Tải bản đầy đủ (.pdf) (263 trang)

luận án tiến sỹ kinh tế phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 263 trang )

1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍNH MINH




ĐÀO LÊ KIỀU OANH



PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM



LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ






THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH


ĐÀO LÊ KIỀU OANH


PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính ngân hàng
MÃ SỐ: 62.31.12.01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.,TS. NGUYỄN THANH TUYỀN



THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012

3

LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là: ĐÀO LÊ KIỀU OANH
Sinh ngày 26 tháng 02 năm 1983
Quê quán: Đồng Nai
Hiện công tác tại: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển TP.
HCM (134 Nguyễn Công Trứ Phường Nguyễn Thái Bình Quận 1 TP HCM)
Là nghiên cứu sinh khóa: XIII của Trường Đại Học Ngân Hàng TP. HCM
Cam đoan luận án: “PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ
BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM”
Người hướng dẫn khoa học: GS.,TS. NGUYỄN THANH TUYỀN
Luận án được thực hiện tại Trường Đại Học Ngân Hàng Tp.Hồ Chí Minh.
Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính
độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ
nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được
chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012
Tác giả



Đào Lê Kiều Oanh










4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu
ALCO
Asset Liability Committee
Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Có
Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam
ATM
Automated Teller Machine
Máy rút tiền tự động
BIC

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BHXH

Bảo hiểm xã hội
BIDV
Bank for investment and

development of Viet Nam
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam
CAR
Capital Adequacy Ratio
Hệ số an toàn vốn
CNTT

Công nghệ thông tin
DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước
DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DVNH

Dịch vụ ngân hàng
ĐCTC

Định chế tài chính
ĐKKD

Đăng ký kinh doanh
EIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất
Nhập Khẩu
GATS
General Agreement on

Trade in Services
Hiệp định chung về thương mại dịch
vụ của WTO
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GTCG

Giấy tờ có giá
HĐQT

Hội đồng quản trị
HSBC

Ngân hàng Hồng Công - Thượng Hải
IAS
International Accounting
Standard
Chuẩn mực kế toán quốc tế
JBIC
Japan Bank for
Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản
5

International Cooperation
IBMB
Internet banking and
Mobibanking
Dịch vụ ngân hàng điện tử
IFRS

International Financial
Report Standard
Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
ISO
International Organization
for Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
KBNN

Kho bạc Nhà nước
KKH

Không kỳ hạn
KHDN

Khách hàng doanh nghiệp
M&A
Mergers and acquisitions
Mua bán và sáp nhập
MBB

Ngân hàng Quân đội
NHBB

Ngân hàng bán buôn
NHBL

Ngân hàng bán lẻ
NHNN


Ngân hàng Nhà nước
NHNN& PTNT VN

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam
NHTM

Ngân hàng thương mại
NHTMCP

Ngân hàng thương mại Cổ phần
NHTMCP ĐT &
PTVN

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam
NHTMNN

Ngân hàng thương mại Nhà nước
NHNNg

Ngân hàng nước ngoài
NHTMQD

Ngân hàng thương mại Quốc doanh
NHTMVN

Ngân hàng thương mại Việt Nam
NHTW


Ngân hàng trung ương
ODA
Official Development
Assistance
Viện trợ phát triển chính thức
POS

Điểm chấp nhận thẻ
QHKHCN

Quan hệ khách hàng cá nhân
ROA

Return on Asset - Tỷ lệ lợi nhuận sau
thuế/tổng tài sản
6

ROE
Return on Equity
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở
hữu
STB

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương Tín
SPDV

Sản phẩm dịch vụ
TA2
Technology Application 2

Dự án Hỗ trợ kỹ thuận giai đoạn 2
TCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ
Thương
TCTD

Tổ chức tín dụng
TCNT II

Tài chính nông thôn II
TCKT

Tổ chức kinh tế
TTCK

Thị trường chứng khoán
TTTM

Tài trợ thương mại
VAS
Vietnam Accounting
Standard
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
VBARD

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam
VCB
Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
VCSH

Vốn chủ sở hữu
Vietinbank/CTG

Ngân hàng thương mại cổ phần Công
Thương Việt Nam
VĐL

Vốn điều lệ
VND
Vietnam Dong
Đồng Việt Nam
XH

Xã hội
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới







7

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU


TT
TT
BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
1
Bảng 1.1
Quy mô tài trợ dự án toàn cầu
16
2
Bảng 1.2
Quy mô cho vay đồng tài trợ toàn cầu
18
3
Bảng 2.1
Tình hình kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2006 – 2010
83
4
Bảng 2.2
Cơ cấu tài sản sinh lời và không sinh lời
84
5
Bảng 2.3
Tình hình huy động vốn của BIDV giai đoạn 2006 – 2010
86
6
Bảng 2.4
Quy mô huy động của một số NHTMVN
86

