Một số bài làm mẫu
Bài 1:
Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt là sự nghiệp trồng cây, trồng người: “Vì lợi ích mười
năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm
1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.
“Muốn làm nhà cửa tốt
Phải ra sức trồng cây
Chúng ta chuẩn bị từ nay
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha”
Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức
phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1
đến 6/2/1960.
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác
đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở,
động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp
sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại
thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn… ảnh
hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và
cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành… đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu
vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy
trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: “Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu
trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây… Như vậy, mỗi tết trồng được
độ 15 triệu cây” thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất trống đồi trọc, không những lŕm
cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của
cây trong việc cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa thě lại thấy một ý
nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người. Chúng ta đều biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất
nước nông nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của
người dân. Chính vě vậy, cây cỏ thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi
của người Việt Nam. Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc, cây dừa
là hình ảnh của đồng bào miền Nam giữ vững thành đồng Tổ quốc, cây cao su là sự dẻo dai bền
bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp… chỉ cần nhắc đến những loại cây ấy thôi cũng dễ
khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây
còn tượng trưng cho một vùng quê, một tỉnh khác nhau: cây nhãn Hưng Yên, cây vải Lục Ngạn,
cây bưởi Đoan Hùng, cây cọ Vĩnh Phú, cây chôm chôm Cần Thơ… Còn phải kể đến, cây cỏ gắn
với cuộc sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong những kỷ niệm
của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me, cây sấu gợi nhắc về
tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của
tuổi học trň; cành đào Tây Bắc, cành mai vàng xứ Huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình
ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ Việt Nam… Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm
sóc nó sinh trưởng phát triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong
tâm hồn chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm xưa, chúng ta càng
thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ, trải qua bao thăng trầm, biến đổi
của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị, mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều
ý nghĩa sâu xa của nó.
Bài 2:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Khi đất nước hoà bình,
Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho
chính cuộc sống của con người. Người đã xây dựng phong trào Tết trồng cây và phong trào ấy
ngày càng được nhân rộng. Đầu năm 1960, Người đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân với
lời dạy: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”. Bác nói: “Trong 10 năm nữa phong cảnh nước ta
sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu sẽ hiền hoà hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan
trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Ngày 5/01/1961 (ngày 9 tháng Chạp năm
Canh Tý), Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung của tỉnh Vĩnh Phúc – nơi có phong trào trồng
cây hai bên đường và trên các bãi đất trống, Bác ôm ghì 2 đồng chí lãnh đạo của xã thật chặt và
hỏi: “Các chú có thấy khó chịu không?”. Rồi Bác ôn tồn bảo: “Cây cũng như người, nó phải có
khoảng cách để sống và phát triển, các chú cần hướng dẫn nhân dân trồng cây theo kỹ thuật,
trồng cây nào tốt cây đó”.
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn
kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng
cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác thường xuyên theo dõi, động viên, cổ vũ
phong trào Tết trồng cây. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân
thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Trong bài viết
cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 5/2/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc
phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn
cây”. Tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa
Bác Hồ”. Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp,
Bác trồng cây trong vườn, chăm cây như chăm người. Bác thả cá dưới hồ và không cho phép ai
được câu, xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta
phải bảo vệ chúng”.
Trong những lần thăm nước bạn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam,
Bác đều tổ chức trồng cây lưu niệm. Người đã trồng cây đại ở ấn Độ, trồng cây sồi ở Nga và còn
gọi đó là “những cây hữu nghị”. Cây lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị
giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
Ngay cả đến giờ phút Bác sắp đi xa, trong Di chúc Bác cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta ta
phải tiếp tục trồng cây gây rừng: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây
làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong
cảnh và lợi cho công nghiệp”.
Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta nhận thấy rằng, con người sống không thể tách rời
khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban
tặng. Người kêu gọi nhân dân ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy.
Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức
được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời
dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.
Bài 3: Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan
tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên
toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm
giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết
cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý
nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ
“xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ
“xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng
là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa
xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày
càng tươi đẹp hơn.
