Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Triết học cổ đại hy lạp và la mã cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.72 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
Nhận thức luận được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của
con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con
đường, phương pháp nhận thức... Từ trước đến nay, nó ln là một chủ đề
lớn trong lịch sử tư tưởng triết học nói chung. Trong lịch sử triết học, vấn
đề về nhận thức ln đóng vai trị chủ yếu và thậm chí, có khi (thời cận đại
ở Tây Âu) cịn là vấn đề trung tâm của triết học. Vấn đề này với tính cách
là một nội dung quan trọng trong vấn đề cơ bản của triết học, về thực chất
nó là vấn đề về mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong quá trình
nhận thức.
Trong lịch sử triết học đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhận
thức luận. Vậy sự khác biệt giữa triết học Mác và triết học trong lịch sử là
gì chúng ta cùng tìm hiểu


I. QUAN NIỆM VỀ NHẬN THỨC
1. Quan niệm về nhận thức trọng lịch sử triết học
Trong lịch sử triết học đã có rất nhiều những quan niệm khác nhau
về nhận thức luận. Có thể chia thành hai phái lớn là chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm về nhận thức
1.1. Quan niệm duy tâm
Một số quan niệm tiêu biểu trong lịch sử về nhận thức luận theo
quan niệm duy tâm:
Xôcrát ( 469 -399 tr.CN) là một trong những nhà tư tưởng nổi tiếng
thời cổ đại, người thầy của Platôn.
Xôcrát khác với các nhà triết học trước đây, thờ ơ với những vấn đề
thế giới tự nhiên, về khởi nguyên của vũ trụ…mà chỉ lưu tâm đến đề tài
con người. Ông là người đầu tiên hiểu rằng triết học không phải là cái gì
khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình. Luận
điểm nổi tiếng “ Con người, hãy nhận thức chính mình” trở thành câu cửa
miệng trong các buổi đàm thoại triết học của ông. Tư tưởng Xôcrát thực sự


là một bước tiến mới trong sự phát triển triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Trước ông, các nhà triết học chủ yếu bàn đến những vấn đề khởi nguyên
của thế giới, về nhận thức luận. Bắt đầu từ Xôcrát đề tài con người trở
thành một trong nhừng chỉ đề trọng tâm nghiên cứu triết học. Xuất phát từ
việc thừa nhận tri thức khách quan, Xơcrát đi đến khẳng định tính khách
quan của các chuẩn mực đạo đức. Như vậy, triết học của Xơcrát chủ yếu
bàn về con người dưới khía cạnh đạo đức. Nhận thức chân lý, tri thức là
nền tảng đạo đức học của ông. Công lao của Xôcrát là đã bước đầu nhận
thấy mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động đạo đức của


con người. Nhưng ngồi khía cạnh nhận thức luận, vấn đề cịn liên quan
đến các hồn cảnh xã hội nữa. Đạo đức học duy lý của Xơcrát sau này bị
Aríxtốt phản đối, cho rằng việc hiểu biết về cái thiện và cái ác cũng như
việc vận dụng chúng trong từng tình huống cụ thể là hai việc khác nhau.
Mặc dù vậy, triết học Xôcrát vẫn là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển
tư tưởng triết học phương Tây cổ đại với việc coi con người là trung tâm
của các vấn đề thế giới quan. Đánh giá cao quan điểm đó, C.Mác đã gọi
quan niệm của Xơcrát là “biểu tượng của triết học”
Điển hình của quan niệm duy tâm về nhận thức là Platôn, một triết
gia nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại. Nhận thức luận của Platôn được xây
dựng dựa trên nền tảng những quan niệm của ông về thế giới mà cốt lõi
của chúng là học thuyết về tồn tại. Tương ứng với mỗi dạng hay mỗi cấp
độ tồn tại đều có một dạng tri thức tương ứng. Dạng tồn tại tối cao là các ý
niệm thì được nhận thức bởi trí tuệ. Dạng tồn tại thứ hai là các đối tượng
của tri thức toán học như điểm, đường thẳng, các hình…được hiểu như
một dạng trung gian gắn liền với các ý niệm và các sự vật cảm tính. Những
đối tượng này cũng được nhận thức bởi trí tuệ nhưng lại không phải bằng
trực giác mà bằng suy diễn. Dạng tồn tại thứ ba là các sự vật cảm tính
được coi là đối tượng nhận thức của các kiến giải. Cũng như những sự vật

cảm tính, các kiến giải mang tính cá biệt, thay đổi thường xuyên, do vậy
không phải là tri thức thực sự. Dạng tồn tại cuối cùng ở cấp độ thấp nhất là
những hình ảnh thể hiện các sự vật cảm tính, tức là những sự vật do con
người làm ra từ những vật tự nhiên cũng như những ý tưởng của ta về
chúng. Dạng tồn tại này được nhận thức bởi các tưởng tượng không được
coi là tri thức.