7
Bảng 2.5
Thị phần huy động vốn của các NHTM
88
8
Bảng 2.6
Thị phần huy động vốn bán buôn của các ngân hàng
89
9
Bảng 2.7
Thị phần HĐV tiền gửi của cá nhân so với tổng huy động vốn 2010
91
10
Bảng 2.8
Cơ cấu huy động vốn của BIDV
91
11
Bảng 2.9
Tỷ trọng huy động vốn bán buôn và bán lẻ tại BIDV
94
12
Bảng 2.10
Tình hình hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2006 – 2010
96
13
Bảng 2.11
Tổng hợp dư nợ của BIDV và toàn ngành
97
14
Bảng 2.12

Tốc độ tăng trưởng dư nợ của BIDV giai đoạn 2006 – 2010
97
15
Bảng 2.13
Chất lượng tín dụng của BIDV giai đoạn 2006 – 2010
101
16
Bảng 2.14
Tỷ lệ nợ xấu của khối bán buôn và bán lẻ năm 2006 – 2010
102
17
Bảng 2.15
Hoạt động thanh toán trong nước giai đoạn 2006 – 2010
106
18
Bảng 2.16
Hoạt động tài trợ thương mại của BIDV giai đoạn 2006 – 2010
107
19
Bảng 2.17
Doanh số và thu phí thanh toán biên mậu giai đoạn 2006 – 2010
108
20
Bảng 2.18
Cơ cấu doanh số và thu ròng kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 06 – 10
112
21
Bảng 2.19
Dịch vụ thu hộ của BIDV năm 2008 – 2010
115

22
Bảng 2.20
Doanh số và thu phí dịch vụ Homebanking 2008 – 2010
116
23
Bảng 2.21
Hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV giai đoạn 2006 – 2010
117
24
Bảng 2.22
Kết quả thu phí và tổng doanh số chuyển tiền WU
119
25
Bảng 2.23
Tình hình triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn đến 31/12/2010
120
26
Bảng 2.24
Thu dịch vụ của các ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010
123
27
Bảng 2.25
Dịch vụ của BIDV so với một số đối thủ cạnh tranh
132
8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
TT
TT BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU

TRANG
1
Biểu đồ 2.1
Thị phần tín dụng năm 2010
80
2
Biểu đồ 2.2
Thị phần HĐV năm 2010
80
3
Biểu đồ 2.3
Thị phần tài sản năm 2010
81
4
Biểu đồ 2.4
Tăng trưởng hoạt động kinh doanh của BIDV
83
5
Biểu đồ 2.5
Cơ cấu tài sản của BIDV
84
6
Biểu đồ 2.6
Cơ cấu tài sản của BIDV giai đoạn 2006 – 2010
85
7
Biểu đồ 2.7
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng giai
đoạn 2006 – 2010
87

8
Biểu đồ 2.8
Tăng trưởng huy động vốn bán buôn giai đoạn 2006 – 2010
87
9
Biểu đồ 2.9
Tăng trưởng huy động vốn dân cư
88
10
Biểu đồ 2.10
Thị phần huy động vốn dân cư của các TCTD
90
11
Biểu đồ 2.11
Cơ cấu huy động vốn bán lẻ theo loại tiền của BIDV
giai đoạn 2006-2010
92

12
Biểu đồ 2.12
Cơ cấu huy động vốn bán buôn theo loại tiền của BIDV giai
đoạn 2006 – 2010
92
13
Biểu đồ 2.13
Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
93
14
Biểu đồ 2.14
Tăng trưởng tiền gửi dân cư theo kỳ hạn

93
15
Biểu đồ 2.15
Tăng trưởng tiền gửi bán buôn theo kỳ hạn
94
16
Biểu đồ 2.16
So sánh tính ổn định nền vốn theo đối tượng khách hàng
94
17
Biểu đồ 2.17
Tỷ trọng dư nợ bán buôn và bán lẻ tại BIDV từ năm 2006-2010
98
18
Biểu đồ 2.18
So sánh cho vay bán lẻ của BIDV với một số ngân hàng
100
19
Biểu đồ 2.19
Tăng trưởng tín dụng bán lẻ giai đoạn 2006 – 2010
100
20
Biểu đồ 2.20
Dư nợ cho vay và tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2006 – 2010
101
21
Biểu đồ 2.21
Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh 2006 – 2010
103
22

