Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tiểu luận môn lịnh sử báo chí việt nam thực trạng nền báo chí việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.73 KB, 36 trang )

Mục lục:
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3. Phạm vi khảo sát, đối tượng khảo sát

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Thực trạng nền báo chí Việt Nam hiện nay
2. 1.1. Đối với báo in
3. 1.2 Đối với báo phát thanh truyền hình
4. 1.3 Sự phát triển của báo chí điện tử và

truyền thơng xã hội

2. Mơ hình tịa soạn báo chí có nhiều thay đổi.
PHẦN III. LỜI KẾT
PHẦN IV. MỞ RỘNG VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I.


PHẦN II. NỘI DUNG
1. Thực trạng nền báo chí Việt Nam hiện nay.
1.1. Đối với báo in
Tính đến tháng 2 năm 2013, số lượng cơ quan báo chí in trong cả nước là 812 với
1.084 ấn phẩm. trong đó có 197 cơ quan báo chí (84 báo địa phương; có 615 tạp
chí 9488 tạp chí Trung ương, ngành, đồn thể Trung ương; 127 tạp chí địa
phương).
Báo in đang khơng ngừng được nâng cao chất lượng cả về hình thức và nội dung,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân.
- Trong những năm vừa qua, báo chí đã làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn
luận của tổ chức Đảng, NN vừa là dienx đàn của nhân dân, góp phần thúc đẩy sự


phát trienr kinh tế - xã hội của đất nước, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, mở
rộng giao lưu và hội nhập quốc tế, đấu tranh chống các hành vi tham những, tiêu
cực và các tệ nạn xã hội, góp phần thực hienj dân chủ hóa đời sống xã hội
- Hàng năm số lượng bản báo được phát hành ở nước ta khoảng 600 triệu bản.
Bình qn có trên 7,5 bản báo/ người/ năm. Hầu hết các trung tâm, tỉnh lỵ đều
được đọc báo phát hành trong ngày.
-Phương tiện kỹ thuật, chế bản, in ấn ngày càng hiện đại, hệ thống truyền dẫn
thông tin, khai thác, thu nhận thông tin được hiện đại hóa. Ngày càng có nhiều nhà
báo được đào tạo cơ bản, được qua các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ở trong nước và
nước ngoài.
- Giao lưu quốc tế được mở rộng, tạo điều kiện cho báo chí in có mơi trường thuận
lợi cả về nguồn tin và thị trường tiêu thụ.
- Trong quá trình phát triển, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng chính trị,
chất lượng văn hóa, chất lượng khoa học, chất lượng nghiệp vụ của báo chí, vấn đề
đang được nhiều cơ quan báo chí quan tâm là chính sách kinh té, tài chính đối với
hoạt động báo chí.


Trên thực tế, mơ hình một cơ quan báo chí có nhiều ấn phẩm báo chí và việc mở
rộng hình thức hoạt động tại nguồn thu phù hợp với các quy định của pháp luật
ngoài nguồn bán báo để hỗ trợ cho hoạt động báo chí là một xu hướng đang được
một số cơ quan báo chí thực hiện.
- Cơng tác quản lý nhà nước đã chú trọng uy hoạch bước đầu về mạng lưới báo
in trong cả nước; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, từng bước hoàn
thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo đk thuận lợi cho hoạt động báo chí
phát triển.
- Nhà nước, cơ quan chủ quản đã có sự đầu tư đúng mức cho phát triển báo chí.
Cơng tác phát hành báo chí ngày càng tiến bộ với nhiều thành phần tham gia.
1.2. Đối với phát thanh, truyền hình
Hiện nay, hệ thống phát thanh, truyền hình cả nước có 67 đài phát thanh, truyền

hình trung ương và địa phương, bao gồm:
- 03 đài phủ sóng tồn quốc: gồm 02 đài quốc gia là Đài tiếng nói Việt Nam, Đài
Truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC.
- 64 Đài phát thanh truyền hình địa phương, gồm 62 đài Phát thanh, Truyền hình
của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; riêng TP.HCM có 2 đài: Đài Truyền
hình TP.HCM và Đài tiếng nói Nhân dân TP.HCM.
- Các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh vùng đồng bằng, trung du có đài
truyền thanh phát sóng FM; vùng miền núi, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên có
đàitruyền thanh - truyền hình, trừ một số ít huyện chia tách thành lập huyện mới
cịn khó khăn hoặc phức tạp về địa hình chưa thiết lập được đài phát thanh hoặc
truyền thanh, truyền hình.
- Tồn quốc có gần 1 nghìn trạm phát lại tín hiệu truyền hình được đầu tư từ
chương trình phủ sóng vùng lõm, các chương trình của các Bộ, ngành và địa
phương. Do khó khăn về kinh phí và hoạt động lâu ngày nên phần nhiều đã xuống
cấp, có nơi khơng có kinh phí để duy trì hoạt động
- Cả nước hiện có khoảng 8.000 đài truyền thanh hoặc cả cụm truyền thanh cấp xã.
Trong đó, có khoảng 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hệ thống đài cấp
xã phủ kín tồn bộ số lượng xã, phường, thị trấn có và cịn duy trì mơ hình các đài


truyền thanh này càng ít dần do những thay đổi mới về nhu cầu sống của cộng
đồng dân cư, do sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng của các loại phương tiện
nghe, nhìn cá nhân và ở hộ gia đình.
- Trong những năm qua, các đài phát thanh, truyền hình đã liên tục cho ra đời nhiều
kênh chương trình mới, đưa số lượng các kênh chương trình phát thanh, truyền
hình tại Việt Nam lên gần 200 kênh, với gần 100 kênh chương trình truyền hình
quảng bá.
- Trong xu thế hội tụ cơng nghệ phát thanh, truyền hình và cơng nghệ viễn thơng,
các chương trình phát thanh, truyền hình tại Việt Nam đang được truyền dẫn, phát
sóng qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm: qua mạng phát sóng

