Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giáo trình Thi công mái - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 31 trang )

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP
KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MĐ: THI CƠNG MÁI


Bài 1
Cấu tạo mái tôn và ƣu điểm nổi trội của chúng
Mái tôn là một trong những sự lựa chọn phổ biến nhất cho các cơng trình xây
dựng hiện nay. Tuy đã biết về cơng dụng hữu ích của chúng, nhưng không phải ai
cũng biết cấu tạo mái tôn như thế nào. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về mái tôn
cũng như cấu tạo chi tiết của chúng, hãy cùng chúng tơi tìm hiểu qua bài viết dưới
đây nhé!
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kiểu mái tơn với mẫu mã đa dạng, phong
phú về chủng loại, đặc tính khác nhau, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Mặt khác, mái tơn có độ bền và tính thẩm mĩ cao, do đó ngày càng chiếm được lịng
tin của số đơng khách hàng hiện nay. Tham khảo thêm về bảng giá lợp mái tôn của
chúng tôi – Hotline tư vấn: 0987814819.
Tùy theo vật liệu sản xuất, kết cấu cơng trình, mái tơn có nhiều chủng loại, màu sắc
và giá cả khác nhau. Mái tôn được sử dụng ngày càng phổ biến tại các gia đình, cũng
như khu công nghiệp, nhà xưởng hiện nay.


Mái tôn – giải pháp thi công được lựa chọn phổ biến
Cấu tạo cơ bản của mái tôn
Việc sử dụng mái tơn khá đơn giản, gọn lẹ và có tính linh động cao hơn so với các
vật liệu khác. Bởi cấu tạo mái tơn gồm có 3 phần:





Phần khung.
Phần kèo và tơn lợp.
Hệ thống ốc vít.

Hệ thống khung của mái tôn
Đây là phần chịu trọng tải lớn nhất của các cơng trình nhà xưởng gồm có sắt hộp và
ống sắt. Nếu như cơng trình xây dựng đó có diện tích và mặt bằng lớn thì phần khung
bắt buộc phải phù hợp và đảm bảo độ chắc chắn để có thể chịu được bão lũ, mưa đá
cũng như trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Kể cả khi làm mái nhà bằng vật
liệu nhẹ bạn cũng cần phải lưu ý đến hệ thống khung của nó để đảm bảo độ chắc chắn
và an tồn cho cơng trình.
Hệ thống kèo và tơn lợp
Dựa vào diện tích lợp tơn , mục đích sử dụng và tính chất đặc biệt của các cơng trình
khác nhau mà hệ thống kèo, tôn lợp và mái dẫm cũng sẽ lớn tương ứng.
Đồng thời, tùy vào nhà xưởng phục vụ cho sản xuất các ngành nghề khác nhau,
khách hàng có thể lựa chọn các loại mái tơn có nhiều công năng và đem lại hiệu quả
sử dụng tối đa.


Cấu tạo cơ bản của mái tơn
Hệ thống ốc vít
Theo như nghiên cứu của các kiến trúc sư, để đảm bảo mái tơn có độ bền chắc cao,
nên ưu tiên lựa chọn ốc vít được làm bằng chất liệu inox mạ crome. Chúng vừa có độ
cứng cao lại vừa có khả năng chịu ăn mòn tốt cho dù điều kiện thời tiết mưa nắng
thất thường.
Ngoài ra hệ thống gioăng cao su phải đảm bảo thật khít nhằm hạn chế nước mưa có
thể thấm vào. Hơn nữa, để mái tơn có thể chịu được mưa bão khi tiến hành thi công
bạn nên sử dụng thêm keo kết dính.
Phân biệt các loại mái tôn phổ biến và cấu tạo của chúng

Trên thị trường hiện nay có 4 loại mái tơn phổ biến đó là tơn cách nhiệt, tơn giả ngói,
tơn lạnh và tơn cán sóng. Cũng như chủng loại mái tơn khác nhau như mái tôn 1 lớp,
mái tôn 3 lớp, mái tơn chống nóng, chống ồn… Việc phân biệt các loại mái tôn này
chủ yếu dựa vào cấu tạo mái tôn. Bạn có thể xem thêm bài viết phân loại tơn để hiểu
rõ hơn về vấn đề này – Tôn lạnh cách nhiệt.