Như vậy, tương ứng với bốn cấp độ của tồn tại thì cũng có bốn cấp
độ nhận thức phù hợp với chúng. Platơn thừa nhận những gì mà trực giác,
suy diễn trí tuệ đem lại thì mới là tri thức thực sự. Mọi tri thức, theo
Platơn, đều phải mang tính khái quát cao. Khoa học là một hệ thống tri
thức về các ý niệm, đối tượng tốn học, cịn sản phẩm của kinh nghiệm,
nhận thức cảm tính đều chỉ là những kiến giải tưởng tượng về các sự vật
đơn nhất. Các tri thức đem lại cho cho chúng ta chân lý tuyệt đối, là cơ sở
khoa học, còn các dạng nhận thức cảm tính thì chỉ thích dụng với ý thức
thông thường. Xuất phát từ luận điểm cho rằng trong linh hồn con người
đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng mọi tri thức, mọi điều mà con người có
thể biết mà nhận thức, Platôn đưa ra luận điểm cơ bản về nhận thức luận
của ông: nhận thức là sự hồi tưởng, là sự liên hệ các chân lý được hồi
tưởng lại. Ơng quy tồn bộ q trình nhận thức thực sự thành quá trình hồi
tưởng lại các tri thức, những điều mà linh hồn đã có được chúng trước đây
nhưng rồi lại quên đi.
Như vậy phát triển quan niệm của Xôcrát theo lập trường duy tâm
khách quan, Platôn cho rằng chỉ có các ý niệm tồn tại thực sự. Theo
Platơn, nhận thức chẳng qua chỉ là sự hồi tưởng. vì tri thức có trước sự vật
nên q trình nhận thức chẳng qua chỉ là sự hồi tưởng lại những gì mà linh
hồn quên đi khi nhập vào thể xác con người. Mặc dù hồi tưởng cũng là
một quá trình diễn ra trong nhận thức, nhưng quy hồi tưởng về nhận thức
là khơng chính xác

Một quan niệm khác về nhận thức cũng rất tiêu biểu trong lịch sử
triết học đó là quan niệm của G.Béccơli, một triết gia người Anh thời cận
đại. Ơng khẳng định nguồn gốc hồn tồn chủ quan của mọi vật trong thế
giới chúng ta, coi chúng là hiện thân của cảm giác con người : “tôi hiểu ý


niệm là bất kỳ sự vật nào được cảm giác hay tưởng tượng…sự tồn tại của
các sự vật không khác gì với sự tưởng tượng cảm tính hay tri giác” nói
cách khác, tất cả các đặc tính của sự vật không tồn tại khách quan, chỉ tồn
tại trong ý thức con người. Bản thân toàn bộ thế giới tự nhiên được ông coi
là tổ hợp của cảm giác con người. Coi toàn bộ thế giới chỉ là tổ hợp các
cảm giác của con người, G.Béccơli đưa ra nguyên lý :đối với linh hồn con
người thì “tồn tại nghĩa là cảm nhận”. Linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm
nhận các sự vật khác, và cũng chỉ khi nó bắt đầu cảm nhận thì chúng ta
mới có được các tri thức về sự vật. quá đề cao cảm giác, G.Béccơli đã
đồng nhất toàn bộ các ý niệm của con người với cảm giác. G.Béccơli đã
nhận thấy thực tế là khơng có cảm giác thì khơng có nhận thức, nhưng
tuyệt đối hóa, coi cảm giác quyết định tồn tại như vậy sẽ rơi vào duy tâm.
1.2. Quan niệm duy vật siêu hình
Đối lập với các quan điểm duy tâm, chủ nghĩa duy vật thừa nhận khả
năng nhận thức của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào trong đầu óc của con người. Tuy nhiên do hạn chế bởi tính
trực quan, siêu hình nên chủ nghĩa duy vật trước Mác đã coi nhận thức là
sự phản ánh trực quan, là bản sao chép nguyên xi trạng thái bất động của
sự vật. Họ chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Các nhà duy vật cổ đại đã đồng nhất vật chất với một vật cụ thể, ban
đầu nào đó. Chẳng hạn là nước, lửa, khơng khí, ngun tử…
Talét (khoảng 625 -547 tr.CN) được coi là người sáng lập trường
phái Milê. Ông là nhà toán học, nhà triết học thuộc Hy Lạp cổ đại. Ông là
người đầu tiên khám phá ra lịch một năm gồm 12 tháng, 365 ngày và là

người phát kiến ra định lý nổi tiếng tốn học mang tên ơng.


Talét cho rằng nguồn gốc của thế giới chúng ta là nước. Nước là bản
chất chung của tất thảy mọi vật, mọi hiện tượng trong thế giới. Mọi cái
trên thế giới đều sinh ra từ nước và khi bị phân hủy lại biến thành nước.
Nước tồn tại vĩnh viễn còn mọi vật do nó tạo nên thì khơng ngừng biến
đổi, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống nhất, tồn tại
tựa như một vòng tuần hồn biến đổi khơng ngừng mà nước là nền tảng
của vịng tuần hồn đó.
Bên cạnh những quan niệm mang tính duy vật sơ khai, thế giới quan
của talet cịn ít nhiều chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và tôn
giáo nguyên thủy khi ông cho rằng thế giới chúng ta đầy rẫy các vị thần
linh.
Anaximan (khoảng 610 – 546 tr.CN) là học trị của Talét. Ơng là
người tìm ra cách đo thời gian theo bóng nắng, tưởng tượng ra dạng hình
cầu của vũ trụ.
Khác với Talét ,Aximan cho rằng nguồn gốc và cơ sở của mọi sự vật
là aperiơn. Ơng khơng nói rõ aperion là cái gì cụ thể mà chỉ khơng xác
định đó là một cái vơ định hình, vơ cùng tận, tồn tại vĩnh viễn, bất diệt.
Mọi suwh vật theo Aximan khơng chỉ có ban chất trung là aperion, mà cịn
xuất hiện từ nó, bản thân aperion sinh ra mọi cái, đồng thời là cơ sở vận
động của chúng. Aperion là nguồn gốc và sự thống nhất của các sự vật đối
lập nhau như nóng – lạnh, sinh ra – chết đi… toàn bộ cũ trụ được cấu tạo
từ aperion tồn tại như một vòng tuần hồn biến đổi khơng ngừng. Phê
phán các quan niệm trực quan của thần thoại và tôn giáo nguyên thủy và
thế giới, Aximan cho rằng những gì bề ngồi mà thế giới hiện ra trước mắt
chúng ta chửa hẳn là bản thân thế giới một cách đích thực. tuy nhiên cũng



