Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nhượng quyền thương mại - Nhà nhượng quyền Việt Nam cần biết? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.52 KB, 4 trang )

Nhượng quyền thương mại - Nhà nhượng quyền Việt Nam cần biết?
Trung Nguyên có thể coi là nhà tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thức kinh
doanh này bằng cách phát triển hệ thống đại lý của mình theo hình thức nhượng
quyền. Cũng như các nước khác, hình thức này cũng đã phát huy tính hiệu quả của
nó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đến nay theo Hiệp hội Nhượng
quyền Quốc tế, Việt Nam có trên 70 hệ thống kinh doanh nhượng quyền và ngày
càng phát triển.
Việt Nam trong những năm gần đây có những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 8%, một quốc gia có
dân số trên 82 triệu người, tình hình kinh tế ổn định, nhà nước khuyến khích đầu
tư, sức mua của thị trường được đánh giá là rất cao trên thế giới. Hơn nữa, Việt
Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở ra nhiều cơ hội cho
các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh như vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh
nào đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển
nhanh thị trường, mở rộng nhanh thị phần và kiểm soát được hệ thống nhằm tạo
được tiếng nói đối với thị trường này là điều rất đuợc quan tâm? Rõ ràng, hình
thức nhượng quyền thương mại sẽ là một sự lựa chọn cho cả nhà nhượng quyền và
nhà nhận quyền và hình thức kinh doanh này sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam
trong những năm tới.
Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hình thức kinh doanh này tại thị trường
Việt Nam đối với những nhà nhượng quyền và nhận quyền đã được đề cập nhiều
trên các diễn đàn, các phương tiện thông tin đại chúng và đây được coi là thời sự
nóng tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bài viết này chỉ tập trung chia sẻ một số
kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh theo hình thức này
với vai trò là người nhận quyền (franchisee) từ các nhà nhượng quyền (franchisor)
từ nước ngoài.
Trước khi quyết định nhận quyền, các doanh nghiệp cần lưu ý một số các yếu tố
sau:
Thứ nhất, cần nắm rõ các thông tin của nhà nhượng quyền như tình hình kinh
doanh, thương hiệu dự định nhượng quyền, thị trường của thương hiệu này, tốc độ


phát triển của hệ thống, hiệu quả của hệ thống, mức độ thành công của hệ thống
trong những năm qua, những ưu điểm nổi bật của hệ thống này so với hệ thống
cùng chủng loại và những định hướng phát triển hệ thống này trong tương lai về
thị trường, về những chính sách hỗ trợ đối với các nhà nhận quyền mới, các chính
sách cho những thị trường mới…nhất là đối với các định hướng liên quan đến thị
trường mà doanh nghiệp quan tâm. Việc nắm rõ các thông tin trên giúp cho doanh
nghiệp có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp nhượng quyền, làm cơ sở cho việc ra
quyết định trong tương lai.
Thứ hai, doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu thị trường mục tiêu của
mình để trả lời hàng loạt các câu hỏi: Hình thức kinh doanh này có phù hợp với
khả năng của mình hay không? Thương hiệu, sản phẩm này có được khách hàng
chấp nhận hay không? Hiệu quả đầu tư của hình thức này sẽ như thế nào? Luật
pháp qui định cho trường hợp này như thế nào? Vì rõ ràng, không phải thương
hiệu nào, sản phẩm nào, hệ thống nào thành công ở một nước, một khu vực thì sẽ
thành công ở một nước khác hay một khu vực khác. Điều này tưởng chừng như rất
đơn giản nhưng thường rất dễ bị bỏ qua đối với các doanh nghiệp thiếu kinh
nghiệm trong việc nhận nhượng quyền và kết quả thường sẽ không như mong đợi
đối với các nhà đầu tư.
Thứ ba, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ nhượng quyền do nhà nhượng quyền thiết lập,
trong đó quy định rất rõ các điều khoản: qui định về địa điểm, qui định về vị trí và
không gian địa lý, qui định về đầu tư, các qui định về khai trương, vận hành, sản
phẩm, các yêu cầu về huấn luyện, qui định về cấp phép, kiểm tra, vận hành, bảo
trì, sửa chữa, qui định về bảo hiểm tài sản, nhân viên, qui định về việc sử dụng
thương hiệu và sản phẩm, qui định về các khoản phí, qui định vể chuyển nhượng
về mô hình kinh doanh, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, qui định về tái ký hợp
đồng, qui định về chấm dứt hợp đồng, qui định vể bồi thường, qui định về giải
quyết tranh chấp…
Ngoài ra, trong hồ sơ nhượng quyền này còn định ra các yêu cầu đối với nhà nhận
quyền trong tương lai về tài chính, đạo đức, kinh nghiệm kinh doanh, những cam
kết khác… Những điều kiện trong hồ sơ nhượng quyền giúp người nhượng quyền

có một sự hiều biết tường tận người nhận nhượng quyền trong tương lai. Nó có tác
dụng như một công cụ sàn lọc giúp nhà nhượng quyền tìm ra được các ứng viên
tốt nhất cho hệ thống nhượng quyền của mình. Do những qui định rất chặt chẽ như
vậy nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ hồ sơ này trước khi tiến hành nhận
nhượng quyền.
Việc nghiên cứu này sẽ giúp nhà nhận quyền trong tương lai hiểu rõ được nhà
nhượng quyền, những qui định của các bên trong suốt quá trình thực hiện và rõ
ràng cũng giúp cho nhà nhận quyền đánh giá lại khả năng của mình, đánh giá lại
khả năng theo đuổi của mình cùng với nhà nhượng quyền trong suốt quá trình hợp
tác. Vì khi đã trở thành franchisee là cam kết trọn vẹn cùng với franchisor chia sẻ
thành công và khó khăn trong suốt quá trình hợp tác này.
Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ các điều khoản trong Hợp đồng nhượng quyền. Hợp
đồng này thường do nhà nhượng quyền thiết lập, trong đó chi tiết hoá các điều
được ghi trong Hồ sơ nhượng quyền. Một lần nữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại
toàn bộ các điều khoản, xem xét các điều kiện của mình. Từ đó, doanh nghiệp đưa
ra các câu hỏi cho nhà nhượng quyền, lắng nghe sự trả lời. Việc đồng ý ký hợp
đồng nhượng quyền hay từ chối đều thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với
nhà nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền cần thực hiện theo đúng trình tự và
thủ tục của luật pháp Việt Nam.

×