Mặc dù là vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi. Song, vẫn khơng ít người có thắc
mắc về cấu tạo mái tôn. Chẳng hạn, tại sao mái tôn lại có hình lượn sóng, độ dày
của tơn lợp mái là bao nhiêu? Dưới đây là giải đáp của kỹ sư về những thắc mắc trên.
Mái tơn có hình lƣợn sóng vì ngun nhân sau:




Tơn lượn sóng có kết cấu và khả năng chịu lực lớn. Vì mái tơn là nơi chịu lực
trực tiếp từ gió, nước mưa,… Theo các kỹ sư, mái tơn lượn sóng giúp tăng khả
năng chịu lực của mái hơn nhiều so với tôn phẳng.
Cấu tạo tơn lượn sóng giúp tăng diện tích bề mặt cũng như khả năng tản nhiệt
của mái tôn. Khi gặp nhiệt độ cao, cấu tạo lượn sóng của mái sẽ giúp tôn giãn
nở tốt, hạn chế ảnh hưởng tới các ốc vít của mái.

Độ dày của tơn lợp mái là bao nhiêu?
Độ dày của tôn lợp mái tùy thuộc vào từng loại và yếu tố kĩ thuật của nhà sản xuất.
Mỗi loại tôn với tiêu chuẩn kĩ thuật khác nhau sẽ có độ dày khác nhau.


Độ dày của tơn lợp mái đƣợc tính bằng đơn vị zem. Đây là đơn vị chỉ độ dày của
tôn, zem càng lớn thì tơn càng dày, độ bền bỉ càng lớn. Với các loại tôn trên thị
trường hiện nay thường được sản xuất với độ dày từ 2 – 5zem tùy loại.


Những lưu ý khi sử dụng mái tôn
Trong q trình lựa chọn và sử dụng mái tơn, bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:







Mái tôn là vật liệu hấp thu và tỏa nhiệt nhanh nên khi làm nhà bằng mái tôn
thay cho mái bằng, để giảm sức nóng bạn có thể đổ mái bằng và lợp thêm tôn –
Xem thêm bài viết “Biện pháp thi công mái tơn: Kích thước tơn lợp mái”
Đồng thời thiết kế thi công mái tôn cách trần khoảng 50 cm để dịng khí nóng
lưu thơng tốt hơn. Và đặc biệt bạn phải lưu ý đến độ dốc mái tôn đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật để khơng bị thấm đột, bạn có thể tham khảo bài viết về cách
tính độ dốc mái tơn.
Nếu như nhà bạn khơng có mái bằng, hãy sử dụng tôn cách nhiệt hoặc tôn
lạnh.
Điều kiện thời tiết thất thường như mưa bão, sấm sét, hay những tác động
mạnh lên mái tơn có thể gây cảm giác khó chịu cho gia chủ. Xem thêm bài
viết: Chống bão và chống sét cho mái tôn.




Trên thị trường có nhiều loại mái tơn giá rẻ, thường giá rẻ sẽ đi kèm với chất
lượng hoặc tuổi thọ thấp. Vì vậy khi lựa chọn tơn làm mái các gia đình nên cân
nhắc thật kĩ càng