như Talet, Aximan còn chịu ảnh hưởng của các quan niệm thần thoại và
tơn giáo
Aximen là học trị của Aximan lại coi khơng khí là bản chất chung
tất thảy mọi vật, khơng khí là vơ định hình mà bản thân apeiron cũng chỉ là
tính chất của khơng khí. Khi nào khơng khí lỗng đi thì nó trở thành lửa,
sau đó là một dạng etê, cịn nếu đặc lại thì nó cấu thành gió, mây sau đó
thành nước, đất, đá….Coi khơng khí là bản chất chung của mọi vật,
Aximen cho rằng linh hồn con người thậm chí cũng chỉ là khơng khí, vì
thế người ta khơng thể sống nếu như khơng thở, ngay cả các vị thần cũng
đều sinh ra từ khơng khí.
Nhìn chung các nhà triết học phái Milê và nói chung các nhà triết
học cổ đại Hy Lạp và La Mã thời kỳ đầu có nhiều quan niệm duy vật
nhưng sơ khai và tự phát. Họ coi thế giới như một chỉnh thể thống nhất và
tìm cách giải thích bản chất và nguồn gốc của chỉnh thể đó trong một dạng
vật chất cụ thể, coi thế giới như sự thống nhất các sự vật muôn màu muôn
vẻ. Mặc dù còn ngây thơ, nhưng bằng những quan niệm của họ đặt nền
móng cho sự phát triển tư tưởng duy vật trong triết học sau này.
Hêraclít là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại( 544- 483
tr.CN). nếu như các nhà triết học trường phái Milê chỉ chủ yếu bàn đến
những vấn đề bản thể luận thì Hêraclit, bên cạnh đó, cịn phân tích nhiều
vấn đề nhận thức luận. Một mặt, ơng đánh giá cao vait trị của các giác
quan trong nhận thức các sự vật đơn lẻ, cho rằng chúng đem lại cho ta
những hiểu biết xác thực và sinh động về sự vật, mặt khác, cho rằng mục
đích tối cao của chúng ta là nhận thức logos, nhận thức sực thống nhất của
vũ trụ và sự thông thái tối cao.


Linh hồn con người, theo Hêraclít, cũng chỉ là một biểu hiện của lửa.
Do trong con người ngoài lửa ra cịn có cả những chỗ ẩm ướt cho nên mới
sinh ra người tốt, người xâu. Linh hồn con người là sự thống nhất của hai

mặt đối lập – cái ẩm ướt và lửa. Hạnh phúc không phải là sự hưởng lạc
đoen thuần theo thể xác mà là việc biết suy nghĩ nói và hành động tuân
theo thế giới tự nhiên. Ở đây nhà biện chứng lỗi lạc thời cổ có nhiều quan
niệm sâu sắc và đúng đắn. Lênin đánh giá cao những quan điểm đó của
Hêraclít, cho rằng chúng đã thể hiện một trong những điểm cơ bản của
phép biện chứng.
Đêmôcrit: theo đêmôcrit và các nhà nguyên tử luận, bản thân các
sinh vật và con người , kể cả linh hồn anh ta cũng đều được cấu tạo từ các
nguyên tử và khoảng không. Sự khác nhau giữa con người và con vật là ở
chỗ trong cơ thể con người có nhiều nhiệt lượng hơn và các chất cấu thành
nó sạch sẽ hơn so với động vật. Do hạn chế của sự phát triển khoa học thời
đó, Đêmơcrit thừa nhận rằng trong con người có một phần bản chất thiên
thần. Ông định nghĩa con người như một động vật nhưng về bản tính có
khả năng học được bất kỳ cái gì, có chân tay, cảm giác và sự năng động trí
tuệ làm trợ giúp cho mọi cái.
Linh hồn con người, theo các nhà ngun tử luận, khơng phải là cái
gì siêu vật chất mà hồn tồn mang tính tự nhiên. Lâp trường duy vật tự
nhiên chất phác đã không cho phép họ hiểu được đặc trưng của tư duy, ý
thức con người so với các sự vật khác. Đối với Đêmocrit, linh hồn con
người thực chất chỉ là tổng thể các nguyên tử. Nó là cơ sở cúa mọi sinh khí
và sức sống trong con người. Bản chất của linh hồn con người cũng được
cấu tạo từ các chất liệu tựa như trong cơ thể, có điều là trong thành phần


của nó có nhiều chất lửa hơn, điều đó giúp nó năng động hơn so với các
vật khác.
Trong nhận thức luận, Đêmôcrit cho rằng trên thực tế chỉ tồn tại các
sự vật khách quan do nguyên tử tạo ra, còn tất cả những cái như màu sắc,
âm thanh, mùi vị…chỉ tồn tại trong cảm nhận của con người, là kết quả
của các nguyên tử lên các giác quan của chúng ta. Ông thừa nhận tồn tại