Biểu đồ 2.22
Cơ cấu sản phẩm tín dụng bán lẻ tại BIDV 31/12/2010
104
23
Biểu đồ 2.23
Thu nhập từ hoạt động thanh toán giai đoạn 2006 – 2010
105
24
Biểu đồ 2.24
Doanh số thanh toán giai đoạn 2006 – 2010
108
25
Biểu đồ 2.25
Thu phí dịch vụ ngân quỹ của BIDV
110
9

26
Biểu đồ 2.26
Phí dịch vụ bảo lãnh của BIDV
111
27
Biểu đồ 2.27
Tăng trưởng dịch vụ bảo lãnh giai đoạn 2006 – 2010
112
28
Biểu đồ 2.28
Doanh số và thu ròng kinh doanh ngoại tệ giai đoạn 2006 – 2010
113
29

Biểu đồ 2.29
Cơ cấu doanh số và thu ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
năm 2010
114
30
Biểu đồ 2.30
Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ giai đoạn 2006 – 2010
118
31
Biểu đồ 2.31
Cơ cấu nguồn thu hoạt động kinh doanh thẻ năm 2010 của BIDV
118
32
Biểu đồ 2.32
Thu dịch vụ của một số ngân hàng
123





























10

DANH MỤC HÌNH VẼ

TT
THỨ TỰ
HÌNH VẼ
TÊN HÌNH
TRANG
1
Hình 1.1
Mô hình cho vay đồng tài trợ
18
2
Hình 1.2
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của

khách hàng theo mô hình SERVQUAL
24
3
Hình 2.1
Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy hệ thống BIDV trước
cổ phần hóa
69
4
Hình 2.2
Mô hình tổ chức của NHTMCP BIDV
70
5
Hình 2.3:
Cơ cấu tổ chức tại Hội sở chính NHTMCP
71
6
Hình 2.4
Vị thế của BIDV trong ngành ngân hàng
80



























11

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN
BUÔN VÀ BÁN LẺ 24
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 24
1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng 24
1.1.2. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng 4

1.1.3. Phân loại dịch vụ ngân hàng theo cách thức cung cấp dịch vụ 6
1.2. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN 30
1.2.1. Khái niệm 30
1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán buôn 33
1.2.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán buôn 36
1.2.3.1. Đối với nền kinh tế 36
1.2.3.2. Đối với các ngân hàng thương mại 36
1.2.3.3. Đối với khách hàng 36
1.2.4. Các dịch vụ ngân hàng bán buôn chủ yếu 37
1.2.4.1. Huy động vốn 37
1.2.4.2. Tín dụng 38
1.2.4.3. Dịch vụ thanh toán 43
1.2.4.4. Kinh doanh ngoại tệ 43
1.2.4.5. Dịch vụ ngân quỹ 44
1.2.4.6. Dịch vụ ngân hàng điện tử 44
1.2.4.7. Một số dịch vụ ngân hàng bán buôn khác 45
1.3. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ 45
1.3.1. Khái niệm 45
1.3.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ 46
12

1.3.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ 48
1.3.2.1. Đối với nền kinh tế - xã hội 49
1.3.2.2. Đối với ngân hàng thương mại 50
1.3.2.3. Đối với khách hàng 51
1.3.4. Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ chủ yếu 51
1.3.4.1. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa 51
1.3.4.2. Dịch vụ cho vay bán lẻ 52
1.3.4.3. Dịch vụ thanh toán 54
1.3.4.4. Dịch vụ ngân hàng điện tử 54

1.3.4.5. Dịch vụ thẻ 55
1.3.4.6. Một số dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác 56
1.4. PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN
VÀ BÁN LẺ 57
1.5. PHÁT TRIỂN DVNH BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ - ĐÒI HỎI TẤT YẾU CỦA
QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 61
1.5.1. Khái niệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ 61
1.5.2. Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ 65
1.5.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của
ngân hàng thương mại 67
1.5.3.1. Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng 67
1.5.3.2. Nhân tố xuất phát từ môi trường bên ngoài 70
1.5.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ 74
1.5.4.1 Nhóm các chỉ tiêu định lượng 74
1.5.4.2. Nhóm các chỉ tiêu định tính 76
1.5.5. Mối quan hệ giữa phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ 79
1.5.6. Các hình thức phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ 79
1.5.7. Quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong kinh doanh
ngân hàng gắn với điều kiện cụ thể của từng loại hình ngân hàng 79
1.6. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN
LẺ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 80
1.6.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của một số ngân
hàng nước ngoài 81
13

1.6.1.1. Ngân hàng CitiBank 81
1.6.1.2. Ngân hàng Bank of New York 83
1.6.1.3. Ngân hàng DBS Group Holdings 84
1.6.2. Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam 85