Bài 2
Tấm lợp fibro xi măng
Tấm lợp fibro xi măng, đơi khi cịn được gọi là tấm lợp AC, tấm lợp xi măng
amiăng, hay tấm lợp amiăng, là một loại vật liệu xây dựng, thường dùng lợp mái, làm
Nguồn gốc và thành phần Tấm lợp fibro xi măng là một vật liệu khá đặc biệt
được bắt đầu nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX, công nghệ sản xuất bắt nguồn từ sản xuất
giấy, khác là các sợi giấy được thay thế bằng sợi amiăng, còn cao lanh được thay thế
bằng xi măng. Amiăng là nguyên liệu khoáng tự nhiên để sản xuất tấm lợp xi măng
amiăng. Kỹ sư người Tiệp Khắc Liudvik Gatchek trong lần sản xuất thử đầu tiên đã
cho ra lị những tấm xi măng mỏng kích thước 400 x 400 mm, bề dày 4 mm và gọi đó
là tấm fibro xi măng. Các tấm này đã được sản xuất đại trà vào cuối những năm 1920
của thế kỷ trước. Trong thành phần tấm lợp xi măng có xấp xỉ 10% sợi amiăng, độ
bền uốn hơn 160 kgc/cm2, bởi vì cứ mỗi 7 - 9 lớp của sản phẩm lại được các sợi
amiăng mảnh mai, có tính bám dính lớn xuyên qua.2]
Tại Nga, những tấm fibro xi măng đầu tiên được sản xuất từ hơn 80 năm trước
tại làng Branshin. Tại đây, theo lệnh của Nga Hoàng Nhikolai đệ Nhị, năm 1908 nhà
máy sản xuất tấm fibro xi măng đầu tiên đã được xây dựng.
Từ đó, đối với Nga, tấm fibro xi măng trở thành loại vật liệu chuyên dụng làm
mái nhà, sau rơm và ván lợp. Tại nhiều nước trên thế giới, các đường ống dẫn nước
bằng xi măng amiăng từ những năm 30 của thế kỷ trước vẫn đang được sử dụng.
Những hậu quả nặng nề của chiến tranh thế giới lần thứ hai đã phần nào được khắc
phục nhờ có các tấm và ống fibro xi măng, và tất cả những điều này có được nhờ
những đặc tính kỹ thuật cao của xi măng amiăng bảo đảm trong các tấm ln có các
sợi amiăng với các tính chất tuyệt vời.
Sử dụng tại Việt Nam: Tấm lợp fibro xi-măng (hay còn được gọi là tấm
amiăng xi-măng) được sản xuất tại Việt Nam từ những năm 1963. Qua gần 60 năm
tồn tại, loại tấm này đã chứng minh được tính hữu dụng của nó khi có giá thành rẻ
nhưng độ bền cao, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của bà con có thu nhập thấp, các hộ
chăn ni gia súc gia cầm… vì khơng bị ăn mịn trong điều kiện khí hậu sương muối

ở miền núi hay ở vùng biển có độ mặn cao như miền Trung Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay, tấm lợp amiăng xi măng là loại tấm lợp hữu dụng, có
nhu cầu lớn đối với nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, những hộ gia đình
có thu nhập thấp. Đặc biệt khi cần khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, các thảm họa
thiên nhiên hoặc các tình huống khẩn cấp thì tấm lợp amiăng xi măng là mặt hàng rất
có hiệu quả, dễ huy động, giá rẻ, dễ dàng, đơn giản để tạo ra chỗ ở tạm tránh mưa,


nắng, giữ ấm cho người, chỗ trú ngụ cho gia súc và kho chứa nông sản. Sản phẩm
tấm lợp amiăng xi măng rẻ tiền nhưng bền, nhẹ, chất lượng tốt, cách nhiệt, mưa
khơng ồn, nắng ít nóng, khơng bị mọt, hoen gỉ, phù hợp với khí hậu ven biển có độ
mặn cao. Ngành sản xuất tấm lợp AC đã có những đóng góp hiệu quả cho các
chương trình xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai của Chính phủ.
Việt Nam đã từng có 40 nhà máy với 53 dây chuyền, tổng công suất thiết kế
105 triệu m²/ năm; sản lượng đạt khoảng 60 – 80 triệu m²/năm; lượng tiêu thụ đạt
khoảng 50 – 80 triệu m²/năm. Ngoài lĩnh vực sản xuất tấm lợp amiăng xi măng, còn
một số lĩnh vực khác cũng sử dụng amiăng trắng như sản xuất má phanh, gioăng,
phớt chịu nhiệt, vật liệu bảo ôn, chịu nhiệt cho ngành nhiệt điện, đóng tàu, áo cứu
hỏa.
Tranh cãi về nguy cơ sức khỏe
Tấm lợp fibro xi măng vẫn đang gây tranh cãi về mức độ độc hại đến con
người do những ý kiến về nguy cơ của amiang với sức khỏe.
Thực tế tồn tại 2 nhóm sợi khống có tên chung thương mại là amiang, đó là
nhóm amphibol (amiang nâu và xanh) và nhóm serpentil thường gọi là chryzotil
(amiang trắng - AC). Trong đó, mức độ độc hại của nhóm amphibol bị xếp thứ 92
trong danh mục các chất gây độc hàng đầu (CERCLA) do Cơ quan thống kê các chất
độc và các bệnh do chúng gây ra (ATSDR) của Hoa Kỳ cơng bố vào năm 2007.
Cịn amiang trắng xếp thứ 119 về mức độ độc hại. Hiện có 149 quốc gia và vùng lãnh
thổ với hơn 3/4 dân số thế giới cho phép sử dụng amiang trắng (AC) và các sản phẩm
chứa amiang trắng.

