Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

TIỂU LUẬN NHÓM môn đạo đức KINH DOANH đề tài NGHIÊN cứu các yếu tố đạo đức TRONG văn hóa DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.99 KB, 49 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM

TIỂU LUẬN NHĨM
MƠN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP

GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
NHÓM 3
THÀNH VIÊN:
1.
Lê Việt Anh _ 19477371
2.
Lê Thị Thanh Hà _18048781 (nhóm trưởng)
3.
Nguyễn Thị Xuân Huệ_19504611
4.
Quách Đại Hưng _ 19431351
5.
Nguyễn Minh Hiếu _19444211
6.
Nguyễn Thị Lan _19527991
7.
Châu Minh Thắng _19472251
8.
Võ Ngọc Phong _19490511



NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 09 năm 2020.


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ
lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này, em đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của Cơ và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến Cô NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
THẢO đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học
tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy cô nên đề tài
nghiên cứu của em mới có thể hồn thiện tốt đẹp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô – người đã trực tiếp giúp đỡ, quan
tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua.
Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng. Bước đầu
đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên khơng tránh khỏi những
thiếu sót , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Cô để kiến
thức của em trong lĩnh vực này được hồn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ
sung, nâng cao ý thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP

TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO

Sau khi xác định được các yêu cầu của bài báo cáo, nhóm phân chia việc
thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự
thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng cơng việc. Tức là phải
xác định các bước thực hiện tiểu luận.
Phần này trình bày các bước chính để thực hiện bao gồm các bước:
✧ Xác định đề tài nghiên cứu.
✧ Tập hợp thông tin.
✧ Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu.
✧ Hoàn thiện tiểu luận.

Về phương pháp làm bài nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu thực
nghiệm:
❖ Khảo sát bằng phiếu điện tử và phiếu hỏi 350 sinh viên trường Đại học
Cơng Nghiệp TP.HCM.
❖ Phân tích và thống kê số liệu dựa trên số phiếu thu được.
❖ Thiết kế đồ thị tương ứng.


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài: “nghiên cứu các yếu tố đạo đức trong văn hóa
doanh nghiệp” là một cơng trình nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giảng viên
hướng dẫn:Ths NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO .
Ngồi ra khơng có bất cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung báo
cáo là sản phẩm mà nhóm em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập.
Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hồn tồn trung thực, nhóm

em xin chịu hồn tồn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu
như có vấn đề xảy ra.

TP.HCM, ngày 10 tháng 09 năm 2020.
(Kí tên)

Lê Thị Thanh Hà


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

1

TÓM TẮT BÀI BÁO CÁO

2

LỜI CAM ĐOAN

3

VIẾT TẮT

6

PHIẾU KHẢO SÁT


7

ĐỒ THỊ

10

NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI BÁO CÁO

12

Phần 1

14

CƠ SỞ LÝ LUẬN

14

1.1. Khái niệm đạo đức:

14

1.2. Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:
15
1.3. Phân biệt giữa đạo đức KD và trách nhiệm xã hội

17

1.4. Đạo đức kinh doanh và đối thủ cạnh tranh:


18

1.5. Đạo đức kinh doanh và lợi nhuận:

19

1.6. Xây dựng đạo đức kinh doanh:

20

1.7. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp: 22
Phần 2

29

BÀI HỌC THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY

29

1. Khái quát thực trạng chung của đạo đức kinh doanh của
các doanh nghiệp hiện nay:

29

2. Nhận thức chung của người việt về đạo đức kinh doanh: 29
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội :

30



NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP

4. Vấn đề sở hữu trí tuệ ở Việt Nam:

33

5. Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động:

35

6. Nghĩa vụ và trách nhiệm về măt đạo đức của doanh nghiệp
đối với các nhà đầu tư:

38

7. Đánh giá về thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam: 39
2. BÀI HỌC THỰC TIỄN CÔNG TY VINAFOOD:
2.1. Khi đạo đức kinh doanh bị vấy bẩn:

41
41

2.2. Bài học từ việc chạy theo lợi nhuận coi thường người tiêu
dùng.

42


3. Giải pháp nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh cho
doanh nghiệp Việt Nam:

44

3.1. Về phía các doanh nghiệp kinh doanh:

44

3.2. Về phía chính phủ:

45

Phần 3

47

KIẾN NGHỊ

47


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP

VIẾT TẮT:
TÊN VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI


DDKD

Đạo đức kinh doanh

KD

Kinh doanh

TNXH

Trách nhiệm xã hội

SHTT

Sở hữu trí tuệ


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào Anh/Chị!
Hôm nay, chúng tôi làm phiếu điều tra này thu thập số liệu để hoàn thành
tiểu luận nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp. Tồn bộ
thơng tin thu được sẽ đuược bảo mật và chỉ dùng với mục đích nghiên cứu tiểu
luận này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Xin vui lịng chọn các mục có liên quan đến thơng tin bằng cách đánh dấu x
vào ô vuông của các câu sau:
PHẦN 1: THƠNG TIN CÁ NHÂN
1.Xin cho biết giới tính của anh/chị?
Nam


Nữ

2.Anh/Chị là sinh viên năm mấy ?
Năm nhất

󠆠 Năm hai

󠇠 Năm ba

󠇠 Năm tư

󠇠 Khác

3.Bạn có biết đạo đức kinh doanh là gì khơng?
󠆠Có

󠆠 Không

PHẦN 2: CÂU HỎI KHẢO SÁT
Trước khi tới phần nội dung cần khảo sát thì chúng tơi cung cấp cho
anh/chị khái niệm về đạo đức kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng
điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh
doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt
động kinh doanh.
Câu 1: Bạn có nghe mọi người nhắc đến những vấn đề liên quan đến đạo đức
kinh doanh không?



NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
󠆠 Thường xuyên
󠆠 Đôi khi
󠆠 Chưa từng nghe
Câu 2: Quan niệm về đạo đức kinh doanh?
󠆠 Đạo đức kinh doanh là tuân thủ đúng pháp luật
󠆠 Đạo đức kinh doanh là bảo vệ quyền lợi cho khách hàng
󠆠 Cả hai đáp án trên
Câu 3: Về vấn đề này được đặt ra là: “Doanh nghiệp sẽ làm gì nhận được
thơng tin là có một số hàng hóa của mình bị kẻ xấu tráo đổi với những hàng
kém chất lượng, mà bằng hình thức bên ngồi khơng có khả năng phân biệt
được, có thể gây tác hại cho người tiêu dùng?
󠆠 Thu hồi ngay tồn bộ lơ hàng đó, chấp nhận thua thiệt về kinh tế
󠆠 Thông báo tại nơi bán, và để người tiêu dùng tự quyết định
󠆠 Khơng làm gì cả, vì khơng phải lỗi tại cơng ty của mình
Câu 4: “Cho biết quan điểm của bạn, khi một công ty XK sang thị trường EU
nước tương có tỷ lệ chất 3 - MPCD nằm trong phạm vi cho phép của Luật Việt
Nam, nhưng lại vượt gấp nhiều lần tỷ lệ cho phép của EU?
󠆠 Vi phạm luật pháp
󠆠 Vi phạm đạo đức kinh doanh
󠆠 Không ai coi doanh nghiệp là không vi phạm
Câu 5: Cho biết quan điểm của bạn về việc một cơng ty nước ngồi đến lập
nhà máy ở Việt Nam để lợi dụng sự lỏng lẻo trong những quy định về mơi
trường của Việt Nam?
󠆠 Bình thường thôi, kinh doanh cần biết tận dụng cơ hội
󠆠 Không thể chấp nhận được, họ đã vi phạm đạo đức kinh doanh
Câu 6: Cho biết quan điểm của bạn về việc một cơng ty cố tình đặt tên nhãn
hiệu hàng hóa của mình gần giống với một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng ?



NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
󠆠 Vi phạm luật pháp
󠆠 Vi phạm đạo đức kinh doanh
󠆠 Khơng vi phạm gì cả vì khơng hồn tồn giống
Câu 7: Khi một dây chuyền sản xuất trong công ty bị hỏng, dẫn đến sản lượng
sản xuất bị suy giảm, nhưng nếu thơng tin này bị lộ ra ngồi, cổ phiếu của
công ty sẽ bị mất giá nghiêm trọng, thì cơng ty nên làm gì?
󠆠 Thơng báo rộng rãi cho các nhà đầu tư
󠆠 Kìm giữ thơng tin một thời gian để tìm cách sửa chữa dây chuyền sản xuất
󠆠 Không thông báo gi cả cho đến khi bắt buộc
Câu 8: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam?
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
.....................................................................................................................
Xin chân thành cảm ơn


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
ĐỒ THỊ

1.

2.

Đồ thị khảo sát ý kiến

Đồ thị khảo sát phương án xử lý hàng hóa bị lỗi



NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP

3.

Đồ thị sales

4. Đồ thị khảo sát hành vi sử dụng tên giống với các nhãn hiệu nổi tiếng


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI BÁO CÁO
Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấy
rằng trong bất kì lĩnh vực nào cũng đều có rất nhiều doanh nghiệp cùng tham
gia sản xuất kinh doanh. Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp có nguồn lực dồi
dào và phong phú, đã nổi tiếng từ lâu trên tồn cầu, trong khi đó các doanh
nghiệp của Việt Nam đa phần là tiềm lực yếu, thời gian tham gia thương trường
chưa lâu, nên để có thể cạnh tranh được với các đối thủ trên thì các doanh
nghiệp của Việt Nam phải có một đặc điểm nổi bật làm cho người tiêu dùng
luôn nhớ đến doanh nghiệp dù họ chưa có nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ
của doanh nghiệp. Khi họ có nhu cầu thì ngay lập tức họ nghĩ đến doanh
nghiệp, thì đặc điểm đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Một trong các bộ phận
cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp đó là đạo đức kinh doanh.
Để trở thành doanh nghiệp mà người dân ln nhớ đến thì đây là một bộ
phận không thể thiếu mà các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho riêng mình.
Khi nhắc đến khái niệm “đạo đức kinh doanh”, người ta thường cho rằng đó là

một yếu tố rất trừu tượng hoặc không thực tế. Trong khi đó, đạo đức kinh
doanh lại có vai trị rất lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Từ thực tế,
các nhà kinh tế đã chứng minh rằng lợi nhuận doanh nghiệp gắn liền với đạo
đức, và mức độ tăng lợi nhuận gắn với mức độ tăng đạo đức.
Vì vậy khi khơng hiểu được vai trị của đạo đức kinh doanh, khơng có ý
thức xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ rất
khó đi tới con đường thành công cao nhất. Hiểu rõ khái niệm, vai trò và cách
thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp.
Vậy các doanh nghiệp phải xây dựng đạo đức kinh doanh như thế nào? Có
phải doanh nghiệp chỉ cần làm những gì mà pháp luật xã hội khơng cấm
khơng? Và các doanh nghiệp ở Việt Nam đang xây dựng đạo đức kinh doanh
cho doanh nghiệp mình ra sao?... Để trả lời những câu hỏi đó chúng ta cùng
nhau tìm hiểu về “các yếu tố đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp hiện nay”.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Khái niệm đạo đức:
Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội lồi người,

bắt nguồn từ những niềm tin về tơn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học.
Đạo đức liên quan tới những cam kết về luân lý, trách nhiệm và công bằng
xã hội. Đạo đức trong tiếng Anh là “ethics”, từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp
ethiko và ethos, nghĩa là phong tục hoặc tập quán. Như Aristoteles đã nói, khái
niệm trên bao gồm ý tưởng cả về tính chất và cách áp dụng.

