Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Anh ch n m ị chọ ột trong những ch m ủ đề ới về HTTT hiện đại như sau (nhưng không giớ đề) để i hạn chủ làm bài t p l n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỆ THỐNG THƠNG TIN QUẢN LÝ
HÌNH THỨC: BÀI TẬP LỚN - TRỰC TUYẾN

Họ và tên sinh viên: Mai Thị Kim Anh ...........................................................................
MSSV: 050607190025 ............................ Lớp học phần: L10 ...........................................

ĐỀ BÀI:
Câu 1 [2 điểm]: Anh chị chọn bất kỳ một HTTT đã học (nhưng không giới hạn) như TPS,
KMS, SCM, ERP, CRM, DSS… và trình bày những hiểu biết của mình về hệ thống đó.
Câu 2 [8 điểm]: Anh chị chọn một trong những chủ đề mới về HTTT hiện đại như sau
(nhưng không giới hạn chủ đề) để làm bài t ập lớn:
[Các chủ đề mới: điện toán đám mây (cloud), vạn vật kết nối Internet (IoT), dữ liệu lớn
(big data), các hệ thống điệu tử (thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, thanh tốn điện
tử, ví điện tử, học tập điện tử, chính phủ điện tử…). truyền thơng xã hộ i, (mạng xã hộ i,
quảng cáo trực tuyến, truyền miệng điện tử…), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR),
chuỗi khối (blockchain)...]

Các phần cần có trong nội dung trình bày của bài làm.
- Định nghĩa, đặc điểm/tính chất (nếu có), ưu điểm/khuyết điểm, và các vấn đề có liên
quan
- Liên hệ thực tế ở Việt Nam
- Đưa ra giải pháp cho Việt Nam.

BÀI LÀM:
-

Tham chiếu gợi ý nội dung làm bài Câu 2 trong Docs 10 trên LMS



-

Làm bài và nộp bài trực tiếp lên LMS bằng tập tin .pdf
(Ho_Va_Ten-xxxxxxxxxx.pdf, với xxxxxxxxxx là MSSV)

-

Anh chị bắt đầu làm bài thi từ trang 2 trở đi…

-

Bài thi không quá 20 trang (kể cả tài liệu tham khảo và phụ lục)

0

0


Câu 1: Trình bày về Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS)?
Khái niệm của Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS):
Hệ hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System - DSS) là một hệ thống thông tin được
các nhà quản lý ở tất cả các cấp dùng để hỗ trợ đưa ra các quyết định, phán đoán chiều
hướng hành động cho tổ chức hoặc doanh nghiệp mình. DSS sẽ giúp sàng lọc, phân tích
lượng dữ liệu khổng lồ, tổng hợp một cách tồn diện các thơng tin có thể được sử dụng để
giải quyết vấn đề và ra quyết định.
Các đặc điểm của Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS):
Đặc điểm nổi bật nhất của DSS là hệ thống này có xu hướng nhắm vào các vấn đề nghiệp
vụ bán cấu trúc hoặc không cấu trúc, nên trên thực tế, DSS chủ yếu được sử dụng bởi quản
lý cấp trung (trưởng phòng, quản đốc,…) và cấp cao (chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giảm

đốc, giám đốc,…). Ngoài ra, DSS cịn có các đặc điểm khác như: đây là hệ thống kết hợp
việc sử dụng các mơ hình, các kỹ thuật phân tích với các chức năng truy cập và lấy dữ liệu
theo cách truyền thống; DSS là hệ thống tập trung đặc biệt vào các tính năng, tạo nên môi
trường giao diện tương tác để những người không chuyên về máy tính có thể sử dụng một
cách dễ dàng; DSS cịn là hệ thống linh động, có khả năng thích ứng nhanh với những thay
đổi trong mơi trường và trong phương pháp ra quyết định của người sử dụng; DSS được
lập trình để tạo ra nhiều loại báo cáo khác nhau cho từng mức quản lý, do đó họ có thể đưa
ra những quyết định phù hợp tại mức riêng của họ.
Các đặc trưng của Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS):
Điểm đặc trưng lớn nhất của DSS chính là sử dụng một hoặc nhiều nguồn dữ liệu (cơ sở
dữ liệu, nhóm các tập tin) để tạo ra thơng tin hỗ trợ cho việc ra quyết định. Bên cạnh đó,
hệ thống hỗ trợ ra quyết định DSS cịn có các đặc trưng như: DSS không cập nhật cơ sở dữ
liệu mà sử dụng nguồn thơng tin bên ngồi, các thông tin này đã đượ c cập nhật bởi các hệ
thống xử lý giao dịch phù hợp ở bên trong tổ chức hoặc từ bên ngoài; DSS giao tiếp với
người ra quyết định; Người ra quyết định cung cấp cho DSS các thông tin cụ thể để xác
định quyết định cần thực hiện mà DSS có thể hỗ trợ.
Các lợi ích chính của Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS):
Có thể thấy, hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS) đã mang lại vơ vàn những lợi ích tuyệt vời,
trong đó nổi bật nhất chính là việc cung cấp những thơng tin bổ ích và cần thiết cho các
nhà quản trị để từ đó họ đưa ra những quyết định phù hợp, chính xác hơn cho tổ chức,
doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, việc DSS chỉ đơn thuần là một phần mềm vi tính nên
người dùng sẽ có thể dùng nó thuận tiện và linh hoạt hơn, nó có thể cung cấp thông tin cho

0

0


người dùng mọi lúc mọi nơi, giúp tiết kiệm thời gian đáng kể cũng như phù hợp với từng
mức quản lý khác nhau với khả năng tạo ra nhiều loại báo cáo,… Tất cả đều để phục vụ

cho mục đích chính của DSS là cải thiện quy trình đưa ra quyết định, từ đó giúp kiểm sốt
doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Các thành phần của Hệ hỗ trợ ra quyết định (DSS):
Hệ thống con quản lý cơ sở dữ liệu (Data Management Subsystem).
Hệ thống con quản lý mơ hình (Model Management Subsystem).
Hệ thống giao diện cho người dùng (User Interface Subsystem): cho phép người sử dụng
dễ dàng truy cập và thao tác trên các DSS.
Hệ thống con quản lý cơ sở tri thức (Knowledge-Based Management Subsystem).
Người sử dụng (User): là đối tượng trực tiếp dùng DSS (thường là những người cần đưa ra
quyết định).
Những thành phần này góp phần hình thành nên hệ thống ứng dụng DSS, chúng có thể
được kết nối bằng mạng Intranet, Extranet hay Internet.
Kết luận chung:
Trong thời kỳ bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, ngay cả việc đưa ra
quyết định cũng được hỗ trợ bởi nền tảng công nghệ, do đó đã giúp gia tăng đáng kể độ
chính xác cũng như tốc độ trong việc đưa ra quyết định. Với hệ hỗ trợ ra quyết định DSS,
giờ đây các nhà quản trị có được nguồn thơng tin chính xác, bổ ích hơn để làm căn cứ cơ
sở dữ liệu khi đưa ra các quyết định giúp kiểm soát doanh nghiệp của mình một cách hiệu
quả hơn.

