VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
GENETIC PARAMETER ESTIMATES FOR RESISTANCE TO
BACILLARY NECROSIS OF PANGASIUS ON THE 4th GENERATION
OF STRIPED CATFISH SELECTION FOR FAST GROWING
(Pangasianodon hypophthalmus)
Tran Huu Phuc1*, Nguyen Van Sang1, Vo Thi Hong Tham1,
Nguyen Huynh Duy1, Nguyen Dinh Hung1
ABSTRACT
The challenge test for resistance to Edwardsiella ictaluri was conducted on 3,384 fingerlings (24,1
g of body weight on average) originated from 100 families of the 4th generation of the selective
breeding program for growth on striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus) at RIA2 and 20
families originated from wild. The cohabitant challenge test was applied where the healthy and
infected fish were kept in the same tank. The total mortality of 97.5% was recored after 23 days of
challenge test. The resistant traits against E. ictaluri such as binary alive-dead survival and time
to dead (day) at different truncated points (survival of 50%, 85% and end of experiment) from
challenged test of fingerlings were recorded for estimation of heritability of traits and correlations
between model. Heritability estimates for binary alive-dead survival trait were 0.02-0.06, 0.27-0.29
and 0.30-0.42 at three truncated points of 50%, 85% and 97.5% respectively. Heritability estimates
for time to dead trait were 0.48, 0.50 and 0.45 at three truncated points of 50%, 85% and 97.5%
correspondingly. Base on MBV, the response to selection for resistance to E. ictaluri was from 1.6%
to 17.7% when comparing estimated breeding values from G4 with that of the wild group. The
genetic correlation between growth rate and resistance to E. ictaluri were 0.03 – 0.25 and indicated
that selection for improving growth rate will not cause unfavourable change in resistance to E.
ictaluri in striped catfish.
Keywords: Edwardsiella ictaluri, heritability, genetic correlation, resistance to BNP, striped catfish.
Người phản biện: TS. Nguyễn Minh Thành
Ngày nhận bài: 25/11/2021
Ngày thông qua phản biện: 25/12/2021
Ngày duyệt đăng: 26/12/2021
Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước
Ngày nhận bài: 25/11/2021
Ngày thông qua phản biện: 25/12/2021
Ngày duyệt đăng: 26/12/2021
Research Institute for Aquaculture No. II
* Email:
1
16
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI THỨC ĂN PHÙ DU LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ
TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỘT
ƯƠNG Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU
Nguyễn Nhứt1*, Nguyễn Hồng Qn1 và Phan Hồng Khơi Ngun2
TĨM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là xác định chi tiết sự ảnh hưởng của Artemia (Artemia salina) mới nở
và Moina micrura lên tăng trưởng, tỷ lệ phân đàn, tỷ lệ sống để góp phần phát triển kỹ thuật ương cá
tra tiếp theo. Hệ thống tuần hoàn nước gồm 12 bể ương, 01 bể thu hồi và 01 bể phân phối nước sử
dụng chung cho 04 nghiệm thức sử dụng thức ăn khác nhau: 100% Artemia mới nở cho ăn từ ngày
1-9 (100A), 100 % Moina micrura cho ăn từ ngày 1-9 (100M), 100% Artemia mới nở từ ngày ương
1-2 và cho ăn 50% Artemia mới nở + 50% Moina micrura từ ngày ương 3-9 (100A1-2+50A+50M)
và 100% Artemia mới nở ăn 2 ngày đầu, 100% Moina micrura từ ngày ương 3-9 (100A2+100M).
Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 100A, 100M, 100A1-2+50A+50M và
100A2+100M tương ứng là 4,2mg/con/ngày, 2,3- mg/con/ngày, 3,8mg/con/ngày và 4,4mg/con/
ngày. Tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức 100M (48,3%) cao hơn 100A (44%), 100A2+100M (43,7%)
có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) và 100A1-2+50A+50M (46,5%) khơng có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Khối lượng trung bình của cá ở 100M thấp nhất so với 100A, 100A1-2+50A+50M và 100A2+100M
(P < 0,05). Tỷ lệ cá bắt mồi và thời gian tiêu hóa trong các nghiệm thức cũng được xác định. Những
dữ liệu này sẽ góp phần phát triển hệ thống ni thủy sản tuần hồn (RAS) cho ương cá tra giống.
Từ khóa: Artemia, cá tra, cá tra giống, Moina, thức ăn tươi sống.
I. GIỚI THIỆU
Hiện nay, cá tra (Pangasianodon
hypophthalmus) nuôi là sản phẩm quốc gia của
Việt Nam. Tổng lượng cá tra thương phẩm nuôi
đạt 1,42 triệu tấn/năm từ 6.600 ha ao đất và xuất
khẩu trên 131 quốc gia trên thế giới. Để đạt
được điều đó, nhu cầu cá tra giống cần 2,1 tỷ
con từ 3.000 ha ao ương với 21 tỷ cá bột được
sản xuất từ 200 cơ sở (VASEP, 2019). Từ đó cho
thấy rằng, nghề ương cá tra giống là một nghề
hoạt động từ nhiều nguồn lực tham gia từ cá
nhân đến tập thể với diện lớn (chưa kể 200 cơ
sở sản xuất cá bột) chiếm khoảng 50% của diện
tích ni thương phẩm. Thống kê cho thấy tỷ lệ
sống cá bột lên giống đạt khoảng 10% (VASEP,
2019). Theo Tổng cục thủy sản (2020) để duy trì
sản xuất được 2 tỷ cá giống thì cần 4.000 ha ao
ương thêm, cao hơn so với năm 2019 (3.000 ha).
