựa trên cơ sở chính sách về
lương của Nhà nước, hiện nay Xí nghiệp đang áp dụng nhiều hình thức trả lương
cho người lao động. Mà điển hình là hình thức trả lương theo sản phẩm (cho khu
vực sản xuất) và hình thức trả lương theo thời gian (cho khu vực quản lý)
Bảng 1.2: Thu nhập của người lao động
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009
Tổng quỹ lương

Triệu đồng 588 642.5 799.4
Lương trung bình người/tháng 1000đ 1.200 1.250 1.400

Qua đây cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp tăng dẫn tới
thu nhập của người lao động trong Xí nghiệp ngày một được nâng cao. Tổng quỹ
lương của Xí nghiệp tăng liên tục trong ba năm từ năm 2007 tới năm 2009 từ mức
588 triệu đồng tới 799,4 triệu đồng, tăng 211,4 triệu đồng (tương đương với tốc độ
tăng 40%).
Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng từ 1.200.000 đồng lên tới
1.400.000 đồng/người/tháng. Đây là điều đáng khích lệ, tạo điều kiện cho cán bộ
công nhân viên yên tâm lao động, tích cực sản xuất thi đua, tăng năng suất lao
động, giúp Xí nghiệp ngày càng vững mạnh.

3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua một vài năm
3.1.Đặc điểm về thị trường và đối thủ cạnh tranh chính của Xí nghiệp
3.1.1 Đặc điểm thị trường chính
Ổn định thị trường là điều mà mọi doanh nghiệp mong muốn. Thị trường được
xác định là cơ sở để các chỉ tiêu khác được xác lập. Tuy nhiên, với tính chất cạnh
tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, việc tìm kiếm thị trường đã trở thành một
bài toán nan giải đối với bất cứ một đơn vị xây lắp nào. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải có định hướng đúng đắn, có sự tập trung chỉ đạo, sự mở rộng địa bàn,
ngành nghề, liên doanh liên kết, phải có năng lực, uy tín và kinh nghiệm trong quá
trình xây lắp.
Đối với Xí nghiệp Xây dựng 2, trong những năm gần đây, Xí nghiệp đã chú
trọng phát triển thị trường và đạt được một số thành tựu đáng kể. Hiện tại, thị
trường chủ yếu mà Xí nghiệp chiếm lĩnh được thuộc vùng Đông Bắc Bộ, trong đó
có các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình.
Đối với thị trường địa phận Hà Nội mở rộng (Hà Tây cũ), Xí nghiệp là một
trong những doanh nghiệp xây dựng chiếm được thị phần lớn, là một trong những
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, đủ năng lực thắng thầu và thi công những
công trình có giá trị lớn, đòi hỏi về kỹ thuật, mỹ thuật cao trong tỉnh. Có thể nói đây
là thị trường trọng điểm mà công ty đang khai thác.

Đối với thị trường ngoài thủ đô Hà Nội, với kinh nghiệm và tiềm lực của mình,
Xí nghiệp đang từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Xí nghiệp đã xây
dựng và hoàn thành một số công trình lớn tại các tỉnh lân cận như tỉnh Vĩnh Phúc,
Phú Thọ, Hải Phòng
Trong những năm qua đất nước ta đang trong công cuộc đổi mới đất nước, nhu
cầu đầu tư cho cơ sở vật chất hạ tầng, vì vậy mà tăng lên rất cao. Đó là tiền đề cho
Xí nghiệp mở rộng thị trường và đạt được những thành tích tốt hơn nữa. Sau khi địa
phận Hà Nội được mở rộng, nhu cầu xây dựng trong cả nước nói chung và trong
khu vực thủ đô Hà Nội nói riêng tăng cao, đây là một thời cơ mà Xí nghiệp có thể
tận dụng, mở rộng thị trường.