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 66
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN
VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV 89
2.1. KHÁI LƢỢT VỀ BIDV 89
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 89
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của BIDV và tính tất yếu phát triển dịch vụ
ngân hàng bán lẻ 95
2.1.3. Quan điểm của BIDV về phân nhóm và phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ 96
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV
GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 98
2.2.1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm 2006 – 2010 98
2.2.2. Thế mạnh và điểm yếu của BIDV khi phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn,
bán lẻ 100
2.2.2.1. Thế mạnh: 100
3.1.3.2. Điểm yếu: 104
2.2.3. Hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2006 – 2010 105
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN
LẺ TẠI BIDV GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 109
2.3.1. Huy động vốn 109
2.3.1.1. Về quy mô và tốc độ tăng trưởng 109
2.3.1.2. Về thị phần 111
2.3.1.3. Về cơ cấu huy động vốn theo loại tiền và kỳ hạn 114
2.3.2. Tín dụng 119
2.3.2.1. Về tốc độ tăng trưởng 120
2.3.2.2. Về chất lượng tín dụng 124
2.3.2.3. Cơ cấu tín dụng theo sản phẩm, ngành nghề 125
2.3.3. Dịch vụ thanh toán 128
2.3.4. Dịch vụ ngân quỹ 132
2.3.5. Dịch vụ dành cho khách hàng bán buôn 133
14


2.3.6. Dịch vụ dành riêng cho khách hàng cá nhân 140
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN
BUÔN VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 145
2.4.1. Những kết quả đạt được 145
2.4.1.1. Về dịch vụ ngân hàng bán buôn 148
2.4.1.2. Về dịch vụ ngân hàng bán lẻ 151
2.4.2. Hạn chế phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV 153
2.4.2.1. Về dịch vụ ngân hàng bán buôn 156
2.4.2.2. Về dịch vụ ngân hàng bán lẻ 159
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 162
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 162
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ BIDV 164
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 151
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ
BÁN LẺ TẠI BIDV ĐẾN NĂM 2020 175
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020 175
3.1.1. Về quan điểm phát triển 175
3.1.2. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 176
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN
LẺ CỦA BIDV ĐẾN NĂM 2020 179
3.2.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn đến năm 2020 182
3.2.2. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến năm 2020 185
3.3. DỰ BÁO TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN
VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV ĐẾN NĂM 2020 187
3.3.1. Môi trường chính trị và pháp luật 187
3.3.2. Môi trường kinh tế 188
3.3.3. Môi trường văn hóa – xã hội: 188
3.3.3. Môi trường khoa học công nghệ, phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 189
3.3.4. Thị trường tiềm năng phát triển bán buôn, bán lẻ còn rất lớn 189

3.3.5. Sự phát triển của ngân hàng thương mại 192
3.4. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN BUÔN
VÀ BÁN LẺ TẠI BIDV ĐẾN NĂM 2020 193
3.4.1. Nhóm giải pháp chung 193
15

3.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ 220
3.4.2.1 Nhóm giải pháp đối với dịch vụ ngân hàng bán buôn 220
3.4.2.2. Nhóm giải pháp đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ 226
3.5. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ, NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VÀ HIỆP
HỘI NGÂN HÀNG 230
3.5.1. Đối với Chính phủ 230
3.5.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 232
3.5.3. Đối với Hiệp hội ngân hàng 237
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 216
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được tác giả công bố
Phụ lục
























16

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam nói riêng và trên phạm vi toàn cầu nói chung, các ngân hàng đang
giữ một vai trò hết sức quan trọng. Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng tác động
trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Phát triển dịch vụ ngân
hàng là xu hướng tất yếu để các NHTM Việt Nam tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận cao
đồng thời cũng là giải pháp để đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế
quốc gia.
Từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành ngân hàng Việt Nam
trở thành một trong những ngành hàng đầu, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên bản thân ngành ngân hàng cũng đang phải đối
mặt với nhiều thách thức cạnh tranh, đặc biệt là vấn đề thị trường bị chia sẻ đáng kể khi
các tập đoàn, các ngân hàng lớn của nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam. Cuộc
cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đã đặt ra những bài toán mới. Bài toán quan
trọng nhất là làm thế nào để duy trì được ưu thế cạnh tranh bền vững.
Để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, các NHTM

