Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vì sao những công ty lớn thờ ơ? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.78 KB, 3 trang )

Vì sao những công ty lớn thờ ơ?

Ngay trong giai đoạn nhộn nhịp nhất của môi trường kinh tế tại VN - giai đoạn mà
các loại hình đơn vị dịch vụ nhân sự nở rộ hàng loạt, thì lĩnh vực kinh doanh này
vẫn chỉ mới là mảnh đất “vỡ hoang” của những công ty mang tính địa phương.
“Các công ty chuyên nghiệp mang tính toàn cầu trong lĩnh vực nhân sự vẫn chưa
bước vào thị trường VN” - ông Peter Haglund, Tổng giám đốc Công ty
Manpower, khẳng định trong một cuộc gặp gần đây.

“Các tên tuổi lớn trong dịch vụ nhân sự toàn cầu vẫn chưa vào VN, có lẻ do nhu
cầu của thị trường còn nhỏ. Nhưng sắp tới, khi kinh tế bắt đầu phục hồi, thị trường
VN khá lớn và có nhiều cơ hội cho dịch vụ này”, ông Peter Haglund nhận định. Sự
xuất hiện của Manpower - công ty dịch vụ nhân sự lớn của Mỹ, đã có văn phòng
tại 82 nước - trong lúc nền kinh tế đang rơi vào ảm đạm có thể được xem là một
minh chứng cho thấy các công ty dịch vụ nhân sự đa quốc gia bắt đầu đầu tư cho
những cơ hội mới trên thị trường VN.
Đại diện của Manpower giải thích thêm: “Dù các công ty dịch vụ trong nước được
xây dựng bởi những người nước ngoài hay những người giỏi xuất thân từ các công
ty lớn, thì tôi nghĩ vẫn có khoảng cách rõ so với những công ty toàn cầu có thâm
niên, kinh nghiệm và quy trình chuyên nghiệp”. Như vậy, sự xuất hiện của những
“ông lớn” là điểm mới đáng theo dõi nhất của thị trường dịch vụ này trong tương
lai gần.

Điểm mới thứ hai của lĩnh vực này là sự xuất hiện của những dịch vụ mới. Thông
thường, ở VN lâu nay, dịch vụ nhân sự thường được đồng nghĩa với “săn đầu
người”, cung cấp lao động theo nhu cầu, mạng việc làm trực tuyến Hiện nay,
trước nhu cầu đặc thù của nhiều doanh nghiệp trong tình hình kinh tế suy thoái,
dịch vụ “Quy trình tuyển dụng thuê ngoài” (Recruitment Process Outsourcing -
RPO) bắt đầu được giới thiệu. Dịch vụ này vốn đã rất phổ biến trên thế giới nhưng
vẫn còn rất hiếm hoi ở VN cả phía cung và cầu.
Đây là dịch vụ làm chức năng của phòng tuyển dụng trong các doanh nghiệp, chịu


trách nhiệm tìm kiếm, thẩm định hồ sơ, phỏng vấn, tuyển dụng và đào tạo để làm
việc theo yêu cầu và số lượng công ty cần. Thay vì phải có bộ phận tuyển dụng cố
định trong công ty, một số doanh nghiệp sử dụng RPO để tinh giản bộ máy nội bộ,
linh hoạt hơn khi cần tuyển dụng theo nhu cầu phù hợp với tình hình phát triển
thực tế. Doanh nghiệp có thể thuê toàn bộ quy trình hoặc từng phần trong dịch vụ
này.

Thứ ba là ngân sách đào tạo nguồn nhân lực. Trước đây, phần nhiều doanh nghiệp
“dụng” nhiều hơn “dưỡng” nguồn nhân lực. Ngân sách đào tạo rất hạn hẹp trong
tổng nguồn chi khiến các dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực không được quan tâm
nhiều. Tuy nhiên, tình hình này đang được thay đổi khá rõ rệt. Một số đơn vị đã
hiểu và chấp nhận chi tiền cho dịch vụ tuyển dụng, đào tạo chuyên nghiệp để có
những nhân sự tương thích cả kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm.
Không chỉ có vậy, nhân viên cấp dưới đôi khi còn cố tình gây ấn tượng với cấp
trên, để rồi chuốc lấy thất bại bởi họ không biết rằng kết quả mới là nhân tố quyết
định. Tệ hơn, họ không tuân theo trình tự công việc, và thế là họ gây ra sai sót
ngay từ khi vừa bắt tay vào thực hiện.
Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị. Nhiều hoạt động kinh doanh được bắt đầu
từ một người có rất ít kinh nghiệm về quản trị hoặc chưa qua đào tạo về quản trị,
bởi vì tiền thân của hầu hết các nhà kinh doanh là những người tự lập. Một số
người nghĩ rằng lĩnh vực quản trị chỉ là ý thức chung (common sense). Nhưng nếu
các nhà quản trị không biết đưa ra những quyết định kinh doanh thích hợp, thì họ
sẽ không thể đạt được thành công trong tương lai.
Rủi ro kinh doanh, thâm thủng tài chính. Quản lý tài chính là công việc nhận định
các rủi ro và chế ngự rủi ro đó. Những sai sót sẽ xảy ra khi những rủi ro trên
không được phòng ngừa đầy đủ. Thông thường, sai sót bắt nguồn từ một điểm yếu
kém nào đó trong kinh doanh và khi không ai chú ý đến hoặc không ai nói ra, nó
sẽ nhanh chóng biến thành một vụ bê bối tài chính, chẳng hạn như một vị CFO
không kịp báo trước cho các nhà đầu tư lúc tình hình xấu diễn ra, để rồi hậu quả là
CEO của ông ta không thể đạt được mục tiêu của mình.


×