3.1.2. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh
Ngành Xây dựng là một ngành rất có tiềm năng do nhu cầu đầu tư ở nước ta là
rất lớn kể cả ở trong và ngoài nước. Cũng chính bởi vì rất tiềm năng nên hiện tai ở
Việt Nam có rất nhiều Doanh nghiệp đã và đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang
ngành Xây dựng với sự đầu tư lớn về vốn và máy móc thiết bị. Vì vậy, sự cạnh
tranh trong ngành là rất khắc nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều cần phải nhận diện
được các đối thủ cạnh tranh chính của mình để có thể có những phản ứng thích hợp
trước những chiến lược của đối thủ cạnh tranh.
Đối với Xí nghiệp Xây dựng 2, với thị trường trọng điểm là thị trường khu vực
Đông Bắc Bộ, là một trong những công ty xây dựng có khả năng cạnh tranh cao
trong thị trường này, tỷ trọng thị phần tương đối lớn. Tuy nhiên Xí nghiệp phải chú
trọng với hai đối thủ cạnh tranh chính là Công ty xây dựng số 21- VINACONEX và
Công ty Sông Đà 2 trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Sông Đà. Còn các công ty
khác trong khu vực tuy chưa có đủ năng lực cạnh tranh chính với công ty song cũng
là đối thủ cạnh tranh mà Xí nghiệp cần phải chú ý.
Trong xu thế phát triển như vũ bão của nền kinh tế, xây dựng đang trở thành
một lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao, nên thật không ngạc nhiên khi hàng loạt các
công ty xây dựng ra đời, trong đó có rất nhiều công ty tư nhân (với số vốn nhỏ
nhưng rất năng động) và các công ty nước ngoài trong lĩnh vực xây lắp (xuất hiện

với tư cách chi nhánh hoặc liên doanh liên kết) với số vốn lớn và tiềm lực cao. Sự
xuất hiện của hàng loạt các công ty xây dựng này đã khiến cho cạnh tranh trong xây
dựng đã gay gắt nay lại càng gay gắt hơn. Chính vì vậy mà ngoài các đối thủ cạnh
tranh hiện giờ, công ty cũng phải xem xét các đối thủ tiềm năng trong tương lai này.
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp trong thời gian qua
Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn để xác định thế đứng
của mình trong cơ chế thị trường, Xí nghiệp vẫn có nhiều cố gắng vươn lên, tìm
kiếm thị trường, đấu thầu và thắng thầu nhiều công trình, tạo được công ăn việc làm
ổn định cho người lao động trong Xí nghiệp và nộp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ
đồng.

Bảng 1.3: Tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Giá vốn hàng bán
170.079 281.870 428.603
Doanh thu 183.565 300.852 474.827
Lợi nhuận trước thuế 608 1.225 4.004
Nộp ngân sách
3.041 4.414 7.126

Bảng 1.4: So sánh tình hình SXKD năm sau so với năm trước (2007- 2009)

Chỉ tiêu
2008 so với 2007

(%)
2009 so với 2008
(%)
Giá vốn hàng bán 65,7 52
doanh thu 64 58
Lợi nhuận trước thuế

101,5 227
Nộp ngân sách 45 61.5
Trong ba năm 2007, 2008 và 2009, Xí nghiệp đã có những thay đổi đáng kể,
thu được những thành quả vượt bậc so với những năm trước đây. Hầu hết các chỉ
tiêu đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước. Đặc

biệt năm 2009, với sự hỗ trợ của Công ty phía trên và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban
lãnh đạo Xí nghiệp và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong

Xí nghiệp, Xí nghiệp đã đạt được những kết quả to lớn; Xí nghiệp đã kí kết được
các hợp đồng xây lắp quan trọng, có giá trị hàng chục tỷ đồng, như : Công trình
trung tâm lưu trữ và triển lãm ảnh nghệ thuật Quốc gia (giá trị công trình đạt
27.242.900.000 đồng), công trình nhà điều trú nội bộ của bệnh viện Y học cổ
truyền- Bộ Công an (giá trị công trình đạt 36.801.380.000 đồng) và còn nhiều công
trình khác. Có thể nhận thấy năm 2008 là một năm khó khăn với tất cả các doanh
nghiệp của Việt Nam cũng như nước ngoài nhưng Xí nghiệp vẫn đạt mức tăng
trưởng tốt, điều này chứng tỏ Xí nghiệp đang sở hữu thị trường ổn định và tiềm lực
kinh tế của Xí nghiệp còn khá dồi dào.
Lợi nhuận của Xí nghiệp không ngừng tăng qua các năm, bên cạnh đó tốc độ
tăng của lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ Xí
nghiệp sử dụng các nguồn lực ngày càng hiệu quả. Kèm theo sự tăng lên của lợi
nhuận, các khoản đóng góp vào Ngân sách nhà nước cũng liên tục tăng lên, góp
phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009
I. Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1. Bố trí cơ cấu tài sản


TSNH/TTS % 0,77

0,71

TSDH/TTS % 0,23

0,29

2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn



Nợ phải trả/tổng nguồn vốn % 0,68

0,59

NVCSH/Tổng nguồn vốn % 0,32

0,41

II. Khả năng thanh toán


1. Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.13

1.2

2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 1.13

1.69


Dựa vào bảng trên ta thấy, tỷ trọng tài sản cố định dài hạn trong Xí nghiệp ngày
càng tăng lên. Sự tăng lên này chứng tỏ Xí nghiệp đã và đang đầu tư vào máy móc
trang thiết bị, đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Xí nghiệp. Nó sẽ giúp cho quá
trình mở rộng thị trường, tìm kiếm các công trình có giá trị đầu tư lớn. Khả năng
thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng tăng lên chứng tỏ khả
năng tự chủ về mặt tài chính của Xí nghiệp đang được củng cố và tăng cường, bên
cạnh đó vẫn là việc sử dụng có hiệu quả đồng vốn vay ngắn hạn. Chính những điều
trên đã làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu và tổng tài sản tăng lên. Một đồng
doanh thu đã đem lại nhiều đồng lợi nhuận hơn, một đồng giá trị tài sản đã làm ra

nhiều đồng lợi nhuận hơn. Và như vậy cũng là sự tăng lên trong hiệu quả kinh
doanh của Xí nghiệp. Hơn nữa sự tăng lên trong tỷ suất sinh lời của lợi nhuận sau
thuế so với nguồn vốn chủa sở hữu đã chứng tỏ một đồng vốn bỏ ra đã có thể đem
về nhiều lợi nhuận hơn, hay nói cách khác đây chính là sự tăng lên trong hiệu quả
đầu tư, điều này sẽ tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư, giải quyết nhu cầu về vốn
đầu tư, giải quyết nhu cầu về vốn, điều mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp
khó khăn.
3.3. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời
gian tới
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Công ty Cổ phần Xây dựng và chế
biến lương thực Vĩnh Hà nói chung và Xí nghiệp Xây dựng 2 nói riêng luôn luôn
đặt mục tiêu tăng trưởng “năm sau cao hơn năm trước”. Trong Kế hoạch sản xuất
III. Tỷ suất sinh lời


1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu


Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Đồng

0.0041

0,0084

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Đồng 0,003

0,0063

2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản



Tỷ suất sinh lợi nhuận trước thuế/TTS Đồng 0,0089

0,0358

Tỷ suất sinh lợi nhuận sau thuế/TTS Đồng 0,0067

0,0269

3. Tỷ suất sinh LNST/ NVCSH Đồng 0,0279

0,087


kinh doanh của năm 2009-2010, Xí nghiệp đã đề ra những mục tiêu chung trong
năm 2010 như sau:
+ Lấy lợi nhuận làm chỉ tiêu quan trọng nhất. Bởi khi có lợi nhuận thì sẽ có cơ
sở kinh tế vững chắc giải quyết các vấn đề quan trọng khác.
Do vậy sẽ không vì chỉ tiêu doanh thu mà thực hiện các thương vụ hay hợp
đồng để dẫn đến thua lỗ.
+ Kiên quyết mở thêm mặt hàng mới (đối với ngành nghề sản xuất vật liệu
xây dựng) để tăng lợi nhuận và giải quyết công ăn việc làm.
+ Thâm nhập sâu hơn vào thị trường các tỉnh lân cận thủ đô Hà Nội.
Những chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2010 của Xí nghiệp như sau:
1. Tổng giá trị sản lượng
Trong đó: Giá trị xây dựng 400.000 triệu đồng
Giá trị sản xuất và kinh doanh VLXD 100.000 triệu đồng
Giá trị sản xuất khác 30.000 triệu đồng
2. Tổng doanh thu 600.000 triệu đồng
3. Nộp ngân sách 8.500 triệu đồng