Vì vậy, đạo đức phản ánh tính cách của cá nhân và trong thời đại ngày nay
thì có thể nói lên cả tính chất của một doanh nghiệp, vì doanh nghiệp chính là
tập hợp của các cá nhân.
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự
giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của
xã hội. Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con
người, đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm
bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai
cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách
thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ
đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng.
Trong sự vận động phát triển của xã hội loài người suy cho cùng nhân tố
kinh tế là cái chủ yếu quyết định. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa cái “chủ yếu”
này thành cái “duy nhất” thì sẽ dẫn tư duy và hành động đến những lầm lạc
đáng tiếc. Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội khơng thể thiếu vai trị
của đạo đức. Và khi xã hội lồi người có giai cấp, có áp bức, có bất cơng, chiến
đấu cho cái thiện đẩy lùi cái ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở thành
chất men, thành động lực kích thích, cổ vũ nhân loại vượt lên, xốc lên. Đạo đức
đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội.


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
Đạo đức kinh doanh (Business Ethics) là một tập hợp các nguyên tắc,
chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi
của các chủ thể kinh doanh, chúng được các đối tượng hữu quan (nhà đầu tư,
khách hàng, người quản lí, người lao động, đại diện cơ quan pháp lí, cộng đồng
cơ quan pháp lí, cộng đồng dân cư, đối tác, đối thủ) sử dụng để phán xét 01
hành động cụ thể là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức. Đạo đức kinh
doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo

đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh
doanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện
trong ứng xử về đạo đức khơng hồn tồn giống các hoạt động khác: Tính thực
dụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh
nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế ... hoặc sang các
quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó lại là những thói xấu
bị xã hội phê phán. Song cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh vẫn luôn phải
chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
1.2.

Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh:

+ Tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời.
Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất qn trong nói và làm, trung
thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn
thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực
hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp
với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng không làm hàng
giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu
nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung thực ngay với bản
thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vi tư”.


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
+ Tính hợp pháp: Hoạt động kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi
công dân và an sinh xã hội. Vì vậy, mọi hoạt động KD đều phải tuân thủ pháp
luật.
+ Tính nhân bản: Hoạt động kinh doanh có mục tiêu cơ bản là tối đa hóa lợi

nhuận. Nhưng mục đích của hoạt động kinh doanh là vì con người và sự tiến bộ
xã hội. Phải cân bằng giữa LỢI NHUẬN và LỢI ÍCH XÃ HỘI.
+ Chữ Tín trong kinh doanh: Tín là đức tín hàng đầu của doanh nhân, là tôn
trọng sự thật, lẽ phải trong hành vi ứng xử, là cơ sở cho các mối quan hệ hợp
tác trong hoạt động kinh doanh.
+ Tính sáng tạo và phát triển: HĐKD diễn ra trong sự cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Để có thể tồn tại và pt nhất thiết đòi hỏi bạn phải sáng tạo (biết kết hợp
giữa tính khoa học và nghệ thuật trong KD).
Phân loại đạo đức kinh doanh:
❖ Khía cạnh pháp lý:
• Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức
đối với các bên hữu quan.
• Bao gồm năm khía cạnh:
1. Điều tiết cạnh tranh
2. Bảo vệ người tiêu dùng
3. Bảo vệ mơi trường
4. An tồn và bình đẳng
5. Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái
❖ Khía cạnh xã hội:
• TNXH là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp
nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, khơng được thể chế hóa
thành luật
→ vượt qua cả những u cầu pháp lý khắc nghiệt.
• Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua
những ngun tắc, giá trị đạo đức được tơn trọng trình bày trong bản sứ mệnh
và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP

đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên
trong công ty và với các bên hữu quan.
❖ Khía cạnh nhân văn:
• Khía cạnh nhân văn trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những
hành vi và hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp và hiến dâng cho
cộng đồng và xã hội.
• Những đóng góp có thể trên bốn phương diện:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống,
+ San sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ,
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên,
+ Phát triển nhân cách đạo đức của người lao động.
• Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm
1.3.