0

0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

--oooo--


BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN HỌC: HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

L

ĐỀ TÀI: CÁC ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG
QUẢN LÝ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN (LMS).
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Thanh.
Lớp học phần: L10.
Họ và tên sinh viên: Mai Thị Kim Anh – 050607190025.

Thành phố H ồ Chí Minh, ngày 14 tháng 07 năm 2021.

0

0


MỤC LỤC
1. GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 1
2. NỘI DUNG CHÍNH................................................................................................... 1
2.1. LMS là gì? ............................................................................................................ 1
2.2. Các thành phần chính của Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) ................. 2
2.3. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) được sử dụng nhằm mục đích gì? ...... 2
2.4. Đối tượng nào cần Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)? ........................... 3
2.5. Một số tính năng phổ biến trong Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) ....... 5
2.6. Xây dựng E-learning đối với Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) ............. 7
2.7. Các giải pháp E-learning dẫn đầu xu hướng và cách chúng tác động đến hệ người
dùng trong LMS .......................................................................................................... 7

2.8. Những ưu điểm và hạn chế của Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) ....... 11
2.9. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam (BUH - Learing Management System) ................ 13
2.10. Đề xuất giải pháp .............................................................................................. 15
3. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 16

0

0


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) ..................................................... 1
Hình 2.2. Cấu trúc của một hệ thống LMS điển hình ....................................................... 4
Hình 2.3. Hình thức Học tập điện tử (E-learning) ............................................................ 7
Hình 2.4. Giải pháp E-Learning Gamification ................................................................. 8
Hình 2.5. Mơ hình Học tập di động (M-learning) ............................................................ 8
Hình 2.6. Giải pháp Học tập tự chủ và học tập xã hội ...................................................... 9
Hình 2.7. Giải pháp E-learning Học tập tăng cường (Augmented Learning) .................. 10
Hình 2.8. Trang chủ Hệ thống học tập trực tuyến của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
(LMS – BUH)................................................................................................................ 13

0

0


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Từ nguyên

Nghĩa

CAGR

Compounded Annual
Growth Rate

Tốc độ tăng trưởng hằng năm kép.

LMS

Learing Management
System

Hệ thống quản lý học tập trực tuyến.

KM

Knowledge Management Quản lý tri thức.
Web Content
Accessibility Guidelines

Nguyên tắc về trợ năng nội dung web.

User Interface

Giao diện người dùng.


SCORM

Sharable Content Object
Reference Model

Một t ập hợp các tiêu chuẩn và các mơ tả cho
một chương trình E-learning dựa vào web.

xAPI

Experience Application
Programming Interface

Trải nghiệm giao diện l ập trình ứng dụng.

VR

Virtual Reality

Công nghệ thực tế ảo.

AR

Augmented Reality

Công nghệ thực tế ảo tăng cường.

Banking University of
Ho Chi Minh City


Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí
Minh.

WCAG
UI

BUH
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

0

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
1. GIỚI THIỆU
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã
và đang tạo ra những biến động mạnh mẽ, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống - xã hội
như giáo dục, kinh tế, thị trường,… Đặc biệt, với sự phát triển và cập nhật xu hướng không
ngừng của giáo dục hiện nay đã cho ra đời những phương thức giáo dục phi truyền thống,
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì con
người, giúp cho mục tiêu học tập ngày càng được mở rộng, tự học là yêu cầu bắt buộc, học
tập suốt đời, học mọi lúc mọi nơi, học bằng bất kỳ cách nào,…Có thể nói, thành cơng lớn
nhất của nền giáo dục 4.0 chính là sự ra đời của hình thức giáo dục điện tử E-learning
(Electronic Learning). Do đó ngay từ khi xuất hiện, E-learning đã nhanh chóng phát triển
và lan rộng trên khắp thế giới, nhìn chung dù là hình thức giáo dục truyền thống hay hiện
đại thì vẫn hướng đến mục tiêu là giúp nâng cao chất lượng nhân l ực. Và để có được nguồn
nhân lực chất lượng cao thì quy trình giáo dục, đào tạo phải được kiểm sốt chặt chẽ, từ đó

khái niệm về các hệ thống quản lý giáo dục ra đời, trong đó thuật ngữ LMS được s ử dụng
ngày càng phổ biến. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như
hiện nay thì việc sử dụng Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) ngày càng được các
tổ chức triển khai và áp dụng rộng rãi. Vậy Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) là
gì, liệu nó có những đặc điểm gì nổi trội mà hiện nay LMS dần trở thành “xu hướng tất
yếu” của quản lý giáo dục trên toàn cầu kể cả Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, em
đã quyết định chọn tìm hiểu đề tài “Các ứng dụng của Hệ thống quản lý học tập trực tuyến
(LMS)”.
2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1. LMS là gì?