hai dạng nhận thức: dạng thứ nhất, đó là nhận thức cảm tính hay cịn gọi là
kiến giải. nó có vai trị nhất định trong nhận thức thế giới, cho phép ta cảm
nhận được tính sinh động và phong phú của sự vật. Tuy vậy, theo
Đêmơcrit, nhận thức cảm tính là nhận thức tối tăm, bởi vì nó chỉ cho phép
biết được những gì bề ngoài, riêng lẻ.
Để nhận thức được cái nguyên tử và bản chất đích thực của các sự
vật, con người có cần trí tuệ. Nhờ nhận thức trí tuệ mà chúng ta biết được
nguyên tử và khoảng không là khởi nguyên của mọi vật. Những gì cảm
tính đem lại chỉ là kiếm giải, cịn trí tuệ đem đến cho chúng ta những tri
thức đích thực về sự vật.
Đêmơcrit và các nhà nguyên tử luận chưa phân biệt được sự khác
nhau cơ bản giữa hai dạng nhận thức trên như các nhà triết học trường phái
êlê, mà chỉ nhận thấy sự khác nhau giữa chúng đơn thuần về lượng, cũng
chưa nhận thấy sự chuyển hóa giữa chúng, mà coi tư duy chỉ là hỗn hợp
các nguyên tử trong cơ thể con người.
Quan niệm quy vật chất về vật thể như vậy của các nhà triết học duy
vật cổ đại tuy vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng ở điều kiện xã hội cổ đại, nó
lại như một hiện tượng tất yếu và quan trọng là những quan điểm đó đã
đẩy lùi quan điểm duy tâm và tôn giáo, khẳng định về một thế giới vật chất


được sinh ra và từ chính những yếu tố vật chất của chính nó. Trong các
quan điểm duy vật, quan niệm trường phái ngun tử, tiêu biểu là
Đêmơcrít, khẳng định vật chất là nguyên tử, đó là phần vật chất nhỏ nhất,
vững chắc nhất, không thể phân chia xem là đỉnh cao của quan niệm duy
vật cổ đại, quan điểm này có giá trị rất lợn đối với sự phát triển của triết
học.
Trái với những nhà triết học duy tâm, coi tri thức có trước sự vật, ý
thức quyết định vật chất, các nhà triết học duy vật đặc biệt trong thời kỳ
cận đại coi nhận thức là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc

con người, vật chất xét đến cùng là cái có trước, ý thức có sau.
Thời kỳ phục hưng và cận đại , triết học tiếp tục phát triển bởi một
loạt các nhà triết học đồng thời là nhà khoa học tự nhiên: G.Galilê, Ph.
Bêcơn, Đ. Đi đrơ, P.Hơn bách…
G.Galilê là nhà tốn học, thiên văn học, nhà vật lý và nhà triết học
cuối thời Phục hưng ở Italia. Các phát kiến khoa học của ơng có ý nghĩa
triết học sâu sắc. Chúng giúp ông xây dựng quan niệm về thế giới một
cách khách quan. Với việc phát hiện các vật thể vật chất trên mặt trăng và
những vấn đề khám phá về sao kim. Mặt trời…ơng đã đi đến khẳng định
tính thống nhất vật chất của toàn vũ trụ. Chịu nhiều ảnh hưởng của các
quan niệm thừa nhận “hai chân lý” thịnh hành thời đó, ơng ví giới tự nhiên
và kinh thánh tực như hai cuốn sách không liên quan tới nhau, mỗi cuốn
sách trên thích dụng cho con người một khía cạnh nhất đinh. Kinh thánh
gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người bởi tính dễ hiểu và dễ đi
sâu vào lịng người của nó. Cịn khoa học giúp con người khám phá ra
những quy luật của giới tự nhiên, nhận thức bản chất đích thực của chúng.
G.Galilê đặc biệt đề cao vai trị của khoa học. Ơng khẳng định sức mạnh


trí tuệ của con người trong việc nhận thức thế giới, ơng coi q trình nhận
thức giới tự nhiên là vơ hạn. Những gì chúng ta biết cịn q ít so với
những gì mà chúng ta chưa biết. Quá đè cao vai trị của tốn học trong
nhận thức, G.Galilê cho rằng, ngơn ngữ cơ bả của giới tự nhiên đó là ngơn
ngữ hình học…từ đây ơng quy mọi sự vật của thế giới vào các dạng hình
như tam giác, hình vng, hình chữ nhật …, đồng thời phủ nhận tính vơ
cùng, đa dạng của thế giới, nhìn nhận mọi cái dưới con mắt của nhà tốn
học. Có thể nói, các quan niệm của ông về thế giới là mở đầu cho quan
niệm duy vật máy móc về giới tự nhiên.
Tuy cịn nhiều mặt hạn chế, nhưng G.Galilê đóng vai trị to lớn trong
sự phát triển của triết học và khoa học thời kỳ Phục Hưng và Cận đại