Phân biệt giữa đạo đức KD và trách nhiệm xã hội
Khái niệm “đạo đức kinh doanh” và “trách nhiệm xã hội” thường hay bị

sử dụng lẫn lộn. Trên thực tế, khái niệm trách nhiệm xã hội được nhiều người
sử dụng như là một biểu hiện của đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hai khái
niệm này có ý nghĩa hồn tồn khác nhau. 
Nếu trách nhiệm xã hội là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân
phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích
cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội thì đạo đức kinh
doanh lại bao gồm những quy định và các tiêu chuẩn chỉ đạo hành vi trong thế
giới kinh doanh. Trách nhiệm xã hội được xem như một cam kết với xã hội
trong khi đạo đức kinh doanh lại bao gồm các quy định rõ ràng về các phẩm
chất đạo đức của tổ chức kinh doanh, mà chính những phẩm chất này sẽ chỉ
đạo quá trình đưa ra quyết định của những tổ chức ấy.   
Nếu đạo đức kinh doanh liên quan đến các nguyên tắc và quy định chỉ đạo
những quyết định của cá nhân và tổ chức thì trách nhiệm xã hội quan tâm tới

hậu quả của những quyết định của tổ chức tới xã hội. Nếu đạo đức kinh doanh
thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên trong thì trách nhiệm xã
hội thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài.  
Tuy khác nhau nhưng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội có quan
hệ chặt chẽ với nhau.Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hội


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
vì tính liêm chính và sự tn thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự
tuân thủ các luật lệ và quy định. Có nhiều bằng chứng cho thấy trách nhiệm xã
hội bao gồm đạo đức kinh doanh liên quan tới việc tăng lợi nhuận. 
Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường
được dàn xếp thông qua những hành động pháp lý dân sự.
Các ví dụ:
- Tổng cơng ty Bausch & Lomb đã phải chịu một vụ thua lỗ khoảng 54% thu
nhập sau khi các nhà quản lý “đùa giỡn và bỏ qua các quy định kế toán và đạo
đức”.
- Công ty Pennzoil đã phải chi trả 6,75 USD để dàn xếp vụ kiện về phân biệt
chủng tộc, công ty này đã bị quy kết là đã trả lương cho những nhân viên người
da đen thấp hơn và cho họ ít cơ hội đựoc thăng tiến hơn so với những nhân
viên da trắng.
Với tư cách là một nhân tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội,
doanh nghiệp ln phải tìm cách hài hồ lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi,
mong muốn của xã hội. 
Khó khăn trong các quyết định quản lý khơng chỉ ở việc xác định các giá
trị, lợi ích cần được tơn trọng, mà cịn cân đối, hài hồ và chấp nhận hy sinh
một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận.
Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc
riêng, phương pháp riêng là đạo đức kinh doanh, và các trách nhiệm ở phạm vi

và mức độ rộng lớn hơn, trách nhiệm xã hội.
1.4.

Đạo đức kinh doanh và đối thủ cạnh tranh:
Trong kinh doanh, cạnh tranh thúc đẩy các doanh nghiệp phải cố vượt lên

trên đối thủ và lên chính bản thân. Cạnh tranh lành mạnh luôn rất cần thiết với
các doanh nghiệp. Cạnh tranh lành mạnh là thực hiện những điều pháp luật
không cấm để cạnh tranh cộng với “đạo đức kinh doanh” và tôn trọng đối thủ
cạnh tranh. Đây là cơ sở cho doanh nghiệp có những bước phát triển vững
chắc.


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
Trên thực tế đã xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các
doanh nghiệp, gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của và uy tín kinh doanh
của doanh nghiệp bị giảm sút. Trong kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh
thể hiện phổ biến nhất ở hành vi thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để
nâng cao sản phẩm, dịch vụ.
Cạnh tranh khơng lành mạnh cịn thể hiện ở hành vi ăn cắp bí mật thương
mại của doanh nghiệp đối thủ bằng rất nhiều cách khác nhau như:
+ Cập nhật thơng tin hữu ích qua các cuộc phỏng vấn nghề nghiệp những
người làm công của đối thủ cạnh tranh.
+ Núp dưới chiêu bài tiến hành các công trình nghiên cứu, phân tích về
ngành để mọi thơng tin.
+ Giả danh là một khách hàng hay người cung ứng tiềm năng.
+ Che dấu danh phận để đi tham quan cơ sở của đối thủ cạnh tranh nhằm thu
thập thông tin.
+ Dùng mỹ nhân kế, nam nhân kế, khổ nhục kế để thu thập thông tin.

