Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Việc đối nhân xử thế tại doanh nghiệp pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.09 KB, 3 trang )

Việc đối nhân xử thế tại doanh nghiệp
Phải chăng vì các doanh nghiệp thừa sức để trả những khoản này? Tất nhiên là
không, bởi đã có hàng chục ngàn lao động bị sa thải, số khác thì vẫn bị phát lương
chậm và phải vật lộn với cuộc sống khó khăn trong thời buổi khủng hoảng.
Thông tin này không khỏi khiến chúng ta suy nghĩ nhiều về cách ứng xử với nhân
viên của các doanh nghiệp lớn, rõ ràng là còn nhiều vấn đề đằng sau những khẩu
hiệu rất kêu treo trong văn phòng, những phát biểu hùng hồn của các vị lãnh đạo
về những cái gọi là “văn hóa doanh nghiệp”, “con người là then chốt”, “vì cộng
đồng”, “vì đất nước”…
Hiểu một cách đơn giản, có lẽ vì muốn giảm thiểu những vấn nạn xã hội có
nguyên nhân từ thất nghiệp mà Nhà nước đã đưa ra chính sách này. “May mắn” là
một doanh nghiệp nhỏ nên công ty tôi không bị ảnh hưởng quá nhiều của khủng
hoảng kinh tế và chưa phải sa thải nhân viên dù việc này cũng khiến chúng tôi lao
đao.
Tò mò, tôi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao chính sách trên không được các
doanh nghiệp lớn hưởng ứng. Lời giải thích tôi nhận được khá “dễ hiểu”: việc đi
vay như vậy chẳng mang lại lợi lộc gì cho doanh nghiệp (chính xác hơn là các ông
chủ doanh nghiệp) lại khiến họ mắc thêm nợ nần. Tóm lại, khoản vay này sẽ bị chi
“mất hút”, không thu hồi được.
Từ một câu chuyện quảng cáo
Trong những câu chuyện về quảng cáo đọc được khi còn làm giám đốc marketing,
tôi rất ấn tượng với câu chuyện nói về một mẩu quảng cáo lạ được coi là “điên rồ”
nhất từng được thực hiện.
Một ngân hàng địa phương tại Mỹ dù nhỏ nhưng đã phục vụ cho cư dân trong
vùng được vài chục năm. Một ngày kia, do khó khăn về kinh tế mà ngân hàng lâm
vào tình trạng phá sản và sẽ phải bán lại cho một ngân hàng lớn ở New York.
Không rõ vì lý do gì mà ban lãnh đạo ngân hàng gom tiền đăng một mẩu quảng
cáo cuối cùng trên tờ báo địa phương, trình bày đại ý rằng do khó khăn phải phá
sản nên xin lỗi và cảm thấy đáng tiếc là không còn được phục vụ những khách
hàng thân thiết bao năm nay của mình, đồng thời mong khách hàng thông cảm và
yên tâm là mọi quyền lợi vẫn sẽ được bảo đảm.


Mẩu quảng cáo này đã đem đến một kết quả không ngờ vì đã đánh trúng tâm lý
“địa phương chủ nghĩa” của khách hàng. Rất nhiều khách hàng gửi thư tới chia sẻ
và mong ngân hàng cố gắng duy trì hoạt động. Nhiều chủ nợ sẵn sàng giãn nợ và
bảo vệ ngân hàng trước sự thôn tính của ngân hàng nọ. Cuối cùng ngân hàng đã
vượt qua cơn bĩ cực và hoạt động bình thường.
Thú thật là tôi không tin ban lãnh đạo ngân hàng tính trước được hiệu ứng này, có
lẽ việc làm của họ chỉ xuất phát từ tình cảm đối với khách hàng. Bài học được gợi
ý sau câu chuyện này là chúng ta không dễ gì hiểu và không cách gì đo được sức
mạnh của uy tín, một “tài sản” vô hình. Có thể không trực tiếp giúp ta làm giàu
nhưng nó lại giúp ta thoát hiểm và tồn tại.
Đến bài học cơ bản về tuyển dụng
Trong thời gian làm việc cho một công ty lớn của nước ngoài, tôi đã từng phụ
trách công tác tuyển dụng. Ngoài việc nghiên cứu hồ sơ, lập danh sách rút gọn,
thiết kế câu hỏi phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn…, trong quy trình tuyển dụng còn
có bước xử lý những hồ sơ bị loại.
Đây là một bước đương nhiên của quy trình với yêu cầu viết thư thông báo cho
người bị từ chối và xin phép họ cho lưu giữ thông tin cá nhân để khi cần có thể
liên lạc thì rất nhiều công ty trong nước thường phớt lờ việc này. Một số công ty
thậm chí đưa ra điều kiện “không hoàn lại hồ sơ nếu không được tuyển dụng”.
Tại sao lại có bước này trong quy trình tuyển dụng? Có phải đó là do văn hóa của
các công ty Âu-Mỹ? Hỏi phó chủ tịch phụ trách nhân sự của tập đoàn, tôi được
giải thích một cách rất logic rằng bằng cách đó, ít nhất ta không tạo thêm những
người căm ghét mình.
Thử đặt trường hợp nếu bạn là người không được tuyển dụng thì tâm lý của bạn
khi đó thế nào? Thường là một cảm giác bị tổn thương và rất dễ chuyển sang thù
ghét chỉ vì những lý do nghe qua rất “vớ vẩn” như không được trả lời chính thức
hoặc bị đối xử thờ ơ. Sau đó thì người bị từ chối kia có thể làm việc ở đâu nếu
không phải là những đối thủ cạnh tranh của công ty.


×