Hình 2.1. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS).
(Nguồn: Shutterstock)
LMS là chữ viết tắt của Learing Management System, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hệ
thống quản lý học tập trực tuyến. Về bản chất, đây là một phần mềm ứng dụng cho phép
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

1

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
việc quản lý, vận hành hệ thống các tài liệu, hướng dẫn, theo dõi, báo cáo và cung cấp các
công nghệ giáo dục điện tử (hay còn gọi là giáo dục trực tuyến E-Learning) cho các khóa
học hay chương trình đào tạo. (Nettop, 2019)
Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (Learning Management System - LMS) cung cấp các
công cụ cho việc quản lý, chuyển giao, lưu trữ quá trình và đánh giá về các hình thức học

tập và đào tạo của nhân viên. Các LMS hiện đại hỗ trợ nhiều mô hình học, bao gồm CDROM, các video có thể tải về, lớp học dựa trên môi trường web, giảng dạy trực tiếp trên
lớp học hoặc trực tuyến và học tập theo nhóm trên các diễn đàn trực tuyến hoặc các phiên
trò chuyện. Các LMS hợp nhất các hoạt động đào tạo trong đó kết hợp nhiều phương tiện,
tự động chọn lựa và quản lý khóa học, lắp ghép và chuyển giao các nội dung học và đo
lường hiệu quả học tập. (C.Laudon & P.Laudon, 2015)
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ thống LMS đến từ nhiều nhà cung cấp khác nhau,
nhưng về cốt lõi, các hệ thống LMS này đều nhằm mục đích giải quyết các nhu cầu tương
tác của các chủ thể chính trong hệ thống học trực tuyến, đó là người cung cấp nội dung học
trực tuyến, người sử dụng nội dung học trực tuyến và người điều hành, quản lý tương tác
học trực tuyến. (C.Laudon & P.Laudon)
2.2. Các thành phần chính của Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS):
Nettop cho r ằng theo cấu trúc, một LMS được cấu thành từ 2 thành phần chính:
Thành phần cơng nghệ nền gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lý và cung cấp các
khóa học, chứng thực người dùng, cung cấp các dữ liệu hay thực hiện các thông
báo,…Thành phần này được quản lý và điều khiển bởi người lập trình, người quản lý hệ
thống.
Thành phần thứ hai liên quan đến giao diện người dùng chạy trên nền các trình duyệt web
(tương tự như Gmail/ Facebook). Thành phần này được dùng bởi các chủ thể trong hệ
thống học trực tuyến như người quản lý, cán bộ giảng dạy và học viên.
2.3. Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) được sử dụng nhằm mục đích gì?
Hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS có lợi cho nhiều tổ chức, bao gồm các tổ chức
giáo dục đại học và các tập đoàn. LMS đượ c sử dụng với mục đích chính là để quản lý tri
thức (Knowledge Management - KM). KM đề cập đến việc thu thập, tổ chức, chia sẻ và
phân tích kiến thức của một tổ chức về các nguồn lực, tài liệu và kỹ năng con người. Tuy
nhiên, vai trò cụ thể của LMS sẽ thay đổi tùy theo chiến lượ c và mục tiêu đào tạo của tổ
chức. (Kate Brush , 2019)
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0


2

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
2.4. Đối tượng nào cần Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)?
Nền tảng LMS được sử dụng trên toàn cầu, trong nhiều ngành khác nhau và cho nhiều
trường hợp sử dụng học tập doanh nghiệp khác nhau. Việc áp dụng LMS đã gia tăng trong
vài năm qua trên khắp thế giới và thậm chí có thể nói đó là “xu hướng”. Trên thực tế, thị
trường LMS toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR (tốc độ tăng trưởng hằng
năm kép) là 24% hàng năm. (Reanna Mardinger, 2021)
Reanna Mardinger cho rằng có hai kiểu người chính sử dụng LMS:
Quản trị viên: Những người này chịu trách nhiệm quản lý LMS, bao gồm sự kết hợp của
nhiều nhiệm vụ: giám sát quản lý khóa học, quản lý nội dung (tạo các khóa đào tạo và kế
hoạch học tập hoặc liên hệ với các nhà cung cấp nội dung bên thứ ba), chỉ định các nhóm
người học cụ thể cho các kế hoạch học tập cụ thể và theo dõi kết quả học tập và sự tiến bộ
của họ.
Người học: Tương tự như giáo dục đại học hoặc các tổ chức giáo dục khác, khách hàng
doanh nghiệp, đối tác, thành viên hoặc nhân viên vẫn tiếp tục nhận các sáng kiến kết thúc
học tập (tuy nhiên, các giải pháp hiện đại hơn cho phép người học đóng góp, tương tự như
mơ hình nội dung do người dùng tạo của Youtube). Người học có quyền truy cập vào một
LMS có thể xem danh mục khóa học của họ, hồn thành các khóa học được chỉ định và bất
kỳ đánh giá nào cũng như đo lường sự tiến bộ của chính họ. Người học có thể được chỉ
định đào tạo trên cơ sở cá nhân hoặc theo chức năng công việc của họ hoặc vai trị trong
cơ cấu tổ chức của cơng ty.
Trong khi đó, OES (2020) lại có cái nhìn chi tiết hơn khi nêu ra cụ thể từng đối tượng tham
gia vào hệ sinh thái LMS, bao gồm 7 đối tượng sau:
Người học: Học E-learning được định ra sẵn; học E-learning dạng lớp học trực tuyến; thi,
luyện tập; tra cứu thơng tin, lộ trình đào tạo; trả lời khảo sát, đánh giá khóa học; trao đổi,

liên lạc,…
Quản lý: Quản lý và điều phối cả hệ thống LMS.
Người phê duyệt : Phê duyệt yêu cầu đào tạo dựa trên quy trình phê duyệt được thiết lập
trong hệ thống.
Giảng viên: Cập nhật nội dung giảng dạy; Thiết lập bài thi, luyện tập; Chấm điểm, đánh
giá học viên; Thông báo, trao đổi, liên lạc.
Quản trị hệ thống: Quản trị, cấu hình hệ thống và quản lý người dùng, phân quyền.

050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

3

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
Quản trị đào tạo: Quản lý học liệu, ngân hàng câu hỏi; Tổ chức, giám sát các khóa học; Tổ
chức thi, luyện tập; Tiến hành khảo sát; Đánh giá học viên; Thông báo, trao đổi, liên lạc;
Báo cáo kết quả.
Nhà sản xuất nội dung: Tạo nội dung tr ực tuyến và tải nội dung đó vào hệ thống để người
học sử dụng.
Thơng thường, mỗi người dùng sẽ có trách nhiệm phụ trách một hay nhiều mơ-đun trong
hệ thống LMS.