Ph.Bêcơn là nhà triết học vĩ đại thời cận đại. theo Mác, Ph.Bêcơn là ông tổ
của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm. Bắt đầu từ
Ph.Bêcơn , lich sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới.
Quan điểm về nhận thức luận của Ph.Bêcơn: Ông là người nhiệt
thành ủng hộ sự phát triển của khoa học. Ơng nói: “Mục đích của tơi là ở
chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà không cần phải tô vẽ cường
điệu, và…làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của nó”
Với hồi bão xây dựng một cách nhìn mới mẻ về thế giới thật sự
khách quan, Ph.Bêcơn đồng thời chỉ ra những hạn chế trong các khả năng
nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai
lầm vụn vặt nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh
khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các ảo tưởng. Ông
coi học thuyết về các ảo tưởng tựa như phần mở đầu trong nhận thức luận
và phương pháp luận của mình. Các ảo tưởng có nguồn gốc hồn tồn


khách quan, bởi vì chúng một phần có trong bản chất trí tuệ của con người,
một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một
phần nảy sinh trong chân lý và nhân cách của mỗi người. Theo Ph.Bêcơn “
trí tuệ con người tự đặt ra chướng ngại vật và cạm bẫy cho mình…Vì các
ảo tưởng thường xuyên ám ành con người, tạo nên cho nó những tư tưởng
và hình ảnh giả dối, xuyên tạc bộ mặt thật của thế giới, nói tóm lại, cản trở
con người xâm nhập vào thế giới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu”. Vì vậy,
quá trình con người đáu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó
cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hồn thiện bản thân.
Ông phân loại thành các dạng ảo tưởn: Ảo tưởng lồi; Ảo tưởng
hang động; Ảo tưởng nơi cơng cộng; dạng ảo tưởng nhà hát. Nhìn chung,
trong việc xác định bản chất và nguyên nhân của các ảo tưởng, Bêcơn còn
nặng mang tính trực quan. Chủ yếu ơng chỉ nhìn thấy khía cạnh nhận thức
luận của vấn đề, vì vậy chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục ảo

tưởng một cách hợp lý. Trên thực tế các quan niệm sai lệch về sự vật mà
con người mắc phải còn xuất phát từ hạn chế lịch sử của thời đại, từ những
cơ sở kinh tế - xã hội cũng như cơ chế quan hệ xã hội. Song, công lao của
ông là ở chỗ đặt vấn đề cơ sở xã hội về vấn đề nhận thức. Mục đích xuyên
suốt học thuyết ảo tưởng cura ông là khẳng định nhận thức thực sự vật
phải hoàn toàn khách quam, xem xét mọi cái trên tinh thần phê phán và
cách mạng chứ không giáo điều, những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn
khơng chỉ trong bối cảnh lịch sử thời đó mà cịn có ý nghĩa cả thời nay.
Do bởi bị chi phối bởi tư duy siêu hình, máy móc nên quan niệm của
các nahf triết học duy vật, đặc biệt là trong thời kỳ cận đại vẫn thường mắc
phải những hạn chế. Những hạn chế này đã được khắc phục trong quan


niệm duy vật biện chứng về nhận thức với việc thấy được vai trò của thực
tiễn với nhận thức.
2. Quan niệm mác xít về nhận thức
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trước sự phát triển của khoa học tự
nhiên, đặc biệt là của vật lý học, do không nắm vững lý luận nhận thức của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều nhà khoa học đã rơi vào chủ nghĩa
duy tâm. Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng tình hình đó
chống lại triết học duy vật. Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán” ra đời đã đặt nhiệm vụ trọng tâm là bảo vệ chủ
nghĩa duy vật, phát triển lý luận duy vật biện chứng về nhận thức. Lê nin
phê phán quan điểm sai lầm về nhận thức thế giới vật chất, đưa ra định
nghĩa kinh điển về cật chất: “ Vật chất là một phạm trù triết học dùng để
chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”.
Như vậy, đối lập với chủ nghĩa duy tâm (bao gồm cả chủ nghĩa bất
khả tri), chủ nghĩa duy vật biện chứng coi vật chất là thực tại khách quan,

tồn tại độc lập ngoài ý thức con người và được phản ánh trong cảm giác,
do đó c có thể nhận thức được.
Sự khẳng định về tính có thể nhận thức được của thế giới vật chất
khách quan gắn liền với việc nghiên cứu sâu sắc toàn diện tư tưởng của
Ăngghen về vấn đề cơ bản của triết học, cũng như với sự phát triển của lý
luận phản ánh.
Phát triển lý luận phản ánh, Lênin đã vạch ra bản chất của cảm giác.
Cảm giác xuất hiện do sự tác động của sự vật vào cơ quan cảm giác của


chúng ta. Cảm giác là sự chuyển hóa năng lượng của sự kích thích bên
ngồi vào thành một yếu tố ý thức. VI.Lê n phê phán Avênari út coi cảm
giác ở đâu đó ngồi con người, và lhawrng định: “cảm giác là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan”.
Khi bảo vệ lý luận phản ánh của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Lê
nin đã đấu tranh chống quan niệm của những người theo chủ nghĩa Man
khơ đồng nhất với cảm giác với sự vật kiểu Béc cơ li và Hium, cũng như
chống sự tách rời tuyệt đối hóa cảm giác và sự vật kiểu Can tơ đi tới phủ
nhận khả năng của con người có thể nhận thức đúng đắn sự vật khách quan
Những tư tưởng của Lê nin được trình bày tóm tắt trong ba kết luận
về lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
Thứ nhất, có những vật tồn tại độc lập với ý thức của chúng ta, độc
lập đối với cảm giác của chúng ta, ở ngồi chúng ta…
Thứ hai, dứt khốt là khơng có và khơng thể có bất kỳ sự khác nhau
nào về nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó. Chỉ có sự khác nhau giữa
cái đã được nhận thức và cái chưa được nhận thức.
Ba là, trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả những lĩnh vực
khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là đừng giả
định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn, mà phải phân
tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ cái không hiểu biết như thế nào, sự

