Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

những kết luận rút ra từ thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.23 KB, 83 trang )












LUẬN VĂN:

Những kết luận rút ra từ thực trạng
sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản



Phần một
Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản trong quá trình phát
triển kinh tế việt nam

I- Vai trò của ngành thuỷ sản đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
Chúng ta biết, từ "thuỷ sản" xuất hiện từ lâu, từ khi ông cha ta mới
sinh ra chưa biết là cái gì, nhưng nó có thể đánh bắt giúp con người tồn
tại, dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Ngày nay, nguồn thuỷ sản
có vai trò rất quan trọng, không những phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong
nước, mà chúng ta còn áp dụng công nghệ hiện đại để chế biến xuất khẩu
sang thị trường thế giới. Vì vậy, thuỷ sản có vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện nước ta có điều kiện tự nhiên
phát triển thuỷ sản xuất khẩu, thúc đẩy ngành khác phát triển, tạo động


lực phát triển kinh tế đất nước.
1- Vai trò xuất khẩu, sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hoạt động xuất khẩu không thể thiếu được đối với tất cả các quốc
gia trên thế giới. Nó đóng góp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất
nước đó. Các hoạt động xuất khẩu phản ánh mối quan hệ xã hội giữa các
quốc gia này với các quốc gia khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế,
quan hệ giữa các tổ chức hay những người sản xuất hàng hoá riêng biệt
của các quốc gia. Ngoài ra thông qua xuất khẩu chúng ta tăng ngoại tệ thu
được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích và đổi
mới công nghệ, cải biến cơ cấu, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao
đời sống nhân dân.
Đối với nước ta, trình độ phát triển còn thấp, những yếu tố vốn, kỹ
thuật, trình độ quản lý còn yếu, vì vậy xuất khẩu là chiến lược rất cần
thiết để chúng ta có điều đó vào trong nước,nâng cao trình độ những yếu
tố đó. Đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn tới.
Cần nâng cao hiệu quả của kinh doanh xuất khẩu, mở rộng ngoại
thương trên cơ sở "hợp tác bình đẳng, không phân biệt thể chế chính trị xã
hội, đôi bên cùng có lợi" như Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã khẳng
định.
Đối với quốc gia xuất khẩu như nước ta, hoạt động xuất khẩu có vai
trò sau:
* Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển. Đó là những kết quả của những thành tựu khoa học
công nghệ, công nghiệp hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu ấy phù hợp với mỗi
quốc gia khác nhau, phù hợp với xu hướng tất yếu của thời đại.
Thường chúng ta có cái nhìn khác nhau về xuất khẩu và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế:
Một là: Do tiêu dùng trong nội địa những sản phẩm không hết thì
mang chúng ra thị trường nước ngoài bán, tạo điều kiện tiêu thụ được sản
phẩm trong nước. Nhưng ở nước ta, trong điều kiện ngành kinh tế còn lạc

hậu và chậm phát triển. Việc sản xuất để phục vụ bản thân chưa đủ, nên
chúng ta không nói gì việc thừa ra để xuất khẩu.
Hai là: Chính phủ mỗi nước có chiến lược hướng ngoại hay hướng
xuất khẩu là chủ yếu. Tạo điều kiện thông qua chất lượng hướng ngoại
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Đó là quan điểm tích cực
nhiều nước NIC
s
đã áp dụng chiến lược này và thúc đẩy phát triển kinh tế
đất nước.
Cụ thể là: Chúng ta thực hiện việc xuất khẩu, nó tạo đà, động lực
cho các ngành khác phát triển. Như sự phát triển xuất khẩu thuỷ sản thì
công nghệ ngành này phát triển, trên cơ sở đó công nghệ cũng được ưng
dụng sang ngành khác như: gạo, ca phê

Xuất khẩu chúng ta ngày càng xu có xu hướng nâng cao hiệu quả
ngành xuất khẩu: như chất lượng, giá cả hay quan hệ kinh tế.
Xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các ngành trong nước
và trên thế giới, vì vậy tạo sự chuyển dịch giữa các ngành nhanh hơn.
Xuất khẩu tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho
sản xuất phát triển và ổn định. Khi xuất khẩu phát triển thì công nghệ, kỹ
thuật từ thế giới bên ngoài chảy vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh
tế đất nước, đó là làm sự chuyển dịch cơ cấu nhanh nhất giữa các ngành.
Như vậy, thông qua hoạt động xuất khẩu thì hàng hoá của đất nước,
phải tham gia cạnh tranh thị trường thế giới về chất lượng và giá cả. Cuộc
cạnh tranh ấy đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất.
* Xuất khẩu có vai trò tích cực giải quyết công ăn, việc làm và đời
sống nhân dân.
Khi hoạt động xuất khẩu phát triển thì việc sản xuất ra những mặt
hàng đó ngày càng tăng, việc mở rộng sản xuất là điều tất yếu. Sẽ giải
quyết công ăn, việc làm cho hàng triệu lao động trong nước, nâng cao thu