Hình 2.2. Cấu trúc của một hệ thống LMS điển hình.
(Nguồn: OES (2020))
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10


0

4

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
2.5. Một số tính năng phổ biến trong Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS):
Kate Brush (2019) và Capapham (n.d.) cho rằng LMS có những tính năng phổ biến sau:
Thiết kế đáp ứng - Người dùng có thể truy cập LMS từ bất kỳ loại thiết bị nào họ chọn, cho
dù đó là máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thơng minh.
LMS sẽ tự động hiển thị phiên bản phù hợp nhất cho thiết bị đã chọn của người dùng.
Ngoài ra, LMS cũng nên cho phép người dùng tải xuống nội dung để có thể truy cập được
khi ngoại tuyến.
Khả năng truy cập - Làm cho việc học trực tuyến có thể truy cập được không chỉ là tuân
theo các nguyên tắc trợ năng nội dung web (WCAG) 2.1. Đó là về việc phát triển nội dung
học tập nhằm tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho tất cả mọi người, đặc biệt là vào thời
điểm mà rất nhiều người trong chúng ta dựa vào học trực tuyến.
Khả năng bảo mật - Với yếu tố bảo mật được hoàn thiện chất lượng, LMS đã giúp việc bảo
vệ thông tin cá nhân liên quan tới từng chủ thể, những số liệu liên quan tới tài chính của
phần mềm cũng được bảo vệ tốt, đảm bảo an toàn và giúp giảm thiểu những sự cố, trục
trặc khơng mong muốn có khả năng xảy ra..
Giao diện thân thiện với người dùng - Giao diện người dùng (User Interface - UI) sẽ cho
phép người học dễ dàng điều hướ ng nền t ảng LMS. Giao diện người dùng cũng phải phù
hợp với khả năng và mục tiêu của cả người dùng và tổ chức. Giao diện ngườ i dùng khơng
trực quan có nguy cơ gây nhầm lẫn hoặc mất tập trung cho người dùng và sẽ làm cho LMS
khơng hiệu quả.
Báo cáo và phân tích - Điều này bao gồm các công cụ đánh giá E-learning. Người hướng
dẫn và quản trị viên có thể xem và theo dõi các sáng kiến đào tạo trực tuyến của họ để xác

định xem chúng có hiệu quả hay cần điều chỉnh. Điều này có thể được áp dụng cho các
nhóm người học và cá nhân.
Quản lý khóa học và danh mục - LMS lưu giữ tất cả các khóa học E-learning và nội dung
khóa học liên quan. Quản tr ị viên và người hướng dẫn có thể tạo và quản lý các danh mục
và khóa học này để mang lại trải nghiệm học t ập có mục tiêu hơn.
Khả năng tương tác và tích hợp nội dung - Nội dung được tạo và lưu trữ trong LMS được
đóng gói theo các tiêu chuẩn có thể tương tác, bao gồm SCORM và xAPI .
Dịch vụ hỗ trợ - Các nhà cung cấp LMS khác nhau cung cấp các mức hỗ trợ khác nhau.
Nhiều người cung cấp các bảng thảo luận trực tuyến, nơi người dùng có thể kết nối và giúp

050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

5

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
đỡ lẫn nhau. Các dịch vụ hỗ trợ bổ sung, chẳng hạn như số dịch vụ miễn phí chun dụng,
có sẵn với một khoản phụ phí.
Tính năng thi, kiểm tra trực tuyến - Học viên khi tham gia một khóa học, thơng qua chức
năng thi, kiểm tra trực tuyến của LMS có thể tiến hành việc làm bài kiểm tra để đánh giá
năng lực học tập, đánh giá về xếp loại một cách chi tiết, cụ thể và chuẩn xác. Sau khi hồn
thành khóa học thì đây là bước quan trọng cần tiến hành bởi nó giúp phần nào xác định
được hiệu quả của công tác đào tạo.
Hỗ trợ chứng nhận và tuân thủ - Tính năng này rất cần thiết cho các hệ thống được sử dụng
để đào tạo và cấp chứng chỉ tuân thủ trực tuyến. Người hướng dẫn và quản trị viên có thể
đánh giá các kỹ năng của một cá nhân và xác định bất kỳ khoảng trống nào trong hiệu suất

của họ. Tính năng này cũng sẽ giúp chúng ta có thể sử dụng các bản ghi LMS trong q
trình đánh giá.
Tính năng tạo lịch - Mọi thơng tin từ lịch học, thời hạn của khóa học, hay lịch thi, lịch đóng
học phí,… và mọi mốc thời gian đều được thông tin chi tiết, thể hiện một cách rõ ràng, cụ
thể. Lúc đó mọi chủ thể tham gia và liên quan tới khóa học đều có thể cập nhật tin tức
nhanh chóng, hiệu quả theo nhu cầu và địi hỏi thực tế của chính mình.
Khả năng học tập xã hội - Nhiều LMS đã bắt đầu bao gồm các công cụ truyền thông xã
hội trong nền tảng của họ. Điều này cho phép người dùng tương tác với đồng nghiệp của
họ, cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm học tập của họ.
Tính năng đa chủ thể - Hỗ trợ cung cấp lớp học, hay chương trình đào tạo trực tuyến với
nhiều học viên, giáo viên tham gia để việc học tập diễn ra thuận lợi, có được kết quả cao
nhất. Tính năng đa chủ thể của LMS là yêu cầu bắt buộc giúp việc đào tạo được nhiều
người cùng lúc. Lúc đó tổ chức có thể dễ dàng đạt được kết quả đào tạo lý tưởng như mình
mong muốn.
Quản lý khóa học và danh mục - Hệ thống quản lý học tập là hệ thống trung tâm chứa tất
cả các khóa học E-learning và nội dung khóa học. Tại đây, quản trị viên có thể dễ dàng tạo
và quản lý các khóa học cũng như danh mục khóa học để cung cấp cho việc học tập có mục
tiêu hơn.
Trị chơi hóa - Một số LMS bao gồm cơ chế trị chơi hoặc các tính năng trị chơi tích hợp
sẵn cho phép người hướng dẫn và quản trị viên tạo các khóa học với động lực và sự tham
gia bổ sung. Điều này có thể giúp những sinh viên cần thêm động lực để hồn thành khóa
học, có thể dưới dạng bảng thành tích, điểm và huy hiệu.
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

6

0



Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
Tự động hóa - Hệ thống quản lý học tập nên cho phép quản trị viên tự động hóa các nhiệm
vụ lặp đi lặp l ại. Ví dụ bao gồm phân nhóm người dùng, dân số người dùng mới, hủy kích
hoạt người dùng và đăng ký nhóm.
Tồn cầu hóa - Cơng việc kinh doanh cũng như việc học không dừng lại khi bạn rời quê
hương, chúng cần được diễn ra và có thể truy cập được ở mọi nơi, cho tất cả người học. Đây
là lý do tại sao điều quan trọng là phải có một LMS được trang bị bản địa hóa ngơn ngữ
rộng, quản lý miền và các cổng thanh tốn tồn cầu cho thương mại điện tử.
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Cuối cùng, trí tuệ nhân tạo có thể giúp một LMS tạo ra trải nghiệm
học tập được cá nhân hóa cho người dùng, bằng cách cung cấp các định dạng khóa học phù
hợp với nhu cầu của họ và bằng cách đề xuất các chủ đề mà người dùng có thể thấy thú vị
dựa trên các khóa học.
2.6. Xây dựng E-learning đối với hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS):