Từ những dữ liệu trên đây cũng cho ta thấy
được những thách thức lớn của nghề ương cá
tra giống là diện tích ương cá càng mở rộng
mà số lượng cá giống khơng tăng vì tỷ lệ sống
thấp trong ao đất. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ
lệ sống của cá tra ương trong ao đất được xác
định: (1) An toàn sinh học thấp dẫn đến nhiều
loại bệnh xuất hiện trong suốt q trình ni, (2)
Địch hại nhiều không thể khống chế, (3) Chất
lượng nước biến động lớn và khó kiểm sốt, (4)
Ảnh hưởng bởi tác động thời tiết theo mùa vụ và
theo thời điểm trong ngày, (5) Khơng kiểm sốt
Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản II
Trung tâm giống thủy sản An Giang
* Email:
1
2
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
17
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
được số lượng và chất lượng thức ăn tự nhiên
trong ao đất, (6) Cá giống khơng kiểm sốt được
bệnh trong q trình ương trong ao đất và (7)
Nhiều yếu tố kỹ thuật khác chưa được nghiên
cứu tại Việt Nam như: tỷ lệ % trộn giữa Artemia
và Moina micrura và thời gian cho ăn Artemia
và Moina micrura của các ngày ương đầu tiên
và xác định thời gian bắt mồi, thời gian tiêu hóa
thức ăn của cá bột giai đoạn đầu để tối ưu hóa
về tỷ lệ sống, tăng trưởng và giá thành khi ứng
dụng ương ni mật độ cao.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu phương
thức sản xuất mới nếu tháo gỡ các khó khăn
này sẽ nâng cao được tỷ lệ sống cá nuôi. Các
nghiên cứu cơ bản ở quy mô pilot đã cải thiện
tỷ lệ sống cá tra được báo cáo (Baras và ctv.,
2011, 2010; Malik và ctv., 2014; Mukai, 2011;
Mukai và Daning, 2010; Rangsin và ctv., 2012;
Slembrouck và ctv., 2009).Theo Rangsin và ctv.
(2012) nghiên cứu sự phát triển enzyme tiêu hóa
của cá tra bột có đầy đủ men tiêu hóa và có khả
năng thay thế thức ăn tổng hợp bằng thức ăn tự
nhiên hoàn toàn sau khi cá bột nở 11 ngày. Baras
và ctv. (2011) đã thử nghiệm sử dụng thức ăn
của cá biển thay thế hoàn toàn thức ăn tươi sống
vào ngày ni thứ 11 cho kết quả cao. Trên cơ
sở đó, việc thử nghiệm 9 ngày ương ni (~10
ngày tính từ khi nở) bằng thức ăn tự nhiên trong
nghiên cứu này là một khả thi và mang tính chất
thử nghiệm để ứng dụng vào thực tiễn tại Việt
Nam. Mục đích của nghiên cứu này là xác định
chi tiết sự ảnh hưởng của Artemia mới nở và
Moina micrura lên tăng trưởng, tỷ lệ phân đàn,
tỷ lệ sống, tỷ lệ bắt mồi và thời gian tiêu hoá của
cá tra bột trong giai đoạn 1-9 ngày tuổi. Những
yếu tố này sẽ góp phần phát triển kỹ thuật ương
cá tra trong hệ thống tuần hoàn (RAS).
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu
Cá tra bột sau khi nở 24 giờ được mua từ
Cơng ty thuỷ sản Mừng Liên, tại huyện Lấp Vị,
tỉnh Đồng Tháp và đã được vận chuyển bằng
18
xe lạnh về Trung tâm nghiên cứu giống thủy
sản An Giang. Artemia (Artemia salina) của
công ty Invea, ấp theo tiêu chuẩn tẩy vỏ hoàn
toàn theo Lavens và Sorgeloos (1996). Moina
micrura được phân lập từ trứng cyst và không
chứa mầm bệnh ký sinh trùng được nuôi sinh
khối bằng tảo spirulina khô và men bánh mỳ
sống theo Rottmann và ctv. (2003). Trước khi sử
dụng, Moina micrura sinh khối được xử lý bằng
formaline với nồng độ là 2.000 ml/m3 trong 30
phút.
Hệ thống ương cá bột từ ngày thứ 1 đến
ngày thứ 9 gồm 12 bể ương, mỗi bể 60 L bằng
nhựa màu xanh và có nắp đậy hoàn toàn giữ tối.
Các bể ương kết nối với nhau bằng ống nhựa
PVC (đường kính 27mm) với 01 hệ thống bể
chứa nước hồi lưu (120 L bằng nhựa) có đặt
một máy bơm chìm (Model: HQB-3000, Trung
Quốc) để bơm lên 01 bể 60 L bằng nhựa phân
phối nước tuần hoàn chảy về các bể ương.
Đường ống dẫn nước có các van điều khiểu lưu
tốc bằng nhau theo chênh lệch mực nước. Các
bể thu hồi nước đều chắn lưới nilon kích thước
nhỏ 100 micron hạn chế thất thoát Artemia mới
nở, Moina micrura và cá bột. Để bảo đảm điều
kiện nuôi giống nhau và hạn chế mầm bệnh
tác động lên tỷ lệ sống gây sai số, thí nghiệm
dùng Oxytetracycline 99% (sản xuất tại Trung
Quốc) duy trì nồng độ 10 mg/L trong suốt q
trình thí nghiệm. Với nồng độ này bảo đảm tiêu
diệt khuẩn trong hệ thống theo Subagja và ctv.
(1999) .
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các phương pháp bố trí, lấy mẫu,
phân tích mẫu
Phương pháp chuẩn bị nguồn nước ương:
nước nguồn được bơm từ ao chứa 4.000 m3
thông qua hệ thống lọc cát (bể cát – đá) của
Trung tâm giống thủy sản An Giang. Sau đó
chứa trong bể xi măng 30 m3, tiếp tục sục khí
mạnh và xử lý bằng chlorine nồng độ 20 mg/L
sau 03 ngày cho đến khi hết chlorine dư bằng
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
thuốc thử test chlorine (của công ty SAEN, Việt
Nam) và nước được bơm qua bể chứa 30 m3 để
sử dụng cho suốt quá trình thí nghiệm ương cá
và ni Moina micrura.
