Với các trung tâm văn minh lớn như Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc ra đời từ rất sớm cùng
những thành tựu vĩ đại, phương Đông trở thành khu vực đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển của nền văn minh nhân loại. La Mã (Rô Ma) là tên của một quốc gia cổ đại mà nơi phát
nguyên là ở bán đảo Ý (Italia). Văn minh các nước phương Đông có ảnh hưởng không nhỏ đến
sự ra đời của các nền văn minh phương Tây sau này, và đương nhiên La Mã không thể “thoát”
khỏi sức ảnh hưởng ấy. Mời các bạn cùng nhóm chúng tôi minh chứng điều đó qua những nét
chính dưới đây:
1. Khái quát về tôn giáo ở phương Đông và tôn giáo La Mã cổ đại
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội, có quá trình ra đời, phát triển và tiêu vong của nó.
Trong thời kì đầu tồn tại, cách đây từ một đến hai triệu năm, loài người chưa có quan niệm về
thần, cũng chưa có tôn giáo. Chỉ khi năng lực tư duy trừu tượng của con người xuất hiện một số
khái niệm nào đó, con người mới sùng bái thần linh, tôn giáo mới xuất hiện. Ở phương Đông,
những tôn giáo chủ yếu ảnh hưởng đến tôn giáo La Mã gồm có Phật giáo và đạo Do Thái.
1.1 Khái quát tôn giáo phương Đông
Đạo Phật mang tên người sáng lập là Phật Đà. Sau khi ra đời ở Ấn Độ vào thế kỉ VI đến thế
kỉ V (TCN). Đạo Phật lưu hành rộng rãi ở rất nhiểu quốc gia và khu vực Á- Phi, sau đó lưu
truyền tới các nước Âu- Mỹ. Trong quá trình truyền bá của mình, đạo Phật đã kết hợp với tín
ngưỡng văn hóa, tập tục dân gian bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái.
Do Thái là một tôn giáo gắn liền với kinh t hánh Do Thái và lịch sử dân tộc Israel. Do Thái
giáo xem mình là mối quan hệ giao ước giữa con cái Israel (sau này là nhà nước Do Thái) với
Thiên Chúa. Nhiều người xem đây là tôn giáo thờ độc thần đầu tiên. Nhiều phương diện của Do
Thái giáo tuân theo các khái niệm về đạo đức và Luật d ân sự của phương Tây. Do Thái giáo
được cho la trung tâm của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.
1.2 Khái quát về tôn giáo La Mã cổ đại
Từ năm 63 TCN, La Mã thôn tính vùng Palextin, lãnh địa của người Do thái. Sau khi bị xâm
chiếm, tư tưởng khắc kỉ ra đời cùng với ảnh hưởng của chính giáo Do thái là nguyên nhân ra đời
của Kito giáo. Theo truyền thuyết, Kito giáo do chúa Jesus Christ sáng lập. Tương truyền, ngài
là con của Chúa trời, đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria và được sinh ra ở Bétlêem vào
khoảng năm 5 hoặc 4 TCN. Đến năm 30 tuổi, chúa Jesus vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh, có thể
làm cho người chết đi sống lại. Khi Chúa bị người La Mã xử tử ở núi Canve, chôn được 3 ngày,
Chúa sống lại và tiếp tục truyền giáo thêm 40 ngày nữa rồi bay lên trời. Các tông đồ của Chúa
sau đó đi khắp nơi trên đất nước La Mã truyền giáo. Đạo Kito ra đời.
2. Sự ảnh hưởng của các tôn giáo ở phương Đông đến tôn giáo La Mã cổ đại
2.1 Ảnh hưởng của các tôn giáo phương Đông đến sự hình thành đạo Ki tô của La Mã
Số đông cho rằng đạo Kito xuất hiện sớm nhất ở vùng Palextin vào thế kỷ I (SCN). Trong
thời gian này, Hoàng đế La Mã Augustus đã chinh phục được đại bộ phận đất đai ven bờ Địa
Trung Hải, bao gồm xây dựng nên đế quốc La Mã thống nhất và lớn mạnh.
Người Do Thái ở Palextin trong cuộc đấu tranh chống sự thống trị ngoại lai của La Mã, do
địa vị kinh tế, xã hội và thái độ chính trị đối với bọn thống trị La Mã không giống nhau mà đã
dần dân hình thành một số tập đoàn tôn giáo, chính trị, trong đó quan trọng nhất có phái Xaducai
(The Sadducees), phái Farixai, Đảng Nhuệ Khí và nhất là phái Aixani (The Essennes).