Những nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng amiăng nâu và xanh có cấu tạo dạng
thẳng, nhám, hình kim và chu kỳ bán tiêu hủy chậm nên khi vào phổi sẽ gây ra các
khối u, triệu chứng viêm. Sau 10 – 20 năm ủ bệnh, các khối u sẽ phát tác thành ung
thư và các bệnh về phổi. Trong khi đó sợi amiăng trắng có dạng xoắn, xốp mềm khi
thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp sẽ bị đào thải ra khỏi phổi từ 0,3 – 11 ngày
hoặc bị phân huỷ bởi môi trường axit do các đại thực bào tạo ra.
Trong khi các đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng các loại
amiang đều có khả năng tiềm tàng gây ung thư ở người thì nhiều nghiên cứu khoa
học tại Mỹ, Canada, các nước trong khối SNG, Braxin, Ấn Độ, Thái Lan… lại cho
thấy tỷ lệ ung thư phổi ở nhóm cơng nhân tiếp xúc với amiang trắng khơng có khác
biệt so với nhóm người khơng tiếp xúc.[5]
Tại Việt Nam, các nghiên cứu và theo dõi cũng đã được thực hiện để làm rõ về
tính an toàn của loại vật liệu này. Trong 10 năm qua (2008-2019) Bệnh viện Xây
dựng - Bộ Xây dựng đã triển khai chương trình khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, đo
kiểm tra môi trường lao động cho các đơn vị sản xuất tấm lợp fibro xi măng với các


nội dung được thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế về khám phát hiện bệnh
nghề nghiệp và đo môi trường lao động. Kết quả hội chẩn 10 năm liên tiếp được công
bố bởi Hội đồng đọc phim uy tín cho thấy: Khơng phát hiện tổn thương điển hình của
bệnh bụi phổi liên quan đến amiăng chrysotile.
Năm 2014 - 2016, Bệnh viện Xây dựng thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ Xây dựng: Nghiên cứu ảnh hưởng của amiăng trắng đối với sức khỏe người
lao động tại các đơn vị sản xuất và người sử dụng tấm lợp amiăng xi măng”. Đề tài
đã tiến hành điều tra trên 2,459 công nhân làm việc trực tiếp tại 32 cơ sở sản xuất tấm
lợp fibro xi măng đang hoạt động trên tồn quốc và 100 cơng nhân sản xuất tấm lợp
fibro xi măng đã nghỉ hưu có tuổi nghề tiếp xúc trực tiếp trên 30 năm. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Chưa phát hiện trường hợp công nhân nào có tổn thương bụi phổi
amiăng và các tổn thương ác tính liên quan đến amiăng như ung thư phổi, ung thư
trung biểu mô. Không phát hiện ra trường hợp nào có tổn thương mảng màng phổi.

Khảo sát mơi trường tại 30 vị trí khu vực nhà dân xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình,
Hà Giang cho kết quả khơng phát hiện ra sợi amiăng trong các mẫu đo.
Hình thức lợp mái:
Tấm fibrơ xi măng lượn sóng và tơn múi về hình dáng và phương pháp cấu tạo
giống nhau. Kích thước của tấm fibrơ xi măng lượn sóng trước đây có 2 loại là
120×0,8 cm và 140x70x0,8 cm, tấm fibrơ xi măng 58x32x0,8cm.
Tấm fibrô xi măng được lớp trực tiếp lên xà gồ. Khoảng cách giữa các xà gồ
bằng chiều dài của tấm trừ đi 10 – 16 cm. Độ dốc của mái fibrô 18 – 230 và mái tôn
15 – 180. Hai tấm kê lên nhau về phía trên và phía dưới khơng được nhỏ hơn 100 mm
và về phía bên trái, phải khơng được nhỏ hơn 1 sóng rưỡi. Người ta liên kết các tấm
fibrô xi măng với xà gồ bằng các móc sắt đường kính 6 – 8mm đầu có ren bulơng.
Để đề phịng sự giãn nở về nhiệt của tấm mái, lỗ khoét của tấm làm theo hình bầu
dục. Để đề phịng dột do mưa, giữa êcu và tấm mái người ta đặt các đệm cao su. Lợp
fibrơ có hai cách là lợp cắt góc và lợp đuổi.