Phương pháp chuẩn bị hệ thống ương: được
thiết kế theo Hình 1 bao gồm: 12 bể ương, 01 bể
gom nước hồi về, một máy bơm với lưu lượng
nước 3 m3/giờ, 01 bể phân phối nước với cao
trình chênh lệch cột nước 60 cm so với mực
nước ni duy trì của 12 bể ương. Nước bơm
đầy tất cả các bể ương và hệ thống bể chứa cho
chạy tuần hoàn và lưu lượng nước được kiểm
tra và sử dụng van điều tiết lưu tốc như nhau
giữa các bể 250 L/giờ/bể ương. Sau đó sử dụng
muối ăn duy trì với nồng độ 1 g/L trong hệ thống
nuôi. Tiếp theo, cá bột 24 giờ nở thả đều cho 12
bể và mỗi bể ương 1.800 con/60 L-bể. Nghiệm
thức thí nghiệm lặp lại 3 lần cùng một điều kiện
mơi trường như nhau.
Các nghiệm thức như sau: Nghiệm thức
1: 100% Artemia mới nở cho ăn suốt thời gian
ương từ ngày 1-9 (100A); Nghiệm thức 2:
100 % Moina micrura cho ăn suốt thời gian
ương từ ngày 1-9 (100M); Nghiệm thức 3:
100% Artemia mới nở từ ngày ương 1-2, 50%
Artemia mới nở + 50% Moina micrura ngày
ương 3-9 (100A 1-2+50A+50M); Nghiệm thức
4: 100% Artemia mới nở ăn 2 ngày đầu, cho
ăn 100% Moina micrura từ ngày ương 3-9
(100A2+100M).
Hình 1: Sơ đồ hệ thống thí nghiệm hệ thống ương.
Phương pháp xác định khả năng tiêu thụ
tương đối (nuốt vào hệ tiêu hóa) của cá tra đối
với Artemia mới nở và Moina micrura: số lượng
cho ăn tùy theo các nghiệm thức, mật độ và tỷ lệ
giữa Artemia và Moina micrura được xác định
trước 10 phút mỗi lần cho ăn. Mật độ Artemia
mới nở và Moina micrura duy trì 5 con/ml nước.
Phương pháp xác định tỷ lệ cá ăn no tương
đối trong quần đàn (%) và thời gian tiêu hóa hết
Artemia mới nở và Moina micrura của cá bột:
lấy ngẫu nhiên 30 con cá ngẫu nhiên trong mỗi
nghiệm thức vào lúc 9 giờ sáng mỗi ngày (sau
khi cho ăn 60 phút) xác định số lượng cá chứa
Artemia mới nở hoặc Moina micrura trong hệ
tiêu hóa với chỉ thị là bụng đầy có màu sắc (đỏ
hoặc đen) gọi là cá no bằng kính hiển vi soi
nổi độ phóng đại 75 lần (OEM, Trung Quốc)
và ngược lại số lượng cá thể hiện trong suốt
khơng có Artemia và Moina micrura gọi là cá
đói tương đối.
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
19
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Phương pháp xác định thời gian cá tiêu hóa
hết Artemia mới nở và Moina micrura: lựa chọn
30 cá thể trong 1 nghiệm thức có biểu hiện ăn
no tách ni riêng trong thau nhựa 1 L (nước đã
lọc nước đảm bảo không cho tạp nhiễm Artemia
mới nở hoặc Moina micrura) có sục khí nhẹ.
Cá được quan sát 15 phút/lần suốt trong vòng
3 giờ, đến khi quan sát bụng cá xẹp xuống và
màu sắc đường ruột khơng cịn chỉ thị màu đỏ
và đen được xem là tiêu hóa hết ghi nhận thời
gian. Ba (03) cá thể được chọn giải phẫu dưới
kính hiểu vi về độ rỗng ruột để chắc chắn đúng
như chỉ thị bên ngoài (no và tiêu hóa hết) nhận
biết 15 phút/lần.
Phương pháp lấy mẫu và phân tích
chất lượng nước: mẫu nước được lấy tại bể
thu nước về số lượng 1 L trữ lạnh 40C đem
đến phịng thí nghiệm để phân tích các chỉ
tiêu ammonia tổng (TAN) (mg/L), nitrite –
nitrogen (mg/L) và nitrate nitrogen (mg/L)
ở các ngày nuôi thứ 1, 5 và 9 theo phương
pháp chuẩn của APHA (1999). Các chỉ tiêu
chất lượng nước đo hàng ngày lúc 8 giờ sáng
là: Oxy hòa tan (DO) (mg/L) bằng máy đo
Handy Polaris, Oxy Guard, pH nước bằng
máy đo hiệu Hanna, nhiệt độ và độ mặn đo
bằng máy Extech EC170.
Phương pháp xác định chiều dài và khối
lượng của cá tra bột: hàng ngày lấy ngẫu nhiên
30 con cá bột đo chiều dài tổng (từ đầu đến điểm
cuối vây đuôi) bằng thước kẻ ô ly (mm) và cân
từng cá thể bằng cân điện tử (3 số thập phân,
mg) thời điểm cân lúc 8 giờ sáng trước khi cho
cá ăn lần đầu. Cá đo và cân xong thả lại bể ương
tiếp tục nuôi.
Phương pháp xác định số lượng cá bột chết
hàng ngày: mỗi bể ương đều siphon 8 lần/ngày,
đếm cá chết lắng dưới bể, mỗi lần cách nhau
khoảng thời gian 3 giờ, vào thời điểm trong
ngày là 2, 5, 8, 11, 14, 17, 20, 23 giờ. Tổng số
20
lượng cá chết trong ngày (24 giờ) được dùng để
tính tỷ lệ chết hàng ngày. Ở thời điểm kết thúc
thí nghiệm, tồn bộ cá bột cịn sống được tính tỷ
lệ sống cuối cùng.
2.2.2. Phương pháp tính tốn và xử lý số
liệu
a) Các cơng thức sử dụng tính tốn
Tỷ lệ sống của cá bột hàng ngày được tính
(%) = [tổng số cá bột 1 ngày trước – tổng số cá
bột chết mỗi ngày]/tổng số cá bột 1 ngày trước
x 100%.
Tỷ lệ sống cuối cùng (%) = [tổng số cá thu
hoạch/tổng số cá thả ban đầu] x 100%.
Tỷ lệ cá no trong quần đàn (%) = số lượng
cá no/tổng số mẫu cá lấy mẫu ngẫu nhiên*
100%.