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại
có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu
ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa
hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống
trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng
ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả
do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một
nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu
dụng trong gia đình, Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan
kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà
không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng
cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ
tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng
ngày càng xuân” .
Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục
tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta
trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính
yêu.
Bài 4: * Dàn bài:
+ MB:
- Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.
- Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như “ Lời nói goi
vàng”, “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
+TB:
1. Nghĩa đen
- Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.
- Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.
Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.
2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?
- Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.
- Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân
cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.
- Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.
Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và
thuyết phục.
- Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con
người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ
được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa. Người ta thường nói:
“ Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.”
- Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi
nhau rất lịch sự: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”
3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?
- Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua
được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; “ Lời nói
chẳng mất tiền mua”
- Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận
trong việc phát ngôn : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
- Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải
tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người
xưa thường dạy “ Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần” quả không sai.
Bài 5:
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để
bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu
nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe,
nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào,
nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên:
“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận
trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn
kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an
ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên,
chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật
với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
Lại có một câu chuyện kể lại rằng:
Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừa quý lại vừa
hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khăm nhà hiền triết một vố, bèn
phán :
- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa xấu nhất nơi con
vật quý hiếm ấy.
Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ông vua. Cử chỉ đó
gián tiếp nói lên rằng :
- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấu nhất nếu không
biết sử dụng.
Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện
hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn
thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy,
song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi
vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”.
Hay :
“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu
huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những
con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác
nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… Nhiều
khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ
bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị
em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta
chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh
chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần
làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những
lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng
được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của
chúng ta. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và
lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy
tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên
danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc
trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng
lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách
đến vừa lòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý
những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua
những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể đem lại
đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “Cái
thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi
và đúng lúc. Để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần
trước khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” Khi
ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu
rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự đảo điên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ
“Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” !.
Bài 6:
Mỗi khi khuyên bảo nhau hay kêu gọi nhau yêu thương đồng bào của mình, nhất là khi có đồng
bào đang gặp cảnh khó khăn, cùng khốn, chúng ta thường dùng câu ca dao :
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Nghe câu ấy ai cũng xúc động, nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, đồng loại, để rồi nhiệt thành
cứu giúp nhau.
Tuy nhiên, “người trong một nước phải thương nhau cùng” thì ai cũng hiểu, nhưng “nhiễu điều
phủ lấy giá gương” thì thiết nghĩ chỉ những vị cao niên hoặc trung niên thì mới hiểu, chứ các bạn
trẻ, e rằng không biết thực sự câu này muốn diễn tả cái gì. Xin phép để chia sẻ với các bạn trẻ
một chút ý nghĩa của câu này nhé.
Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được
dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý.
Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên. Trước đây gương không được
treo trên tường hay bỏ trong bóp. Những hình thức gương như thế mới được chế tạo ra sau này,
chứ thuở xa xưa, gương thường được làm theo hình tròn hay hình bầu dục và được đặt trên cái
giá bằng gỗ.
Có những cái giá được làm bằng gỗ quý, đánh bóng rất đẹp. Nhưng cũng có những cái giá chỉ
được làm bằng gỗ thường thôi. Thứ gỗ này được dùng vì nó cứng, có thể mang nổi tấm gương,
chứ trông nó không được đẹp, có khi còn sần sùi xấu xí là khác.
Nhưng, giá không phải lo, vì trước khi đặt tấm gương lên giá, người ta đã cẩn thận lấy một tấm
nhiễu đỏ phủ cái giá, khiến cho bản thân cái giá dù không được làm bằng gỗ quý, nhưng bây giờ
trở nên đẹp đẽ đáng quý, xứng đáng được dùng làm vật đỡ cái gương.
Có người nhìn tấm nhiễu đỏ phủ cái giá gương khiến cho cái giá gương, dù làm bằng gỗ thường,
trở nên đẹp và đáng quý, đã xúc cảnh sinh tình mà ví von : tấm nhiễu đỏ đẹp biết thương cái giá
gương không đẹp, nên đã lấy thân mình mà che phủ cho cái giá, làm đẹp, làm tăng giá trị cái giá
lên. Thế thì chúng ta, là đồng hương, đồng bào, đồng loại mà không biết thương nhau hay sao ?