+ Dùng gián tiếp với những phương tiện hiện đại để ăn cắp thông tin.
Những hành vi như vậy thể hiện sự yếu kém, sự thiếu tự tin của các doanh
nhân. Có những hành vi sẽ bị pháp luật xử lý, có những hành vi sẽ bị cộng
đồng doanh nhân phản ứng, và có những hành vi khiến họ sẽ phải xấu hổ với
chính bản thân mình.
1.5.

Đạo đức kinh doanh và lợi nhuận:
Khi nhắc tới khái niệm “đạo đức kinh doanh”, người ta thường cho rằng đó

là một yếu tố rất trừu tượng hoặc khơng thực tế. Nhưng thực tế lại cho thấy
mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp gắn liền với đạo đức kinh doanh,
sự tăng trưởng về lợi nhuận gắn liền với việc nghiêm túc tuân thủ đạo đức kinh
doanh.


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
Hai Giáo sư John Kotter và James Heskeu thuộc Trường Đào tạo quản lý kinh
doanh Harvard, tác giả cuốn sách “ Văn hóa cơng ty và chỉ số hoạt động hữu
ích”, đã phân tích kết quả khác nhau của các công ty với những truyền thống
đạo đức khác nhau. Công trình nghiên cứu của họ cho thấy trong vịng 11 năm,
những công ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh đã nâng được thu nhập của
mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ không xem trọng các
chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những cơng ty trên
thị trường chứng khốn tăng tới 901% (cịn ở các đối thủ kém hơn thì chỉ số
này chỉ là 74%). Lãi rịng của các cơng ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh
ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756%. Như vậy, chú trọng đạo đức trong kinh
doanh sẽ mang lại sự phát triển cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng
của tổ chức đó, từ đó dẫn tới thành cơng.


Những cơng ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh đã nâng được thu nhập
của mình lên tới 682% . Giá trị cổ phiếu của những cơng ty trên thị trường
chứng khốn tăng tới 901% (còn ở các đối thủ kém hơn thì chỉ số này chỉ là
74%). Lãi rịng của các công ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh ở Mỹ trong
11 năm đã tăng tới 756%.
1.6.

Xây dựng đạo đức kinh doanh:
Khi nhắc tới khái niệm "đạo đức kinh doanh", người ta thường cho rằng,

đó là một yếu tố rất trừu tượng hoặc không thực tế. Bản thân những người hoạt
động kinh doanh cũng không hiểu rõ khái niệm này và khơng hiểu hết vai trị
của yếu tố đạo đức trong kinh doanh. Họ chỉ coi đó là yếu tố "vị nhân" (dùng
làm người) chứ không "vị lợi" ( không sinh lợi).
Trong khi đó, đạo đức kinh doanh lại có vai trò rất lớn đối với sự phát triển
của doanh nghiệp. Từ thực tế, các nhà kinh tế đã chứng minh rằng lợi nhuận
doanh nghiệp gắn liền với đạo đức, và mức độ tăng lợi nhuận gắn với mức độ
tăng đạo đức.