nhập cho người lao động, tăng thu nhập quốc dân, tạo điều kiện ổn định
xã hội.
Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu còn làm cho lao động con người
chuyên môn hoá hơn, việc làm con người ngày càng đa dạng hơn, khi
công nghệ hiện đại.
* Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ
sản xuất.
Chúng ta biết, hoạt động xuất khẩu diễn ra toàn thế giới, vì vậy khi
hoạt động xuất khẩu diễn ra như vậy thì đòi hãng xuất khẩu chất lượng
tốt, mặt hàng xuất khẩu chứa nhiều chất xám, yếu tố công nghệ chứa trong
nó nhiều. Với điều kiện như nước ta hiện nay thì công nghệ kém, vì vậy
chúng ta nhập khẩu từ bên ngoài vào để tăng phần chất xám trong hàng
hoá xuất khẩu. Như vậy, trang thiết bị và công nghệ sản xuất đưa vào
trong nước, mặt khác với điều kiện xuất khẩu hàng hoá cạnh tranh, như
vậy thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước luôn luôn đổi mới, luôn cải tiến
máy móc sáng tạo ra, nâng cao chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi người
lao động nâng cao trình độ tay nghề phục vụ hoạt động sản xuất.
* Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng thị trường và thúc đẩy quan hệ đối
ngoại của ta.
Chúng ta thấy rõ rằng, xuất khẩu sẽ tạo mối ràng buộc lẫn nhau, về kinh
tế, tạo điều kiện chúng ta xích lại gần nhau hơn. Nâng cao địa vị và vai
trò của đất nước trên trường quốc tế, Mở rộng xuất khẩu sẽ mở rộng
hoạt động tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế. Nhưng qua các quan
hệ đối ngoại ấy sẽ tạo cho chúng ta quan hệ đến việc mở rộng thị trường
xuất khẩu, có nhiều ban hàng hơn.
Nói chung, xuất khẩu ngày càng trở lên có vai trò quan trọng trong
bất cứ nước nào trên thế giới khi muốn phát triển. Không những tạo vốn,
kỹ thuật, công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề, mà chúng ta còn mở rộng
quan hệ, nâng cao vị thế của đất nước trên thị trường thế giới. Trong giai
đoạn hiện nay thì đất nước ta ngày càng mở rộng cánh cửa, để hoạt động

xuất khẩu phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn
trước trước mắt và lâu dài để hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
2- Vai trò ngành thuỷ sản với phát triển kinh tế.
2.1 Ngành thuỷ sản xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Từ lâu thuỷ sản đã được coi là hàng thiết yếu và nó là hàng tiêu
dùng được nhiều nươc ưa chuộng như; Nhật, Mỹ, Trung quốc Trong khi
đó ở nước ta ngành thuỷ sản có rất nhiều khả năng và triển vọng phát
triển. Với vị trí và điều kiện tự nhiên ưu đãi thuận lợi nuôi trồng và khai
thác. Nước ta có bờ biển kéo dài 3260 km, và vùng đặc quyền kinh tế rộng
trên 1triệu km
2
. Ngoài ra nước ta còn có trên một triệu ha mặt nước ngọt,
40vạn ha mặt nước lợ( bãi triêù đầm phá ) và 1.470.000 ha mặt nước
sông ngòi. Với điều kiên tự như vậy hàng năm chúng ta đánh bắt hàng
triệu tấn thuỷ sản gồm: cá, tôm, mực Ngoài ra chúng ta còn nuôi trồng
với khối lượng thuỷ sản lớn.
Xuất phát từ tiềm năng thiên nhiên to lớn của đất nước, nhà nước ta
xác định ngành thuỷ sản là nghành có vài trò quan trọng, mũi nhọn cho
hoạt động xuất khẩu. Trong giai đoạn hiện nay xuất khẩu của ta tăng rất
nhanh, quí I năm 2003 tăng trên 40%. Vì vây, ngành kinh tế thuỷ sản ngày
càng xác định rõ ràng là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những
ngành sẽ giúp thúc các ngành khác phát triển, thúc đẩy phát triển kinh tế
đất nước.
Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu thuỷ sản ngày càng
phát triển thì nguồn vốn bổ sung cho nền kinh tế quốc dân ngày càng tăng,
tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển, thúc đẩy sự phát triển kinh tế
đất nước.
Những năm vừa qua sự tiến bộ về kỹ thuật trong nghành thuỷ sản,
đặc biệt là công nghệ chế biến với các khâu ngày càng hiện đại. Với sự

tiến bộ ấy thì ngành khác về công nghệ cũng được phát triển.
Các kết quả trong quá khứ cho thấy nghề đánh bắt và nuôi trồng
thuỷ sản có vài trò quan trong như thế nào trong việc thúc đẩy phát triển
nền kinh tế quốc dân, giải quyết công an việc làm cho người lao động,
thực hiện chính sách xã hội.
Với sự tăng trưởng liên tuc của nghành thuỷ sản trên moi mặt: tư
khâu nuôi trông đến khâu tiếp thị nên giá trị ngành thuỷ sản liên tuc tăng
đóng góp vào thu nhập cua đất nước. Năm 2002 giá trị nghành thuỷ sản
đạt được 2.021 triệu USD với giá trị đạt được như vậy đóng góp rất lớn
vào tăng trưởng kinh tế đất nước và đã thu hút khoảng 3-4 triệu lao
độngtrong cả nước vào ngành thuỷ sản.
Chúng ta xuất khẩu thuỷ sản chủ yếu là tôm và một số lượng lớn
mực lang, mực đông và lương cá tra, cá baxa. Là ngành xuất khẩu lớn thứ
ba của Việt Nam (Sau dầu và hàng may mặc) vì vậy với lượng xuất khẩu
nó là lượng đóng góp rất lớn tăng trưởng kinh tế. Và theo dự báo kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản sẽ còn tăng nữa trong giai đoạn tới năm 2001 là
1,7 tỷ USD thì năm 2005 là 2,5 tỷ USD. Vậy nó sẽ tiếp tục là bộ phận
quan trọng xuất khẩu của Việt Nam.
2.2. Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chúng ta hãy nhìn lại quá trình, lịch sử ngành thuỷ sản phát triển
ngày càng đa dạng của ngành thủy sản. Nó góp phần vào rất lớn vào quá
trình chuyển dịch cơ cấu của đất nước, với sự thay đổi cả về chất và về
lượng.
Từ chỗ nghề thuỷ sản từ tự cung tự cấp, phục vụ nhu cầu cuộc sống
hàng ngày của mỗi gia đình thì ngày nay nó trở thành ngành nuôi trồng,
khai thác tự nhiên với sản lượng lớn như (cá, tôm…) phục vụ xuất khẩu
phục vụ thị trường các nước trong khu vực và thế giới và ngành thuỷ sản
Việt Nam chiếm cơ cấu ngày càng thay đổi trong GDP đất nước. Với năm
1991 - 1995 tăng với tốc độ 7,5%/năm; giai đoạn 1996 - 2000 tăng với tốc
độ 9%/năm. Trong khi đó mức tăng trưởng bình quân hàng năm của sản