Hình 2.3. Hình thức Học tập điện tử (E-learning).
(Nguồn: Khang Truong Thinh Logo)
Để hệ thống quản lý học tập LMS có thể ứng dụng hiệu quả, mang t ới kết quả tích cực
thì xây dựng bài giảng E-learning là điều quan trọng cần được chú ý. Nội dung bài giảng
E-learning đóng vai trị rất quan trọng, tiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo cho
mỗi doanh nghiệp. Một dự án E- learning thành công cần đảm bảo: cung cấp hệ thống công
nghệ quản lý học tập một cách thân thiện, dễ dàng sử dụng nhưng mạnh mẽ; cung cấp nội
dung bài giảng chất lượng, phù hợp và cuốn hút mang tới sự hấp dẫn cao và giá trị lớn cho
người học; có đầy đủ cách thức truyền thơng, marketing thích hợp để việc gắn kết và sáng
tạo được tiến hành tốt nhất. (Mona Media, n.d.)
2.7. Các giải pháp E-Learning dẫn đầu xu hướng và cách chúng tác động đến hệ người
dùng trong LMS:
OES đưa ra 4 xu hướ ng E-learning và cách chúng tác động đến hệ người dùng trong LMS:
 Giải pháp E-learning Gamification: Áp dụng cơ chế trò chơi và những thủ thuật trong
thiết kế trò chơi để thúc đẩy người học đạt được mục tiêu của họ. Gamification đã được

chứng minh làm tăng tốc độ học tập và lưu giữ kiến thức.
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

7

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)

Hình 2.4. Giải pháp E-Learning Gamification.
(Nguồn: UNICA)
Cách Gamification tác động đến hệ người dùng trong hệ sinh thái LMS:
Đối với học viên: Gamification tạo ra một sân chơi cạnh tranh lành mạnh cho người học,
tạo động lực thúc đẩy người học. Người học sẽ muốn giành được chiến thắng để đạt vị trí
cao trong bảng xếp hạng, hay thăng cấp, nhận huy hiệu.
Đối với giảng viên: Ngoài việc lên lịch, phân phối và quản lý đội hình, họ cũng sẽ góp phần
vào việc đưa các yếu tố gamification vào chương trình đào tạo.
Đối với nhà sản xuất nội dung: Thiết kế bài giảng E-learning theo định dạng gamification
và đưa vào nội dung chương trình đào tạo.
Cịn đối với bộ phận quản trị đào tạo: Họ sẽ kiểm duyệt nội dung để đảm bảo rằng khơng
có yếu tố trị chơi nào vi phạm các tiêu chuẩn của tổ chức, hoặc loại bỏ những yếu tố có
chứa nội dung nhạy cảm, khơng phù hợp.
 Giải pháp E-learning Mobile learning: M-learning (Mobile learning) là phương thức
học tập trực tuyến trên thiết bị di động thông qua các ứng dụng. Dự đoán với xu hướng sử
dụng thiết bị điện tử nhiều như hiện nay, M-learning sẽ sớm trở thành phương tiện chính
để cung cấp tài liệu học tập. Nó giúp hỗ trợ cho việc đào tạo mọi lúc, mọi nơi chỉ thơng
qua thiết bị di động.


Hình 2.5. Mơ hình Học tập di động (M-learning).
(Nguồn: CLS)
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

8

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
Cách M-learning tác động đến hệ người dùng trong hệ sinh thái LMS:
Đối với người học: Hiện nay, hầu hết mọi người đều có ít nhất một chiếc điện thoại thơng
minh bên mình.Với M-learning, họ có thể hồn thành bài kiểm tra, đọc tài liệu, tham dự
cuộc họp trực tuyến và làm mọi thứ thông qua điện thoại di động. Các số liệu thống kê cho
thấy học tập trên thiết bị di động sẽ tăng tỷ lệ học tập nhiều hơn so với học tập truyền thống.
Đối với người phê duyệt: Họ sẽ xem xét, phát triển và phê duyệt nội dung dựa trên thiết bị
di động và cũng sẽ theo dõi các số liệu thống kê, tỷ lệ hoàn thành kiểm tra và mức độ sử
dụng nội dung của người học.
Đối với nhà sản xuất nội dung: Áp dụng các phương pháp khác nhau để phát triển nội dung
phù hợp cho việc học tập M-learning. Ví dụ, các bài kiểm tra cần được thiết kế thân thiện
với thiết bị di động để người học có thể xem, điền và hồn thành bài dễ dàng.
Còn đối với bộ phận quản trị đào tạo: Bộ phận này thường sẽ kiểm duyệt nội dung để đảm
bảo rằng khơng có yếu tố M-learning nào vi phạm các tiêu chuẩn của tổ chức, hoặc loại bỏ
những yếu tố không phù hợp.
 Học tập tự chủ và học tập xã hội (Self-directed and social learning): Với giải pháp
khuyến khích học tập tự chủ và học tập xã hội, người học khơng cịn học một cách bị động
mà đang dần chủ động hơn trong việc học, tạo điều kiện thúc đẩy học tập t ự chủ hay tự

nghiên cứu; cịn học tập xã hội giúp người học có cơ hội kết nối, chia sẻ thông tin với nhau
tốt hơn.