4. Lợi nhuận trước thuế 5.400 triệu đồng
5. Tổng vốn đầu tư 50.000 triệu đồng
Dựa trên sự phân tích môi trường kinh doanh, căn cứ vào nguyên nhân đạt
được kết quả kinh doanh trong những năm qua mà cụ thể là năm 2009, để đạt được
những mục tiêu đề ra trong năm 2010 và định hướng phát triển kinh doanh trong
những năm tới, Xí nghiệp xác định các biện pháp cơ bản sau:
3.3.1.Biện pháp về phát triển sản phẩm
Nâng cao khả năng cạnh tranh là một yêu cầu không thể thiếu đối với một
sản phẩm hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Nhưng với mỗi loại hàng hóa khác
nhau ta lại có một khía cạnh riêng tạo nên khả năng cạnh tranh của nó. Nhưng nhìn
chung lại thì các phương thức để nâng cao khả năng cạnh tranh của bất cứ một loại
hàng hóa nào, đó là: chất lượng, giá cả, xúc tiến và phân phối.

Đối với hầu hết các loại hàng hóa thông thường, trong bốn phương thức trên
thì cạnh tranh bằng chất lượng là con đường lúc tối hậu người ta mới dùng tới, bởi
việc nâng cao chất lượng một sản phẩm đòi hỏi một loạt các vấn đề về chi phí
nguyên nhiên vật liệu cao hơn, về máy móc công nghệ cao hơn, về trình độ tay nghề
cao hơn, và nhìn chung chi phí cho việc tăng lên 1% chất lượng cao hơn rất nhiều
so với chi phí chi cho tăng 1% hiệu quả của xúc tiến. Mặt khác, việc tăng 1% chất
lượng cũng đồng nghĩa với giá cả cao, nếu doanh nghiệp muốn thu được tỉ suất lợi
nhuận như mong muốn thì chưa chắc có được doanh thu và ngược lại nếu doanh
nghiệp muốn có được doanh thu lớn thì tỉ suất lợi nhuận thu được lại không cao,
việc tăng 1% chất lượng trở thành vô nghĩa. Cú kết quả như vậy là bởi một thực tế
cho thấy trên thị trường, “ 1 sản phẩm tốt là 1 sản phẩm vừa đủ”.
Vì vậy mà đối với các loại hàng hóa thông thường, để nâng cao khả năng
cạnh tranh của sản phẩm đó được đánh giá theo cấp độ từ thấp đến cao như sau:
chất lượng, giá cả, phân phối, xúc tiến.
Nhưng đối với sản phẩm xây dựng thì vấn đề đặt ra có phần khác biệt hơn.
Xét về đặc điểm của sản phẩm xây dựng , nếu các ngành sản xuất hàng hóa
khác có tính chất sản xuất hàng loạt, phục vụ cho một nhóm khách hàng cú nhu cầu