Tỷ lệ phân đàn của cá CV (%) = [giá trị độ
lệch chuẩn về khối lương hay chiều dài/trung
bình về khối lượng hay chiều dài] *100.
b) Phương pháp xử lý số liệu
Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị
tối thiểu và giá trị tối đa của các chỉ tiêu chất
lượng nước, chiều dài, khối lượng, tỷ lệ phân
đàn, số lượng cá thả, số lượng cá thu hoạch và
tỷ lệ sống của cá được tính tốn và so sánh với
nhau giữa các nghiệm thức khi giá trị P < 0,05
có ý nghĩa thống kê bằng phần mềm SPSS phiên
bản 20.0. Vẽ các đồ thị thể hiện về các chỉ tiêu
tăng trưởng của cá bằng phần mềm Excel phiên
bản 16.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Chất lượng nước trong hệ thống
ương cá
Chất lượng nước trong hệ thống tuần hoàn
nước được ghi nhận suốt quá trình thử nghiệm
các loại thức ăn của 04 nghiệm thức thể hiện
tại Bảng 1. Nhìn chung các chỉ tiêu chất lượng
nước trong hệ thống thí nghiệm tối ưu cho sự
phát triển của cá tra bột.
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 1: Chất lượng nước của hệ thống ương cá từ ngày thứ 1 đến thứ 9.
Chỉ tiêu chất lượng nước
pH nước
Nhiệt độ nước
Ammonia tổng (TAN)
Nitrite nitrogen (NO2-N)
Nitrate nitrogen (NO3-N)
Độ kiềm
Oxy hòa tan (DO)
TB ± SD
7,8 ±
0,1
30,2 ±
0,3
0,22 ± 0,01
0,02 ± 0,01
3,2 ±
0,1
46,7 ±
6,8
6,5 ±
1,2
Đơn vị
C
mg/L
mg/L
mg/L
mg CaCO3/L
mg/L
0
Min
7,7
28,9
0,2
0,0
3,0
39,0
5,2
Max
7,9
30,5
0,3
0,03
3,5
55,0
7,9
Ghi chú: TB: giá trị trung bình; SD: độ lệch chuẩn; Min: giá trị tối thiểu; Max: giá trị tối đa
3.2. Khả năng tiêu thụ Artemia và Moina 96g, 42g và 83g cho các nghiệm thức 100A,
micrura của cá
100M, 100A1-2+50A+50M và 100A2+100M.
Tại Bảng 2, tổng khối lượng (ướt) của Khi so sánh thời gian tiêu hóa của cá ở 100A
Artemia mới nở suốt q trình thí nghiệm để thấp nhất so với các nghiệm thức khác (P <
bảo đảm mật độ duy trì 5 Artemia mới nở / 0,05). Nghiệm thức 100M thời gian tiêu hóa
mL là 101g, 0g, 54g và 12g tương ứng cho các dài nhất (P < 0,05) và 100A1-2+50A+50M và
nghiệm thức 100A, 100M, 100A1-2+50A+50M 100A2+100M thể hiện thời gian tiêu hóa dài
và 100A2+100M. Trong khi đó, sử dụng Moina hơn nghiệm thức 100A (P < 0,05).
micrura cho duy trì 5 con/mL tương ứng 0g,
Bảng 2: Hiệu quả tiêu thụ Artemia mới nở và Moina micrura của cá.
Thông số
100A
Đơn vị
TB ±
100A1-2 +
50A+50M
100M
SD
TB ±
SD
TB ±
100A2 + 100M
SD
TB ±
SD
Khối lượng
Artemia
gW
101
±
0
0
±
0
54
±
0
12
±
0
Khối lượng Moina
gW
0
±
0
96
±
0
42
±
0
83
±
0
Thời gian tiêu hóa
Phút
115,0a
±
12,0
150,3c
±
13,5
135,7b
138,3b
±
9,3
± 17,0
Ghi chú: gW: tính theo khối lượng ướt của Artemia mới nở và (hoặc) Moina micrura cho mỗi nghiệm thức; TB:
giá trị trung bình; SD: độ lệch chuẩn. Ký tự giống nhau đính kèm trên giá trị trung bình của các nghiệm thức thể
hiện khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) và ngược lại các ký tự khác nhau thì thể hiện có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
Khả năng tiêu thụ Artemia mới nở và
Moina micrura của cá tra bột khác nhau giữa
các nghiệm thức và theo từng ngày ương thể
hiện ở Hình 2. Khả năng tiêu thụ Artemia rất
cao đạt gần 100% vào ngày thứ 2 (100A),
trong khi đó nghiệm thức 100M thì cá bắt mồi
hồn tồn vào ngày ni thứ 8. Ngày nuôi thứ
8, hầu hết các nghiệm thức thể hiện 100%
khả năng cá bắt mồi (P > 0,05).
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
21
VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 2: Khả năng tiêu thụ Artemia mới nở / Moina micrura hàng ngày của cá bột ở các nghiệm
thức. Ký tự khác nhau đính kèm ở cột giá trị trung bình giữa các nghiệm thức thể hiện sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) và ngược lại các ký tự giống nhau thì thể hiện khơng có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
22
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II
Hình 3. Tỷ lệ cá bột trong quần tiêu thụ Artemia mới nở / Moina micrura theo thời điểm (sau 1
giờ cho ăn) : (A) ngày thứ 1, (B) ngày thứ 2; (C) ngày thứ 3; (D) ngày thứ 8. Ký tự khác nhau
đính kèm ở cột giá trị trung bình giữa các nghiệm thức thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(P < 0,05) và ngược lại các ký tự giống nhau thì thể hiện khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (P > 0,05).
Khả năng bắt mồi của cá trong các nghiệm
thức tại các thời điểm trong ngày (sau khi cho ăn
60 phút) của ngày thứ 1, 2, 3 và 8 tương đương
ở Hình 3A, 3B, 3C và 3D. Tại Hình 3A cho thấy
tại thời điểm 9, 11, 13, 15, 17, 21 giờ có sự khác
biệt giữa các nghiệm thức (P < 0,05) và tại thời
điểm cao nhất 100% cá bắt mồi lúc 19 giờ ở tất
cả nghiệm thức (P > 0,05). Hình 3B và 3C, cho
thấy tỷ lệ cá bắt mồi ở 100M luôn thấp hơn so
với các nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Tại ngày
ương thứ 8 (Hình 3D), tỷ lệ cá bắt mồi 100% ở
tất cả nghiệm thức (P > 0,05).