mặt đất (gồm cả tương tự và số), qua mạng cáp, qua vệ tinh, qua mạng viễn thông
băng rộng và qua mạng truyền hình trên điện thoại di động. Nhờ có nhiều chương
trình truyền hình của Việt Nam đã dến được mọi miền Tổ quốc, thậm chí đến cả
nhiều nước trên thế giới qua hệ thống vệ tinh và mạng Internet tồn cầu.
• Năng lực sản xuất chương trình:
- Từ những năm 2010 đến nay, nhiều đài phát thanh, truyền hình đã đầu tư khá lớn
về trang thiết bị sản xuất chương trình. Nhiều cơng nghệ mới, hiện đại trong lĩnh
vực sản xuất chương trình đã được các đài tiếp thu và triển khai ứng dụng trên thực
tế một cách hiệu quả.
- Các Đài địa phương tại hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa là Đài Phát thanh
và Truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình TP.HCM và Đài Tiếng nói Nhân dân
TP.HCM có cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực và năng lực sản xuất chương
trình mạnh nhất trong hệ thống các đài phát thanh, truyền hình địa phương.
- So sánh với đài quốc gia về năng lực sản xuất chương trình thì Đài truyền hình
TP.HCM (HTV) có những thành tựu đáng kể. Hiện HTV có 2 kênh truyền hình
tổng hợp phát sóng mặt đất analog, 4 kênh chương trình phát sóng số và 10 kênh
chương trình phát sóng trên hệ thống truyền hình trả tiền. Đây là đài địa phương có
doanh thu quảng cáo tương đương với Đài truyền hình Việt Nam, là đài được đầu
tư rất lớn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật; có dây chuyền cơng nghệ sản
xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng đồng bộ, hiện đại so với nhiều nước
trong khu vực.


• Một số chương trình truyền hình của các bộ ngành:
- Một số các Bộ, ngành đã sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình
chun ngành trên sống phát thanh, truyền hình của hai đài Quốc gia (VOV, VTV),
bao gồm: Chương trình phát thanh, Truyền hình Quân đội của Bộ quốc phịng;
Chương trình phát thanh, truyền hình Vì An ninh Tổ quốc của Bộ Cơng an;
Chương trình Truyền hình Cơng Thương của Bộ Cơng thương; Truyền hình Nhân
đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Phát thanh Truyền hình Thanh -Thiếu Nhi của

Trung ương Đồn,...
• Truyền hình trả tiền:
- Ngồi hệ thống truyền hình quảng bá, hệ thống truyền hình trả tiền ở nước ta phát
triển rất mạnh trong những năm qua bằng nhiều loại công nghệ truyền dẫn: cáp, vệ
tinh, số mặt đất và đang bước đầu thử nghiệm cơng nghệ IPTV. Trong đó truyền
hình trả tiền truyền dẫn bằng cáp phát triển hơn cả. Có 3 đơn vị được cung cấp dịch
vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình cáp lớn nhất trong cả nước là VCTV, SCTV và
HTVC, chủ yếu dùng công nghệ analog, đang từng bước thử nghiệm cơng nghệ số
truyền dẫn nhiều chương trình với nhiều loại hình dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ
truyền hình độ phân giải cao (HDTV).
- Số lượng các chương trình truyền hình trả tiền tăng rất nhiều so với trước đây. So
với cách đây 5 năm, số lượng các chương trình truyền hình được cung cấp trên các
mạng truyền hình cáp đã tăng gần gấp 2 lần, trung bình mỗi mạng truyền hình cáp
đang chuyển tải khoảng 45 đến 50 kênh chương trình. Số lượng các chương trình
truyền hình trong nước đặc biệt là các kênh chương trình truyền hình được sản xuất
riêng cho truyền hình trả tiền đã chiếm ưu thế hơn so với các kênh chương trình
nước ngồi. Đài Truyền hình TP.HCM và Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội
đang là những đơn vị đi đầu trong việc sản xuất các chương trình truyền hình trả
tiền.
1.3 Sự phát triển của báo chí điện tử và truyền thơng xã hội.
Tính đến tháng 2 năm 2013, cả nước có 74 báo, tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội,
1174 trang thông tin điện tử tổng hợp.


(Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông) Tính đến cuối năm 2011, cả nước
có 56 báo, tạp chí điện tử, trong đó có 12 báo, tạp chí thuần nhất là báo chí điện tử,
270 trang tin điện tử của các báo, tạp chí, đài phát thanh - truyền hình.
Về truyền thơng xã hội, có hơn 1000 trang tin điện tử tổng hợp đã được cấp phép
và 172 trang mạng xã hội đã đăng ký hoạt động. bên cạnh đó, một số lượng rất lớn
các blog cá nhân cũng góp phần đáng kể phát triển truyền thơng xã hội.

- Theo báo cáo của yahoo! về Internet Việt Nam tại 4 thành phố lớn cũng cho thấy,
lần đầu tiên, tỷ lệ người tìm kiếm thơng tin trên Internet đã cao hơn tỷ lệ người đọc
báo in và nghe đài.
Điều đó cho thấy Internet đã trở thành phương tiện truyền thơng rất quan trọng, và
thậm chí đang từng bước lấn át các phương tiện truyền thống, nhất là đối với báo,
tạp chí in. Như vậy chúng ta đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các loại
hình thơng tin trên mạng Internet; trong đó, truyền thơng xã hội đang ngày càng trở
nên quen thuộc và trở thành kênh thông tin ngày càng phổ biến đối với cộng đồng.
• Sự phát triển của truyền thông trên Internet là một xu thế tất yếu.
• Tính hai mặt của nội dung thơng tin trên Internet.
• Tính hai mặt của sự phát triển cơng nghệ trên Internet.
• Vai trị của truyền thơng xã hội và tác động qua lại với báo chí ngày càng
phức tạp

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO CHO
PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ THƠNG TIN ĐẠI
CHÚNG Ở NƯỚC TA.
1. Hồn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy.
2. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
3. Nguồn lực tài chính và chế độ chính sách tài chính.
4. Nguồn nhân lực.