Việt Nam đã, đang thực hiện quá trình hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các chuẩn mực
quốc tế vào hoạt động ngân hàng, chuyển từ mô hình ngân hàng chuyên doanh sang mô
hình ngân hàng đa năng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ
cung cấp. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam phải liên tục thay đổi chiến lược kinh
doanh, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng
mục tiêu của mình. BIDV cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó.
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng thương
mại trên thế giới. Để tồn tại và phát triển một cách bền vững, các ngân hàng thương
mại ngày nay đều hướng tới việc củng cố và phát triển một cách bền vững nền khách
hàng vững chắc đặc biệt là các khách hàng cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, là hoạt động đem lại doanh thu chắc chắn, hạn chế và phân tán rủi ro. Hoạt
động ngân hàng bán lẻ luôn được coi là một hoạt động cốt lõi, nền tảng để từ đó mở
rộng các hoạt động kinh doanh khác của các ngân hàng thương mại quốc tế. Yêu cầu tái
17

cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
cũng thể hiện ở yêu cầu mở rộng khả năng cung ứng cho thị trường bán lẻ.
Trong thực tế, các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam thường tập trung
nguồn lực cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hoặc bị chi phối bởi các mục tiêu chỉ
định của Chính phủ. Việc khai thác nhu cầu dịch vụ ngân hàng bán lẻ cần có sự đầu tư
lớn về công nghệ và kênh phân phối kèm theo hoạt động quảng cáo, tiếp thị nhưng
chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Bên cạnh truyền thống, bề dày kinh nghiệm 55 năm trưởng thành và phát triển,
BIDV đã khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường tài chính thế giới và khu vực;
là địa chỉ tin cậy của các tập đoàn, định chế tài chính và các doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, BIDV chưa phải là sự lựa chọn số một
của khách hàng. Do đó, đứng trước yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế, BIDV cần
thiết phải phát triển bền vững, BIDV cần phải phát triển hoạt động NHBL, đưa hoạt
động này lớn mạnh trở thành một hoạt động cốt lõi của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của xã hội.

Chính vì vậy, bên cạnh việc duy trì thế mạnh của một ngân hàng bán buôn,
BIDV cần mở rộng và phát triển mạnh mảng kinh doanh bán lẻ, trong đó nhóm khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là một trong những ưu tiên lựa chọn phục
vụ. BIDV phải chuyển đổi từ ngân hàng chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán buôn
vừa bán lẻ và đảm bảo sự phát triển cân đối giữa dịch vụ bán buôn và bán lẻ phù hợp
với đặc điểm công nghệ, nhân lực, năng lực tài chính của mình là rất cần nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ
tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” được tác giả chọn làm đề tài nghiên
cứu thực hiện luận án tiến sĩ với hy vọng được đóng góp một phần nhỏ vào sự phát
triển chung của BIDV, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong tình
hình mới.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan:
Trong những năm gần đây, mặc dù hoạt động dịch vụ được các ngân hàng chú
trọng phát triển nhưng chiều rộng và chiều sâu của những dịch vụ đó còn hạn chế. Do
đó, việc tìm ra giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ là vấn đề có ý
18

nghĩa quan trọng mang tính chiến lược đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam nói
chung và BIDV nói riêng. Dịch vụ ngân hàng và các vấn đề liên quan đến dịch vụ ngân
hàng nói chung, cũng như vấn đề phát triển dịch vụ ngân hàng đã được nhiều nhà kinh
tế quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh
vực này thường chỉ tập trung nghiên cứu một mảng của dịch vụ ngân hàng: Hoặc là
dịch vụ ngân hàng bán buôn hoặc là dịch vụ ngân hàng bán lẻ hoặc chỉ nghiên cứu phát
triển dịch vụ ngân hàng nói chung. Do đó những công trình nghiên cứu sâu sắc về phát
triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ còn rất hạn chế. Có thể kể đến một số luận
án tiến sỹ đã thực hiện:
Lâm Thị Hồng Hoa, đề tài “Phương hướng phát triển hệ thống ngân hàng Việt
Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, 2006 và Nguyễn Thanh Phong, đề tài “Đa dạng
hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội
nhập quốc tế”, 2011. Nội dung của luận án tập trung nghiên cứu: (1) Chỉ ra vần đề cần

giải quyết trong quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam là phải đa
dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng bởi vì những lợi thế so sánh vốn có của
ngân hàng thương mại Việt Nam đang mất dần trong quá trình hội nhập. (2) Đi vào
phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các yếu tố cần thiết cho đa dạng hóa sản phẩm kinh
doanh. Từ đó cho thấy yếu tố quan trọng hàng đầu cho đa dạng hóa sản phẩm kinh
doanh của NHTM Việt Nam là: Môi trường pháp lý; quy mô vốn; công nghệ, nhân lực;
quản lý rủi ro và quản trị điều hành. (3) Đưa ra giải pháp cần thiết cho quá trình đa
dạng hóa sản phẩm kinh doanh của NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, trong đó tập trung nhất là những giải pháp ổn định môi trường pháp lý, tăng
cường năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đổi mới cách thức quản trị
rủi ro và quản trị điều hành NHTM.
Trong các công trình đã công bố, chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài Thạc
sỹ, Tiến sỹ nào nghiên cứu về Phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”. Chính vì vậy, đây là đề tài mới, chuyên sâu,
không trùng lắp với các tài liệu, công trình đã được nghiên cứu trước đó.