lượng thuỷ sản xuất khẩu là 17,8%.
Với kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, năm 1990 mới đạt 205 triệu
USD thì đến năm 2000 đạt 1478,6 triệu USD và năm 2002 đạt 2021 triệu
USD. Với tốc độ tăng trưởng như vậy góp phần rất lớn vào chuyển dịch cơ
cấu ngành thuỷ sản rất lớn trong tổng sản phẩm nền kinh tế quốc dân.
* Một điều quan trọng nữa, đóng góp rất lớn vào chuyển dịch cơ cấu
ngành thuỷ sản trong nền kinh tế. Công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu
hiện nay chúng ta đã dần hình thành một ngành doanh nghiệp chế biến
thuỷ sản xuất khẩu trong cả nước. Tính đến năm 2000 đã có hơn 200 nhà
máy chế biến đông lạnh có KNSX khoảng 300 nghìn tấn sản phẩm xuất
khẩu/năm.
* Ngành thuỷ sản của ta hiện nay do việc mở rộng xuất khẩu, nên
mở rộng nuôi trồng chế biến.Việc lao động từ ngành khác chuyển sang để
hoạt động lao động sản xuất, nuôi trồng ngày càng tăng cả về số lượng và
chất lượng lao động, nên dẫn đến việc có sự chuyển dịch cơ cấu trong lao
động giữa các ngành đặc biệt là ngành thuỷ sản.
Tóm lại, khi ngành thuỷ sản, xuất khẩu ngày càng phát triển và mở
rộng thì cơ cấu ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn nó góp phần rất lớn vào công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước.
2.3. Ngành thuỷ sản xuất khẩu với vấn đề xã hội
Cũng như bất kỳ ngành khác, thì khi hoạt động xuất khẩu diễn ra thì
có tác động rất lớn các vấn đề xã hội khác nhau. Có thể tác động tích cực,
nhưng có thể tác động tiêu cực. Những vấn đề ấy tác động trực tiếp đời
sống nhân dân. Khi ngành thuỷ sản xuất khẩu thì liên quan vấn đề xã hội
sau:
- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và mức sống của các cộng
đồng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
- Góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động trong nước
- Tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ vào trong nước

- Tăng cường việc đóng góp của ngành thuỷ sản vào sự phát triển
kinh tế - xã hội trong nước,bao gồm ổn định xã hội và an ninh quốc gia.
- Đẩy mạnh qúa trình hiện đại hoá trong ngành thuỷ sản.
Chúng ta dự định rằng số người sống bằng nghề thuỷ sản tăng từ 6,2
triệu người năm 1995 đến năm 2003 là 8,1triệu người. Điều đó phản ánh
sự mở rộng không ngừng ngành thủy ngày càng tăng lên trung bình tăng
16% một năm. Đó là điều đáng mừng cho một ngành xuất khẩu phát triển
Chúng ta không thể quên được rằng ngành thuỷ sản ngoài việc xuất
khẩu, nó còn giúp cho mục tiêu dinh dưỡng của quốc gia tăng lồng độ cá,
tôm… trong khẩu phần thức ăn. Dự kiến cung cấp cá và các sản phẩm
thuỷ sản toàn nước sẽ tư mức hiện nay là khoảng 11,5 kg lên 13,5kg/đầu
người vào năm 2005. Đó là điều thiết yếu, ngoài việc xuất khẩu giúp giải
quyết vấn đề đời sống xã hội người dân. Bảo đảm phát triển kinh tế xã
hội, phát triển bền vững hơn.
Nói tóm lại, chúng ta ngày nay đẩy mạnh việc xuất khẩu thuỷ sản có
vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Ngành thuỷ sản - Không những thúc đẩy phát triển kinh tế tạo sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế mà nó còn góp phần rất lớn vào việc giải quyết vấn đề
kinh tế xã hội. Và với sự phát triển như hiện nay của ngành thủy sản thì
vai trò của ngành, ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết, góp phần công
nghiệp hoá đất nước.
II. Khả năng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
1. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển thuỷ sản Việt Nam
1.1. Thuận lợi về tự nhiên
Việt Nam có tiềm năng tài nguyên biến phong phú, dầu khí, thuỷ
sản, dịch vụ hàng hải, du lịch, tài nguyên khoáng sản ven biển,…đặc biệt
là thuỷ sản đã, đang và sẽ có vai trò càng quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Việt Nam có chiều dài, bờ biển 3.260 km, 112 cửa sông lạch,
vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng hơn 1triệu km