5. Hợp tác quốc tế
6. Khoa học cơng nghệ
• Kết luận

MỘT SỐ BÀI BÁO:

Tòa soạn với việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Khác với pháp luật, đạo đức vốn được coi là một khái niệm trừu tượng và phụ
thuộc khá nhiều vào ý chí chủ quan của mỗi người khi đề cập vấn đề này. Trong
lĩnh vực báo chí, đạo đức nghề báo đã được nói đến nhiều nhưng trên thực tế vấn
đề này dường như vẫn còn nhiều nhức nhối! Vì sao vậy?
Vài nét về đạo đức báo chí hiện nay
Trước hết, xin được điểm qua về tình hình đạo đức báo chí (ĐĐBC), một chủ đề đã
trở thành điểm nóng khơng chỉ trên nhiều diễn đàn mà cịn ở ngay cuộc họp giao
ban sáng thứ 3 hàng tuần giữa cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí và lãnh đạo các tờ
báo. Có thể khái quát vấn đề này ở trên 2 khía cạnh sau. Thứ nhất, là nội dung đề
cập và thứ hai là quy chuẩn tác nghiệp.
Về khía cạnh thứ nhất, rất dễ dàng nhận thấy một số báo điện tử chủ yếu chọn 2
chủ đề nổi bật là tính dục và đời tư người nổi tiếng. Nhan nhản khắp các báo là
những tít bài nói về các bộ phận cơ thể đi cùng những từ ngữ cố gây hấp dẫn độc
giả như “tụt, lột, cởi”... Khơng dừng lại ở đó, nhiều báo cịn gần như cơng khai
hướng dẫn cách thức sinh hoạt tình dục nam nữ hoặc những đề tài gợi sự tị mị.
Thí dụ như bài “Những điểm hấp dẫn nhất trên cơ thể nàng, chàng nhất định phải


biết”, Phụ nữ News ngày 22/3/2016, và cũng báo này vào ngày 21/3/2016 với bài
“Miệng xinh khiến chàng ‘đê mê’ trên giường”.
Không chỉ Phụ nữ News, một tờ báo điện tử được coi là nghiêm túc cũng có những
bài câu view rất sốc như “Kiệt sức vì đáp ứng nhu cầu của bạn gái”, đăng ngày
7/1/2016.
Với đời tư của những người được công chúng (chủ yếu là giới trẻ) quan tâm thì sẽ
được khai thác triệt để ở những nét dung tục nhất. Bất kể một hoạt động nào, dù
ngoài đời hay trên Facebook của chính chủ cũng được rất nhiều người làm báo
nhặt nhạnh, xào xáo và cố gắng tung ra dưới 1 cái tít gây sốc. Từ chuyện đời tư của
ca sỹ hồ ngọc hà, hay việc ca sỹ Thanh Lam đi du lịch sau đó đưa ảnh lên
Facebook cá nhân đều được một số nhà báo “thường trú” mạng xã hội copy sau đó
thêm lời bình bán.

Ở khía cạnh thứ hai là về quy chuẩn tác nghiệp. Gần như tất cả các bài viết kiểu
như trên đều được thực hiện mà bỏ qua các yêu cầu cơ bản của nghề báo. Đó là
những yêu cầu sơ đẳng nhất như khơng tơn trọng quyền riêng tư (nói chính xác
hơn là danh dự) nhân vật, không liên hệ kiểm tra lại thơng tin, khơng xin phép sử
dụng hình ảnh và thông tin cá nhân, không cân nhắc hậu quả xã hội khi đăng tải...
cuối cùng, nguyên tắc xử lý khiếu nại cũng bị nhiều cơ quan báo chí làm ngơ, khi
đối tượng của một bài báo nào đó lên tiếng thì tờ báo đó chỉ lặng lẽ gỡ xuống (thay
vì phải đính chính).
Đâu là ngun nhân?
Đa số các sản phẩm báo chí kiểu dung tục và nhảm nhí chủ yếu xuất hiện trên báo
điện tử và các trang thông tin điện tử. Đây cũng là một tất yếu của xu thế thương
mại và công nghệ hiện nay khi các doanh nghiệp (kể cả google) cũng trả giá quảng
cáo dựa trên lượng page view.


Tờ báo nào có lượng truy cập cao thì sẽ thu được nhiều quảng cáo. Do đó, các báo
cạnh tranh nhau lượng bạn đọc (vốn có giới hạn) thơng qua vô số các kiểu tin bài
câu khách cũng như tự bỏ tiền quảng cáo bài trên các trang chuyên link sang các
báo khác.
Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi của hiện tượng. câu chuyện ở đây là thực trạng này có
xuất hiện một cách có ý thức hay lan tràn tự phát? nếu chỉ đổ lỗi hết do sức ép tiền
bạc để tồn tại thì cũng khơng sai, và đây là điều ai cũng biết. nhưng nói như vậy đã
tồn diện chưa thì chưa ai có đánh giá, và để từ đó có thể đưa ra câu trả lời đầy đủ
và có sức thuyết phục.
Theo người viết, ở đây có hai lý do chính. Thứ nhất, là ban lãnh đạo tòa báo làm
ngơ trước việc nội dung báo bị dung tục hóa với suy nghĩ lợi ích kinh tế sẽ có thêm
thu nhập thơng qua doanh số.
Thứ hai, là sau khi thấy một số tờ báo dạng làm ăn như vậy sống được nên đã
ngầm khuyến khích làm theo chỉ vì mục tiêu trước mắt là tồn tại. Đương nhiên
phải là ngầm khuyến khích vì tơn chỉ, mục đích của tờ báo khơng định hướng

thơng tin kiểu đó.
Nhưng bất luận là lý do nào chiếm phần nổi trội thì về cơ bản các cơ quan này đều
chọn con đường dễ dãi để tồn tại! Có điều, dung tục hóa nội dung tờ báo chỉ là một
ngã rẽ tạm thời mang tính hồn cảnh chứ chắc chắn khơng phải là lối thoát duy
nhất.
Hiện tại, trên rất nhiều tờ báo điện tử lượng bài nghiêm túc, đứng đắn nhưng biết
cách xử lý nội dung thuần thục đã dần lấy lại lượng truy cập. Đây có lẽ cũng khơng
phải là tương lai xa xơi gì, khi hiện nay nội dung dung tục đã bị bão hịa.
Đi tìm giải pháp