Người Do Thái là một dân tộc ở phương Đông, có những đặc điểm tâm lý và văn hóa của
người phương Đông, cho nên khi đạo Kito mới ra đời cũng có màu sắc phương Đông rõ rệt. Lấy
dân tộc Do Thái làm chủ thể, Đạo Cơ đốc còn thu hút những tư tưởng, tập tục và văn hóa của
một số dân tộc khác ở phương Đông.
Dân tộc Do Thái chịu sự thống trị lâu dài của dị tộc, hơn thế phải sống tạp cư với các dân
tộc khác, tất yếu phải tiếp xúc với nhiều loại văn hóa ngoại lai. Thông qua sự tiếp xúc và giao lưu
này đã thúc đẩy tín ngưỡng tôn giáo nhất thần luận, Mạt thế luận, Ma quỷ luận … ngày càng phát
triển. Các tín ngưỡng này về sau đã phản ánh rõ rệt trong giáo lí và nghi thức lễ bái của đạo Cơ
Đốc đã tiếp nhận như thế nào.
Không ít học giả hiện đại qua nghiên cứu đối với “Quyền cổ biển chết” cho rằng bộ phận tín
đồ của Đạo Cơ đốc (hay Kito) nguyên thủy và “xã đoàn Khumulan” của phái Aixaini rất giống
nhau. Đạo Cơ đốc có khả năng ra đời từ phái Aixaini.
Như vậy các tôn giáo phương Đông đã ảnh hưởng không nhỏ sự hình thành đạo Ki-tô của
La Mã. Ph.Dawidh nhà nghiên cứu Đạo Kito chỉ rõ “Không mảy may nghi ngờ Đạo Kito được
trưởng thành từ mảnh đát của đạo Do Thái, nhưng đó là mảnh đất đã bị các thành phần ngoại lai
thẩm thấu và bão hòa. Chúng ta không có gì phải ngần ngại khi nói như vậy nếu như trong thời
kỳ bắt nguồn 2 giai đoạn hình thành Đạo Kito đã có sự hòa trộn giữa phương Tây và phương
Đông, giữa tinh thần Hy Lạp, La Mã và tinh thần Do Thái. Nếu không phải như vậy thì nó không
thể trở thành tôn giáo chung của phương Tây và phương Đông, đặc biệt là sau này trở thành tôn
giáo riêng của phương Tây”
2.2 Ảnh hưởng của các tôn giáo phương Đông đến giáo lí đạo Ki tô của La Mã
Sau khi bị La Mã thống trị, đời sống của nhân dân ở vùng phía Đông Địa Trung Hải càng
cực khổ, trong khi đó tư tưởng của phái triết học Khắc kỉ (Stocism) với các nội dung như thần
thống trị thế giới, sống nhẫn nhục chịu đựng là đức tính tốt đẹp, với mọi người đều bình đẳng,
đang được lưu hành ở La Mã.
Chính giáo lý của Đạo Do Thái (1 Ixaren là dân được chọn ra để ước hẹn với thần; 2 Ý định,
mục đích của thần được thể hiện trong pháp luật mà thần có ý gợi ra; 3. Tín ngưỡng một thần; 4.
Mong muốn chúa cứu thế cứu vớt dân tộc Ixaren và toàn nhân loại); tư tưởng của phái Khắc kỉ
và đời sống cực khổ không lối thoát của nhân dân bị áp bức là những yếu tố dẫn đến sự ra đời
của đạo Kito.
Tương tự quan điểm của đạo Phật, người sáng lập ra đạo Kito – chúa Jesus Christ khuyên
mọi người phải nhẫn nhục chịu đựng mọi khổ đau ở đời, sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc
vĩnh viễn ở thiên đường.
Kế thừa nhiều quan điểm của đạo Do Thái, đạo Kito lại cho rằng chúa trời sáng tạo ra tất cả
kể cả loài người. Song họ lại đưa ra thuyết tam vị nhất thể tức là chúa trời (chúa cha), chúa Jesus
(chúa con) và thánh thần tuy là bâ nhưng vốn là một. Đạo Kito cũng có quan niệm về thiên
đường, địa ngục, linh hồ bất tử, thiên thần, ma quỷ.