19

3. Mục đích nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu là chỉ ra cơ cấu khách hàng của BIDV quá
chú trọng đối tượng khách hàng bán buôn, loại hình dịch vụ ngân hàng bán buôn và sự
cần thiết phải chuyển đổi BIDV từ ngân hàng chuyên phục vụ bán buôn sang vừa bán
buôn vừa bán lẻ, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giúp BIDV phát triển cân đối dịch vụ
ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Từ đó, tác giả đi vào nghiên cứu những nội dung sau:
Luận án đã phân tích một cách toàn diện lý thuyết về dịch vụ ngân hàng bán
buôn và bán lẻ: Hệ thống hóa lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán
buôn, ngân hàng bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ; Chỉ ra sự
khác biệt giữa dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, các hình thức và quan điểm phát
triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong kinh doanh ngân hàng; Nghiên cứu

kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của ngân hàng Citibank,
Bank of NewYork và DBS Group và những bài học kinh nghiệm được rút ra trong phát
triển dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ cho các NHTM Việt Nam nói chung và BIDV
nói riêng.
Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV
giai đoạn 2006 – 2010, đánh giá được những mặt mạnh và hạn chế trong việc phát triển
dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV và tổng kết được các nguyên nhân
khách quan cũng như chủ quan cần khắc phục.
Xây dựng hệ thống giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ
tại BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra những khuyến nghị đối với
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội ngân hàng.
4. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu
Đối tượng: Các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ đang được triển khai tại
BIDV.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu dịch vụ ngân hàng bán buôn
và bán lẻ đang được triển khai tại BIDV. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được tác giả
thu thập từ 2006 – 2010, định hướng phát triển kinh tế, chiến lược phát triển của ngành
ngân hàng và của BIDV đến năm 2020.
20

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, tác giả kết hợp nhiều phương pháp bao gồm:
Thống kê, điều tra khảo sát, chuyên gia, cùng với phương pháp phân tích tổng hợp…
Cụ thể như sau:
Phương pháp thống kê: Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của
BIDV, báo cáo tài chính, bản công bố thông tin, cơ quan thống kê, báo cáo thường niên
của NHNN và một số NHTM, tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng và xử
lý thông tin về thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV.
Phương pháp chuyên gia: Tác giả tham gia hội thảo để thu thập ý kiến đóng góp

của chuyên gia trong ngành, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà quản lý. Ngoài ra, tác
giả cũng thực hiện phỏng vấn một số chuyên gia thuộc ngành ngân hàng như: Chuyên
viên cao cấp của NHNN, Ban lãnh đạo BIDV và Ban lãnh đạo một số ngân hàng lớn;
đặc biệt là khách hàng và cán bộ của BIDV nhằm đánh giá quá trình phát triển dịch vụ
ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV.
Phương pháp điều tra khảo sát: Tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến
khách hàng là cá nhân và tổ chức tại BIDV thông qua Phiếu điều tra khảo sát để rút ra
những tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu của chất lượng dịch vụ ngân hàng mà BIDV đang
cung cấp.
Phương pháp tổng hợp: Sàng lọc và đúc kết từ thực tiễn và lý luận để đề ra giải
pháp và bước đi nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu.
6. Giả thuyết nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng trong nghiên cứu ? (Mở đầu)
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định là tập trung chủ yếu
vào vấn đề nào? (Mở đầu)
Lý thuyết về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ được
xây dựng như thế nào? (Chương 1)
Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại BIDV
giai đoạn 2006 – 2010 như thế nào? (Chương 2)
21

Để phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại BIDV cần những giải
pháp nào? Những giải pháp bổ trợ có nội dung mang tính khuyến nghị nào sẽ được đưa
ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước? (Chương 3)
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng cả về lý luận cũng như thực
tiễn như sau:
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về dịch vụ
ngân hàng bán buôn, bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án kiểm chứng, nhận định được các sản phẩm dịch vụ