Nói về một bài báo dung tục thường thì dư luận sẽ đổ lỗi cho người tác nghiệp trực
tiếp là phóng viên. nhưng trên thực tế, nếu khơng có sự đồng thuận của ban lãnh
đạo và các cấp kiểm duyệt thì cá nhân phóng viên đó cũng khơng thể làm thế được.
Vì thế, điều đầu tiên và có thể nói là quan trọng nhất là bộ tiêu chí chuẩn mực về
nội dung cũng như quy trình tác nghiệp của từng cơ quan phải được ban hành.
Công việc này thực ra khơng khó, nhưng khơng rõ vì lý do gì hiện nay rất ít cơ
quan báo chí ở Việt nam thực hiện. Đa số giờ đây đều làm báo theo phong cách của
từng tòa soạn. người đứng đầu định hướng thế nào thì bộ máy giúp việc cùng
phóng viên sẽ triển khai theo hướng đó. Lâu dần thì trở thành thói quen tác nghiệp
và nếp nghĩ của tập thể bộ máy.
Cách làm này thực tế chứa đựng nhiều rủi ro. Đầu tiên là phụ thuộc gần như tất cả
vào ý chí chủ quan của người đứng đầu. Thứ nữa là không có một cơng cụ để ràng
buộc khi đụng đến những vấn đề ĐĐbc. mà nếu như vậy thì rất khó có được một
kết quả cơng bằng, sịng phẳng trong tranh luận về nghiệp vụ. Và đây dường như là
điểm khởi đầu của việc biến dạng dần dần các quy chuẩn khi tác nghiệp. hậu quả
thế nào có lẽ cũng khơng nhất thiết phải nói thêm nữa.
Do đó, theo thiển ý của chúng tôi công việc đầu tiên là cần xây dựng một bộ khung
tiêu chí về quy chuẩn đạo đức báo chí ở mỗi tịa soạn. Độ phủ của bộ khung này
cần thể hiện trong mọi khâu, từ tiếp nhận phản ánh của bạn đọc, định hướng và

triển khai đề tài, phối hợp tác nghiệp cho đến khâu biên tập, đăng tải, đánh giá tác
động dư luận, xử lý và khắc phục hậu quả (nếu có)... có như vậy, mới có thể hy
vọng loại bỏ triệt để mọi yếu tố phi đạo đức.
Tuy không phải cây đũa thần, nhưng thao tác này hồn tồn có đủ điều kiện làm
nền tảng cho sự ra đời của những tác phẩm báo chí “sạch sẽ”, giành được sự tôn
trọng của bạn đọc mà vẫn đảm bảo tính cạnh tranh. Đó là cịn chưa nói đến việc


khi triển khai kiểm duyệt sẽ hạn chế những mặt tiêu cực khác trong hoạt động
nghiệp vụ của tờ báo.
Không có gì là dễ dàng, nhất là trong hồn cảnh hiện nay nền kinh tế nói chung
đang khó khăn, doanh nghiệp chi cho truyền thông và quảng cáo sụt giảm. Kinh tế
báo chí do đó cũng khó khăn hơn. Xuất phát từ thực tiễn này nên nhiều báo phải
đảo chiều để vượt qua khó khăn.
Tuy nhiên, nếu chỉ vì thế mà bất chấp các quy phạm đạo đức để kiếm tiền thì vừa
bất nhẫn, và có lẽ cũng khơng cịn đất để sống lâu dài. Điều này cũng là hiển nhiên
thơi, vì dù là ai đi chăng nữa cũng khơng thể suốt ngày đọc những tin kiểu như
“Thủy Tiên tụt váy, Thủy Top hở đùi”.
Về lâu dài, nhu cầu thông tin của con người luôn hướng đến những giá trị nhân
văn. Do đó, hoạt động báo chí cũng phải có những quy chuẩn mang tính bắt buộc
để phục vụ nhu cầu này. Còn việc áp dụng quy chuẩn lúc nào, áp dụng thế nào... thì
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và không cơ quan nào giống nhau cả. Sẽ khơng có
một nền báo chí được xã hội tin tưởng nếu bỏ qua đạo đức báo chí. Và nếu muốn
bảo đảm yếu tố này, các tòa soạn hãy bắt tay thực hiện ngay bằng việc tự mình đặt
ra khn phép cho chính mình thơng qua bộ quy chuẩn về hoạt động nghiệp vụ nội
bộ.
ThS. Nguyễn Nga Huyền
Tạp chí Người Làm Báo số 389 - Tháng 7/2016

Trách nhiệm mới của báo chí

Đăng ngày 17/10/2016 trên nguoilambao.vn


Tạp chí Người Làm Báo giới thiệu một trong những bài viết nổi tiếng của Umberto Eco đăng
trên báo L’Espresso (Italia) bàn về giá trị và chức năng mới của báo chí hiện đại.

Tin tức đang bị xuyên tạc như thế nào?

Tại sao hằng ngày ta không giới thiệu những trang web tử tế và không điểm mặt
những kẻ tung lên mạng chuyện nhảm nhí? Cơng chúng đang rất cần có dịch vụ
đó.
Tơi thấy nực cười câu chuyện về những kẻ ngu ngốc trên Internet. Trên mạng và
một vài tờ báo bỗng xuất hiện thông tin dường như trong một cuộc thuyết tŕnh tơi
có nói rằng Internet đầy rẫy những thằng ngốc. Thế là bịa tạc. Bài thuyết tŕnh của
tôi về một đề tài hoàn toàn khác, nhưng kiểu đưa tin đó tự thân đă phơ bày rất trực
quan là trong những ấn phẩm và báo chí trên mạng Internet, tin tức được lan truyền
và bị xuyên tạc như thế nào.
Kể ra, câu chuyện về những thằng ngốc cũng có chỗ trong buổi thuyết tŕnh ấy: khi
trả lời một câu hỏi mà tơi khơng cc̣n nhớ cụ thể, tơi có chia sẻ một quan sát hoàn
toàn lành mạnh. Sau khi xác nhận rằng trong bảy tỷ cư dân của hành tinh chúng ta
tất phải có một bộ phận nào đấy những người ngu ngốc, tôi nhấn mạnh: trước đây,
phần lớn trong số họ chỉ chia sẻ những ư tưởng mê sảng của ḿnh cho những người
thân cận tại quán rượu - bằng cách ấy, những bộ óc tù hăm của họ không vượt quá
một phạm vi hẹp người nghe. Bây giờ, khá đơng những kẻ như thế có cơ hội phát
biểu ư kiến của ḿnh trên mạng xă hội, mà những luận bàn của họ th́ phổ biến cực
kỳ rộng răi và trà trộn vào ư kiến của những người có đầu óc.
Xin lưu ư: tơi khơng có ư khinh miệt ǵ khi dùng thuật ngữ “kẻ ngu ngốc”. Khơng
có kẻ ngu ngốc theo những biểu hiện nghề nghiệp (kể ra cũng có một số trường
hợp ngoại lệ), song, một người bán hàng tạp hóa, một bác sĩ phẫu thuật hay một
nhân viên nhà băng cừ khôi đôi lúc cũng có thể buột miệng nói ra những câu ngớ