Một tín điều quan trọng khác của đạo Kitô cũng mang đậm sắc thái của tôn giáo phương
Đông đó chính là sự quan niệm về thế giới bên kia. Đời sau là một trong những khái niệm nền
tảng của thần học Kitô. Tội nhân (tất nhiên là những kẻ vi phạm giáo qui, theo mức độ) sẽ bị
trừng phạt tại Hỏa ngục và bị phân cách với Thiên Chúa đời đời. Ngược lại những người công
chính sẽ được tiếp rước vào cuộc sống hạnh phúc đời đời, thân cận với Thiên Chúa trên “Thiên
Đàng”. Đây là điểm mà Kitô giáo không hề thừa hưởng từ Do Thái giáo vì đạo này không chú
trọng tới cuộc sống của tín đồ sau khi chết. Phải chăng đây tín điều này hình thành trên sự phát
triển độc lập của Kitô giáo hay có thấp thoáng bóng hình của một vài tôn giáo lớn ở phương
Đông. Liệu Thiên Đàng có giống như cõi Niết Bàn trong Phật học không?
2.3 Ảnh hưởng của các tôn giáo phương Đông đến nghi lễ của La Mã cổ đại
Chúng ta có thể thấy những ảnh hưởng tôn giáo thần bí phương Đông mà đạo Cơ đốc đã
tiếp nhận qua những nghi lễ
Sùng bái thánh mẫu bắt nguồn từ Tiểu Á. Xuân phân hằng năm là kì tết kỉ niệm thần Atit đã
chết được sống lại; đến thời điểm đó, tế tư lấy máu hiến tế.
I xich của Ai Cập trong sự sùng bái thần Oxilich đã lưu truyền hình tượng đức mẹ nuôi
dưỡng chúa hài đồng, loại sùng bái này nhấn mạnh ý nghĩa của việc coi trọng sự sống, hy vọng
đối với mai sau.
Mitơra giáo bắt nguồn từ Ba tư, tôn thờ thần Mặt Trời Mitơra, người sang tạo ra vạn vật và
người cha của vạn vật. Mitơra sinh ngày 25-12, sau ngày Đông chí; khi cử hành yến tiệc tôn giáo
thì sử dụng bánh bao và rượu, dung máu để làm lễ rửa tội.
(1)
Những lễ nghi này và ngày lễ tết sau
này rõ ràng đã được đạo Cơ Đốc tiếp thu.
Trong đó, đạo Kito có 7 nghi lễ (7 bi tích) quan trọng là: Rửa tội (nghi thức vào đạo); Thêm
sức (củng cố lòng tin); Thành thể (ăn bánh thánh); Xức dầu (xoa nước thánh vào người sắp chết);
Tuyên chức (phong chức cho giáo sĩ); Hôn phối.
Đạo Do Thái lấy 7 ngày/ tuần lễ, ngày thứ bảy là ngày nghỉ (ngày an tức); sau khi đạo Kito
tiếp nhận và đổi thành “ngày lễ bái” (nay là ngày chủ nhật). Tết vượt qua của đạo Do Thái trở
thành tiền thân của tết phục hoạt (tết phục sinh) đạo Kito.
Hình thức tổ chức của Đạo Kito là giáo hội, nghi thức lễ bái là cầu nguyện, hát thánh ca, đọc
kinh, giảng đạo, cũng đều là kế thừa từ đạo Do Thái.
2.4 Ảnh hưởng của các tôn giáo phương Đông đến tổ chức của tôn giáo La Mã
Sự phát triển rộng khắp của Kitô giáo hình thành nên các giáo hội phục tùng La Mã. Đến
thời Trung cổ với sự xuất hiện của Hồi giáo năm 630 đã lấy đi những vùng đất ở Bắc Phi ra khỏi
sự kiểm soát của Công giáo. Tiếp đó từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIV Giáo hội Công giáo nguyên
thủy dần dần bị tách thành hai nhánh chính Phương Tây (Latinh) thường được gọi là Công giáo
Roma, và Phương Đông (Hy Lạp) sau này trở thành chính thống giáo Phương Đông. Các giáo
hội này ly khai là do có sự bất đồng quan điểm về cách thức tổ chức, nghi thức, những học
thuyết, và đặc biệt là địa vị của Giáo Hoàng. Đến thế kỉ 16 cải cách Khánh Cách tiếp tục tạo ra
cuộc ly khai giữa Giáo hội Anh với Vatican.