Ở cách lợp cắt góc, tại chỗ gặp nhau của bốn tấm người ta cắt góc hai tấm, góc
bị cắt của các tấm là tùy theo hướng lợp và vị trí của các tấm khi lợp.
Ở cách lợp đuổi thì các hàng của tấm mái được chuyển sang phải hoặc trái một
sóng rưỡi tạo nên sự so le giữa chúng.



Ngói fibrơ xi măng trọng lượng nhẹ, giá thành rẻ, khả năng phòng cháy chữa cháy
tốt, chống ăn mòn cao, thích hợp với mái có khẩu độ và diện tích lớn. Vì khe nối ít độ
dốc có thể làm thoải


BÀI 3: Cấu tạo mái ngói

Cấu tạo mái ngói, mái fibrô xi măng trong nhà dân dụng, công nghiệp. Mái là
bộ phận trên cùng của nhà, là kết cấu chịu lực đồng thời cũng là kết cấu bao che. Kết
cấu mang lực mái yêu cầu phải bền và ổn định. Lớp lớp phải hồn tồn khơng thấm
nước. Ngồi ra, kết cấu của mái còn cần đáp ứng được yêu cầu cơng nghiệp hóa, tiết
kiệm chi phí và thi cơng dễ dàng.

Trên phần kết cấu của mái dốc là lớp chống thấm để đề phòng sự thấm dột của nước
mưa qua mái. Vật liệu phủ mái có rất nhiều, chủ yếu bao gồm các loại : ngói máy,
ngói âm dương, fibrơ xi măng, tơn,… Trong đó, ngói máy, fibrơ xi măng và tơn lượn
sóng là hay được sử dụng nhất
Cấu tạo mái ngói


Hình dáng của ngói được thể hiện trên hình. Hướng rãnh nước trên viên ngói phải
song song với đường dốc nhất của mái. Ngói đất sét nung có nhiều loại khác nhau.
Căn cứ vào hình dáng và phương pháp chế tạo có thể chia làm 3 loại ngói chính :




Ngói ống (hay ngói âm dương, ngói lịng máng).
Ngói phẳng
Ngói máy. Bao gồm 2 kiểu là kiểu 13 viên cho 1m² và kiểu 22 viên cho 1m².
Hiện nay đa số sử dụng kiểu ngói 22 viên.

Khi lợp ngói, các viên ngói được bố trí so le nhau. Để đề phịng gió làm xơ
trượt và rơi ngói thì hàng litơ cuối cùng người ta dùng litơ kép, hai hàng ngói cuối
cùng phải được buộc vào litô bằng dây thép. Ở các hàng trên cứ cách một hàng buộc
một hàng.



Phương pháp lợp ngói
Trước tiên cố định bằng đinh các thanh litụ 2ì5 cm ữ 3ì3 cm khong cỏch 26
31 cm vào cầu phong. Ngói lợp từ dưới lên và nóc nhà lợp ngói bị. Chiều rộng kê
lên nhau của 2 viên ngói nóc khơng nên nhỏ hơn 5cm và có thể dùng thêm vữa xi
măng gắn để phịng dột.

Trong điều kiện bình thường việc lợp ngói như trên coi như hồn thàn. Nhưng
khi xảy ra gió mạnh, nước có thể hắt qua khe hở vào nhà. Để đề phịng hiện tượng
này có thể dùng vữa trát các khe hở, hoặc phía dưới lớp ngói lát cịn có một lớp gỗ
ván, phủ lót giấy dầu làm thành lớp chống thấm thứ hai.
Mái ngói đất sét nung có khả năng phòng cháy tốt, bền, sử dụng được vật liệu
địa phương, dễ tìm, giá thành rẻ nên được áp dụng vơ cùng rộng rãi. Song việc sử
dụng mái ngói nặng, kích thước viên ngói nhỏ khơng phù hợp với u cầu cơng
nghiệp hóa.


