Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.2 KB, 5 trang )
Con nhộng - Vị thuốc
quý
Trong thiên nhiên, một số loại côn trùng dưới dạng nhộng trước khi
biến thái thành cá thể trưởng thành đã được sử dụng làm thuốc phổ
biến trong kho tàng y học dân gian.
- Nhộng ong: có hai loại được sử dụng là nhộng ong nuôi (ong mật) và
nhộng ong vò vẽ. Nhộng ong nuôi có vị hơi ngọt, lạnh, không độc, có tác
dụng sát khuẩn, chống tổn thương suy yếu nội tạng, ích khí, chống lão suy,
làm nhan sắc tươi nhuận, da dẻ mịn màng. Nhộng ong nuôi dưới dạng sống
hoặc tẩm bột và bơ rồi chiên vàng để làm thuốc bồi dưỡng, nâng cao thể lực.
Nhộng ong nuôi 3 - 5 con, nghiền nát với ít đường trắng, ăn chữa xuất huyết;
nếu phối hợp với tầng sáp 10g, sắc uống chữa ho gà. Nhộng ong vò vẽ: có
thân mềm, màu trắng ngà, chứa nhiều acid amin, chất béo, vitamin, đường
và muối khoáng. Dược liệu có vị ngọt, mặn, tính mát, có độc, tác dụng giảm
đau, chống nôn, tăng lực, bền cơ. Nhộng ong vò vẽ 3 - 5g sắc với 200ml
nước còn 50ml, uống trong ngày chữa ngực bụng đau, nôn khan. Có thể sao
vàng, tán bột, trộn với mật uống.
- Nhộng tằm: thu hoạch ở những kén đã chín vàng, thường dùng tươi, có thể
phơi hay sấy khô. Nhộng tằm chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, các vitamin và
cung cấp 114 calo. Bột nhộng tằm có hàm lượng cao protid, 17 acid amin…
1kg nhộng tằm tươi có lượng protein tương đương với 0,35kg thịt lợn; 2,8
kg trứng gà.
Nhộng tằm
Nhộng tằm có tên thuốc là tàm dũng, có vị mặn, ngọt, bùi béo, tính bình,
không độc, có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, mạnh gân xương. Nhộng tằm