3.3. Loại thức ăn ảnh hưởng đến tăng
trưởng của cá bột
Dữ liệu tại Bảng 3, Hình 4, Hình 5 và Hình
6 cho thấy sử dụng Artemia mới nở, Moina
micrura và hỗn hợp (giữa Artemia mới nở +
Moina micrura) có ảnh hưởng đến tăng trưởng,
độ phân đàn và tỷ lệ sống của cá.
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
23
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Bảng 3: Tăng trưởng của cá trong các nghiệm thức.
100A
Các thông số
100M
TB ± SD
Số cá thả ban đầu
(con)
Số cá thu hoạch (con)
Tỷ lệ sống (%)
Mật độ ban đầu (con/
m3)
Mật độ thu hoạch
(con/m3)
Khối lượng cá ban đầu
(mg/con)
Khối lượng cá thu
hoạch (mg/con)
Chiều dài ban đầu
(mm/con)
Chiều dài thu hoạch
(mm/con)
Tốc độ tăng trưởng
đặc trưng về CD (%/
ngày)
Tốc độ tăng trưởng
tuyệt đối về CD (mm/
ngày)
Tốc độ tăng trưởng
đặc trưng về KL (%/
ngày)
Tốc độ tăng trưởng
tuyệt đối về KL (mg/
ngày)
Hệ số phân đàn của cá
(CV) theo KL (%)
Hệ số phân đàn của cá
(CV) theo CD (%)
TB ± SD
100A1-2 +
50A+50M
TB ± SD
100A2 + 100M
TB ± SD
1.800a ± 0,0
1.800a ± 0
1.800a ± 0
1.800a ± 0,0
720,0b ± 18
44,0b ± 7,1
869,4a ± 46
48,3a ± 6,9
837.0a ± 67
46,5a ± 0,3
786,6b ± 52
43,7b ± 2,0
30.000a ± 0,0
30.000a ± 0,0
30.000a ± 0,0
30.000a ± 0,0
13.200b ± 6,0
14.490a ± 7,1
13.950a ± 23
13.110b ± 18,6
0,7a ± 0,1
0,7a ± 0,1
0,7a ± 0,1
0,7a ± 0,1
38,1a ± 1,4
21,5c ± 2,2
34,8b ± 4,3
40,5a ± 0,5
5,5a ± 0,1
5,5a ± 0,1
5,5a ± 0,1
5,5a ± 0,1
16,7b ± 0,5
14,2c ± 0,1
16,8b ± 0,3
17,5a ± 0,1
12,3a
±
0,5
10,5b
± 0,5
12,4a
± 0,5
12,9a
±
0,5
1,2a
±
0,5
1,0b
± 0,1
1,3a
± 0,3
1,3a
±
0,1
44,4a
±
1,4
38,1c
± 2,2
43,4b
± 4,3
45,1a
±
0,5
4,2a
±
1,2
2,3c
± 1,7
3,8b
± 3,5
4,4a
±
4,7
13,2d
±
1,7
18,8b
± 5,9
15,3c
± 4,6
30,6a
±
7,8
12,1b
±
4,1
13,5a
± 4,1
13,5a
± 0,9
7,4c
±
1,8
Ghi chú: TB:giá trị trung bình; SD: độ lệch chuẩn; KL:khối lượng của cá; CD: chiều dài của cá. Ký tự khác
nhau đính kèm ở giá trị trung bình trong mỗi nghiệm thức thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
và ngược lại các ký tự giống nhau thì thể hiện khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
3.3.1. Ảnh hưởng lên tăng trưởng của cá
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng của cá theo
khối lượng ở nghiệm thức 100A và 100A2+100M
không khác biệt (P > 0,05) và cao hơn các
nghiệm thức 100M và 100A1-2 + 50A+50M (P
< 0,05). Trong đó, tốc độ tăng trưởng đặc trưng
24
của cá ở 100M thấp nhất (P < 0,05) thể hiện tại
Bảng 3. Khối lượng trung bình của cá biến động
theo thời gian (Hình 4) cho thấy 03 ngày ương
đầu như nhau giữa các nghiệm thức (P > 0,05).
Từ ngày ương thứ 4-9 khối lượng biến động và
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
khác nhau rõ nét giữa các thí nghiệm (P < 0,05).
Trong đó, khối lượng trung bình của cá ương
của 100M thấp nhất (P < 0,05) tại các ngày thí
nghiệm ghi nhận được.
Hình 4: Biến động khối lượng cá bột theo chu kỳ ương. Ký tự khác nhau đính kèm ở cột giá trị
trung bình trong giữa các nghiệm thức thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) và
ngược lại các ký tự giống nhau thì thể hiện khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
3.3.2. Ảnh hướng đến sự phân đàn của cá
Hình 5: Sự phân đàn của cá theo khối lượng ở các nghiệm thức. Ký tự khác nhau đính kèm ở cột
giá trị trung bình trong giữa các nghiệm thức thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) và
ngược lại các ký tự giống nhau thì thể hiện khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
Tỷ lệ phân đàn của cá đã phân hóa rõ từ
ngày ương thứ 1- 9 giữa các nghiệm thức (P <
0,05). Tại ngày ương thứ 9, tỷ lệ phân đàn của
100A2+100M cao nhất, 100M cao nhì, 100A1+50A+50M cao thứ 3 và thấp nhất là 100A có
2
ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
25
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
3.3.3. Ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
Số liệu ở Hình 6, tỷ lệ chết cao (6-19%/
ngày) diễn ra trong 5 ngày ương ban đầu và
giảm dần đến ngày thứ 9. Trong 5 ngày đầu tỷ
lệ chết của cá bột thể hiện khác nhau giữa các
nghiệm thức có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Các
cơng thức tính tỷ lệ chết (%) có thể dự đốn
được theo thời gian có các hệ số tương quan
R2 > 0,8 thể hiện trong Hình 6. Tỷ lệ chết nhỏ
hơn 2%/ngày ở các nghiệm thức sau khi ương
5 ngày.