tương đối giống nhau thì sản phẩm xây dựng lại có tính chất sản xuất đơn lẻ, mỗi
công trình là một sản phẩm có đặc điểm riêng phù hợp với từng khách hàng và
thường chỉ phục vụ cho một khách hàng duy nhất; và nếu các sản phẩm hàng hóa
khác trải qua quá trình: sản xuất – phân phối – tiêu dùng thì sản phẩm xây dựng lại
trải qua quá trình phân phối-sản xuất-tiêu dùng, bởi một đặc điểm mang tính đặc thù
của sản phẩm xây dựng: sản phẩm mang tính cố định, nó được tiêu dùng tại chính
nơi nó được sản xuất ra. Và một điểm khác biệt quan trọng cuối cùng đó là sản
phẩm xây dựng có thời gian sử dụng tương đối dài, tuỳ vào mục từng công trình mà
mỗi sản phẩm có thể tồn tại hàng chục năm, hàng trăm năm cho tới hàng ngàn năm.
Vì vậy có thể nói đối với sản phẩm xây dựng, chất lượng là vấn đề được đặt
lên hàng đầu. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xây dựng của công ty là
phụ thuộc vào yếu tố chất lượng.

Vì vậy biện pháp đối với sản phẩm xây dựng tại Xí nghiệp Xây dựng 2 đó là
phải nâng cao chất lượng của của công trình xây dựng, Xí nghiệp phải không ngừng
trang bị trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để có thể đủ
đội ngũ Kỹ sư và công nhân kỹ thuật có đủ năng lực tạo ra những sản phẩm đạt tiêu
chuẩn, đúng quy chuẩn nhà nước đề ra, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thị
trường.
Cụ thể, theo kế hoạch năm 2010, Xí nghiệp dự tính tăng tỷ trọng tài sản dài
hạn lên 35%. Về lực lượng lao động, Xí nghiệp dự tính số lao động năm 2010 sẽ là
670 lao động và theo kế hoạch dài hạn 5 năm (2006-2010), trong đó phải có ít nhất
20 lao động có trình độ sau đại học, 400 lao động có trình độ đại học. Để đạt được
mục tiêu kế hoạch như trên, trong những năm qua, Xí nghiệp luôn hỗ trợ cho người
lao động có cơ hội học tập nâng cao trình độ tay nghề, bằng cách đó nâng cao chất
lượng sản phẩm, tăng khả cạnh tranh của Xí nghiệp trên thị trường.
3.3.2.Biện pháp về phát triển thị trường
Đối với công tác thị trường , ta thấy sản phẩm xây dựng là sản phẩm mà quá
trình mua bán diễn ra trước khi sản phẩm được sản xuất, sản phẩm lúc này được
đưa ra mua-bán là “ sản phẩm ảo”, là “sản phẩm thiết kế”. Vấn đề đặt ra cho khách

hàng trong quá trình chọn nhà sản xuất đó là “sản phẩm thực” có đúng như sản
phẩm mình mong muốn theo sản phẩm thiết kế hay không. Vì vậy có thể nói khách
hàng sẽ chọn người sản xuất là người đó tạo ra những “sản phẩm thiết kế thật”, đó
chính là đại diện cho uy tín của mỗi công ty xây dựng
Vì vậy để có phát triển thị trường, tìm kiếm việc làm cho cán bộ công nhân
viên trong Xí nghiệp, Xí nghiệp Xây dựng 2 phải “sản xuất” ra những công trình có
chất lượng cao, tạo hình ảnh về công ty có uy tín cao trên thị trường.
Mặt khác, bên cạnh việc tạo uy tín, công ty cũng cần phải có các hoạt động
xúc tiến, tạo điều kiện cho khách hàng biết và tìm đến công ty
Để có được như vậy, lãnh đạo công ty không những phải có quan hệ rộng,
mà cần phải tổ chức một bộ phận chuyền nghiên cứu thị trường và các hoạt động
xúc tiến khác.