Một ngơi nhà hồn hảo là “chắc từ móng và đẹp từ ngói”, móng ẩn dưới đất để
giữ chắc cho ngôi nhà, mái vươn lên cao để che chở, tạo điểm nhấn cho ngơi nhà.
Mái ngói đẹp khơng chỉ có chất lượng cao mà cịn phải có cấu tạo chuẩn. Vậy trước
khi trang bị mái ngói, điều bạn phải biết về cấu tạo mái ngói là gì?
Cấu tạo mái lợp ngói thường gồm các chi tiết sau:


Tƣờng thu hồi: Tường thu hồi sẽ được xây theo độ dốc của chi tiết mái nhằm
tăng khả năng chịu lực, tường thu hồi đầu biên xây 220, tường thu hồi giữa xây
105. Khoảng cách giữa hai tường thu hồi không quá 4000, nếu lớn hơn nên
dùng kết cấu vì kèo.

Hình ảnh chi tiết tường thu hồi.



Vì kèo: Vì kèo là 1 chi tiết cấu tạo mái ngói có thể làm bằng rất nhiều chất
liệu như bằng gỗ, thép, hay bê tông cốt thép. Với các mẫu nhà cấp 4 truyền
thống thường dùng vì kèo gỗ. Vì kèo giúp mái nhà liên kết với những bộ phận
khác giúp tăng độ chắc chắn, kiên cố, mặt khác cũng tăng tính thẩm mỹ cho
ngơi nhà.


Vì kèo bằng chất liệu thép


Hệ thống giằng vỉ kèo: Mục đích của hệ thống này nhằm liên kết các vì kèo
khung thơng qua xà gồ mái, đảm bảo độ chắc chắn cho mái. Đây là chi tiết
mái ngói vơ cùng quan trọng và không thể thiếu trong cấu tạo mái ngói.


Hệ thống giằng vỉ kèo sắt.


Xà gồ: Mái ngói xà gồ thép có cấu tạo là một cấu trúc ngang trong kết cấu mái
nhà. Xà gồ là chi tiết mái ngói có tác dụng chống đỡ tải trọng của phần mái và
vật liệu lợp. Xà gồ thường được đặt tại 3 vị trí đó là: thẳng đứng ở đỉnh kèo, tại
mắt kèo và ở chân kèo.


Hình
ảnh chi tiết mái xà gồ thép.



Phần kết cấu bao che:

Cầu phong được đặt vng góc với xà gồ đó là quy tắc bắt buộc khi xây dựng
Lito được đóng vng góc với cầu phong để mắc ngói khi lợp, khoảng cách li tơ phụ
thuộc vào ngói lợp
Ngói lợp được buộc vào li tơ bằng giây thép để chống gió tốc mái
Giếng trời cho nhà mái tôn vừa gia tăng tính thẩm mĩ lại càng đón nhận thêm ánh
sáng cho cơng trình xây dựng hiệu quả. Cùng chúng tơi tìm hiểu các mẫu giếng trời
phù hợp cho các cơng trình xây dựng nhé!
Cách lợp cấu tạo mái ngói theo đúng tiêu chuẩn
Chuẩn bị trước khi thi công là 1 trong những bước vô cùng quan trọng. Để thi công
lắp đặt mái ngói đẹp cho cơng trình nhà phố 2 tầng mái ngói và hồn hảo nhất, phải
có sự chuẩn bị chu đáo. Sau đây chúng tôi xin gợi ý 9 bước chuẩn bị trước khi tiến
hành lợp mái ngói như sau:
Chuẩn bị kết cấu mái trƣớc khi lợp
Bước 1: Kiểm tra độ dốc mái:


Độ dốc mái là yếu tối quan trọng trong cấu tạo mái ngói tối thiểu là 25o (nghĩa là cứ
một mét mái tới thì rui mái phải nâng lên ít nhất 47cm).
Độ dốc mái tối đa là 40o (cứ một mét mái tới thì rui mái nâng lên khơng q 83cm).