2
với 4000hòn đảo lớn
nhỏ tạo nên nhiều eo, vùng, vịnh, đầm phá và nhiều ngư trường, trữ lượng
hải sản gần 3 triệu tấn.
Theo số liệu điều tra thì hàng năm chúng ta có thể khai thác 1,2 -
1,4 triệu tấn hải sản các loại mà không ảnh hưởng đến tiềm năng nguồn
lợi. Ngoài ra có thể khai thác hàng trăm ngàn tấn nhuyễn, thế vỏ cứng có
giá trị cao: nghêu, sò, ốc,…
Diện tích vùng biển Việt Nam bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải 226.000
vùng đặc quyền kinh tế khoảng hơn 1 triệu km
2
. Có thể chia Việt Nam
thành vùng nhỏ.
- Vịnh Bắc bộ: tính từ vĩ tuyến 17
0
N trở lên phía Bắc là một vịnh
nông, đáy hình lòng chảo, độ dốc đáy biển nhỏ, độ sâu trung bình 38,5m,
nơi sâu nhất của vịnh không quá 100m
- Vùng biển trung bộ: Giới hạn từ vĩ độ 11
0
30N đến 17+0
N
đáy biển
có độ dốc.
Ngoài ra với sự ưu đãi của tài nguyên thiên nhiên thì đất nước Việt
Nam còn có nhiều môi trường nước, nó tạo thêm phong phú thuỷ, hải sản
phong phú gồm:
* Môi trường nước lợ:
Bao gồm ùng nước cửa sông, ven biển và rừng ngập mặn đầm phá.
Đây là môi trường, cư trú sinh sản, sinh trưởng của nhiều loại tôm, và cá

giá trị kinh tế cao và nhiều loại khác cũng tăng trưởng phát triển cao.
Các vùng nước lợ nước ta đặc biệt là những vùng rừng ngập mặn
ven biển, đã được khai thác sử dụng có hiệu quả kinh tế đạt được thành
tựu, nhưng bên cạnh đó là nó bị lạm dụng nhiều quá mức cho việc nuôi
trồng thuỷ sản, cao nhất như việc nuôi tôm ven vùng.
Chúng ta biết Việt Nam tổng diện tích nước lợ khoảng 619 nghìn ha
với diện tích này hàng năm nhân dân Việt Nam đã nuôi trồng và đánh bắt
nhiều loại thuỷ sản đặc sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, rong , cá mặn,
lợ…Đặc biệt khu rừng ngập mặn là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng
giống hải sản,… Tuy nhiên, theo FAO (1978) thì diện tích rừng ngập mặn
ven biển Việt Nam giảm từ 400 nghìn ha xuống 250 nghìn ha do ảnh
hưởng lớn của điều kiện tự nhiên Việt Nam
Do vậy, để tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở nuôi trồng nước
mặn thì biện pháp hiệu quả nhất là lựa chọn những vùng nuôi thích hợp
với kỹ thuật nuôi thâm canh song với việc này cần có quy hoạch và chỉ
đạo sản xuất từ phía Nhà nước.
Việt Nam còn nhiều vùng nước lợ, vẫn chưa được khai thác vẫn là
con số tiềm ẩn, chúng ta tập chung vào khai thác, hiệu quả vào nuôi trồng
thuỷ sản. Bên cạnh ấy ta phải duy trì tốt vùng nước lợ cũ đã được khai
thác các hiệu quả cao hơn.
Những vùng nước lợ vừa có ý nghĩa sản xuất lớn, vừa có ý nghĩa
trong việc bảo vệ và tái tạo nguồn thuỷ sản cho tương lai, tạo điều kiện
ngành thuỷ sản được nhân rộng, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là môi
trường tốt cho việc phát triển, nuôi dưỡng ấu trùng giống hải sản và nhiều
loại thuỷ sản có gía trị như tôm, rong, cá nước mặn.
Tuy nhiên, Việt Nam về tiềm năng còn rất nhiều chúng ta chú chú ý
hơn việc khác thác và sử dụng hợp lý hơn: như quy hoạch nguồn nước lợ,
diện tích nuôi trồng, nâng cao kỹ thuật nuôi trồng, chọn giống tôm phù
hợp hơn và áp dụng kỹ thuật phù hợp hơn…
*Môi trường nước mặn xa bờ:

Vùng này chiếm diện tích nhỏ gồm vùng nước ngoài khơi thuộc
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuy vậy hàng năm Việt Nam đang
tập trung khai thác ngư dân vùng này khác bằng phương tiện hiện đại xa
bờ cho với lượng thuỷ sản tương đối cao. ở cả 4 vùng biển khơi xa bờ
như: Vịnh Bắc bộ, Duyên Hải Trung Bộ, Đông Nam bộ, Tây nam bộ và
Vịnh Thái lan.
Nhưng nhìn chung, nguồn lợi thuỷ sản mà ta khai thác được vẫn
mang tính nhỏ bé, phân tán quần nhỏ, nên, kho cho việc tập trung khai
thác chế biến công nghiệp, chế biến đông lạnh xuất khẩu cho hiệu quả
kinh tế cao hơn. Chúng ta khai thác chủ yếu mang tính tự phát của một số
ngư dân hoặc một nhóm người tự chế tạo thuyền máy đánh bắt xa bờ. Vì
vậy việc khai thác nước mặn xa bờ của Việt Nam là kém. Khí hậu thủy
văn của vùng này rất khắc nghiệt, hay sóng, dông, bão nên khai thác là rất
khó, rất nguy hiểm trong quá trình khai thác. Vì vậy chúng ta tăng thêm
chi phí về vật chất, phương tiện kỹ thuật cho việc khai thác xa bờ vùng
nước mặn xa bờ là cần thiết.
*Môi trường nước mặn gần bờ:
Môi trường nước mặn gần bờ ở Việt Nam, rất quan trọng hàng năm
cho khai thác lượng rất lớn. Cho khối lượng thuỷ sản nước mặn cao. Như
vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ thuộc vùng sinh thái này có sản
lượng khai thác cao nhất, có khả năng đạt 67% tổng lượng hải sản khai
thác của Việt Nam.
Khi nghiên cứu về bờ biển Việt Nam có nhiều vùng vịnh kín, đặc
biệt là vùng Vịnh Bắc bộ, bờ biển, Kiên Giang với 4.000 hòn đảo tạo nên
nhiều bãi biển được che chắn và có dòng chảy thích hợp có thể nuôi các
giống loài hải sản có giá trị cao như các loại cá, các loại nhuyễn thể, giáp
xác, cầu gai, hải sâm,…
Nguồn lợi hải sản Việt Nam có thể ước tính như sau: Cá có trên
2.100 loài, trong đó hơn 100 loài có giá trị kinh tế. Vịnh Bắc bộ có thành
phần khu hệ cá nghèo nhưng đến 10,7% số loài mang tính ổn đới thích

nước ấm. Tôm có 75loài mực, 650 loài dong biển, 12 loài rắn biển, 4 loài
rùa biển. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản quý hiếm như: Yến sào, sò
huyết, ngọc trai, diệp, san hô đỏ,…
Đặc tính nguồn lợi này cũng gây khó khăn cho các nhà khai thác khi
phải lựa chọn các thông số kỹ thuật ngư cu sao cho kinh tế vừa có tính
chọn lọc cao - Nghĩa là ngư cụ có khả năng đánh bắt một cách lựa chọn
loài thuỷ sản cần khai thác.
Với điều kiện kỹ thuật, công cụ đánh bắt của ta thấp kém, nên môi
trường nước. Gần bờ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vùng nước gần bờ
(Vịnh Bắc bộ và Đông, Tây Nam bộ) từ 30 mét nước sâu trở vào và Trung
bộ 50 mét nước, sâu trở vào là vùng khai thác chủ yếu của ngư dân nghề
cá có quy mô nhỏ và vừa Việt Nam
Vậy trong ngành thuỷ sản thì môi trường gần bờ có ý nghĩa hết sức
quan trọng việc đánh bắt khai thác, đó là sự ưu đãi rất lớn mà tài nguyên
thiên nhiên Việt Nam có được góp phần rất lớn tăng thêm nguồn xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam.
1.2. Thuận lợi về lao động
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, trẻ, khéo tay, thông minh và
chăm chỉ vì vậy nguồn lao động của ta có thể tiếp thu nhanh chóng và áp
dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến. Giá cả sức lao động Việt Nam trong
lĩnh vực thuỷ sản tương đối thấp so khu vực và thế giới. Đây là lợi thế
cạnh tranh lớn nhất của chúng ta hiện nay trong thị trường thuỷ sản thế
giới. Hiện nay lao động của chúng ta có xu hướng còn chuyển lao động từ
ngành khác sang ngành thủy sản như lao động nông nghiệp. Tuy nhiên,
lao động thuỷ sản chủ yếu lao động giản đơn, trình độ văn hoá thấp và
phần lớn chưa được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển mới. Do
đó, để nâng cao cả chất lượng, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác thuỷ sản
thì việc nâng cao trình độ người nuôi trồng và đánh bắt là thiết yếu. Năm
1995, lao động ngành thuỷ sản là 3,03 triệu người, trong lao động nghề cá
chiếm khoảng 420 nghìn người, Đến năm 2000 là 3,4 triệu người. Nhưng

những người lao động này đa số không làm chuyên canh trong khai thuỷ
sản mà nhiều người lao động sen canh với lao động đồng ruộng. Chúng ta
tính toàn ngành hiện nay: hiện có 90 tiến sỹ ,4200 cán bộ đại học, 14000
cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, 5000 cán bộ trung cấp. Nhưng giá lao động
kỹ thuật cũng rất thấp so với khu vực và thế giới.
Như vậy nguồn lao động thông minh, năng động, giá rẻ với các
nước trong khu vực và thế giới. Nó là lợi thế lớn nhất cho Việt Nam cạnh
tranh xuất khẩu thuỷ sản với thế giới. Tuy vậy thu nhập ngành thuỷ sản
hiện nay tương đối ổn định và tăng cao đó là điều kiện để ngành thuỷ sản
thu hút lao động từ ngành khác tạo điều kiện ổn định xã hội, thúc đẩy phát
triển kinh tế.
1.3. Lợi thế các ngư cu và tàu thuyền
Chúng ta biết Việt Nam điều kiện về đánh bắt vãn còn thô sơ lạc
hậu. Chủ yếu vẫn là ngư cư và tàu thuyền có khả năng khai thác, nhỏ thô
sơ. Vì vậy nó là điều kiện thuận lợi cho việc khai thác gần bờ đó là lợi thế
dựa trên sức lao động Việt Nam . Trong giai đoạn 1991 - 2000 số lượng
tàu thuyền máy nhỏ tăng nhanh, thuyền thủ công có xu hướng giảm đi.
Năm 1991 tàu thuyền máy có 44.347 chiếc, chiếm 59,6%; thuyền thủ công
30.284 chiếc, chiếm 40,4% đến năm 2002, tổng số thuyền máy là 78978
chiếc chiếm đại bộ phận tàu thuyền khai thác hải sản của Việt Nam. Trong
giai đoạn 1991 - 2002 bình quân hàng năm tàu thuyền tăng 8% tốc độ tăng
về các loại tàu thuyền máy có xu hướng chậm đi nhưng tổng công xuất
tăng nhanh. Năm 2002 tổng công suất đã đạt tới 3.722.577 CV lớn gấp
trên 4 lần so năm 1991. Ước tính năm 2003 số lượng tàu có xu hướng
giảm xuống tổng công suất toàn đối tàu là 3202453 CV. Tốc độ tăng bình
quân hàng năm lên tới 33%. Công suất bình quân năm 1991 đạt
18CV/chiếc, đến năm 2001 đạt 42,2CV/ chiếc. Năm 2002 công suất đạt
42,8CV.
Như vậy với xu hướng chuyển từ tàu thuyền đánh bắt thô sơ sang
tàu thuyền đánh bắt cá có mã lực lớn hơn tạo điều kiện đánh bắt xa bờ