Ở ngày ương 4, tỷ lệ chết của nghiệm thức
100A1-2+50A+50M và 100A cao nhất (P < 0,05).
Tỷ lệ chết của cá trong thí nghiệm 100A2+100M
cao thứ 3 và thấp nhất là 100M (P < 0,05).
Hình 6: Tỷ lệ chết của cá trong suốt thời gian thí nghiệm. Ký tự khác nhau đính kèm ở cột giá
trị trung bình trong giữa các nghiệm thức thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) và
ngược lại các ký tự giống nhau thì thể hiện khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).
IV. THẢO LUẬN
Chất lượng nước trong thí nghiệm được
đánh giá là thích hợp cho sự phát triển của cá
tra ương trong 10 ngày đầu. Trong đó, ương
trong điều kiện tối (cường độ ánh sáng = 0
Lux) và nhiệt độ 28- 300C tối ưu cho sự bắt
mồi của cá (Baras và ctv., 2011; Mukai, 2011).
Nồng độ oxy hòa tan gần bão hòa (80%) thích
hợp cho cá tra bột sinh trưởng và phát triển
(Baras và ctv., 2010). Nồng độ TAN, NO2-N
và NO3-N được duy trì trong điều kiện tối ưu
26
cho cá tra bột. Thí nghiệm sử dụng muối 1g/L
để duy trì độ mặn 1‰ nhằm tăng thời gian sống
của Artemia mới nở, Moina micrura và ở độ
mặn này có thể giúp cá giảm stress được chứng
minh ở loài cá trê châu Phi (Clarias gariepinus)
(Sampaio và Freire, 2016). Artemia mới nở
sống trong nước ngọt hoàn toàn chỉ tồn tại 1-2
giờ. Tuy nhiên, thời gian sống của nó tăng lên
đáng kể kéo dài 4-7 giờ nếu duy trì độ mặn 1‰
(số liệu khơng trình bày trong thí nghiệm này).
Tương tự như kết quả này, các báo cáo khác
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
cũng khẳng định Moina micrura cũng có thể
sống và sinh trưởng ở độ mặn 1‰ (Yuslan và
ctv., 2021). Trong thực tế, cá tra bột cũng có
thể ương ni vùng nhiễm mặn thấp (1-2‰)
diễn ra tại Việt Nam chứng tỏ nồng độ muối
này không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá
bột đáng kể. Một nghiên cứu khác cũng cho
thấy độ mặn 1‰ và 0‰ khơng có sự khác ở
giai đoạn phát triển phơi và tỷ lệ nở của cá tra
(Huong và Quyen, 2012).
Tỷ lệ cá bột tiêu thụ thức ăn ở 100% Moina
micrura từ ngày thứ 1-7 từ 55-85% và đạt 100%
đến ngày thứ 8-9. Trong khi đó, các nghiệm thức
khác sử dụng 100% Artemia mới nở hoặc phối
trộn một phần Artemia mới nở, cá tra có thể
bắt mồi 100% ở ngày thứ 3. Điều này, cho thấy
Artemia mới nở là lựa chọn phù hợp cho cá bột
vì kích cỡ nhỏ và màu sắc đỏ hơn so với Moina
micrura (Lavens và Sorgeloos, 1996). Khi đến
ngày thứ 8, kích thước miệng cá bột to hơn, có
thể di chuyển và định hướng bắt mồi chủ động
(Baras và ctv., 2011, 2010) nên cá có khả năng bắt
mồi 100% Moina micrura. Tỷ lệ bắt Artemia mới
nở hoặc Moina micrura của cá dường như không
tương quan với thời điểm cho ăn trong ngày trong
điều kiện cường độ ánh sáng bằng 0 lux.
Khối lượng của cá bột ở các nghiệm thức
100A và 100A1-2+50A+50M từ ngày thứ 5-9
lớn hơn so với 100% Moina micrura (100M).
Sự khác biệt này có thể do thành phần dinh
dưỡng Artemia tốt hơn Moina micrura (Lavens
và Sorgeloos, 1996) và khả năng tiêu hóa của
cá bột đối với Artemia cao hơn Moina micrura
(Bảng 2). Artemia chỉ cần cho ăn trong 2 ngày
đầu (100A2+100M) đã góp phần cho tăng trưởng
của cá rõ rệt. Nhưng cơ chế chưa được hiểu rõ
cần được nghiên cứu sâu hơn. Tốc độ tăng tưởng
đặc trưng theo chiều dài và khối lượng của cá
bột thấp nhất ở nghiệm thức 100M. Chứng tỏ sử
dụng Moina làm nguồn thức ăn không tối ưu về
tăng trưởng về chiều dài và khối lượng mặc dù
tỷ lệ sống cao.
Sự phân đàn của cá tra hương ảnh hưởng
đến tỷ lệ sống và chất lượng của cá tra giống
trong thực tế đã chúng minh. Sau 9 ngày ương,
cá tra bột ương bằng Moina micrura (100M và
100A2+100M) có hệ số biến thiên (CV) cao
nhất đồng nghĩa với tỷ lệ phân đàn cá cao nhất.
Khả năng bắt mồi của cá ở 100M từ 55-85%
trong 7 ngày đầu gây ra biến động khối lượng
và chiều dài.
Đánh giá tỷ lệ sống của cá là một trong
những chỉ tiêu quan trọng của nghiên cứu này.