Nếu mình đang có cuộc sống tươi đẹp, nếu mình đang đầy đủ, thì hãy yêu thương, nâng đỡ, bù
đắp cho những đồng hương, đồng bào, đồng loại của mình, khi những “đồng” ấy đang gặp cảnh
không may, đang sống trong một cái bệnh xấu. Làm được như thế tức là thể hiện tình thương đối
với nhau vậy.
Lời khuyên bảo, kêu gọi này thật đáng quý. Thực hành lời khuyên bảo ấy cũng thật đáng khen.
Bài 7: 1/MB: nêu vấn đề nghị luận: “học! học nữa! học mãi”
học hỏi là 1 việc rất quan trọng đối với nhân dân ta, đối với cả nhân loại từ ngàn xưa cho đến
nay. Nó giúp con ng` mở mang kiến thức,nó giúp cho đất nước văn minh, tiến bộ. nhận thức
được tầm wan trọng của vấn đề này, tuy fải bận trăm công nghìn việc, nhưng lê-nin vẫn th`
khuyên cán bộ và tự đặt cho mình nhiệm vụ: “học! học nữa! học mãi!”.
2/TB:
A-BÌNH:
a)giải thích câu nói (or nêu các biểu hiện của vấn đề)học là việc học sinh tiếp thu kiến thức của
nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo…khi học chúng ta fải tìm tòi, suy nghĩ them để
hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. như thế lời dạy của lê-nin có ý nghia là
khuyên chúng ta fải luôn học hỏi ko ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả
ngoài XH…
b)phân tích các mặt đúng,lợi:đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, rõ rang từ trước đến nay.
bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi ng` trong
chúng ta chỉ như giọt nước. hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi wa thì hành tinh của chúng ta lại
có một phát minh mới ra đời, vì thế ko bao h chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng
vì thế mà chúng ta fải luôn luôn học tập ko ngừng.làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương
của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước VN or các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới
đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân laọi. ngoài ra, lời nhận định
này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con ng` mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho
nên chúng ta ko lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự
như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học” or:
“đường đời là chiếc thang ko nấc chót, việc học là quyển sách ko trang cuối cùng.” (Kalinin). Or
câu của bác hồ :
“học hỏi là một việc fải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng them giá trị chân lí của lời nhận định của lê-
nin.
B-LUẬN: (mở rộng vấn đề)
a)phân tích các mặt bổ sung.
Nhưng thật đáng tiếc là có những ng` làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. thật đáng tiếc là
trong nhà trường có những học sinh lười biếng, ko cố gắng chăm lo học tập, kiền thức nôgn cạn,
dở dang. Cũng như thế trong XH còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt đượấp mà ko chịu
típ tục học hỏi. và đương nhiên những kẻ đó đáng bị chê trách vì đã ko nghe theo lời khuyên bảo
tốt đẹp này.
B)xây dựng thái độ đúng cần fải có.
Do đó, học hỏi suốt đời là một việc fải làm và cần làm. Ý nghĩa trọn vẹn, sâu xa của câu nói
cũng là muốn chúng ta thực hiện được điều đó. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. để việc học hỏi
đạt kết quỷ thật tốt, chúng ta fải xác định rõ động cơ học tập là vì tổ quốc, vì nhân dân, học để
trở thành ng` lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước,sẵn sàng xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. bên cạnh mục đích học tập,chúng ta còn fải có tinh thần thái độ học tập đúng đắn,
học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài XH
c)phân tích nguyên nhân,hậu quả, (or tác dụng)
nếu đạt được những điều kiện trên thì việc học hỏi sẽ mang lại 1 tác dụng, 1 kết quả thật to lớn là
kiến thức của mỗi ng` trong chúng ta sẽ được lien tục nâng cao, từ đó sẽ giúp cho đất nước ngày
càng văn minh tiến bộ. đặc biệt là đối với đất nước chúng ta ngày nay,nhiệm vụ học tập càng trở
nên vô cùng cấp thiết,trở thành nghĩa vụ của mỗi ng` công dân vì đất nước ta, sau gần một trăm
năm đô hộ của thực dân pháp,sau hơn hai mươi năm chiến đấu chống đế quốc mỹ, đa số nhân
dân ta ko có thời giờ và phương tiện để học tập.nên muốn nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến
trrang, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế, tiến tới xây dựng một nền
kinh tế độc lập tự chủ và phồn vinh, ta cần fải cố gắng học tập gấp năm mười lần trước đây thì
mới mong có một đội ngủ cán bộ quản lí, khoa học kĩ thuật đông đảo, công nhân lành nghề,nông
dân có trình độ cao để tiếp thu kỹ thuật mới tăng nâng suất lao động.