Tất nhiên mặc dù 2 giáo phái này li khai khỏi giáo hội, không thừa nhận địa vị của Giáo
Hoàng, bất phục tùng Vantican thì điều đó cũng không làm Công giáo Rôma mất đi vị trí trung
tâm của nó. Mối đe dọa cho chính sự tồn vong, phát triển của Kitô giáo lại xuất phát từ chính
người anh em Đạo Hồi của họ. Cùng với sự phát triển của nhiều tôn giáo phương Đông khác,
Kitô giáo cũng rất có thể sẽ mất đi vị trí của mình.
Chính nguồn gốc xuất hiện của Kitô giáo đã khiến cho tôn giáo này dù phát triển rộng khắp
ở phương tây nhưng vẫn lưu giữ những nét Á Đông thuần túy. Hai tôn giáo khởi nguồn từ
Abraham là đạo Do Thái và Hồi giáo, mà trong đó Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới lại
rất được phổ biến ở phương Đông. Mặc dù cùng xuất phát, phát triển ở các hướng khác nhau
song sức ảnh hưởng của các tôn giáo này lên nhau luôn tồn tại gắn liền với sự truyền bá qua lại
giữa các tôn giáo và các nền văn minh. Chính những sự tác động này đã tạo nên sự ly giáo khiến
Cơ Đốc giáo hình thành nên 3 nhánh chính: Công giáo Rôma, Chính thống giáo Phương Đông,
Khánh Cách. Do vậy, các tôn giáo phương Đông “chi phối” mạnh mẽ đến tổ chức. quá trình phát
triển của tôn giáo La Mã.
3. Giải thích – Nhận xét
Phương đông là nơi bắt nguồn của nhiều tôn giáo lớn có ảnh hưởng sâu rộng không chỉ đến
các nước phương đông mà còn cả thế giới: công giáo, hin đu giáo, phật giáo, nho giáo, lão
giáo...để lại các giáo huấn, các bộ kinh thư, các triết lí hay quan niệm sống cũng như các nguyên
tắc sống đặt nền tảng cho sự ra đời của các tư tưởng xã hội mới. Văn minh lúa nước coi trọng nền
nông nghiệp. Là cái nôi bắt nguồn của nhiều tôn giáo như tôn giáo bắt nguồn từ Apraham như:
công giáo, do thái, hồi giáo...và các tôn giáo khác như hin đu giáo, phật giáo có các quốc gia xuất
hiện rất sớm như Ai cập, Ấn độ....và cũng có nền văn hóa rất đa dạng phong phú.Hơn nữa con
đường tơ lụa trải dọc từ đông sang tây tạo điều kiện mở rộng buôn bán qua nước láng giềng.
Những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ, gây nên sự mất đi và xuất hiện một nhà nước mới. Các
điều kiện đó đã đủ chứng minh cho cho văn hóa của phương đông là tinh hoa phong phú cho
đóng góp quan trọng của tinh hoa nhân loại. Từ đây văn hoa và đặc biệt là những tôn giáo ở
phương Đông đã có điều kiện "giao lưu" với những tôn giáo khác nhau và tạo nên nhũng ảnh
hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển của các tôn giáo cá nước..
Không có lí do để bàn cãi, các tôn giáo phương Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tôn giáo La Mã
cổ đại, từ sự hình thành đạo Ki tô, giáo lí đạo Ki tô, nghi lễ đến tổ chức của tôn giáo La Mã. Nó
mang những dấu ấn, đặc thù đậm bản sắc văn hóa phương Đông mà chúng ta cần phải thừa nhận.
* * * * *
Sự hình thành những cái nôi văn minh phương Đông, đặc biết là các tôn giáo đã góp phần
không nhỏ đến sự hình thành cũng như nghi lễ, tổ chức của tôn giáo La Mã cổ đại. Bài viết
trên đây phần nào giúp các bạn hiểu biết thêm về các tôn giáo của phương Đông và La Mã và
quan trọng hơn thấy được sự ảnh hưởng, mối quan hệ của chúng. Do gặp khó khăn về thời
gian, tài liệu, dung lượng mà bài viết sẽ còn những thiếu sót nhất định. Nhóm chúng tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!