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
Vì vậy, khi khơng hiểu được vai trị của đạo đức kinh doanh, khơng có ý
thức xây dựng đaọ đức kinh doanh trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ rất
khó đi tới con đường thành công cao nhất. Hiểu rõ khái niệm, vai trò và cách
thức xây dựng đạo đức kinh doanh là vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh là gì?
Các nhà kinh tế học hiện đại đã chứng minh, bản thân doanh nghiệp là một
thiết chế xã hội mang tính tổ chức cộng đồng, được tồn tại, vận hành, phát triển

bởi chính các thành viên trong cộng đồng đó. Như vậy, muốn đáp ứng một cách
hiệu quả lý do tồn tại của mình nghĩa là sản sinh lợi nhuận cần thiết cho việc tái
tạo mở rộng doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đặt mình ở vị trí là một thành
viên của cộng đồng, chứ khơng phải chỉ là một tác nhân kinh tế. Nói đơn giản
thì doanh nghiệp muốn đạt đến mức tối đa mục tiêu của nó là “vị lợi” thì chí ít
phải biết thế nào là “vị nhân”!
Đặc điểm của đạo đức kinh doanh: Hoạt động kinh doanh luôn gắn liền
với lợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng của
nó. Chẳng hạn, tính thực dụng, coi trọng hiệu quả kinh tế luôn là yêu cầu hàng
đầu đặt ra đối với giới kinh doanh, thì đối với người khác đôi khi lại là những
biểu hiện không tốt.
Khi đánh giá đạo đức kinh doanh, người ta thường dựa vào các nguyên tắc
và chuẩn mực về:


Tính trung thực: Trung thực với bản thân, với khách hàng. Không

dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ chữ tín trong
kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. trung thực trong chấp hành luật pháp
của nhà nước....


Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền tơn

trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng
phát triển của nhân viên... Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và
tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, tơn trọng lợi ích của đối thủ.


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA

DOANH NGHIỆP


Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: Luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp

với lợi ích của xã hội. Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã
hội, thúc đẩy xã hội phát triển.


Đạo đức kinh doanh chính là đaọ đức nghề nghiệp của những người

hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, xây dựng, phát triển đạo đức kinh doanh khơng chỉ là trách nhiệm
của cá nhân, mà nó là cả một quá trình, gắn liền với sự phát triển của cả doanh
nghiệp.

1.7.

Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp:

❖ Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh:
Đạo đức kinh doanh bổ sung và kết hợp với pháp luật điều chỉnh các hành
vi kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật và quỹ đạo của các chuẩn mực đạo đức
xã hội. Không một pháp luật nào, dù hồn thiện đến đâu chăng nữa cũng có thể
là chuẩn mực cho mọi hành vi của đạo đức kinh doanh. Nó khơng thể thay thế
vai trị của đạo đức kinh doanh trong việc khuyến khích mọi người làm việc
thiện, tác động vào lương tâm của doanh nhân. Bởi vì phạm vi ảnh hưởng của
đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần,
trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ nhà
nước, chế độ xã hội…

Mặt khác, pháp luật càng đầy đủ chặt chẽ và được thi hành nghiêm chỉnh
thì đạo đức càng được đề cao, càng hạn chế được sự kiếm lợi phi pháp, tham
nhũng, buôn lậu… khi bị phát hiện sẽ bị pháp luật điều chỉnh, lúc này “hiện
tượng kiện tụng buộc người ta phải cư xử có đạo đức”.
Mức độ bổ sung đạo đức và pháp luật được khái quát qua các “góc vng”
xác định tính chất đạo đức và pháp lý của hành vi. Sự tồn vong của doanh
nghiệp không chỉ do chất lượng của bản thân sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà
còn chủ yếu do phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
thể hiện tư cách của doanh nghiệp, và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến
sự thành bại của tổ chức. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng ấy, trở thành
một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp. Chẳng phải vô cớ
mà khoảng 15 năm nay một ngạn ngữ ấn độ được lưu truyền trong giới doanh
nghiệp ở các nước phát triển: “gieo tư tưởng gặt hành vi, gieo hành vi gặt thói
quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”.