hiểu biết không đầy đủ và khơng chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính
xác hơn như thế nào.
Vấn đề chân lý và tiêu chuẩn của chân lý cũng được Lênin giải quyết
một cách sâu sắc. Ông chỉ rõ , chân lý tương đối phát triển thành chân lý
tuyệt đối, chân lý tuyệt đối là tổng số chân lý tương đối, Lê nin đặc biệt


nhấn mạnh vào vai trò của thực tiễn như là tiêu chuẩn khách quan của
chân lý. Người nhắc lại ý của Ăngghen: “toàn bộ thực tiễn sống của con
người thâm nhập vào bản thân lý luận nhận thức và cung cấp một tiêu
chuẩn khách quan của chân lý. Và “ quan điểm về đời sống, về thực tiễn,
phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”.
Phát triển lý luận mác xít về thực tiễn như là sự xác định tính chân
thực của tri thức, Lê nin đã đưa ra luận điểm về tính tuyệt đối của tiêu
chuẩn thực tiễn. Đối với nhiều biểu tượng của chúng ta, tiêu chuẩn này là
tuyệt đối , tức là nó chứng minh các biểu tượng đó là chân lý tuyệt đối.
Đồng thời, tiêu chuẩn thực tiễn cũng là tương đối, phát triển dẫn đến sự
biến đổi phát triển các biểu tượng của chúng ta về các sự vật của thế giới,
và trong mỗi giai đoạn, thực tiễn của con người có giới hạn, khơng thể giải
đáp đầy đủ nhiều vấn đề do sự phát triển đặt ra trước nó.
Sự phát triển phép biện chứng mácxít được Lênin trình bày tập trung
trong tác phẩm “ Bút ký triết học” (viết từ khoảng 1914 đến năm 1916)
Trong chương riêng về vấn đề phép biện chứng, Lê nin đã phân tích
sâu sắc tư tưởng coi phép biện chứng như là khoa học về sự phát triển.
Trong sự phát triển mới của khoa học vào đầu thế kỷ XX, vấn đề đặt ra đối
với phép biện chứng không phải là thừa nhận hay không thừa nhận phát
triển, mà là vấn đề hiểu thế nào về phát triển.
Trước hết, Lênin giải quyết vấn đề trung tâm trong lý thuyết về sự
phát triển: vấn đề nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Có hai quan điểm
đối lập nhau khi giải quyết vấn đề trên: quan điểm biện chứng phong phú,

sống động và quan điểm siêu hình nghèo nàn, chết cứng, Lê nin viết:


“ sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Hai quan niệm cơ
bản…về sự phát triển: sự phát triển coi như là giản dị và tăng lên, như là
lặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập.
Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan niệm thứ hai
là sinh động. Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta chìa khóa của sự tự vận
động của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của
những “bước nhảy vọt”, của sự “ gián đoạn tính tiên tiến”, của sự “chuyển
hóa thành mặt đối lập”, của sự “ tiêu diệt cái cũ và nảy sinh cái mới”.
Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái
quát các thành tựu khoa học, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học
thuyết biện chứng duy vật về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra
một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được những
quan điểm khoa học đúng đắn về bản chất của nhận thức.
Chủ nghĩa Mác- Lênin hay chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đưa ra khái
niệm khoa học về bản chất của nhận thức. Theo đó, nhận thức là q trình
phản ánh tích cực, tự giác, chủ động hiện thực khách quan vào trong bộ óc
con người dựa trên cơ sở thực tiễn.
Nhận thức là một quá trình, thứ nhất, quan niệm duy vật biện chứng xem
xét nhận thức là một hoạt động – quá trình phản ánh hình thành nên tri
thức về sự vật. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ cụ thể
khác nhau. Thứ hai, sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển
khơng ngừng nên cũng quan niệm nhận thức là một q trình vơ tận, từ
chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ biết chưa đầy đủ đến biết
đầy đủ hơn.


Quan niệm duy vật biện chứng không xem xét nhận thức như một quá

trình biệt lập, tách rời khỏi các mối liên hệ với thế giới, với các quá trình
khác. Nhận thức luôn được đặt trong mối quan hện với con người với thế
giới, giữa chủ thể nhận thức với khách thể nhận thức. Vì nhận thức là năng
lực chỉ có ở con người nên khơng có chủ thể nhận thức. Nhưng nhận thức
cái gì nếu khơng phải là thế giới vật chất khách quan, có trước và độc lập
với ý thức, vì vậy nếu khơng có thế giới vật chất khách quan cũng khơng
có nhận thức. Khơng được tuyệt đối hóa chủ thể nhận thức đến chủ nghĩa
duy tâm. Xét đến cùng, các yếu tố vật chất như não bộ và thế giới vật chát
khách quan cũng là nguồn gốc của nhận thức. Muốn hiểu đúng đắn, khoa
học về quá trình nhận thức, cần đứng trên lập trường duy vật. Mọi quan
niệm duy tâm về nhận thức, thực chất chỉ là sai lầm do đã thổi phồng,
tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, của cảm giác so với vật chất.
Tùy thuộc vào vật chất, do vật chát quyết định, nhưng nhận thức cũng
khơng đợn giản là q trình phản ánh thụ động, một chiều. Trái lại, đó là
quá trình phản ánh tích cực, chủ động, tự giác của chủ thể. Chúng ta tiếp
nhận tri thức, hình thành nên tri thức của mình hồn tồn khơng thụ động,
một chiều mà tự động tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức, tự giác nhận thức.
Trong mối quan hệ giữa chiếm lĩnh thế giới về vật chất và chiếm lĩnh nó
về tinh thần, cái thứ nhất có vai trị quyết dịnh, là cơ sở, là nền tảng cho cái
thứ hai. Quá trình thứ hai chỉ thực sự là chính mình, chỉ thực sự có ý nghĩa
khi đặt trong mối quan hệ khăng khít với q trình thứ nhất. Nói cách
khác, nhận thức phải dựa trên thực tiễn. Đó chính là quan điểm then chốt
để phận biệt quan niệm mác xít và quan niệm trước mác về nhận thức
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức


3.1. Phạm trù thực tiễn
Trong lịch sử triết học trước Mác, các trào lưu đều có quan niệm
chưa đúng, chưa đầy đủ về thực tiễn. Chủ nghĩa duy tâm chỉ hiểu thực tiễn
như là hoạt động tinh thần của con người, chứ khơng xem nó là hoạt động

vật chất. Ngược lại, chủ nghĩa duy vật trước Mác đã hiểu được thực tiễn là
hành động vật chất của con người nhưng lại xem nó là hoạt động con bn
đê tiện, khơng có vai trị gì đối nhận thức của con người.
Triết học Mác - Lênin đánh giá phạm trù thực tiễn là một trong
những phạm trù nền tảng, cơ bản của triết học nói chung và lý luận nhận
thức nói riêng. Quan điểm đó đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng
trong triết học.
hực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính
lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử
dụng những công cụ vật chất tác động vào đối tượng vật chất làm biến đổi
chúng theo mục đích của mình. Đây là hoạt động đặc trưng và bản chất
của con người. Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không
ngừng được phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch sử. Do vậy, thực
tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất có mục đích và mang tính lịch sử xã hội.
Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: hoạt động sản xuất vật
chất, hoạt động chính trị xã hội, hoạt động thực nghiệm khoa học.
Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực
tiễn. Đây là hoạt động mà con người sử dụng công cụ lao động tác động


vào giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm vật chất nhằm duy trì sự tồn tại thiết
yếu của mình.
Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức cộng đồng
người khác nhau nhằm cải biến các mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội
phát triển.
Thực nghiệm khoa học là hoạt động được tiến hành trong điều kiện
do con người tạo ra gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự
nhiên và xã hội nhằm xác định các quy luật vận động của đối tượng nghiên
cứu. Đây là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, nó có vai trị ngày càng

tăng trong sự phát triển của xã hội.
Giữa các dạng hoạt động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản nhất, đóng vai trị quyết
định. Bởi vì nó là hoạt động khách quan, thường xuyên nhất tạo ra điều
kiện cần thiết để con người tồn tại và phát triển; đồng thời cũng tạo điều
kiện để tiến hành các dạng hoạt động khác. Cịn các dạng hoạt động khác
nếu tiến bộ thì tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất vật chất được tăng
cường, nếu phản tiến bộ thì kìm hãm sự gia tăng của sản xuất vật chất.
Chính sự tác động lẫn nhau giữa các dạng (hình thức) hoạt động làm
cho thực tiễn vận động, phát triển không ngừng và ngày càng có vai trị
quan trọng đối với nhận thức.
3.2.Vai trị của thực tiễn đối với nhận thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định nhận thức phải dựa trên
cơ sở thực tiễn, tức là gắn nhận thức với thực tiễn khơng tách rởi. thực tiễn
chính là cơ sở, mục đích, động lực của nhận thức, đồng thời thực tiễn còn
là chân lý của nhận thức.


Trước hết thực tiễn là cơ sở của nhận thức. trong quá trình con người
tác động vào thế giới khách quan, thế giới bộc lộ thuộc tính, những thuộc
tính nàu từ đó phản ánh vào não người hình thành nên tri thức của con
người về thế giới khách quan. Nếu con người chỉ quan sát thế giới mà
không tác động vào thế giới thông qua thực tiễn, họ không thể có được
những tri thức phong phú về thế giới như hiện nay.
Thứ hai, thực tiễn là mục đích, động lực của nhận thức: “trả lời cho
câu hỏi con người nhận thức để làm gì?” Nhận thức có thể nói, khơng có
mục đích tự thân,. Mục đích của nhận thức, xét đến cùng, là để phục vụ
hoạt động thực tiễn, để con người hoạt động thực tiễn hiệu quả hơn. Lòng
mê say thúc đẩy nhận thức cpn người, nhưng chính yêu cầu của thực tiễn
mới là động lực thúc đẩy thực sự hoạt động của con người.

Ngồi ra, vai trị mang tính quyết định của thực tiễn đối với nhận
thức cịn ở chỗ là tiêu chuẩn của chân lý. C.Mác cho rằng vấn đề nhận
thức của con người có phù hợp với thực tế hay khơng hồn tồn khơng
phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn, chính trong thực
tiễn, con người có thể kiểm nghiệm được chân lý.
Do vậy nhận thức phải gắn liền với thực tiễn, cần tuân thủ quan
điểm thực tiễn trong hoạt động
3.3 Các cấp độ của quá trình nhận thức
Nhận thức là một quá trình biện chứng diễn ra rất phức tạp, bao gồm
nhiều giai đoạn, hình thức khác nhau. Tuỳ theo tính chất của sự nghiên cứu
mà q trình đó được phân ra thành cấp độ khác nhau: nhận thức cảm tính
và nhận thức lý tính, nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, nhận
thức thông thường và nhận thức khoa học.