3/KB: thái độ,kết luận chung của bài nghị luận.
Rõ rang nhận định của lê-nin đúng là một sự thật hiển nhiên trong cuộc sống, là một chân lí của
thời đại. Đồng thời,câu nói trên cũng bộc lộ tấm long, ước muốn thiết tha của lê-nin.
Bài 8:
Từ xưa trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút ra biết bao bài học
quí báu,đó là những kinh nghiệm sản xuất kinh nghiệm chiến đấu và là cách ứng xử trong xã
hội,đó cũng là cách nhìn nhận của nhân dân ta về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc
nhân cách của con người,để diễn tả cách nhìn nhận này,nhân dân ta đã thể hiện qua câu tục ngữ:
“Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”
Để hiểu ý ông cha ta muốn nói điều gì trong câu tục ngữ trên,trước hết chúng ta phải tìm hiểu
xem mực là gì và đèn là gì?
Mực và đèn đều là những hình ảnh của sự vật có quan hệ với tư cách của con người được ông
cha ta sử dụng để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen tượng trưng cho những cái không tốt
đẹp,những gì xấu xa,đèn là vật phát ra ánh sáng,soi rõ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho cái
tốt đẹp,sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn,câu tục ngữ đã đưa ra một kết
luận đúng đắn:gần người tốt thì sẽ tốt gần người xấu thì sẽ xấu
Dựa vào thực tế cuộc sống con người ta thấy câu tục ngữ rất đúng khi xét trong mối quan hệ giữa
môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người vì con người không sống lẻ loi cô
độc một mình mà luôn có mối liên hệ với mọi người xung quanh. Ở trong gia đình nhà trường và
ngoài xã hội,do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu,dẫn chứng:
Lưu Bình sống cạnh Dương Lễ nên đã thành tài trở thành người hữu ích cho xã hội.
Thuở nhỏ để tạo điều kiện tốt cho con học tập mà mẹ của Khổng Tử đã phải dời nhà mấy lần
Trong kho tàng văn học dân gian cũng có một số câu thơ,tục ngữ nói về quan niệm đó như:
“Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”
hay
“Thói thường gần mực thì đen,anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt thì có một vài trường hợp gần mực chưa chắc đã đen gần
đèn chưa chắc đã rạng. Đối với trường hợp gần mực chưa chắc đã đen ta có thể nói đến Nguyễn
Văn Trỗi, Trần Văn Ơn trong thời Mỹ-ngụy đang chiếm đóng miền nam nước ta các anh là
những bông sen thơm ngát tỏa hương trong bùn lầy hôi tanh như bài ca dao:
” Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Câu tục ngữ trên xứng đáng là một lời khuyên quý báu,giúp cho chúng ta xác lập được ý chí của
mình khi đứng trước mọi cám dỗ và sẽ mãi là ngọn đèn tỏa sáng trong bóng đen của cuộc sống.
Bài 9:
Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh , lịch sự, nếp
sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có
rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ
ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường.
Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã
mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những
trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó
được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với
những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện
một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một
truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà,
thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện
tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm
dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà.
Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng
với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo
sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước
đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao,
sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay
chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính
trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta.
Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang
một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên,
ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ
nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm
tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận
của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu
được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng
kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những
hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân
nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do
dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới
này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không
thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những
phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không
tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong
cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học
đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất
lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
Bài 10: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất
của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ
tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên
chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả
ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói
về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang
hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức,
trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho
chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha
mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của
chúng ta. Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra
cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho chúng ta.
Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không
có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách
tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc công sức, trí
tuệ, thời gian và lao động của mình để cống hiến cho đất nước. Chúng ta phải nhớ ơn họ, vì đây
là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay : “Uống nước nhớ nguồn, Chim có tổ, người
có tông”.
Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công
ơn của những Mẹ Việt Nam Anh Hùng, kính trọng những người ấy vì họ hiểu những người đó
chính là những người đã tạo cho họ sự hòa bình cho đất nước. Với lời khuyên của câu tục ngữ.
Chúng ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện tốt bổn
phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết ơn những thế hệ đi
trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh, cần phải chăm chỉ học
tập để giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí
tốt đẹp mà câu tục ngữ đã dạy.
Bài 11: Cứ mỗi độ tết đến, xuân về thì chúng ta lại tham gia vào hội trồng cây, 1 phong tục tập
quán mới, được mọi người dân hưởng ứng hào hứng không kém gì những lễ hội xuân khác. Tết
trồng cây là ngày hội chung của toàn dân, từ Bắc-Nam, từ xuôi đến ngược, đâu đâu cũng háo hức
chuẩn bị tham gia kế hoạch trồng cây theo đúng lờ dặn của Bác Hồ kính yêu:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Vậy tết trồng cây có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta mà mọi người lại hăng hái tham gia
đến vậy?
Trước hết, ta có thể thấy rằng tết trồng cây đã thành 1 phong tục mới trong ngày tết cổ truyền của
dân tộc ta. Song song với các phong tuch cổ xưa để lại như: hội đền hùng, hội gióng, hội đống đa
hay hội xuống đồng đầu xuân của nhà nông… thì tết trồng cây là 1 ngày hội mới, gắn liền với xã
hội mới do Bác Hồ khởi xướng vào mùa xuân năm 1959. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền
hình, ta biết rằng khi Bác Hồ còn sống , năm nào mùa xuân đến Người cũng đi trồng cây cùng
nhân dân. Từ đó, tết trồng cây đã trở thành 1 phong tục ko thể thiếu trong n~ ngày đầu xuân của
dân ta. Nay Bác đã đi xa những cây đa Bác trồng ở công viên Lê Nin, ở Đông Anh (HÀ Nội), ở
Vật Lại (Hà Tây)…vẫn xanh tươi tỏa bóng mát. Chúng ta trồng cây để góp thêm màu xanh cho
đất nước theo lờ kêu gọi của Bác, vừa là để tưởng nhớ Bác, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của
dân tộc, là để làm cho lời dạy bảo quý báu của Người trở nên bất diệt.
Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn. Nó đã tạo nên sự quan tâm gắn bó của mỗi
người đối với thiên nhiên, môi trường và xã hội xung quanh chúng ta; làm cho chúng ta hiểu
rằng cứ khgai thác sử dụng cây cối, thiên nhiên tràn lan thì tức là chúng ta tự hủy hoại đi chiếc ô
màu xanh của chính mình và của toàn xã hội. Qua đây ta có thể thấy rằng tết trồng cây đã như
muốn nhắc nhủ chúng ta rằng: phải biết bảo vệ, giữ gìn và làm giàu thêm cho thiên nhiên. Nó
còn giống như 1 con người tàng hình nắm tay mọi người lạ, cùng chan hòa trong 1 hoạt động lợi
ích chung của xã hội. Và tết trồng cây đã góp phàn ko nhỏ làm giàu đẹp thêm cho đất nước, cho
cuộc sống của mỗi con người. Nếu mỗi người chỉ cần trồng 1 cây thôi thì màu xanh của cây cối
sẽ phủ khắp mọi nơi từ vùng đất trống đôig núi trọc hay n~ vùng ven biển đang bị cát lấn Cây
sẽ giúp con người lấy lại màu xanh ở vùng đồi trọc, cây sẽ mọc lên và giúp ta giữ lại đất màu,
chống xói mòn. Những chiếc là bé nhỏ của chúng tưởng chừng ko làm được gì, nhưng khi trên
cành xanh, nó sẽ là 1 nhà máy ko ngừng hút CO2 có hại cho sự sống con người và điều chế O2
cung cấp cho sự sống con người; khi là rụng xuống, nó sẽ là phân làm đất thêm màu mỡ. Cây
xanh còn làm nhiệm vụ cản dòng nước lũ từ trên núi đổ xuống, ngăn được những đợt sóng biển
từ xa đổ vào, điều hòa mực nước các con sông, ngăn ko cho chúng gây ra n~ cơn lũ lụt bất
thường làm thiệt hại bao nhiêu tiền của.