❖ Góp phần làm tăng chất lượng của doanh nghiệp:
Phần thưởng cho một cơng ty có quan tâm đến đạo đức là được các nhân
viên, khách hàng và công luận công nhận là có đạo đức. Phần thưởng cho trách
nhiệm đạo đức và trách nhiệm xã hội trong các quyết định kinh doanh bao gồm
hiệu quả trong các hoạt động hàng ngày tăng cao, sự tận tâm của các nhân viên,
chất lượng sản phẩm được cải thiện, đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Các tổ
chức phát triển được một môi trường trung thực và công bằng sẽ gây dựng
được nguồn lực đáng quý có thể mở rộng cánh cửa dẫn đến thành cơng.
Các tổ chức được xem là có đạo đức thường có nền tảng là các khách hàng
trung thành cũng như đội ngũ nhân viên vững mạnh, bởi luôn tin tưởng và phụ
thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ. Nếu các nhân viên hài lịng thì khách hàng

sẽ hài lịng; và nếu khách hàng hài lịng thì các nhà đầu tư sẽ hài lịng.
Các khách hàng có xu hướng thích mua hàng của các cơng ty liêm chính
hơn. Đặc biệt là khi giá cả của cơng ty đó cũng bằng với giá cả của các công ty
đối thủ. Khi các nhân viên cho rằng tổ chức của mình có một môi trường đạo
đức, họ sẽ tận tâm hơn và hài lịng với cơng việc của mình hơn. Các cơng ty
cung ứng thường muốn làm ăn lâu dài với công ty mà họ tin tưởng để qua hợp
tác họ có thể xóa bỏ được sự khơng hiệu quả, các chi phí và những nguy cơ để
có thể làm hài lịng khách hàng.
Các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội và
uy tín của các công ty mà họ đầu tư và các công ty quản lý tài sản có thể giúp
các nhà đầu tư mua cổ phiếu của các cơng ty có đạo đức. Các nhà đầu tư nhận


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP
ra rằng, một môi trường đạo đức là nền tảng cho sự hiệu quả, năng suất và lợi
nhuận.
Mặt khác, các nhà đầu tư cũng biết rằng các hình phạt hay cơng luận tiêu
cực cũng có thể làm giảm giá cổ phiểu, giảm sự trung thành của khách hàng và
đe dọa hình ảnh lâu dài của cơng ty. Các vấn đề pháp lý và cơng luận tiêu cực
có những tác động rất xấu tới sự thành công của bất cứ một cơng ty nào. Sự
lãnh đạo cũng có thể mang lại các giá trị tổ chức và mạng lưới xã hội ủng hộ
các hành vi đạo đức.
Các nhà lãnh đạo nhận thức được bản chất của mối quan hệ trong kinh
doanh, những vấn đề và mâu thuẫn tiềm ẩn, tìm ra biện pháp quản lý khắc phục
những trở ngại có thể dẫn đến bất đồng, tạo dựng bầu khơng khí làm việc thuận
lợi cho mọi người hịa đồng, tìm ra được một hướng chung tạo ra sức mạnh
tổng hợp của sự đồng thuận, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức.

❖ Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của người lao động:


Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai
của họ gắn liền với tương lai của doanh nghiệp và chính vì thế họ sẵn sàng hy
sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Doanh nghiệp càng quan tâm đén nhân viên
bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp bấy nhiêu.
Các vấn đề có ảnh hưởng đến sự phát triển của một môi trường đạo đức
cho nhân viên bao gồm: một môi trường lao động an tồn, thù lao thích đáng,
và thực hiện đầy đủ các trách nhiệm được ghi trong hợp đồng với tất cả các
nhân viên. Các chương trình cải thiện mơi trường đạo đức có thể là chương
trình “gia đình và cơng việc” hoặc chia bán cổ phần cho nhân viên. Các hoạt
động từ thiện hoặc trợ giúp cộng đồng không chỉ tạo ra suy nghĩ tích cực của
chính nhân viên về bản thân họ và doanh nghiệp mà còn tạo ra sự trung thành
của nhân viên đối với doanh nghiệp. Sự cam kết làm các điều thiện và tôn trọng
nhân viên thường tăng sự trung thành của nhân viên đối với tổ chức và sự ủng
hộ của họ đối với các mục tiêu của tổ chức.


×