3.3.1. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
a. Nhận thức cảm tính (hay cịn gọi là trực quan sinh động) là giai
đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng
các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Trực quan
sinh động bao gồm các hình thức sau:
- Cảm giác là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính
riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các
giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là
kết quả của sự chuyển hố những năng lượng kích thích từ bên ngồi thành
yếu tố ý thức. Lênin viết: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan”.
Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu được thuộc tính cụ
thể, riêng lẻ của sự vật. Điều đó chưa đủ; bởi vì, muốn hiểu biết bản chất
của sự vật phải nắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật. Vì vậy nhận
thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.

- Tri giác là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn
vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con
người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác.
So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn,
phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và
khơng đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận thức đòi
hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính
khơng đặc trưng và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó khơng còn trực
tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người. Do vậy nhận thức phải
vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.


- Biểu tượng là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối
hồn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn
tác động trực tiếp vào các giác quan.
Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu
tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn
nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng
hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi
trội của các sự vật.
Như vậy, nhận thức cảm tính có đặc điểm: Là giai đoạn nhận thức
trực tiếp sự vật, phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện cơ quan cảm giác, kết
quả thu nhận được tương đối phong phú, phản ánh được cả cái không bản
chất, ngẫu nhiên và cả cái bản chất và tất nhiên. Hạn chế của nó là, chưa
khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong
của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai
đoạn lý tính.
b. Nhận thức lý tính (Tư duy trừu tượng) là giai đoạn phản ánh gián
tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái
niệm, phán đốn, suy luận.

- Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh
những đặc tính bản chất của sự vật.
Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện
chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái
niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác
động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển.


Khái niệm có vai trị rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ
sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.
- Phán đoán là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm
với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối
tượng. Thí dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán
đốn. Bởi vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc” “Việt Nam” với khái niệm
“anh hùng”.
Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia
làm ba loại là phán đốn đơn nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đốn đặc
thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đốn phổ biến (ví dụ: mọi kim loại
đều dẫn điện). Ở đây phán đốn phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh
bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.
Nếu chỉ dừng lại ở phán đốn thì nhận thức chỉ mới biết được mối
liên hệ giữa cái đơn nhất với cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn
nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán đoán kia và chưa
biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến.
Chẳng hạn qua các phán đốn thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngồi đặc
tính dẫn điện giống nhau thì giữa đồng với các kim loại khác cịn có các
thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc phục hạn chế đó, nhận thức
lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận.
- Suy luận là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại
với nhau để rút ra một phán đốn có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.

Thí dụ, nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là
kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo


sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với
phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch.
Ngồi suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri
thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.
Từ ba hình thức trên ta có thể rút ra giai đoạn nhận thức lý tính có
đặc điểm sau: Là giai đoạn nhận thức gián tiếp, trừu tượng, khái quát sự
vật. Nhận thức lý tính phụ thuộc vào năng lực tư duy của con người. Do đó
phản ánh được chính xác mối liên hệ bản chất tồn tại bên trong một sự vật
hay một lớp các sự vật.
c. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính với lý tính
Nhận thức cảm tính và lý tính có cùng chung đối tượng phản ánh, đó
là các sự vật; cùng chung chủ thể phản ánh đó là con người và cùng do
thực tiễn quy định. Đây là hai giai đoạn hợp thành q trình nhận thức. Do
vậy, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biểu hiện: Nhận thức cảm
tính là cơ sở cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính; nhận thức lý tính nhờ
có tính khái qt cao hiểu được bản chất nên đóng vai trị định hướng cho
nhận thức cảm tính để có thể phản ánh được sâu sắc hơn.
Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở giai đoạn lý tính thì con người chỉ có
được những tri thức về đối tượng. Còn bản thân tri thức đó có chân thực
hay khơng thì chưa khẳng định được. Muốn khẳng định, nhận thức phải
trở về thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn.
3.3.2. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng, ta có thể
phân chia thành nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.



a. Nhận thức kinh nghiệm
Đây là loại nhận thức hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Kết
quả nhận thức kinh nghiệm là tri thức kinh nghiệm. Tri thức này có hai
loại, tri thức kinh nghiệm thông thường và tri thức kinh nghiệm khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm thông thường là loại tri thức được hình thành
từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày về cuộc sống và sản xuất. Tri thức này
rất phong phú, nhờ có tri thức này con người có vốn kinh nghiệm sống
dùng để điều chỉnh hoạt động hàng ngày.
- Tri thức kinh nghiệm khoa học là loại tri thức thu được từ sự khảo
sát các thí nghiệm khoa học, loại tri thức này quan trọng ở chỗ đây là cơ sở
để hình thành nhận thức khoa học và lý luận.
Hai loại tri thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào
nhau để tạo nên tính phong phú, sinh động của nhận thức kinh nghiệm.
b.Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận)
Đây là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng và khái quát về bản chất
và quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận có tính gián tiếp
vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh nghiệm.
Nhận thức lý luận có tính trừu tượng và khái qt vì nó chỉ tập trung phản
ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri
thức lý luận thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và có hệ thống
hơn.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận
thức khác nhau, có quan hệ biện chứng với nhau.Trong đó nhận thức kinh


×