Cây cối còn cung cấp cho chúng ta 1 số nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công
nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong ngôi nhà của chúng ta và còn là mặt hàng
xuất khẩu có giá trị trên thị trường và thế giới.
Vào n~ ngày hè nắng chói chang, ai đã che nằng cho chúng ta dọc theo các đường phố? Vâng, đó
là n~ hàng cây xanh, n~ người bạn của chúng ta. Chúng đã vươn mình lên cao, hừng chịu cái
nằng gay gắt , cháy bỏng của mặt trời mùa hạ để đem lại cho chúng ta n~ đoạn đường râm mát,
rợp tiếng ve ngân. Thật thú vị biết bao khi chúng ta được đứng dưới 1 khung cảnh rợp màu xanh
cây lá, làm cho chúng ta tưởng tượng như mình đang lạc vào xứ tiên. Cây cối gọi chim chóc về
làm tổ, gọi n~ ca sĩ họa mi về ca hát líu lo, xua tan đi sự mệt nhọc sau n~ ngày làm việc căng
thẳng.
Qua n~ lợi ích của việc trồng cây như vậy, em càng thấy trách nhiệm của mình đối với việc tham
gia trồng cây. Em mong sao mỗi người chúng ta hãy tự trồng lấy 1 cây xanh cho riêng mình và
thường xuyên chăm sóc, bảo vệ nó chu đáo, góp phần làm cho thành phố xanh, đất nước xanh
Bài 12:
Người Việt Nam đã từ lâu đời rất coi trọng tình bẳng hữu . Xem bạn bè nhưng người thân trong
nhà yêu thương, giúp đở nhau trong lúc khó khăn. Đó là đạo đức, là tình cảm thật đáng quý . Từ
xưa đã có bao lời khuyên dạy, lời ca, điệu ru của người đi trước nhằm xây dựng cuộc sống hòa
thuận . Một trong những câu ca dao thể hiện lời răn dạy trên là :
” Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người chung một nước phãi thương nhau cùng .”
Câu ca dao đã dùng hình ánh so sánh dể khẳng định tình yêu thương giúp đở đối với bạn bè . Vật
được đem ra so sánh là tay và chân trong cơ thể con người. Tay và chân là hai bộ phận của một
cơ thể co quan hệ khắng khít với nhau hổ trơ nhau. Tay và chân giúp con người có khả năng lao
động để làm ra của cải, vật chất. Nếu mất một trong hai bộ phận trên thì con người khó hoạt
động và khả năng hoạt động bị giảm bớt. Điều này rõ ràng cho thấy sự cần thiết của cả tay lẫn
chân đối với cơ thể của con người . Tôi có thể giúp bạn và ngược lại, bạn có thể giúp tôi. Mối
quan hệ đó giống như mối quan hệ giữa tay và chân.
Qua hình ảnh so sánh ” Nhiễu điều phủ lấy giá gương , người chung một nước phãi thương nhau
cùng .” nhân dân ta muốn nêu lên tình cảm khăng khít giữa tình bạn . Chính tình cảm đó sẽ xây
dựng mối quan hệ trong cuộc sống.
CÂu ca dao nêu lên một vấn đề đạo đức đồng thời cũng là vấn đề tình cảm: tình cảm bạn bè .
Giữ mài tình cảm tốt ấy là bổn phận của mổi người .Yêu thương, giúp đỡ nhau là đức tính cá
nhân của mỗi con người.