Đối với Xí nghiệp Xây dựng 2, với thị trường trọng điểm mà Xí nghiệp xác
định trong 5 năm tới vẫn là các tỉnh Đông Bắc Bộ vì đây là một vùng tiềm năng
phát triển. Tuy nhiên hiện tại, thị trường mà Xí nghiệp đang có ưu thế nhất vẫn là
thủ đô Hà Nội, trong năm tới, Xí nghiệp có kế hoạch xâm nhập sâu hơn đối với thị
trường các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hải Phòng, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Quảng
Ninh.
3.3.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty phải
nâng cao hiệu quả quản lý, quán triệt kế hoạch sản xuất kinh doanh tới từng cơ sở,
từng cán bộ công nhân viên trong công ty. Thực hiện thi công công trình đúng tiến
độ, thực hiện thanh quyết toán nhanh gon để công ty thực hiện quay vòng vốn
nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Mặt khác, trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, trong dự toán chi phí công ty
phải thực hiện tính toán chính xác. Trong quá trình điều chỉnh giá phải tuỳ thuộc và
chiến lược về giá, và chiến lược đấu thầu của từng công trình. Tuy nhiên để việc sử
dụng nguồn vốn có hiệu quả công ty nên lựa chọn các công trình có lợi nhuận cao.
Trong trường hợp lợi nhuận không cao nhưng để phục vụ chiến lược kinh doanh

của công ty (ví dụ như để tạo công ăn việc làm cho người lao động, ) thì cũng phải
tuỳ thuộc vào từng công trình mà quyết định đấu thầu hay không.
Để giải quyết nhu cầu về vốn trong năm tới, ngày 12/2/2010 Công ty Cổ
phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà đã phát hành 43 triệu cổ phiếu có
mệnh giá 10.000 đồng một cổ phiếu trên sàn giao dịch Upcom. Nhu cầu về vốn
được giải quyết sẽ là tiền đề thuận lợi để Công ty cũng như Xí nghiệp có thể hoàn
thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.


PHẦN 2: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 2-
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ

1. Đặc điểm bộ máy kế toán của Xí nghiệp
Việc tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán trong doanh
nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý,
gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin kịp
thời, chính xác và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy và
nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán. Để đảm bảo các yêu cầu trên, tổ chức
bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức tổ chức công tác kế toán,
vào đặc điểm tổ chức và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; vào khối
lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế - tài chính; cũng như
trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và cán bộ kế toán.
Xí nghiệp Xây dựng 2 là một chi nhánh của Công ty Cổ phần Xây dựng và
Chế biến lương thực Vĩnh Hà, có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập với công
tác kế toán của Công ty cấp trên. Với tình hình thực tế của Xí nghiệp, để đáp ứng
yêu cầu và nhiệm vụ của công tác tài chính kế toán, Xí nghiệp xây dựng bộ máy kế
toán theo hình thức tập trung theo sơ đồ sau:











Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại Xí nghiệp Xây dựng 2
Kế
toán
tổng
hợp
Kế toán trưởng
Thủ
quỹ
Kế
toán
vốn
bằng
tiền
Kế
toán
TSCĐ,
NVL,
CCDC
Kế toán
kho
thành
phẩm
& tiêu

thụ
Các
nhân
viên
KT ở
các
phân
xưởng
Kế
toán
LĐTL
&
BHXH
Kế toán
tập hợp
CPSX
& tính
giá
thành

* Kế toán trưởng trong Xí nghiệp có vai trò và nhiệm vụ như sau:
Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp trong công tác kế toán tài chính của đơn
vị, điều hành toàn bộ hoạt động của phòng kế toán- tài chính theo chức năng nhiệm
vụ được giao; tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ
chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Xí nghiệp; tổ
chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quá trình phản ánh các hoạt động tài
chính cũng như tuân thủ chế độ kế toán, chế độ kinh tế tài chính trong doanh
nghiệp; xây dựng chiến lược sản phẩm; tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ kế
toán; tổ chức kiểm tra kiểm soát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính
của doanh nghiệp; định kì báo cáo tình hình với Giám đốc Xí nghiệp và cơ quan