ngẩn về một sự vật ḿnh không rành rẽ hoặc chưa kịp nhận biết. Thế mà trên mạng,
người ta thường dám tung ngay những phát ngơn nóng, chưa có đủ thời gian để suy
ngẫm.
Kể cũng đúng thôi, Internet trao quyền phát ngơn cho cả những kẻ đầu óc th́ thiếu
lành mạnh, nhưng độ ngu ngốc th́ dư thừa quá mức cho phép. Nhiều lời b́nh khơng
đáng có mà tơi thấy trên mạng chỉ minh họa rơ cho quan điểm hoàn tồn có cơ sở
của tơi. Ví dụ, có kẻ viết rằng, theo ư kiến dường như của tôi, th́ phát biểu của một
thằng ngốc với phát biểu của một người được giải Nobel cũng có mức độ thuyết
phục như nhau.
Thế là, nhanh như phản ứng dây chuyền, nổi lên cuộc tranh luận vô nghĩa xem tôi
đă nhận giải Nobel hay chưa, thậm chí chẳng ai buồn tính đến chuyện thử kiểm tra
thơng tin trong Wikipedia nữa. Sự việc này góp thêm một bằng chứng là chúng ta
quá dễ bị lôi cuốn vào những câu chuyện tầm phào vô bổ. Một người biết sử dụng
mạng cần phải biết phân biệtnhững phát biểu vô căn cứ với những ý kiến đă được
nghĩ chín muồi, nhưng than ơi - đâu phải lúc nào cũng được như vậy.
Umberto Eco sinh ngày 5/1/1932, mất ngày 19/2/2016 tại Italia, được coi là “bộ
óc” đồ sộ của châu Âu - một triết gia, nhà kư hiệu học, nhà sử học, nhà văn, nhà
phê b́nh, giáo sư của Đại học Cộng hoà San Marino, Đại học Bologna, viện sĩ của
Viện Hàn lâm quốc gia Italia (Accademia Nazionale dei Lincei) và là thành viên
danh dự của Đại học Oxford (Anh). riêng về sáng tác, ông lừng danh với những
cuốn tiểu thuyết Tên của đóa hồng (1980), Quả lắc của Foucault (1988), Hc̣n đảo
ngày xưa (1994), Baudolino (2000), Ngọn lửa bí ẩn của nữ hồng Loana (2004) và
Nghĩa địa Praha (2010) cùng những cuốn sách viết cho trẻ em và nhiều văn bản
học thuật khác.
Công chúng luôn cần những câu chuyện tử tế


Đến đây, xuất hiện vấn đề chọn lọc, nó đụng chạm đến không chỉ những hồi âm

trong blog hay trong Twitter. Ngược lại - vấn đề này cực kỳ quan trọng đối với tất
cả các trang mạng thường xuyên đưa cả những tin tức nóng sốt có kiểm chứng, cả
những trc̣ nhảm nhí các kiểu - như phanh phui một tội phạm khơng hề có, phủ nhận
những sự việc đă rơ rành rành, phân biệt sắc tộc cũng như những tin tức rởm,
không xác thực, những dữ liệu đáng ngờ...
Lọc thông tin như thế nào đây? Mỗi người chúng ta đều có khả năng nhận biết đồ
giả. Như tơi chẳng hạn, khi bàn đến những trang mạng cập nhật đề tài trong tầm
hiểu biết của ḿnh, hễ thấy gờn gợn là tơi phải kiểm tra ngay tính xác thực của nó.
Nhà trường cũng khơng thể dạy bạn kỹ năng lọc, bởi chính các thày cơ cũng sống
trong những điều kiện như tôi: một thầy giáo dạy tiếng Hy Lạp th́ cũng vô phương
tự vệ trước những trang mạng kể về học thuyết các thảm họa hay cuộc chiến tranh
13 năm.
Chỉ cc̣n mỗi một giải pháp. Các tờ báo thường chịu sự ảnh hưởng của mạng, bởi v́
chính từ đó thường đẻ ra những tư liệu, và các huyền thoại nữa. Các báo đang
nhường cương vị cho đối thủ chủ yếu của ḿnh, và bằng cách đó thường khơng
tránh khỏi tụt hậu so với đối thủ. Nên chăng, chí ít là hằng ngày, mỗi tờ báo phải
dành trang để điểm qua tất cả các trang mạng (như việc vẫn làm là giới thiệu sách
hay giới thiệu phim), để lọc ra những ǵ đáng tin cậy, để bóc trần những kẻ tung tin
tầm bậy hoặc khơng chính xác. Những ấn phẩm đáng kính trọng sẽ dành cho bạn
đọc của ḿnh sự hỗ trợ lớn lao và cùng lúc, sẽ thu hút về phía ḿnh cả những người
sử dụng mạng đang định “bĩu mơi” với báo chí. Một chun trang kiểu đó hẳn sẽ
được nhiều người đọc hằng ngày.
Để thực hiện một dự án như thế, đương nhiên là báo chí cần có một tập thể các nhà
phân tích, cần mời nhiều cộng tác viên ngoài ṭa soạn cùng tham gia. Tất nhiên, biện


pháp này đc̣i hỏi phải được đầu tư khơng ít, nhưng xét theo giác độ văn hóa, chắc
chắn sẽ rất có giá trị và gọi về một chức năng mới cho báo chí thời nay.
Đăng Bẩy (Theo L’Espresso)


Nhà báo cần giữ vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp

Đối với mỗi người làm báo, Bác Hồ không chỉ là một nhà báo vĩ đại mà còn là
người khai sáng và đặt nền móng cho báo chí cách mạng Việt Nam. Nhân dịp
kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2016), Tạp
chí Người Làm Báo có cuộc trao đổi với PGS,TS Phạm Văn Linh, Phó Trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương, phụ trách công tác chỉ đạo báo chí, xung quanh
chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