Hình 2.6. Giải pháp Học tập tự chủ và học tập xã hội.
(Nguồn: OES (2020))
Cách Học tập tự chủ và học tập xã hội tác động đến người dùng trong hệ sinh thái LMS:
Đối với người học: Khi doanh nghiệp áp dụng học tập xã hội làm giải pháp E-learning,
người học sẽ được tạo cơ hội chia s ẻ kiến thức, các cuộc thảo luận về một chủ đề nào đó
với bạn bè trên mạng xã hội. Những cuộc trị chuyện xã hội sẽ làm người học hiểu kiến
thức sâu sắc hơn.
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

9

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
Đối với giảng viên: Họ sẽ phụ trách trả lời các câu hỏi của người học, và trong một số
trường hợp, kiểm duyệt nội dung được đăng bởi người học. Ngoài ra, họ sẽ bắt đầu các chủ
đề hoặc các cuộc thảo luận và chính họ cũng có thể chia sẻ thơng tin chính cho người học
trực tuyến.
Về phía nhà sản xuất nội dung: Người học sẽ trở thành nhà sản xuất nội dung và có thể
điều chỉnh nội dung theo sở thích và quan điểm của họ.
Cịn với bộ phận quản trị đào tạo: Họ sẽ kiểm duyệt nội dung để đảm bảo rằng khơng có
bất kì yếu tố nào vi phạm các tiêu chuẩn của tổ chức, hoặc loại bỏ những yếu tố có chứa
nội dung nhạy cảm, khơng phù hợp. Họ cũng sẽ đóng vai trị quản trị viên kiểm duyệt blog
(blog là nhật ký trực tuyến dướ i dạng website).

 Giải pháp E-learning Học tập tăng cường (Augmented Learning): Công nghệ thực tế
ảo (VR – Virtual Reality) là một loại công nghệ đưa người dùng đến một thế giới ảo hồn
tồn thơng qua một chiếc kính thực tế ảo. Ở một cấp độ cao hơn, khi mà thế giới thực đượ c
kết hợp với thơng tin ảo, hình thức này đượ c nâng cấp thành công nghệ thực tế ảo tăng
cường (AR – Augmented Reality). VR/AR được dự đoán là sẽ lọt top 4 xu hướ ng ELearning hot nhất năm.

Hình 2.7. Giải pháp E-Learning Học tập tăng cường (Augmented Learning).
(Nguồn: OES (2020))
Cách VR/AR tác động đến hệ người dùng trong hệ sinh thái LMS:
Với người học: Định dạng học tập này là minh chứng cho việc “practice makes perfect”
(luyện t ập tạo nên sự hoàn hảo). VR/AR giúp tạo ra những trải nghiệm mơ phỏng tình
huống thực tế, ví dụ, một nhân viên cứu hỏa có thể xơng vào một tịa nhà đang cháy “ảo”
để thực hành chữa cháy.
Với giảng viên: Ở trong không gian của công nghệ thực tế ảo và công nghệ tăng cường,
giảng viên sẽ trưng bày các đồ dùng, dụng cụ cần thiết để đào tạo người học.
Đối với nhà sản xuất nội dung: Áp dụng các phương pháp khác nhau để phát triển nội dung
nhằm tạo môi trường tăng cường cho người học và giảng viên. Cơng nghệ này vẫn cịn
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

10

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
trong giai đoạn đầu và cần nghiên cứu thêm. Hơn nữa, chi phí cho giải pháp E-learning này
khơng hề nhỏ.
Cịn với bộ phận quản trị đào tạo: Họ sẽ kiểm duyệt nội dung để đảm bảo rằng khơng có

bất kì yếu tố nào vi phạm các tiêu chuẩn của tổ chức, loại bỏ những yếu tố không phù hợp.
2.8. Những ưu điểm và hạn chế của Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS):
 Ưu điểm:
Đối với người học (sinh viên, nhân viên,…)
Chủ động học tập mọi lc mọi nơi: Một điểm mạnh của học trực tuyến qua phần mềm LMS
chính là sự chủ động về mặt thời gian, không gian. Chỉ cần có thiết bị kết nối mạng như
máy tính, laptop, điện thoại, máy tính bảng,… là có thể ngay lập tức tham gia vào buổi học.
Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí: Thời gian, chi phí dành cho việc di chuyển tới địa chỉ
học tập trực tiếp được loại bỏ. Khơng chỉ vậy, các khóa học trực tuyến ln được cung cấp
với học phí rẻ hơn đáng kể, giúp giảm thiểu nhiều khoản chi phí so với học tập trực tiếp.
Mơi trường học tập năng động: Chương trình học tập online luôn tạo ra môi trường học
tập chủ động, năng động hơn, khơng cịn cảm giác gị bó hay ngại ngần gì, việc trao đổi
trực tiếp với giáo viên, hay với các học viên cùng tham gia khóa học,… đều có thể thực
hiện tiện lợi và dễ dàng, từ đó giúp cho kết quả học tập được cải thiện rõ ràng.
Hỗ trợ cập nhật nhanh chóng, linh hoạt: Nhờ vào hỗ trợ của phần mềm, khả năng kết nối
khơng giới hạn qua Internet thì việc cập nhật mọi thơng tin, cung cấp tài liệu được thực
hiện nhanh chóng, các thông báo cũng kịp thời được đưa tới tay người học sớm nhất để
mỗi người có được sự chủ động tới mức tối đa. Nó đảm bảo hỗ trợ cho hoạt động đào tạo
ở từng đơn vị, hay trung tâm, cơ sở giáo dục,… nâng cao được giá trị và lợi ích.
Đối với đội ngũ quản lý, cán bộ giảng dạy
Hỗ trợ theo dõi mọi hoạt động của học viên lẫn giảng viên: Mọi hoạt động được ghi l ại,
lưu trữ đầy đủ và chi tiết. Nó đảm bảo giúp quá trình giám sát, đánh giá về mọi hoạt động
học tập và giảng dạy của cả người học lẫn người dạy, từ đó giúp cải thiện và nâng cao hiệu
quả đào tạo.
Giảm chi phí cơ hội của đội ngũ đào tạo: Nếu doanh nghiệp có nguồn ngân sách lớn thì có
thể trích khoản ngân sách này để th các cá nhân, tổ chức có chun mơn về đào tạo.
Nhưng nếu tiêu chí đặt ra là sử dụng nguồn giảng viên nội bộ, việc đào tạo lặp đi lặp lại
trong một thời gian dài s ẽ khiến doanh nghiệp phải đánh đổi nhiều giá trị không lường
được trước chẳng hạn như một quản lý có thể vẽ ra được kế hoạch hoạt động chi tiết bằng
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10