Kiểm tra độ dốc mái.
Bước 2: Kiểm tra tấm diềm mái
Đỉnh của tấm diềm mái bên ngoài là 1 chi tiết mái phải cao hơn đỉnh của cây mè gần
nhất 2,5cm.
Cần đảm bảo diềm mái bên ngồi phải thẳng, khơng cong vênh và được lắp đúng cao
độ.

Kiểm tra tấm diềm mái.

Bước 3: Kiểm tra tấm ván hông
Đỉnh của tấm ván hơng ngồi cùng và đỉnh thanh mè phải có cùng cao độ.
Lắp thêm một tấm ván phụ có kích thước 2,5cm x 5cm dọc theo rìa mái, đặt tấm ván
phụ thấp hơn tấm ván hơng bên ngồi 0,5cm.


Kiểm tra tấm ván hơng.
Bước 4: Kiểm tra vng góc của mái
Kiểm tra tính vng góc của các chi tiết cấu tạo mái ngói tại các điểm giao nhau
giữa nóc mái & rìa mái, chìa mái & rìa mái, hay giữa 2 chìa mái.

Kiểm tra tính vng góc của mái.
Bước 5: Kiểm tra vị trí tiếp giáp với tường
Trường hợp 1: Sử dụng máng xối âm, tại vị trí mái tiếp giáp với tường bên
Trường hợp 2: Tấm ngăn nước, sử dụng tại vị trí một phần chi tiết mái ngói xun
qua tường bên.

Kiểm tra vị trí tiếp giáp với tường.
Bước 6: Kiểm tra thi công kết cấu mái


Kiểm tra thi công kết cấu mái.
Bước 7: Kiểm tra cao độ các thanh rui
Các thanh rui bắt buộc phải có cùng cao độ.

Kiểm tra cao độ các thanh rui.
Bước 8: Kiểm tra khoảng cách mè
– Hàng mè đầu tiên cách tấm diềm mái : 32.5cm
– Cặp mè trên cùng cách nhau : 8cm
– Khoảng cách giữa các thanh mè của cấu tạo mái ngói ở giữa : 31- 33 cm


Kiểm tra khoảng cách mè.
Bước 9: Kiểm tra việc vận chuyển ngói và phụ kiện:
+ Phải đảm bảo ngói được chất lên nền đất bằng phẳng và an toàn.


+ Không được để lẫn lộn xi măng và cát nơi chất chi tiết mái ngói.
+ Khơng được chất ngói ở nơi giao thông không thuận lợi.
Tiến hành lợp mái ngói
Bước 1: Lợp ngói là bước đầu tiên khi lắp đặt chi tiết cấu tạo mái ngói, thực hiện
lần lượt từ phải sang trái và bắt đầu từ hàng dưới cùng của mái. Nếu lợp mái có lợp
ngói rìa, viên ngói lợp đầu tiên phải lắp đặt cách mép ngồi của rèm trang trí bên
hơng 30mm.

Hướng dẫn lập ngói chính.
Bước 2: Móc ngói lên thanh mè tại vị trí gờ móc sau đó lợp viên tiếp theo. Cố định
cho mỗi viên ngói ở hàng đầu tiên vào thanh mè bằng loại đinh vít có đường kính
4mm≤Ø≤5mm và chiều dài 60mm≤L≤70mm.


Cố định cho mỗi viên ngói ở hàng đầu tiên vào thanh mè
Bước 3: Lợp một hàng dưới trước, lợp từ dưới lên trên.

Hình ảnh mơ tả lợp hàng dưới trước, hàng trên sau.


Bước 4: Lợp ngói theo cách thức từ dưới lên trên. Nên lợp xen kẻ (kiểu âm dương).

Lợp theo kiểu âm dương.
Hình ảnh thực tế thi cơng lắp đặt mái ngói

Chi tiết cấu tạo mái ngói được liên kết với nhau bằng vữa dẻo thơ ở vị trí chân viền
ngói sau khi gắn cần loại bỏ phần vữa thừa và làm phẳng bề mặt vữa nơi đó. Phần
vữa dính trên mặt ngói cần được lau chùi sạch sẽ, và phủ một lớp sơn tạo độ thẩm mĩ
và độ cho phần mái vừa mới thi công.


×