● Phóng viên (PV): Là người khai sáng nền báo chí cách mạng Việt Nam, bản
thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà báo lỗi lạc, dày dạn kinh nghiệm và từng
trải trong cơng việc làm báo. Ơng có thể đánh giá khái quát những bài học ấy?
■ PGS,TS Phạm Văn Linh: Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam ghi đậm dấu ấn
Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách vừa là người sáng lập, lãnh đạo, chỉ đạo báo chí,
vừa là nhà báo cách mạng vĩ đại. Những bài viết của Người vừa mang tính dân tộc
sâu sắc, vừa giàu tính hiện đại, nhân văn; vừa gần gũi quần chúng và hừng hực tinh
thần chiến đấu; cách viết ngắn gọn, văn phong giản dị, khống đạt; có giá trị lý
luận và thực tiễn cao; có sức cảm hóa, thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc.
Theo Bác, đối với người cầm bút, điều quan trọng là phải giữ quan hệ mật thiết với


quần chúng, phải tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, hết lòng
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; phải phản ánh trung thực, khách quan; phải
coi trọng việc phê bình và tự phê bình.
● PV: Là người phụ trách chỉ đạo cơng tác báo chí, theo ông, ý nghĩa, tác dụng
của việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong đội ngũ những người làm
báo hiện nay?
■ PGS, TS Phạm Văn Linh: Đối với những người làm báo, ngoài việc học tập và
làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác, người cầm bút còn được học hỏi

phong cách làm báo giản dị, khoa học, hết lịng phụng sự lợi ích của Đảng, của Tổ
quốc, của nhân dân. Điều này giúp cho những người làm báo ngày càng nâng cao
hơn nữa bản lĩnh chính trị, xác định rõ hơn mục tiêu, nhiệm vụ, trọng trách của
mình. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với tồn Đảng, tồn qn và tồn dân hiện nay,
trong đó có đội ngũ những người làm báo, tới đây, Bộ Chính trị khóa XII sẽ ban
hành văn bản quan trọng để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này.
● PV: Thời gian qua, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, cũng còn
mộtsố hạn chế. Theo ông, đâu là những trở ngại khiến việc thực hiện Chỉ thị 03
vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm?
■ PGS,TS Phạm Văn Linh: Có thể nói sau 5 năm, dưới sự chỉ đạo quyết liệt và
kiên trì của Ban Bí thư Trung ương Đảng, việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính
trị tiếp tục đi vào chiều sâu, gắn thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng
Đảng, hạn chế được bệnh hình thức, cách làm đối phó, chiếu lệ.


Đã xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương cán bộ, đảng viên gương mẫu,tận
tụy với công việc chung, đi đầu trong cải cách hành chính, đổi mới lề lối làm việc,
đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, được ghi nhận, góp phần củng cố niềm tin
của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc đã được giải
quyết dứt điểm. Việc đưa nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường kỳ của chi bộ đã góp phần nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng.
Các cơ quan truyền thông tập trung hơn vào việc phát hiện, cổ vũ người tốt, việc
tốt, gây được ấn tượng tích cực, tạo ra khơng khí phấn khởi, khích lệ cán bộ, đảng
viên, nhân dân học tập và làm theo Bác, có tác dụng định hướng xây dựng nhân
cách, văn hóa con người Việt Nam trong điều kiện mới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chỉ thị vẫn còn tồn tại một số hạn
chế cần khắc phục, đó là một số tổ chức cơ sở Đảng, nhất là các cán bộ chủ chốt
các cơ quan, đơn vị ở nhiều nơi, chưa thực sự quyếttâm, chưa sát sao, kiên trì và

quan tâm đúng mức trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện; chưa thấy
đây vừa là nhiệm vụ quan trọng trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài; chưa
đưa nội dung thực hiện Chỉ thị vào chương trình, kế hoạch công tác. Do chưa nhận
thức đầy đủ,sâu sắc Chỉ thị, có nơi mới dừng lại ở những hoạt động bề nổi mà thiếu
nội dung chiều sâu, chưa có tính thuyết phục, hành động “làm theo” chưa thực sự
tự nguyện. Công tác tuyên truyền, phát hiện tấm gương người tốt, việc tốt chưa
được thường xuyên, tính hấp dẫn chưa cao.
●PV: Chúng ta cần có định hướng, giải pháp nào nhằm đưa việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thành việc làm thường xuyên,
liên tục, thiết thực hơn nữa trong đội ngũ những người làm báo thời gian tới, thưa
ông?


■ PGS,TS Phạm Văn Linh: Để việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, thiết thực hơn nữa
trong đội ngũ những người làm báo thời gian tới cần tập trung nâng cao nhận thức
các cấp lãnh đạo cùng đội ngũ những người làm báo... về mục đích, ý nghĩa của
của việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, kết hợp
học tập, làm theo với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của mỗi tờ báo. Với mỗi người
làm báo cần thường xuyên tự rèn luyện để nâng cao bản lĩnh chính trị, chống suy
thối về đạo đức, lối sống, làm báo thiếu thực tế, làm báo vì mục đích cá nhân,
ngăn chặn nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
●PV: Mỗi nhà báo cần trang bị cho mình những gì để vừa kế thừa, phát huy những
giá trị truyền thống tốt đẹp vừa có thể tiếp thu, làm chủ cơng nghệ làm báo hiện
đại, hồn thành tốt vai trị là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng của
Đảng?
■ PGS,TS Phạm Văn Linh: Theo tôi, điều quan trọng nhấtlà các nhà báo cần không
ngừng tu dưỡng rèn luyện nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng làm
báo, nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp;
chủ động nắm bắt công nghệ kỹ thuật truyền thông hiện đại, bám sát nhiệm vụ

chính trị của đất nước, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
● PV: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội, phản bác hiệu quả,
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, chống phá công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt thời điểm diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, báo chí cần phải