Các nghiệm thức 100M và 100A1-2+50A+50M
sử dụng Moina micrura làm nguồn thức ăn cho
kết quả tỷ lệ sống cao hơn các nghiệm thức
(100A) và 100A2+100M (P <0,05). Kết quả này
trái ngược với giả thuyết ban đầu của chúng tơi
là 100A có thể đạt tỷ lệ sống cao hơn 100M vì
dựa vào các yếu tố ưu việt của Artemia như sau:
sạch bệnh, kích thước nhỏ, tỷ lệ bắt mồi cao,
bắt mồi sớm ngay ngày đầu tiên và giàu dinh
dưỡng. Kết quả này có thể củng cố thêm rằng
yếu tố vận động cắn nhau ngẫu nhiên của cá tra
bột là nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ chết vào
ngày thứ 2 đến thứ 5 (Baras và ctv., 2011, 2010;
Slembrouck và ctv., 2009) chứ không phải là
thiếu dinh dưỡng. Tỷ lệ chết tập trung của cá tra
ở nghiên cứu này diễn ra từ ngày thứ 1-4 tương
đương với 36 – 132 giờ sau khi nở trùng khớp
với báo cáo của các tác giả trước (Baras và ctv.,
2010). Tại ngày nuôi thứ 9, tỉ lệ sống của cá ở
các nghiệm thức đạt từ 43,7-48,3% tương đồng
với các kết quả nghiên cứu trước (Mukai, 2011;
Mukai và Daning, 2010; Slembrouck và ctv.,
2009). Để nâng cao tỉ lệ sống hơn nữa, nhiều
yếu tố khác được quan tâm như: mật độ ương,
điều kiện và chất lượng nước, mật độ thức ăn,
hệ thống ương, vận tốc nước chảy, sục khí và an
tồn sinh học. Nâng cao tỉ lệ sống và đồng thời
nâng cao mật độ ương trong giai đoạn này là
chìa khóa cho sự phát triển nghề sản xuất cá tra
giống phát triển. Nếu nâng cao tỉ lệ sống bằng
cách giảm mật độ thì khơng phải chiến lược phù
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
27
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
hợp cho nghề ni. Vì giảm mật độ cá ương
ban đầu thì cần diện tích lớn gây tiêu tốn khơng
gian, năng suất sản xuất cá và khó quản lý về
an tồn sinh học vì diện tích lớn. Theo Bui và
ctv. (2010) cho rằng phương pháp ương trong
ao với mật độ 500 -2.000 con/m3 nhưng cho tỷ
lệ sống thấp.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Nghiên cứu đã xác định sử dụng loại thức
ăn khác nhau ảnh hưởng lên tăng trưởng, độ
phân đàn và tỷ lệ sống của cá trong 9 ngày nuôi.
+ Nghiệm thức 100M: sử dụng 100%
Moina micrura làm nguồn thức ăn thể hiện tỷ
lệ phân đàn cao nhất, tốc độ tăng trưởng thấp
nhất và khối lượng trung bình thấp nhất so với
các nghiệm thức 100A, 100A1-2+50A+50M và
100A2+100M.
+ Nghiệm thức 100M: sử dụng 100%
Moina micrura làm nguồn thức ăn cho tỷ lệ
sống cao nhất so với nghiệm thức (100A) sử
dụng Artemia mới nở 100% (P < 0,05) và không
khác biệt với nghiệm thức 100A1-2+50A+50M
(P > 0,05).
+ Tỷ lệ phân đàn của cá sau 9 ngày ương
giữa các nghiệm thức (P < 0,05). Tại ngày ương
thứ 9, tỷ lệ phân đàn của 100A2+100M cao nhất,
100M cao nhì, 100A1-2+50A+50M cao thứ 3 và
thấp nhất là 100A có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).
+ Vào ngày ương thứ 8, 100% cá tra bột có
khả năng bắt mồi và tiêu thụ Artemia và Moina
micrura.
+ Thời gian tiêu hóa của tra bột đối với cá
Artemia và Moina micrura là 115 -150 giờ sau
khi cho ăn từ 4 - 9 ngày tuổi.
5.2. Đề xuất
Giới hạn của nghiên cứu này là chỉ dừng
lại quy mô nhỏ và cần phải mở rộng. Trong đó,
thí nghiệm cần phải được nghiên cứu sâu hơn
và làm sáng tỏ nguyên nhân của sử dụng 100%
Moina micrura cho tỷ lệ sống cao hơn sử dụng
100% Artemia mới nở. Nghiệm thức sử dụng
28
Artemia mới 2 ngày đầu sau đó 100% Moina
micrura cho tỷ lệ sống và kích thước cá bột khá
khả quan cần được làm sáng tỏ và đưa ra nhiều
hướng ứng dụng khác nhau. Một vấn đề cần
nghiên cứu là tiếp tục đánh giá tỉ lệ sống và tốc
độ tăng trưởng của cá nuôi từ 9 - 30 ngày ở chu
kỳ tiếp theo. Ngoài ra việc nghiên cứu và đánh
giá về tỉ lệ nhiễm các mầm bệnh vi khuẩn và ký
sinh trùng của cá bột ở các nghiệm thức cũng
cần làm rõ.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này là một phần của đề tài
“Nghiên cứu sản xuất cá tra giống bằng hệ
thống tuần hoàn (RAS)” được tài trợ kinh phí
bởi Sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh An Giang.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn đến Trung
tâm giống thủy sản An Giang đã tạo điều kiện
phối hợp nghiên cứu, Ths. Phan Hồng Cương,
CN. Nguyễn Đăng Pháp, ơng Lê Thành Quốc
Hải và ơng Trần Đình Khoa đã hỗ trợ trong quá
trình thu thập số liệu nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Tổng cục thủy sản, 2020. Sản xuất thủy sản năm
2020 tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng. Báo
cáo thông kê. />doc-tin/015515/2020-12-30/san-xuat-thuy-sannam-2020-tiep-tuc-duy-tri-duoc-da-tang-truong
VASEP, 2019. Tổng quan ngành cá tra năm 2019,
Bản tin của VASEP. />Tài liệu tiếng Anh
APHA, 1999. Standard methods for the examination
of water and waste water, 20th edn. American
Public Health Association, American Water
Works Association, Water Pollution Control
Federation, Washington, DC.
Baras, E., Raynaud, T., Slembrouck, J., Caruso, D.,
Cochet, C., Legendre, M., 2011. Interactions
between temperature and size on the growth,
size heterogeneity, mortality and cannibalism
in cultured larvae and juveniles of the Asian
catfish,
Pangasianodon
hypophthalmus
(Sauvage). Aquac. Res. 42, 260–276. https://doi.
org/10.1111/j.1365-2109.2010.02619.x
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Baras, E., Slembrouck, J., Cochet, C., Caruso, D.,
Legendre, M., 2010. Morphological factors
behind the early mortality of cultured larvae of the
Asian catfish, Pangasianodon hypophthalmus.