Ông cha ta khuyên bảo phải duy trì tốt tình cảm cao quý đó , vì dây là truyền thống tốt đẹp cua
dân tộc . Hơn nữa, trong thực tế cũng như trong cuộc sống đã khẵn định- chính tình yêu thương
giúp đỡ đồng loại- đã giúp cho nhân dân ta vượt khó khăn thử thách mà tưởng chừng nhân dân ta
không thể vượt qua được. Nhưng thiên tai lũ lụt đã gây biết bao thương tang đói khổ cho dân
lành, nếu không có tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, tình anh em một nhà, một nước, thì liệu
đất nước ta, dân tộc ta có đứng dậy nổi không ? Cũng như kháng chiến chống giặc ngoại xâm,
nhân dân ta cần có sự “đùm bọc”đỡ đần như tiếp sức mạnh dể chiến thắng kẻ thù.
Tình bằng hữu là một quan hệ tình cảm mà ai ai cũng cần, cũng gặp phải. Vì thế câu ca dao trên
có ý nghĩ to lớn vô cùng. Nò là bài học đạo đức được diễn đạt bằng hình ảnh thật gần giũ và hàm
súc .Ngoài ra câu ca dao còn khuyên nhủ mọi người trong xã hội phải biết thương yêu , giúp đỡ
lẩn nhau .
Câu ca dao đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với người: phải biết yêu thương , giúp đỡ
nhau – khi mà cuộc sống ngày càng diễn ra những cảnh tượng đau lòng về mối quan hệ xa hội .
NGày nay, mỗi người đọc câu ca dao trên cần suy ngẫm để hiểu cho hết ý nghĩa của nó dể sống
đẹp hơn theo như lời khuyên nhủ cua cha ông.
Bài 13: Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt
Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: Giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói
kém… Cứ mỗi lần vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống:
LÁ LÀNH ĐÙM LÁ RÁCH
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào đẻ hiểu cho đúng lời nhắn gởi
của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau.
Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn.Lúc ấy, nếu chỉ một
mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác là
rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là
một cách sống cần thiết đày nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói”lá lành đùm lá rách” là nói
đén thái đọ nhường cơm xẻ áo giữa nhưng người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng
đòng, trên cung một đát nước. Tuy co lành có rách nhưng cũng là lá. Đay là chia sẻ, là thông
cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá
lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều ngươigf hợp lại
thì sự giúp đỡ trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi
một phương, một vùng gập hoạn nạn, thì nhưng vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít,
mỗi phường một ít, mỗi nhà một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính
vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để
mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn,
người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của
câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền
thống lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy
năm gần đây, trên đất nước ta đã bao lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn
phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ…, ;làm cho ruộng đòng bị tàn phá, lúa, hoa màu
bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học… bị phá huỷ. Những khi miền Trung,
miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ.
Nhờ sự giupos đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng
này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa đực loan báo, những lời kêu
gọi đã được phát đi thì những hành đọng hưởng ứng đã đáp lại ngay. Cos người góp vào quỹ cứu
trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ mang đén một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn
sáng của mình để góp phần nhỏ bé…
Một khía cạnh nào đó, hành đọng lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người
khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nằm
bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với
người làng khác, tỉnh khác… vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước
đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành
đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một
cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc,
quần áo, cho một trại phong, , trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó
khăn, người tàn tật… Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chạnh nhớ để chia sẻ
với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn
nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời
sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc
và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có
một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển
thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu
hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong
trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá,
với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiếm sống hoặc tự nuôi mình. Nếu
em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình bớt chút
khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ỹ nghĩa lớn.
Lá lành đùm lá rách thát là một cách nói đày sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không
chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn
cùng người khác. Đạo lí sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.
Bài 14: Từ ngàn xưa, dân tộc VN vốn có truyền thống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.Lòng yêu
thương,tinh thần nhân đạo đó càng ngời sáng là những lúc gặp khó khăn, gian khổ.Truyền thống
ấy đã thấm nhuần vào máu thịt của con người và nó được đúc kết lại thành những bài học,những
câu tục ngữ…mà ông cha ta thường nhắt nhở:
‘Lá lành đùm lá rách’
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta mươn hình ảnh chiếc lá để làm bài học giáo dục cho con
người. Câu tục ngữ gợi lên những hình ảnh quen thuộc,gần gũi với những sự việc bình thường
trong cuộc sống.