làm gì để đáp ứng được u cầu của cơng chúng, hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả
và vẻ vang của mình?
■ PGS, TS Phạm Văn Linh: Tình hình hiện nay đã và đang đặt ra cho cơng tác báo
chí nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề. Mỗi cơ quan báo chí, nhà báo cần
chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức chính
trị, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành, quản
lý của Nhà nước; cổ vũ, động viên, phát huy mọi tiềm năng,sức mạnh của tồn dân
để thực hiện thắng lợi cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Báo chí phải
đảm bảo tính tư tưởng, giáo dục, chiến đấu, chân thật và thẩm mỹ; chống khuynh
hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận mà xa rời tơn chỉ mục đích của tờ báo;
kiên quyết đấu tranh với hiện tượng lợi dụng báo chí và tự do ngơn luận làm lộ bí
mật quốc gia, kích động dư luận, bơi nhọ danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức. Báo
chí phải góp phần vào việc nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần
của nhân dân, xây dựng con người mới; tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại,
đấu tranh với những ảnh hưởng tiêu cực của văn hố ngoại lai, góp phần bảo vệ và
phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Một trong những trách nhiệm nặng nề của báo chítrong giai đoạn hiện nay, đó là
cần chủ động cung cấp các thông tin vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu phá
hoại về tư tưởng của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động; tuyên truyền
quảng bá hình ảnh đất nước cùng những thành tựu mọi mặt của cơng cuộc đổi mới,
góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,sự đồng thuận xã hội. Đối với cuộc

bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 20162021, trách nhiệm của các cơ quan báo chí, người cầm bút là phải bám sát định
hướng tuyên truyền của các cơ quan chức năng, những quy định của pháp luật,tiêu
chí của các đại biểu Quốc hội, phát huy tinh thần trách nhiệm, tự do, dân chủ của
cử tri để lựa chọn các đại biểu Quốc hội xứng đáng là người đại diện cho nhân dân


● PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Ngọc Thành - Thùy Dung (thực hiện)
© Tạp chí Người Làm Báo số 387 - Tháng 5/2016

Đến nay, cả nước có 858 cơ quan báo chí in (Trong đó có: 199 cơ quan báo in
chiếm 24% (86 báo trung ương và các bộ, ngành, đồn thể; 113 báo địa phương) và
659 tạp chí chiếm 76% (522 tạp chí trung ương, các bộ, ngành, trường đại học và
viện nghiên cứu; 137 tạp chí địa phương).; 105 cơ quan báo điện tử (Trong đó có:
83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập),
207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 66 đài phát thanh,
truyền h́nh (Trong đó có: 02 đài Trung ương, 64 đài địa phương (riêng TP. Hồ Chí
Minh có 02 đài: Đài Truyền h́nh TP. Hồ Chí Minh và Đài Tiếng nói nhân dân TP.
Hồ Chí Minh). với gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ đang hoạt động trên khắp mọi
vùng miền của Tổ quốc và ở nước ngồi.
Hiện cả nước có tổng số 182 kênh chương tŕnh phát thanh, truyền h́nh quảng bá,
gồm: 105 kênh chương tŕnh truyền h́nh quảng bá, 77 kênh chương tŕnh phát thanh,
quảng bá. Đặc biệt có 06 kênh truyền h́nh hoạt động khơng có hạ tầng phát sóng
truyền h́nh riêng, bao gồm các kênh: Truyền h́nh VOV, Truyền h́nh Công an nhân
dân, Truyền h́nh Thông tấn, Truyền h́nh quốc pḥng, Truyền h́nh Quốc hội, Truyền
h́nh Nhân dân. Hệ thống truyền h́nh trả tiền đến hết năm 2015 có 31 đơn vị cung
cấp dịch vụ với 73 kênh truyền h́nh và 09 kênh phát thanh trong nước. Số lượng


kênh truyền h́nh nước ngoài được cấp phép biên tập trên hệ thống truyền h́nh trả

tiền là 40 kênh. Truyền h́nh trả tiền sử dụng 04 loại công nghệ truyền dẫn, gồm:
truyền h́nh cáp (gồm cả IPTV), truyền h́nh mặt đất kỹ thuật số, truyền h́nh trực tiếp
qua vệ tinh và truyền h́nh di động. Hiện nay, số lượng thuê bao truyền h́nh trả tiền
khoảng 9,9 triệu, trong đó số lượng thuê bao truyền h́nh cáp chiếm 80,8%. Tổng
doanh thu dịch vụ truyền h́nh trả tiền là 9.624 tỷ đồng, thu hút khoảng 9.500 lao
động.

Tình hình phát triển lĩnh vực báo chí và phát thanh
truyền hình năm 2015
Một số chỉ tiêu cụ thể đạt được trong năm 2015:
1. Tổng doanh thu phát sinh tồn ngành: ước đạt 520.000 tỷ đồng.
(khơng tính cơng nghiệp CNTT)
2. Tổng nộp ngân sách nhà nước:
3. Tỷ lệ thuê bao di động:
4. Tỷ lệ thuê bao internet băng rộng cố
định:
5. Tỷ lệ thuê bao băng rộng di động:
6. Tỷ lệ người sử dụng internet:

ước đạt 63.880 tỷ đồng.
140 thuê bao/100 dân.
8,2 thuê bao/100 dân.

7.Tỷ lệ phủ sóng di động:
8. Tỷ lệ số xă có máy điện thoại:
9. Tỷ lệ số xă có Điểm Bưu điện-văn
hố xă:
10. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh:
11. Tỷ lệ phủ sóng truyền h́nh:


94%.
100%.
98%

40 thuê bao/100 dân.
52% dân số.

trên 98% diện tích cả nước
trên 98% diện tích cả nước


Ban biên tập Cổng TTĐT
Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 của Bộ TT&TT

Đọc báo trên các trang Fanpage hiện nay là một xu hướng mới của độc giả
thay v́ truy cập vào trang chủ của các tờ báo. Đây là môi trường tốt nhằm
tăng tính tương tác giữa các cơ quan báo chí với độc giả của ḿnh, song cũng
tiềm ẩn khá nhiều “rủi ro”…
Fanpage – mơi trường tương tác chính với độc giả
Mạng xă hội (MXH) hiện nay đă trở thành kênh thơng tin quan trọng, có tầm ảnh
hưởng và độ lan toả rộng lớn. MXH là loại h́nh có tính tương tác cao nhất trong
các loại h́nh truyền thơng: tương tác giữa người dùng với nhau, tương tác giữa nhà
cung cấp nội dung (content provider) với bạn đọc, tương tác giữa doanh nghiệp với
người dùng, tương tác giữa Chính phủ với người dân, tương tác giữa người nổi
tiếng với người hâm mộ…
Tính đến thời điểm tháng 7/2016, Facebook đă thu hút 1,7 tỷ người dùng và xuất
hiện xu hướng người đọc đọc báo trên các trang MXH thay v́ vào trực tiếp trang
chủ của các báo. Chính v́ vậy, các tờ báo lớn hiện nay đang t́m cách tăng lượng
view thông qua Facebook, Twitter...
Điển h́nh và đi đầu là tờ New York Times của Mỹ. Sáng 13/5/2015, báo New York

Times chính thức xuất bản tin tức trực tiếp đầu tiên trên mạng xă hội Facebook,
đánh dấu khởi đầu cho 1 tiến tŕnh thay đổi phương thức xuất bản và phát hành báo
chí. Họ sử dụng ứng dụng “Instant articles” (tạm dịch là “Báo nóng” hay “Bài đọc
ngay tức khắc”) cho phép xuất bản trực tiếp các bài báo trên Facebook thay cho
cách dẫn lại đường link truy xuất tới trang gốc như trước.