Aquaculture
298,
211–219.
https://doi.
org/10.1016/j.aquaculture.2009.10.005
Bui, T.M., Phan, L.T., Ingram, B.A., Nguyen,
T.T.T., Gooley, G.J., Nguyen, H. V., Nguyen,
P.T., De Silva, S.S., 2010. Seed production
practices of striped catfish, Pangasianodon
hypophthalmus in the Mekong Delta region,
Vietnam. Aquaculture 306, 92–100. https://doi.
org/10.1016/j.aquaculture.2010.06.016
Huong, D.T.T., Quyen, N.T., 2012. Effect of salinity
on embryo development and osmoregulation of
striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus)
larvae and fingerlings. Can Tho Univ. J. Sci. 21b,
29–37.
Lavens, P., Sorgeloos, P., 1996. Manual on the
production and use of live food for aquaculture,
FAO Fisheries Technical Paper. https://doi.
org/10.1017/CBO9781107415324.004.
Malik, A., Kalhoro, H., Shah, S.A., Kalhoro, I.B.,
2014. The effect of different stocking densities on
growth, production and survival rate of pangas
(Pangasius hypophthalmus) Fish in cemented
tanks at fish. Int. Lournal Interdiscip. Stud. 1,
129–136.
Mukai, Y., 2011. High survival rates of sutchi
catfish, Pangasianodon hypophthalmus, Larvae
reared under dark conditions. J. Fish. Aquat. Sci.
/>Mukai, Y., Daning, A., 2010. Feeding behavior
under dark conditions in larvae of sutchi catfish
Pangasianodon hypophthalmus 457–461. https://
doi.org/10.1007/s12562-010-0237-3.
Rangsin, W., Areechon, N., Yoonpundh, R., 2012.
Digestive enzyme activities during larval
development of striped catfish, Pangasianodon
hypophthalmus (Sauvage, 1878). Kasetsart J.
Nat. Sci. 46, 217–228.
Rottmann, R.W., Graves, J.S., Watson, C., Yanong,
R.P.E., 2003. Culture Techniques of Moina : The
Ideal Daphnia for Feeding to Freshwater Fish
Fry. Univ. Florida IFAS Extention 1–6.
Sampaio, F.D.F., Freire, C.A., 2016. An overview
of stress physiology of fish transport: changes
in water quality as a function of transport
duration. Fish Fish. 17, 1055–1072. https://doi.
org/10.1111/faf.12158.
Slembrouck, J., Baras, E., Subagja, J., Hung, L.T.,
Legendre, M., 2009. Survival, growth and food
conversion of cultured larvae of Pangasianodon
hypophthalmus, depending on feeding level,
prey density and fish density. Aquaculture
294,
52–59.
/>aquaculture.2009.04.038
Subagja, J., Thanh, L., Slembrouck, J. Marc L, 1999.
Larval rearing of an Asian catfish Pangasius
hypophthalmus Analysis of precocious mortality
and proposition of appropriate treatments. Aquat.
Living Resour 12, 37–44.
Yuslan, A., Najuwa, S., Hagiwara, A., Ghaffar, M.A.,
Suhaimi, H., Rasdi, N.W., 2021. Production
Performance of Moina macrocopa (Straus 1820)
(Crustacea, Cladocera) Cultured in Different
Salinities: The Effect on Growth, Survival,
Reproduction, and Fatty Acid Composition of
the Neonates. Diversity 13, 105. /> />
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021
29
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
EFFECTS OF LIVE FOOD ON GROWTH AND SURVIVAL OF STRIPED
CATFISH (Pangasianodon hypophthalmus) LARVAE IN EARLY STAGE CULTURE
Nguyen Nhut1*, Nguyen Hong Quan1 and Phan Hong Khoi Nguyen2
ABSTRACT
The aims of this study are detail determinating effects of feeding newly hatched Artemia and Moina
micrura on growth performance, size variation and survival of striped catfish (Pangasianodon
hypophthalmus) larvae in early-stage culture from day 1 to day 9 to contribute further technique
development. The reciculating system comprised 12 fish tanks, a sump tank and a overflowing tank
and provided the same culture condition for 04 livefood treatments: feeding 100% of the newly
hatched Artemia on day 1-9 (100A); feeding 100% of the Moina micrura on day 1-9 (100M);
feeding 100% of newly hatched Artemia for the first two days then feeding 50% of newly hatched
Artemia combining with 50% of Moina micrura on day 3-9 (100A1-2+50A+50M); feeding 100%
of newly hatched Artemia for the first two days then feeding 100% of Moina micrura on day 3-9
(100A2+100M). Results showed that larva growth rates were 4.2 mg/d, 2.3mg/d, 3.8 mg/d and
4.4 mg/d for the 100A, the 100M, the 100A1-2+50A+50M and the 100A2+100M, respectively.
Survival of larvae in 100M (48.3%) was significantly higher than those of the 100A (44%) and
the 100A2+100M (43,7%) (P < 0,05), and insignificant difference with the 100A1-2+50A+50M
(46,5%) (P > 0,05). Average of larva body weight at day 9 in the 100M was significantly lower
than those of the 100A, the 100A1-2+50A+50M and the 100A2+100M (P < 0,05). Also, ingested
livefood rate, digestibility time and size variation of larva at day 9 were determined. These data will
be provided for developing recirculating aquaculture system (RAS) for the striped catfish fingerling
culture.
Keywords: Artemia, Moina, live food, striped catfish, striped catfish fingerling.
Người phản biện: PGS. TS. Bùi Minh Tâm
Ngày nhận bài: 10/8/2021
Ngày thông qua phản biện: 15/12/2021
Ngày duyệt đăng: 25/12/2021
Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Sáng
Ngày nhận bài: 10/8/2021
Ngày thông qua phản biện: 20/12/2021
Ngày duyệt đăng: 25/12/2021
Research Institute for Aquaculture No.2
An Giang Fisheries Breeding Center
* Email:
1
2
30
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021