Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu truyền thông marketing của bạn có tạo được ấn tượng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.83 KB, 4 trang )

Tài liệu truyền thông
marketing của bạn có tạo
được ấn tượng
Trong một loạt bài viết gần đây, chúng ta tập trung thảo luận về những khía cạnh
chiến thuật ngắn hạn của các tài liệu truyền thông cho thương hiệu. Đây là các hoạt
động truyền thông được xây dựng dựa trên kế hoạch marketing hàng năm của
doanh nghiệp, khác với việc hoạch định mang tính chiến lược cho bản sắc nhận
diện thương hiệu như được trình bày trong các bài viết trước. Tới nay, chúng ta đã
bàn đến các loại thông tin cần đề cập trong “bản mô tả tiêu chí” ngắn gọn vốn
thường được chuẩn bị trước khi quá trình phát triển sáng tạo bắt đầu.
Sau khi nắm được thông tin từ bản mô tả tiêu chí, chỉ khi đó đội sáng tạo mới có
đủ những yếu tố cần thiết để bắt đầu quá trình sáng tạo. Đây là lúc chúng ta có thể
tập trung vào ba tiêu chí thiết yếu mà một tài liệu truyền thông marketing hiệu quả
cần phải thỏa mãn được. Cũng với ba tiêu chí này, đội ngũ sáng tạo và doanh
nghiệp đều có thể sử dụng chúng để đánh giá những đề xuất sáng tạo được đưa ra.

Tiêu chí đầu tiên là: Tài liệu truyền thông marketing của bạn có tạo được ấn
tượng?
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, đây không phải là một việc dễ dàng chút nào.
Quả là chưa bao giờ việc giới thiệu một thông điệp đến các khách hàng mục tiêu
tại Việt Nam lại dễ như bây giờ. Trong hơn 20 năm qua, cơ hội giúp bạn tiếp cận
các khách hàng giờ đây nhiều hơn bao giờ hết. Số lượng các ấn phẩm và các đài
phát thanh truyền hình đã tạo thêm nhiều không gian cho quảng cáo, ngày càng có
nhiều cơ hội quảng bá trên các biển quảng cáo lớn, băng rôn, áp phích trên xe buýt,
quảng cáo trên website và những loại phương tiện truyền thông khác mà bạn có thể
áp dụng cho môi trường bán lẻ hay tại bất cứ nơi nào khác.
Và đó chính là vấn đề. Sự bùng nổ của các thông điệp quảng cáo, theo ước tính của
các chuyên gia nghiên cứu là khoảng vài nghìn thông điệp mà một người tiêu dùng
bình thường tại các thị trường tự do phải tiếp xúc mỗi ngày. Con số này vượt quá
khả năng tiếp nhận của mỗi người. Trong môi trường xã hội với lượng thông tin
quá tải, chúng ta thường nhanh chóng phát triển kỹ năng xem lướt và lọc bỏ phần


lớn những gì ta thấy. Đây là kỹ năng chọn lọc cơ bản nhằm giúp chúng ta tập trung
vào những thông tin nào là quan trọng đối với mỗi người.
Do vậy rào cản đầu tiên mà bất kỳ tài liệu truyền thông nào cũng phải vượt qua,
đơn giản là làm sao để thu hút được sự chú ý. Lần tới khi bạn lật qua các trang ấn
phẩm kín đặc quảng cáo, hãy chú ý xem phần quảng cáo nào khiến bạn dừng lại đủ
lâu để tìm hiểu xem nó muốn nói lên điều gì. Trừ khi đó là nội dung bạn rất quan
tâm khiến bạn sẽ xem quảng cáo ấy cho dù nó có dở thế nào đi nữa, nếu không
những quảng cáo thu hút được sự chú ý của bạn thường là do chúng được thể hiện
hết sức đơn giản, rõ ràng, hoặc chúng truyền tải một thông điệp rất sáng tạo. Hoặc
tốt hơn hết là kết hợp cả hai.
Để sử dụng không gian quảng cáo thật hiệu quả, bạn phải thay đổi lối suy nghĩ
thông thường và hiểu rằng “càng ít càng tốt”. Mục tiêu không phải là cố tận dụng
hết từng mi-li-mét vuông của không gian quảng cáo rất đắt tiền bạn phải trả, mà là
làm sao để chuyển tải được “thông điệp trọng tâm” đã trình bày rõ ràng trong bản
mô tả tiêu chí. Bất kể sử dụng loại hình truyền thông nào, những từ ngữ và hình
ảnh đặt trong khuôn khổ cho phép của phương tiện truyền thông đó sẽ rất mờ nhạt
nếu như chúng không hỗ trợ một cách ngắn gọn và cô đọng cho thông điệp chính.
Hầu hết những quảng cáo mà chúng ta nhận thấy xung quanh mình đều phát huy
hiệu quả khi được biên tập và chỉnh sửa một cách nghiêm khắc.
Từ xa xưa, bản tính của con người chúng ta là luôn để ý đến những gì khác
thường—cuộc sống của chúng ta cũng phụ thuộc vào điều đó. Ngày nay, mặc dù
người ta có thể tranh cãi rằng trên đời này chẳng còn thứ gì thực sự mới cả, nhưng
cơ hội tạo ra những cách kết hợp mới từ những gì đã có là vô tận. Nếu cách kết hợp
độc đáo giữa ý tưởng và hình ảnh có thể khơi gợi lên những tương tác mang tính
cảm xúc hay trí tuệ, và được thể hiện trên tinh thần “càng ít càng tốt”, nhờ đó khi
khách hàng rơi vào một rừng thông điệp từ các tài liệu truyền thông marketing
hàng ngày, cơ hội họ dừng lại để chú ý tới quảng cáo của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
Trong các trang tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm hai tiêu chí nữa, bởi tạo được
ấn tượng không thôi thì chưa đủ để mang lại hiệu quả cho hoạt động truyền thông
marketing, song đó là bước khởi đầu hết sức thiết yếu.


×