Một số hăng truyền thông lớn trên thế giới cũng sử dụng truyền thông xă hội để
giới thiệu lịch phát sóng hoặc mục lục các số báo gần nhất, giúp cơng chúng nắm
bắt và phát hiện những chủ đề có hứng thú, từ đó thu hút nhóm cơng chúng mới,
mở rộng phạm vi công chúng cũng như mức độ ảnh hưởng của chương tŕnh.
Đài Truyền h́nh Phoenix là một điển h́nh trong việc sử dụng truyền thông xă hội để
thu hút cơng chúng, thí dụ như chương tŕnh “Đọc báo hàng ngày”. Thông thường,
Phoenix sẽ công bố trên Twitter chủ đề chính cũng như ảnh đại diện của chương
tŕnh trước khi được phát sóng 1 giờ đồng hồ.
Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các hăng truyền thông ngày càng gay gắt như hiện
nay, truyền thơng xă hội có thể đáp ứng nhu cầu “nhanh” của công chúng, giúp các
hăng truyền thơng có thể đi đầu trong “trận địa” chiếm lĩnh thông tin và thông qua
MXH để liên tục đưa tin về những diễn biến mới nhất của sự kiện.
Truyền thông xă hội giúp các cơ quan báo chí truyền thơng phân chia các nhóm
cơng chúng một cách chi tiết và rơ ràng hơn. Điều đó khiến các hăng truyền thơng
lớn đều dựa vào từng mảng tin để tạo ra các chuyên trang (page) khác nhau, mỗi
chuyên trang này lại ứng với một “tài khoản” (ID) trên nền MXH, như Twitter của
tờ New York Times có trên 20 ID, tờ Washington Post có 13 ID. CNN cũng
Fanpage với nhiều ID như CNN Internationnal, CNN Money, CNN Travel, CNN
iReport…BBC có Fanpage BBC News BBC Sport, BBC Travel…
Theo thống kê của Facebook tại Việt Nam, tới tháng 8/2016, hơn 34 triệu người
dùng Facebook tại Việt Nam (chiếm 37% dân số) truy cập Facebook với thời gian
trung b́nh là 2,5 giờ mỗi ngày. Và trong vài năm gần đây, với sự bùng nổ của thị
trường điện thoại di động thông minh th́ con số này gia tăng mạnh hơn nữa, người

dùng Facebook truy cập mọi lúc, mọi nơi.


Thống kê và dự báo số lượng người dùng Facebook tại Việt Nam (theo Statista)
Hiện nay, một số báo điện tử đă coi Facebook là một môi trường tương tác chính
với độc giả. Họ đă sử dụng các tính năng tùy chọn chia sẻ qua Facebook, Google,
Twitter, email. Một số tờ báo lập các trang fanpage, chọn lọc chia sẻ các bài báo
nổi bật nhất trong ngày để tăng kênh truyền tải thơng tin, thí dụ:
Báo Vnexpress: />Báo Vietnamnet: />Báo Vietnamplus: />Báo Thanh niên: />Báo Tuổi trẻ: của
và gần đây báo điện tử Dân trí: />

Độc giả có thể phản hồi thơng tin bằng cách comment ngay dưới bài viết. Không
những thế, các báo điện tử cc̣n có thể chia sẻ link các bài báo nổi bật, kèm b́nh luận
cùng những câu hỏi dẫn dắt vào nội dung bài viết để thu hút người dùng Facebook
truy cập vào trang chủ của ḿnh. Đây là cách làm mới nhằm thu hút một lượng lớn
độc giả về cho báo ḿnh.
Vnexpress là tờ báo điện tử đầu tiên mở trang Fanpage chính thức từ cuối năm
2011, đến nay thu hút trên 2,5 triệu thành viên, mỗi ngày nhận được 15.000
comment trên toàn hệ thống trên các chuyên trang, chuyên mục. Lượng comment
trên Fanpage lớn hơn thế gấp nhiều lần. Những b́nh luận của độc giả trên Fanpage
lâu nay là nguồn cung cấp đề tài, dữ liệu cho Vnexpress.
Ngoài việc thu hút lượng độc giả, các báo cũng có thể lợi dụng truyền thông xă hội
để thực hiện sự tương tác, tốt hơn với công chúng. Sự tương tác này vừa thể hiện ở
việc lắng nghe những lời b́nh luận của công chúng, đồng thời cũng thúc đẩy công
chúng tham gia vào quá tŕnh sản xuất, truyền phát thông tin. Cơng chúng có thể
đưa ra b́nh luận tức thời về tác phẩm báo chí, chỉ cần có thiết bị di động thơng
minh có kết nối Internet. Trong nhiều trường hợp, những ư kiến quư báu của công
chúng giúp nhà báo có thể mở rộng đề tài và góc nh́n, tổ chức những tuyến bài mới
có chiều sâu, tăng tính thuyết phục cho bài báo.
Fanpage là môi trường để báo chí điện tử tương tác hai chiều với bạn đọc, qua đó

giữ bạn đọc lại trong ḍng thơng tin chính thống, góp phần giảm nhiễu với “biển”
thơng tin xơ bồ trong thế giới mạng hiện nay...
Với sự phát triển nhanh, mạnh của truyền thông xă hội, thông tin hiện nay không
chỉ được truyền qua các phương tiện truyền thông truyền thống (báo in, phát thanh,
truyền h́nh, báo điện tử) mà cc̣n được truyền tải qua các phương tiện truyền thông
mạng xă hội như Facebook, Twitter, Blog và thư điện tử. Việc tương tác tốt với độc


×