quản lý cấp trên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên
cơ sở số liệu ghi chép thực tế.
* Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng kế toán:
Có nhiệm vụ trợ giúp kế toán trưởng, phụ trách các hoạt động của phòng tài
vụ, đồng thời cuối tháng có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ các chứng từ trong tháng.
Theo dõi các sổ tài khoản qua đó còn đối chiếu kiểm tra và lập báo cáo quyết toán
toàn doanh nghiệp.
* Thủ quỹ:
Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt, đồng thời trực tiếp thực hiện việc thu, chi
tiền mặt.
* Kế toán vốn bằng tiền:
Giám sát thu chi qua các chứng tư gốc, đảm bảo chế độ thanh toán. Theo dõi
chặt chẽ tình hình biến động từng nguồn vốn của xí nghiệp, kiểm tra tình hình huy
động và sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả.
* Kế toán tài sản cố định:
Ghi chép, phản ánh tổng hợp một cách chính xác kịp thời về số lượng và hiện
trạng giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm di chuyển TSCĐ của xí nghiệp,

phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Tham gia lập
kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, định kỳ tham gia kiểm kê
TSCĐ hoặc tham gia đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết.
* Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ:
Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan đến việc nhập và xuất kho các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ.
* Kế toán kho thành phẩm và tiêu thụ:
Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan đến việc nhập- xuất kho thành phẩm; việc tiêu thụ sản phẩm và theo dõi
tình hình công nợ với khách hàng.
* Các nhân viên kế toán ở các phân xưởng:
Có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên liệu vào sản xuất cho đến khi sản

phẩm tạo ra nhập kho của xí nghiệp, tổ chức tập hợp số liệu, các chứng từ ban đầu
gửi về phòng kế toán của xí nghiệp.
* Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội:
Có nhiệm vụ theo dõi, tính ra các khoản lương phải trả và các khoản trích
theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) và các khoản chi trả cho nhân viên theo chế độ,
các khoản lương thưởng cho công nhân viên
* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành:
Có nhiệm vụ theo dõi và ghi chép vào sổ tập hợp chi phí chi tiết cho từng sản
phẩm, công trình; phân bổ chi phí sản xuất chung và tính giá thành cho từng sản
phẩm, từng công trình cụ thể căn cứ vào số liệu có trong bảng phân bổ nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ tiền lương…
và các chứng từ có liên quan.
Công việc kế toán ngày càng có vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, vì
vậy công tác tổ chức kế toán được tổ chức và hoạt động phù hợp là điều kiện quan
trọng giúp cho


2. Hình thức kế toán và đặc điểm phần hành kế toán chủ yếu tại Xí nghiệp
2.1 Hình thức kế toán áp dụng tại Xí nghiệp
Hiện nay Xí nghiệp Xây dựng 2 đang áp dụng hình thức ghi sổ “Nhật ký -
Chứng từ ”














Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Hình thức này kết hợp việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ
theo hệ thống giữa các kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng
ngày và việc tổng hợp cuối tháng.
(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các Nhật ký – chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Chứng từ kế toán và
các bảng phân bổ
Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Bảng kê
Sổ cái Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính

Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần mang tính
chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng
phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào Bảng kê và Nhật ký –
chứng từ.
Đối với các Nhật ký – chứng từ được ghi căn cứ vào các Bảng kê, sổ chi tiết
thì căn cứ vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu
vào Nhật ký – chứng từ.

(2) Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký – chứng từ, kiểm tra,
đối chiếu số liệu trên các Nhật ký – chứng từ với các sổ, thẻ kế toán chi tiết, bảng
tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký – chứng từ
ghi trực tiếp vào sổ Cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi
trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi
tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết để lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo
từng tài khoản để đối chiếu với sổ Cái.
Trong quá trình hạch toán, xí nghiệp xem chứng từ gốc là giấy xác nhận một
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như phiếu nhập kho, xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, hoá
đơn bán hàng, . . . Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết, sổ quỹ có liên
quan. Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê để ghi sổ Nhật ký chứng từ. Từ sổ Nhật ký
chứng từ phân loại các bút toán theo nội dung kinh tế chuyển ghi vào sổ Cái.
Số liệu tổng hợp ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký – Chứng
từ, Bảng kê và các Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
- Với hình thức “ Nhật ký - Chứng từ ” , xí nghiệp sử dụng hệ thống các sổ
sách kế toán sau:
+ Sổ Cái tài khoản.
+ Các Nhật ký chứng từ.
+ Các Bảng kê.

×