hơn, dó là lợi thế Việt Nam dựa trên cơ sở số lao động thủ công. Nhằm
tăng việc đánh bắt cho năng suất cao hơn với Việt Nam cơ cấu chủng loại
tàu thuyền đánh bắt cho năng suất cao hơn với Việt Nam cơ cấu chủng
loại tàu thuyền máy như sau:
- Năm 1992 cơ cấu chủng loại tàu thuyền máy:
+ Dưới 20 CV: chiếm 58,0%
+ Dưới 45 CV: chiếm 32,0%
+ 46-75 CV: chiếm 9,0%
+ Trên 76: chiếm 0,7%
- Đến năm 2002 cơ cấu tàu thuyền máy như sau
+ Dưới 20CV: chiếm 41%
+ 20-45CV: chiếm 34%
+ Trên 76CV: chiếm 11,83%
+ Trên 90CV; chiếm 0,17%
Như vậy số tàu thuyền hiện đại dần có khả năng khai thác xa bờ
ngày một tăng nhanh. Nếu năm 1997 mới chỉ khoảng 5000 tàu đánh cá xa
bờ thì đến năm 2002đã có 78978 chiếc, ươc tính nam 2003 sẽ còn tăng.
Đó là điều kiện thuận lợi cho ta khai thác thuỷ sản Việt Nam, với
điều kiện tăng về hiệu quả đánh bắt tàu thuyền hàng nămg lượng thuỷ sản
xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh trong thị trường khu vực và thế giới.
Tóm lại, Việt Nam là một nước không những có điều kiện tự nhiên
thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản xuất khẩu mà còn người Việt
Nam và điều kiện đánh bắt nước ta hiện nay cũng là điều kiện rất thuận
lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản xuất khẩu.Nhưng với tiềm năng của
đất nước ta hiện nay cũng là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển
ngành xuất khẩu. Nhưng với tiềm năng của đất nước hiện nay thì chúng ta
còn phải nỗ lực hơn rất nhiều để khai thác nguồn tự nhiên thiên nhiên này.
2. Thị trường thuỷ sản thế giới
2.1. Đặc điểm thị trường thế giới
Đánh giá sơ bộ tình hình thuỷ sản thế giới: Theo thống kê của FAO,

hiện nay toàn thế giới có 179 quốc gia ở đó nhân dân sử dụng thuỷ sản
làm thực phẩm. Do điều kiện tự nhên, tình hình kinh tế, phong tục tập
quán hay tôn giáo mà mức độ sử dụng thủy sản làm thực phẩm của các
quốc gia, các dân tốc là khác nhau. Lượng tiêu thụ thuỷ sản được tính
trung bình của người dân trên thế giới giai đoạn 1991 - 1997 là 14 - 15 kg
thuỷ sản/người/năm. Nhưng nhu cầu này sẽ tăng lên 18 - 19kg/ người/năm
2015 - 2020 trên toàn thế giới.
Trong thập niên 90 tổng sản lượng thuỷ sản thế giới tăng rất chậm trung
bình 0,23%/năm thấp hơn so mức bình quân 3% của năm trong thập niên
80%. Nhưng theo đánh giá sang đầu thập niên này lượng thuỷ sản sẽ tăng
lên, nhu cầu người dân trên thế giới ngày càng cao.Đó là điều kiện thuận
lợi cho việc phát triển của ngành thủy sản Việt Nam.
Nhưnghiện nay, trên thế giới thuỷ sản vẫn chủ yếu khai thác tự biên.
Năm 1993 hải sản chiếm 80,9% còn thủy sản nội địa chỉ chiếm 19,1%,
năm1991. Khai thác 85% hải sản biển và 15% thuỷ sản nội địa và đến
năm 2002 thì mức này có xu hướng đổi khác là khai thác 75,6% hải sản
biển là 24,4% thuỷ sản nội địa. Hiện nay xu hướng đó ngày càng tăng, có
sự chuyển từ sản phẩm thuỷ sản nội địa ngày càng tăng lên do nuôi trồng
chế biến xuất khẩu.
Trong giai đoạn 1991 - 1997 sản lượng thủy sản thế giới tăng ổn
định với mức tăng trung bình là 3,86%/năm. Sự thay đổi về vị trí (ngôi
thứ) giữa các quốc gia có tổng sản lượng thủy sản lớn nhất thế giới có sự
thay đổi thể hiện quabảng sau:
Bảng: Những nước có sản lượng thuỷ sản lớn nhất thế giơi.
STT Tên nước Tổng sản lượng
1 Trung Quốc 17,5
2 Pê ru 8,4
3 Nhật Bản 8,1
4 Chi Lê 6,0
5 Mỹ 5,9