0

11

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
thời gian tiêu tốn cho việc đào tạo nhân sự hay một vị giám đốc có thể lỡ việc ký kết một
hợp đồng trị giá lớn trong khoảng thời gian người này đi đào tạo. Vậy nên, khi sử dụng hệ
thống LMS cùng các bài giảng E-learning, việc đào tạo diễn ra nhịp nhàng, khơng cần thiết
phải có giảng viên trực tiếp đứng lớp, tối ưu chi phí cơ hội mà đội ngũ này có thể bỏ lỡ.
Giảm chi phí vận hành đào tạo: Sử dụng một hệ thống LMS vào quản lý đào tạo, doanh
nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí như: thuê chuyên gia, thuê địa điểm giảng dạy, ăn
ở, di chuyển của giảng viên và học viên, in ấn tài liệu, học liệu… Các bộ phận phụ trách
đào tạo sẽ cắt giảm được nhiều cơng việc mang tính chất thủ công, chỉ cần tập trung vào
những công việc mang lại giá trị cao như: chuẩn bị bài giảng, ngân hàng câu hỏi…
Dễ dàng điều chỉnh, cập nhật nội dung đào tạo: Khi nội dung đào tạo cần được cập nhật
theo năm hoặc quý, thay vì phải viết lại từ đầu, giảng viên chỉ cần cập nhật lại những nội
dung cần bổ sung. Thời gian cập nhật tới nhân viên cũng được rút ngắn. Chỉ một click
chuột đăng tải lên hệ thống LMS, nhân viên của bạn sẽ nhận được ngay thông báo vào học
nội dung mới điều chỉnh.
(Veadmin, 2020; Hồi Phương, 2021)
 Hạn chế:
Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà LMS mang l ại thì vẫn tồn tại một số hạn chế nhất
định. Mona Media (n.d.) cho rằng các hạn chế của LMS còn tồn đọng được thể hiện thơng
qua 3 phương diện chính, gồm:
Hạn chế trên phương diện người học
Muốn tham gia học tập theo hình thức trực tuyến địi hỏi người học có khả năng làm việc

một cách độc lập, phải là người có ý thức tự giác cao độ, có khả năng hợp tác và chia sẻ
với giáo viên, hay với các học viên khác qua mạng Internet mới có được kết quả học tập
tốt. Đây là hạn chế không nhỏ, đôi khi cản trở quá trình học tập và tham gia vào các khóa
đào tạo để hồn thiện năng lực bản thân. Ngồi ra, vì là học trực tuyến nên tính chính thống
và độ tin cậy của bài tập mà ngườ i học nộp cũng là một vấn đề lớn vì khơng thể giám sát
được hết bài làm đó do ai làm. Khi học online thì người học sẽ khó tiếp thu bài học hơn so
với học trực tiếp trên lớp vì cách mà giảng viên truyền tải trên lớp cặn kẽ, dễ tiếp thu hơn.
Hạn chế trong khía cạnh nội dung học tập
Trong nhiều trường hợp nội dung học tập được đưa ra quá trừu tượng, quá phức tạp khiến
học viên không thể tiếp thu và nắm bắt một cách chi tiết được. Đặc biệt, với những nội
dung liên quan tới thí nghiệm, hay thực hành khơng được thực hiện thì học t ập có kết quả
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

12

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
cao trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, với hệ thống E-learning hồn tồn khơng thay thế
được những hoạt động liên quan tới rèn luyện, hay hình thành kỹ năng. Đối với những kỹ
năng thao tác và vận động thì việc học tập tr ực tuyến sẽ khơng có hiệu quả cao. Thế nên,
những sự đánh giá được thực hiện trên máy tính thường có xu hướng chỉ dựa trên kiến thức
và lý thuyết, khơng có tính thực hành cao.
Những hạn chế về công nghệ
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin như mạng Internet, thiết bị kết nối, đườ ng truyền,…
không được đảm bảo gây ra những ảnh hưởng nhất định tới chất lượng, tới tiến độ học tập
của học viên cũng như quá trình giảng dạy, quản lý của đội ngũ đào tạo. Bên cạnh đó, vì

có liên quan tới cơng nghệ nên khó tránh khỏi việc bị hacker, virus xâm nhập vào hệ thống
đánh cắp thông tin, dữ liệu cũng như làm tê liệt toàn bộ hệ thống, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến việc quản lý và vận hành của tổ chức.
2.9. Liên hệ thực tiễn Việt Nam (BUH – Learning Management System):
Có thể thấy hiện nay, hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) đang thu hút sự quan tâm
của hầu hết các quốc gia trên thế giới và trong đó có cả Việt Nam. Tại Việt Nam, hiện nay
trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, thì hầu hết các trường học, doanh nghiệp, các tổ
chức vừa và nhỏ khác bắt đầu tiếp cận và áp dụng LMS trong hệ thống quản lý đào tạo của
mình và trong đó có thể kể đến là việc áp dụng hiệu quả Hệ thống học tập trực tuyến của
trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (LMS – BUH).

Hình 2.8. Trang chủ Hệ thống học tập trực tuyến
của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM (LMS – BUH).
(Nguồn: LMS - BUH)
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

13

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
LMS – BUH (Learning Management System – BUH) là Hệ thống học tập trực tuyến
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Hệ thống hỗ trợ đào tạo trực tuyến E-learning của
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM được ra đờ i nhằm mục đích đổi mới phương pháp
giảng dạy và học tập, phát huy tính tự học của sinh viên với phương châm “Lấy người học
làm trung tâm”. Với mỗi lớp học phần sẽ có một khóa học trên hệ thống học trực tuyến để
sinh viên và giảng viên trao đổi, thực hiện kiểm tra thông qua hệ thống LMS – BUH này.