‘Lá lành’ là chiếc lá còn nguyên vẹn, còn giữ nguyên dáng hình của chiếc lá.’Lá rách ‘là chiếc lá
bị sâu rầy đục khoét hoặc gió làm tơi đi nên ko còn nguyên vẹn như lúc trước.Ta thử nhìn lên
một thân cây với nhìu cành cây xanh um tươi tốt, nếu nhìn kĩ ta sẽ thấy những chiếc lá lành đan
cài , bao trùm che lấp 1 vài chiếc lá sâu rách ở phía sau. Cũng như chiếc bánh chưng,bánh ú dc
góìu lớp lá :Bên ngoài là lớp lá tốt, lành lặn, bên trong la những lớp lá nhỏ , xấu xí,ko nguyên
vẹn. Chính nhờ nhìu lớp lá, nhất là những chiếc lá tốt bọc bên ngoài nen nhìn vào ta ko thấy dc
những chiếc lá xấu ở trong.Nhờ những chiếc lá tốt áy mà chiếc bánh gọn gàng, khéo léo hơn.
Từ hình ảnh trên ta liên tưởng đến con người. Chiếc lá lành tượng trưng cho người có cuộc sống
đầy đủ, ấm no. Còn chiếc lá rách là hình ảnh của người ko may mắn, có cuộc sống thíu thốn…
Nếu chiếc lá lành biết đùm bọc che chở cho chiếc lá rach ko may mắn,co cuộc sống thíu thốn thì
lễ nào ta là con người mà ko biết giúp đỡ ,yêu thương những kẻ gặp hoạn nạn sao? Là người
sống trong xã hội,ai cũng mún có cuộc sống sung sướng đầy dủ nhưng mấy ai dc như ý mún của
mình,có người gặp những điều ko may này nối típ những đìu ko may khác.Trước hoàn cảnh đó,
cũng là anh em sống trong 1 đất nước ta phải hết lòng giúp đỡ họ.
Sự giúp đỡ từ những tấm lòng của người may mắn sẽ an ủi dc phần nào mất mát đau thương của
kẻ gặp khó khăn.Đùm bọc,yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là 1 tình cảm thiêng liêng quí báu, là đạo
lí làm người.Sống trên 1 lãnh thổ, nói cùng thứ tiếng, cùng 1 tổ tiên ,1 lịch sử,như vậy là anh em
trong 1 nhà.Lá lành hay lá rách cũng là lá, cũng như nghèo hay giàu,sang hay hèn đều là con
người,thì ta đối xử với nhau cho ra cái đạo lý làm người.Bởi lẽ đó mà dân tộc ta trải qua biết bao
gian nan khổ sở mà vẫn đứng vững,vẫn trường tồn.Những trận thiên tai, lũ lụt giáng xuống các
miền đồ bộ cũng như các vùng cao nguyên gây biết bao thiệt hại về tài sản sinh mạng của con
người. Thế nhưng nhờ ‘Lá lành đùm lá rách’,'Của ít lòng nhiều’ của bà con,của nhân dân đóng
góp nên cũng an ủi và giải quyết được phần nào những mất mát đau thương ấy.Tình yêu đồng
bào,đồng loại đã làm ấm lại, làm lành lại những nổi đau, những vết thương vì hoàn cảnh.Sự đùm
bọc,giúp đỡ lẫn nhau đã tạo nên tình nhân ái trong nhân dân và nó lá truyền thống tốt đẹp của
dân tộc ta.
Lời dạy trên là 1 bài học sâu sắc về đạo lí làm người mà mỗi người chúng ta cần thực hiên tốt.Có
dc như thế vì mọi người sẽ yêu thương nhau, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hoạn nạn khó khăn và
xã hội sẽ tốt đẹp biết đường nào. Lói nhắc nhở của cha ông sẽ là phương châmcho hành động của
mỗi chúng ta khi sống trong cõi đời này