6 Nga 4,4
7 ấn Độ 4,1
8 Indonexia 4,1
9 Thái Lan 3,4
10 Hàn Quốc 2,6
Nguồn :Bộ thuỷ sản
Như vậy Nhật Bản liên tục giữ số 1 thế giới, trong hai thập kỷ qua
nay tụt xuống xếp thứ 3 và khó có thể trở lại ngôi đầu bảng vì đã cách quá
xa so sản lượng của Trung Quốc, Liên bang Nga. Cũng hai thập niên quan
luôn giữ vị trí số hai (có một lần giữ vị trí số một năm 1980) nay đã trượt
xuống vị trí thứ sau:
Trong khi Nhật Bản và Nga xuống dốc thì Trung Quốc, Pêru. Chilê
lại nhanh chóng vươn lên dành vị trí cao nhất thế giới. Trung Quốc sau
hơn 10 năm "cải cách, mở cửa" đã từ vị trí thứ nhất về tổng sản lượng
thủy sản thế giới. Hơn nữa, càng ngày họ càng bỏ xa các nước đứng dưới,
tới năm 1990, Trung Quốc đạt 12 triệu tấn, trong khi đó họ giám mạnh
dạn đưa ra kế hoạch 1991 - 2000 là mục tiêu 20 triệu tấn thủy sản, điều
bất ngờ 4 năm sau họ đã đạt 20,7 triệu tấn 1994. Với mức tăng quá nhanh
của khai thác thủy sản Trung Quốc, trong khi đó các cường quốc lớn mạnh
khác lại giảm xút nhanh
Như vậy tình hình thủy sản thế giới đã có rất nhiều thay đổi kể cả
điều kiện đánh bắt và khả năng khai thác. Về ngôi thứ về khai thác thủy
sản có nhiều thay đổi đáng kể hiện nay Trung Quốc và Peru đagn là nước
đứng đầu thế giới về khai thác thủy sản. Đó là những biến động lớn về
tình hình thủy sản hiện nay
2.2. Tình hình nhu cầu thủy sản trên thị trường thế giới.
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy đạm từ thủy sản không những
đảm bảo lượng calori cao mà còn có lợi cho sức khoẻ, tránh được bệnh tật
thường thấy do dùng quá nhiều đạm và mỡ từ động vật cạn như thịt,
chứng, sữa Thêm vào đó công nghệ bảo quản chế biến đã làm cho hương

vị thực phẩm thủy sản ngày càng cao thu nhập bình quân đầu người ngày
càng tăng chính những lý do đó dẫn đến nhu cầu thủy sản tăng mạnh. Nhu
cầu thủy sản thế giới ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu còn do nguyên
nhân sau:
- Dân số tăng nhanh. Theo tổ chức dân số thế giới, thì dân sóo thế
giới hiện nay tăng trung bình 2%/năm. Đặc biệt dân số tăng nhanh ở các
nước chậm và đang phát triển (LDCs). Với dân số thế giới hiện nay
khoảng trên 6 tỷ người thì nhu cầu thủy sản của thế giới ngày càng tăng
nhanh
- Thu nhập bình quân đầu người tăng: thu nhập bình quân của người
dân thế giới tăng dẫn đến tiêu dùng cho thực phẩm thủy sản tăng. Nhưng
trong thực tế các nước đang phát triển khi thu nhập tăng thì tiêu thụ thủy
sản còn lớn hơn. So với mức tăng thu nhập. ở các nước đang phát triển,
thủy sản được xem như loại thức ăn lành mạnh hơn so với thịt lợn, gà, bò.
Tại các nước LDCs, đặc biệt châu á, thủy sản là một nguồn cung cấp
protein chủ yếu. Nhu cầu thủy sản ở các nước phát triển ngày càng tăng
do họ cũng nhận thức được điều đó về thực phẩm thủy sản.
- Tốc độ đô thị hoá trên phạm vi toàn cầu tăng: đô thị hoá sẽ nâng
cao đời sống của nhân dân lên một bước, xuhướng tiêu dùng người dân
tăng lên, nên thực phẩm lành mạnh ngày càng nhu cầu cao dễ chế biến
như thủy sản.
- Sự thay đổi thị hiếu người tiêu dùng: Hiện nay do trong các
loại thịt bò, thịt lợn có chứa các chất gây hại cho cơ thể
người nên có xu hướng thị hiếu chuyển đổi, chuyển từ tiêu
thụ các loại thịt sang tiêu thụ thủy sản. Khu vực đông nam á
chiếm 50% tổng lượng tiêu thụ của thế giới (trong đó Nhật
Bản, Trung Quốc và các nước NICs đều là các thị trường
tiềm năng). Khu vực Tây Âu, Nga và các nước Đông Âu với
lượng tiêu thụ 1996 lần lượt là 11%, 7% và 9% tổng lượng
tiêu thụ thủy sản của thế giới.