Địa chỉ truy cập trang web LMS – BUH là .
Một số thành phần nổi bật của hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS – BUH:
E-learning – Lớp học trực tuyến: Nơi mà giảng viên có thể đưa lên tất cả nội dung bài
giảng như bài giảng dạng clip, bài tập,… Học viên có thể xem các nội dung trực tuyến, có
thể thảo luận, làm kiểm tra, bình luận,… trên hệ thống. Phục vụ cho nhu cầu theo dõi và
đánh giá tiến độ của học viên.
Dashboard – Bảng quản lý: Giúp theo dõi và kiểm sốt được tồn bộ tình hình học tập của
từng học viên trên từng mơn học. Nó cũng được cá thể hóa cho các nhóm đối tượng khác
nhau: học viên, giảng viên,… đều có dashboard riêng của mình.
Online Chat Session – Phiên họp trực tuyến (phịng họp trực tuyến): Là nơi chat trực tiếp
giữa giảng viên và sinh viên, nơi giảng viên sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của sinh viên.
Calendar – Lịch: Hệ thống tự động thiết lập lịch cho các chương trình học tập trực tuyến
như lịch học, lịch thi, thời hạn nộp bài tập,…
Couse Forum – Diễn đàn khóa học: Là nơi các thành viên trong khóa học trao đổi các vấn
đề liên quan đến khóa học, ở đây giảng viên có thể đăng các thơng báo và tham gia thảo
luận hoặc giải đáp các thắc mắc của sinh viên cho các vấn đề liên quan đến khóa học.
Nhìn chung, Hệ thống học tập trực tuyến LMS – BUH quả thực đã mang lại những hiệu
quả tuyệt vời cho quá trình quản lý đào tạo trực tuyến của trường cũng như tạo điều kiện
cho các học viên lẫn giảng viên có cơ hội được tiếp cận với hình thức giáo dục trực tuyến
E-learning thay cho cách giáo dục truyền thống, r ập khuôn như trước kia.
Nhưng bên cạnh những ưu điểm đó thì hệ thống này cũng khó tránh khỏi những hạn chế,
bất cập còn tồn đọng. Là một sinh viên của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, đã có một
thời gian tương đối dài sử dụng LMS, em thấy lỗi thường gặp nhất của LMS – BUH là hay
xảy ra hiện tượng không thể truy cập vào hệ thống, khiến việc học tập, tham khảo tài liệu,…
của sinh viên như chúng em hoặc đăng tài liệu, mở bài kiểm tra trực tuyến,… của giảng
viên gặp khơng ít khó khăn. Nhưng đội ngũ chuyên viên kỹ thuật của trường luôn cố gắng
khắc phục tình trạng này trong thời gian sớm nhất, giúp quá trình học tập và quản lý trên
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0


14

0


Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS)
LMS của sinh viên cũng như giảng viên lại tiếp tục diễn ra suôn s ẻ.
2.10. Đề xuất giải pháp
Đối với chúng ta, việc cần làm là tìm hiểu kỹ, nắm bắt những hạn chế để chủ động có
những giải pháp xử lý kịp thời, thì qua đó hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS mới
có thể phát huy được t ối đa những giá trị và lợi ích của nó.
Với một số hạn chế về phương diện người học như chưa quen với cách học online hay thấy
khó hợp tác, khó chia sẻ với giáo viên, với các học viên khác qua mạng Internet thì giải
pháp hữu hiệu nhất là người học cần phải trang bị cho mình ý thức tự học, chủ động lập kế
hoạch học tập chi tiết khi học trực tuyến và nỗ lực hết mình để thực hiện tốt kế hoạch đã
đề ra. Ngoài ra học viên cịn phải nhìn nhận khách quan rằng đây là cơ hội tuyệt vời để có
thể được tiếp cận với một hình thức học tập mới (E-learning) nên cần chủ động tìm hiểu
về cách sử dụng hệ thống thì sẽ mau chóng nắm bắt đượ c cách học trên hệ thống này.
Với một số hạn chế về nội dung học tập nhàm chán, đặt nặng lý thuyết, quá tr ừu tượng,
khó nắm bắt thì có một giải pháp được đề xuất là các cán bộ giảng dạy sẽ lồng ghép những
yếu tố trị chơi vào bài học của mình, mở các cuộc thi đua trong suốt bài học của mình sẽ
giúp cho người học hào hứng hơn, nội dung học cũng trở nên thú vị, lơi cuốn hơn.
Cịn với những hạn chế về cơng nghệ thì các tổ chức nên đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin chất lượng hơn và cũng thường xuyên kiểm tra, nâng cấp hệ thống. Ngoài ra, các
tổ chức nên đầu tư đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm nhằm đảm bảo quá trình vận hành hệ
thống diễn ra thuận lợi và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh về lỗi đường truyền,
khắc phục các lỗi trong hệ thống, điều này là vô cùng cần thiết.
3. KẾT LUẬN
Những năm gần đây, việc tận dụng môi trường Internet và xu hướng phát triển các phần

mềm đã góp phần xây dựng nên các ứng dụng có khả năng chia sẻ cao, vận hành khơng
phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như hệ điều hành, t ạo điều kiện cho mọi người có thể trao
đổi, tìm kiếm thơng tin, học tập một cách dễ dàng, thuận lợi và điển hình là sự ra đời của
mơ hình đào tạo trực tuyến (E-Learning). Nhìn chung, với sự phổ biến của hình thức Elearning thì việc áp dụng hệ thống LMS quả thực rất cần thiết và mang lại những hiệu quả
khơng ngờ vì nó vừa giúp các tổ chức quản lý quá trình đào tạo trực tuyến của mình một
cách hiệu quả, nhanh chóng, vừa giúp cải thiện các phương pháp giáo dục truyền thống,
đồng thời tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các tổ chức và người dùng của họ. Từ những
lợi ích tuyệt vời đó, ta có thể hiểu đượ c vì sao hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến LMS
dần trở thành “xu hướng tất yếu” của quản lý giáo dục trên toàn cầu.
050607190025 – Mai Thị Kim Anh – L10

0

15

0


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Capapham (n.d.). LMS (Learning Management System) là gì?. Truy cập t ừ
/>Hồi Phương (2021). LMS là gì? Tại sao LMS lại cần thiết cho giáo dục?. Truy cập từ
la-gi/
Mona Media (n.d.). LMS là gì? Tìm hiểu về vai trò và chức năng của LMS trong E-learning.
Truy cập từ />Nettop (2019). LMS là gì?. Truy cập từ />OES (2020). Giải pháp E-learning: Các xu hướng LMS và tác động của chng đến hệ
người dùng. Truy cập từ vatac-dong-cua-chung-den-he-nguoi-dung/
Veadmin (2020). Hệ thống LMS mang lại lợi ích gì cho những người tham gia đào tạo?.
Truy cập từ />TIẾNG ANH
C.Laudon, K., & P.Laudon, J. (2015). Management Information Systems: Man-aging the
Digital Firm (14th ed.). Chapter 11. Pearson.

Kate

Brush

(2019).

Learning

Management

System

(LMS).

Retrieved

from

/>pi29USo6EIasXoW9CXU
Reanna Mardinger (2021). What is an LMS? How to choose the right Learning
Management

System.

Retrieved

from

/>
network/blog/what-is-learning-management-system/


16

0

0



×