ngân hàng bán buôn và bán lẻ mang lại thế mạnh cho BIDV. Qua đó giúp BIDV có
chiến lược phù hợp hơn từng đối tượng khách hàng và có kế hoạch đầu tư hợp lý hơn
để phát triển cơ cấu khách hàng và dịch vụ ngân hàng phù hợp. Ngoài ra, luận án cũng
đề xuất các giải pháp giúp BIDV duy trì thế mạnh bán buôn và hoàn thiện phát triển
hơn nữa mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ vốn được các ngân hàng chú trọng phát triển
nhưng chiều rộng và chiều sâu của những dịch vụ này vẫn còn hạn chế và chưa được
khai thác hiệu quả. Thông qua đó, góp phần giúp BIDV nâng cao hơn nữa năng lực
cạnh tranh của mình trong giai đoạn hội nhập.
8. Đóng góp mới của luận án
Điểm đóng góp nổi bật của luận án là nghiên cứu kết hợp hai mảng dịch vụ ngân
hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ tại một NHTM. Tác giả cho rằng trong hoạt động
của ngân hàng luôn tồn tại hai mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ.
Đặc biệt đối với những NHTM quy mô lớn cần phát triển vừa dịch vụ ngân hàng bán
buôn và ngân hàng bán lẻ. Điều này tạo sự đan xen, hỗ trợ tích cực giữa hoạt động bán
buôn và bán lẻ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa đối với BIDV
mà còn đối với các NHTM Việt Nam trong việc khẳng định xu hướng phát triển kinh
doanh đa năng, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và
bán lẻ một cách hài hòa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ các NHTM Việt Nam nói
chung và BIDV nói riêng. Chính nhờ nghiên cứu cả hai mảng dịch vụ ngân hàng bán
buôn, bán lẻ đã giúp BIDV thấy được tính cân đối và phù hợp giữa hai loại dịch vụ này
từ đó tìm ra giải pháp để phát triển hài hoà giữa bán buôn và bán lẻ. Cụ thể như sau:
22

Thứ nhất, luận án đã trình bày được khung lý thuyết về dịch vụ ngân hàng bán
buôn và bán lẻ, vấn đề phát triển của hai loại này cũng như những nhân tố ảnh hưởng
tới mức độ và xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ.
Thứ hai, luận án tập trung phân tích thực trạng triển khai kết hợp so sánh sự tăng
trưởng và tỷ trọng của từng mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ; chỉ
ra mối quan hệ tác động qua lại đồng thời đánh giá thị phần và mức độ cạnh tranh của
dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ so với NHTM khác. Trên cơ sở đó, luận án đưa

ra những giải pháp cụ thể cho từng mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng
bán lẻ nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV.
Thứ ba, hệ thống giải pháp mang tính đặc thù mà tác giả đưa ra giúp BIDV có thể
phát triển toàn diện dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của mình cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Đó là những giải pháp cụ thể bao quát mà BIDV còn yếu, cần được sửa
chữa, khắc phục và các giải pháp này được phân tích theo hướng thực tiễn là đóng góp
đáng kể cho các nhà quản lý ngân hàng. Hệ thống giải pháp gồm 13 giải pháp chung và
hai nhóm giải pháp cụ thể cho từng dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ. Trong số
nhóm giải pháp chung, tác giả đã đề cập khá toàn diện và đồng bộ các giải pháp để làm
nền tảng phát triển DVNH bán buôn và bán lẻ. Ngoài ra, các vấn đề nghiên cứu trong
luận án mang tính hệ thống, nhờ đó hiệu ứng mang lại sẽ cao hơn, thiết thực hơn.
Cuối cùng, trong luận án có đưa ra khuyến nghị đối với Chính phủ Việt Nam, đối
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam với hy vọng
mang lại sức sống mới cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ của
BIDV trong giai đoạn hiện nay.
Trong nghiên cứu, tác giả có đề cập đến một số vấn đề về xây dựng thương hiệu,
phát triển công nghệ thông tin… Song, những vấn đề nghiên cứu này là rất lớn, mà đó
không phải là mục đích nghiên cứu chủ yếu của luận án nên tác giả chỉ nghiên cứu bao
quát mang tính định hướng gợi mở không phân tích sâu. Tác giả sẽ nghiên cứu sâu
những vấn đề này sau khi hoàn thành xong luận án hoặc có những ai quan tâm sẽ tiếp
tục nghiên cứu.
Hạn chế của luận án: Luận án có phạm vi nghiên cứu khá rộng vì đối tượng
nghiên cứu liên quan đến hầu hết các dịch vụ mà ngân hàng. Ngoài ra, do việc quản lý
23

cơ sở dữ liệu tại BIDV chưa cho phép tách doanh số của một số dịch vụ ngân hàng bán
buôn và ngân hàng bán lẻ nên có một số dịch vụ tác giả chưa phân tích riêng cho từng
mảng bán buôn và bán lẻ hoặc chỉ đề cập đến những dịch vụ ngân hàng bán buôn và
ngân hàng bán lẻ chủ yếu. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát thăm dò ý kiến khách hàng
cũng chưa được tác giả bốc tách theo từng đối tượng khách hàng bán buôn và bán lẻ.