Nhu cầu thủy sản phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như dân số,
thu nhập bình quân đầu người, tốc độ đô thị hoá và trình độ phát triển
từng quốc gia, từng khu vực. Do đó cơ cấu tiêu dùng thủy sản còn chưa
đồng đều, nếu như vậy vẫn có khoảng cách chênh lệch đáng kể giữa các
nước, các châu lục với nhau, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. Dự tính dân số và tiêu thụ thủy sản ở các châu lục
năm 2002
Châu lục Dân số Tiêu thụ hải sản
Triệu
người
% so thế
giới
kg/đầu
người
Triệu tấn
Nam á 2.100 33,8 31,4 30,0
Đông á 4.470 24,0 32,6 21,8
Trung Quốc 1.260 20,6 20 11,5
ấn Độ 962 15,7 7,0 3,1
Nhật Bản 128 2,1 140,0 8,1
Nơi khác ở châu á 82 1,3 50,0 2,2
Châu Phi 877 14,3 31,9 12,7
Châu Âu 513 8,4 42,9 10,0
Nga 315 5,1 60,0 8,6
Bắc Mỹ 298 4,9 47,2 6,4
Châu đại dương 330 <0,1 73,3 1,0
Nguồn: Thông tin ngoại thương thủy sản
Như vậy xét các châu lục thì châu á là nơi có mức tiêu thụ thủy sản
lớn nhất thế giới, đặc biệt là thủy sản, với ví dụ điển hình là Nhật Bản và
Trung Quốc dẫn đầu thế giới và nhập khẩu thủy sản. Sang thị trường EU

tuy có giảm đôi chút so với mấy năm trước, nhưng tiêu thụ thủy sản EU sẽ
tăng 7% trong năm tới. Giữa các khu vực với nhau đã sự chênh lệch rất
lớn về tiêu thụ thủy sản. Nhưng, mức tiêu thụ ấy lại chủ yếu tập trung ở
các nức trong khu vực, các nước đang phát triển. Nhưng xét về kg/đầu
người thì các nước châu Âu có bình quân đầu người sử dụng rất cao như
40,2kg/người. Nga lên tới 60 kg/người
Theo PAO (Tổ chức lương nông thế giới) thì nhu cầu tiêu thụ trung
bình của mỗi người dân thế giới giai đoạn 1991 - 1997 là 14-15 kg/người/
năm,nhưng nhu cầu này sẽ tăng lên 18-19kg/người/năm vào năm 2015-
2020. Do vậy nhu cầu tăng cao, đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam trong
thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản.
2.3. Hoạt động trao đổi thuỷ sản thế giới
Khác với thị trường nhiều loại hàng thực phẩm trì trệ hay chạm phát
triển thời gian qua, thị trường thuỷ sản thế giới khá năng động. Điều này
một phần liên quan đến đặc điểm về tính chất quốc tế của hàng thuỷ sản.
Nhưng hàng thuỷ sản thế giới vô cùng phong phú và đa dạng với hàng
trăm dạng sản phẩm được trao đổi mua bán trên nhiều thị trường các nước
và khu vực khác nhau. Tuy nhiên có thể phân ra 7 nhóm sản phẩm buôn
bán chính trên thị trường thế giới là: có khoảng 75% dạng sản phẩm cá
tươi, ướp đông, đông lạnh, giáp xác, nhuyễn thể tươi, ướp đông và đông
lạnh (riêng giáp xác và nhuyễn thể chiếm 33 - 35%). Sản phẩm đồ hộp
thuỷ sản chiếm hơn 15%, còn dạng khô, muối hun khói chiếm hơn 5% đầu
cá và bột cá cống lại chiếm xấp xỉ 5%. Với sản phẩm này 3 khu vực lớn
nhập khẩu là Mỹ, Nhật, Tây âu xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục phát triển vào
đầu thập niên này
2.3.1. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản thế giới
xuất khẩu thuỷ sản của thế giới qua các năm từ năm 1980 trở về
đây. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi điều kiện khai thác và chế biến
ngày càng hiện đại hoá thì thuỷ sản qua các khâu chế biến, ướp lạnh
ngày càng được các nước quan tâm và xu hướng xuất khẩu các nước trong

khu vực và thế giới ngày càng tăng lên thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3. Xuất khẩu thuỷ sản thế giới.
Khu vực/năm
198
0
198
5
198
8
198
9
199
0
199
1
199
2
199
3
199
4
199
5
199
6
199
7
199
8
Thế giới

150
98
172
49
318
20
320
31
357
1
389
17
402
15
415
01
474
18
520
34
588
0
553
00
512
00
% hàng năm -
+12.
5
+45.

8
+0.7

+10.
4
+8.2

+3.2

+3.1

+12.
5
+8.9


Các nước PT
921
8
986
2
172
37
171
31
201
2
211
86
216

56
211
81
231
85

% trong t
ổng
số
57,2

57.2

54.2

53.2

56.3

54.4

53.9

51.0

49.4


Các nước
đang

PT
587
9
756
6
145
83
148
99
155
99
177
30
185
58
203
20
237
82

% trong t
ổng
số
43,9

43.9

45.8

46.5


43.7

456 46.2

49.0

50.6


Mỹ 993
116
2
244
1
253
24
301
9
328
1
358
2
317
9
322
9
338
3
310

0
280
0
240
0
Thái Lan 358 675
163
1
195
9
226
4
290
1
307
1
340
4
419
0
494
9
410
0
430
0
440
0
Nauy 974 922
160

8
156
3
205
9
228
2
243
6
230
2
271
8
312
2

Canada
108
8
135
6
221
9
205
1
226
9
216
8
208

5
205
6
278
2
231
4
230
0
240
0
290
0
Đài Loan -
106
7
131
1
159
1
151
7
152
4
180
3
236
9
221
3

232
6
170
0
180
0
160
0
Trung Quốc 308 445
102
3
103
9
130
1
118
2
156
0
154
2
232
0
285
4
280
0
290
0
260

0

×