Trong quá trình thực hiện, luận án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót
nhất định. Tác giả xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô để
luận án được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo và danh mục
các công trình đã được tác giả công bố nội dung của luận án gồm ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân
hàng bán lẻ
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán
lẻ tại BIDV giai đoạn 2006 – 2010
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán
lẻ tại BIDV đến năm 2020











24

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG BÁN BUÔN VÀ BÁN LẺ

1.1 . TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

1.1.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng
Dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua
việc tạo ra giá trị đóng góp cho nền kinh tế của quốc gia. Nhận ra tầm quan trọng của
dịch vụ, các nhà nghiên cứu hàn lâm trên thế giới đã tập trung vào nghiên cứu lĩnh vực
này từ đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, do dịch vụ có nhiều tính chất phức tạp nên cho
đến nay, chưa có một định nghĩa nào hoàn chỉnh về dịch vụ. Dịch vụ hay lĩnh vực dịch
vụ trong nền kinh tế được xác định theo nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn:
Ở góc độ chung nhất về thống kê kinh tế, dịch vụ được coi là một lĩnh vực kinh tế
không bao gồm các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Theo Noel Capon (2009), dịch
vụ là bất kỳ hành động hay sự thực hiện nào mà một bên cung cấp cho bên khác tồn tại
một cách vô hình và không nhất thiết đi đến một quan hệ sở hữu. Theo nhiều nhà
nghiên cứu, dịch vụ thông thường liên quan con người (giáo dục, y tế), đến sản phẩm
(sửa chữa, vận chuyển) hoặc thông tin (nghiên cứu thị trường). Từ điển Bách khoa Việt
Nam, tại trang 167 giải thích: Dịch vụ là các hoạt động phục vụ, nhằm thỏa mãn những
nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.
Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng
là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm
thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng
giữa sản phẩm hàng hóa dịch vụ.
Trong marketing, Philip Kotler định nghĩa dịch vụ như sau: “Dịch vụ là mọi hành
động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia mà chủ yếu là vô hình và
không dẫn đến quyền sở hữu cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hoặc không gắn liền
với sản phẩm vật chất” [12].
Bản thân ngân hàng là một dạng kinh doanh ngoại tệ, thu phí của khách hàng,
được xét thuộc nhóm ngành dịch vụ hoạt động ngân hàng không trực tiếp tạo ra sản
phẩm cụ thể, nhưng với việc đáp ứng các nhu cầu về tiền tệ, về vốn, về thanh toán cho
khách hàng, ngân hàng đã gián tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế.
25

Vậy DVNH là gì? Khái niệm về dịch vụ nói chung là hết sức phức tạp, khái niệm

về DVNH lại càng phức tạp hơn vì tính tổng hợp, đa dạng và nhạy cảm của hoạt động
kinh doanh ngân hàng. DVNH được hiểu như sau:
Đứng trên góc độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì có thể hiểu DVNH là tập hợp
những đặc điểm, tính năng, công dụng do ngân hàng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu và
mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính. Cụ thể hơn DVNH
được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán mà ngân hàng cung
cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời, cất trữ tài sản… và ngân
hàng thu chênh lệch lãi suất, tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy. Trong xu hướng
phát triển ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển hiện nay, ngân hàng được coi là một
siêu thị dịch vụ, một bách hóa tài chính với hàng trăm thậm chí hàng ngàn dịch vụ khác
nhau tùy theo cách phân loại và tùy theo trình độ phát triển của ngân hàng.
Theo WTO: Trong bảng phân loại các dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới,
dịch vụ tài chính được xếp vào phân ngành thứ 7 trong 12 phân ngành dịch vụ.
WTO phân loại dịch vụ thành 12 ngành
1. Dịch vụ kinh doanh
7. Dịch vụ tài chính
2. Dịch vụ liên lạc
8. Dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và dịch vụ xã hội
3. Dịch vụ xây dựng và thi công
9. Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành
4. Dịch vụ phân phối
10. Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao
5. Dịch vụ giáo dục
11. Dịch vụ vận tải
6. Dịch vụ môi trường
12. Các dịch vụ khác
“Dịch vụ tài chính bao gồm: Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo
hiểm; DVNH và các dịch vụ tài chính khác; dịch vụ chứng khoán”. Trong đó DVNH
bao gồm:
+ Nhận tiền gửi và các khoản phải trả từ công chúng;

+ Cho vay dưới hình thức, bao gồm: Tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố
thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thương mại;
+ Thuê mua tài chính;
+ Môi giới tiền tệ;
+ Quản lý tài sản: Quản lý tiền mặt hoặc danh mục đầu tư; mọi hình thức
quản lý đầu tư tập thể; quản lý quỹ hưu trí; các dịch vụ lưu ký và tín thác;

×