Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

LUẬN VĂN: Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (900.38 KB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG………………..

LUẬN VĂN
Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm
phán thương mại Việt - Nhật

Mục lục

- 1 -


1- Tính cấp thiết của đề tài:
Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc, một trong
những biến đổi hết sức quan trọng đó là sự xích lại ngày một gần nhau của
các quốc gia trên thế giới hơn. Hơn lúc nào hết, các hoạt động giao lưu trên
mọi lĩnh vực, đặc biệt là giao lưu kinh tế đang trở nên sôi động nhằm hướng
tới hình thành ra một nền kinh tế thế giới thống nhất. Ngày nay, chẳng có gì là
lạ khi các quốc gia “hăm hở” tìm kiếm các cơ hội làm ăn với những nền kinh
tế lớn, cịn “nóng hổi” dù cho họ chẳng biết gì về đất nước đó, lịch sử của nó,
trào lưu tư tưởng, con người hay các tập quán kinh doanh thông thường.
Trong trường hợp này, trước đây, cũng đã có nhiều học giả đã từng đưa ra
những “lý thuyết phát triển” cho rằng các yếu tố văn hố kể trên khơng có vai
trị gì đáng kể, rằng chúng chỉ là kết quả, là “sự thăng hoa” của nền kinh tế.
Song trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày nay đang diễn biến hết sức
phức tạp, sự cạnh tranh để giành giật cơ hội thị trường, cơ hội kinh doanh
ngày một gay gắt thì các yếu tố văn hoá thể hiện rõ trong kinh doanh của
doanh nghiệp ngày một chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nó. Đặc biệt,
sự thơng hiểu văn hố của nước đối tác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành công
của một cuộc giao dịch đàm phán thương mại - vốn là giai đoạn đầu tiên
quyết định tới việc hợp đồng có được thành lập hay khơng.


Trong các nền kinh tế tại châu Á, Nhật bản là một quốc gia đi đầu trên
mọi lĩnh vực. Việc có được cơ hội làm ăn với các đối tác Nhật bản sẽ tạo điều
kiện cho các quốc gia tận dụng được các thành tựu khoa học hiện đại, các
nguồn vốn để phát triển nền kinh tế quốc dân, và dần nâng cao vị thế của
mình trên trường quốc tế. Tuy vậy, đây cũng là một trong những đối tác có
những nền văn hố kinh doanh rất đặc thù. Trong hoạt động giao dịch đàm
phán, nhà kinh doanh chun nghiệp cần tìm tịi để hiểu được những khác biệt
cơ bản tiềm ẩn trong sự nhận thức giữa các nền văn hoá khác nhau, từ đó gác

- 2 -


lại các tiêu chuẩn giá trị của riêng mình mà có những cư xử và hành vi phù
hợp với nền văn hoá Nhật bản.
Hoạt động giao lưu kinh tế Việt nam - Nhật bản đã trải qua 4 thế kỷ phát
triển và ngày một được nâng cao cả về chất lẫn lượng. Rõ ràng Nhật bản một nền kinh tế lớn với trình độ khoa học kỹ thuật cao, dân số xấp xỉ 125
triệu người là một đối tác hết sức quan trọng đối với Việt nam. Đây còn là
một đối tác có nền văn hố kinh doanh tiên tiến; mang đậm bản sắc văn hoá
dân tộc. Là một sinh viên hiện đang theo học tiếng Nhật, có cơ hội được gặp
gỡ và làm việc với nhiều doanh nghiệp Nhật bản, trong bài khố luận tốt
nghiệp của mình, tơi mong muốn được đóng góp một vài ý kiến quanh vấn đề
“Vai trị của văn hố kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật”.
2- Kết cấu của khoá luận:
Bài khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về văn hoá kinh doanh và đàm phán thương mại
quốc tế
Chương II: Vai trị của văn hố kinh doanh trong đàm phán thương mại
Việt – Nhật
Chương III: Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng văn hoá kinh
doanh trong giao dịch đàm phán với các đối tác Nhật bản thời gian tới.

3- Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
Văn hoá kinh doanh là một đề tài rất rộng nên khoá luận chỉ tập trung
nghiên cứu những lý luận cơ bản về văn hoá kinh doanh, đàm phán thương
mại, và đánh giá vai trị của văn hố kinh doanh đến đàm phán thương mại
giữa các nhà kinh doanh Việt nam – Nhật bản. Trên cơ sở những kết luận rút
ra trong q trình nghiên cứu, khố luận xin mạnh dạn đề xuất một số biện

- 3 -


pháp với hy vọng góp phần vồ việc nâng cao hiệu quả sử dụng văn hoá kinh
doanh trong giao dịch đàm phán với các đối tác Nhật bản trong thời gian tới.
Có thể thấy đây là một đề tài khá phức tạp, cộng thêm những hạn chế
nhất định của người viết nên bài luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi
được các thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý
từ phía thầy cơ, bè bạn để có cơ hội hồn thiện những nhận thức về vấn đề
này.
Cuối cùng, trước khi bước vào phần trọng tâm của bài luận văn, tôi xin
gửi lời cám ơn chân thành tới Tiến sỹ Phạm Duy Liên, người đã hết sức nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Hà nội, tháng 12 năm 2002
Trần Thị Bảo Ngọc

- 4 -


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH VÀ ĐÀM PHÁN
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH
1.1.1 Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm "văn hoá"
Thuật ngữ Văn hoá bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 (năm 1793).
Đây là một thuật ngữ hết sức quen thuộc với đời sống thường nhật. Tuy vậy
tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm này.
Kể từ khi xuất hiện cho tới nửa cuối thế kỷ 20, tức khoảng 2 thế kỷ, theo
thống kê sơ bộ của một học giả người Pháp, tên là A. Mô lơ trong tác phẩm
“Tính xã hội của văn hố”, đã có khoảng 250 định nghĩa về văn hố [5,36].
Năm 1952, Kroeber và Kluchohn đã thống kê được 164 định nghĩa về văn hoá
[5,35]. Điều đáng chú ý là giữa các định nghĩa này lại thiếu sự thống nhất. Sở
dĩ có nhiều cách nhìn nhận về cùng một vấn đề như thế là do các tác giả xem
xét vấn đề từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Cùng với thời gian những định
nghĩa này ngày càng được bổ sung và hồn thiện, để từ đó chúng ta có thể
hiểu đúng hơn về mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và phát triển. Vậy cần
phải hiểu khái niệm này như thế nào ?
Xét về mặt ngơn từ: Văn hố xuất phát từ một thuật ngữ La tinh là
“Cultus” có nghĩa là “trồng trọt”. Đây là một khái niệm rộng, gồm có 2 mặt:
Văn hố vật chất - tức là trồng nên cây trái để giúp cho con người tồn tại và
Văn hoá tinh thần - tức giáo dục, cải tạo con người sống tốt đẹp hơn.
Theo quan điểm của các nhà nhân loại học: "Văn hoá hay Văn minh
xét theo nghĩa nhân loại học nói chung, là tổng thể bao gồm tri thức, tín

- 5 -


ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ khả năng và thói
quen nào mà con người thu nhận được với tư cách là thành viên của xã hội.
Điều kiện Văn hố trong các xã hội lồi người khác nhau, ở một chừng mực

có thể kiểm sốt được theo những nguyên tắc chung, là đối tượng thích hợp
để nghiên cứu quy luật tư duy và hành động của con người" (Edward.B.Tylor)
[12,23].
Định nghĩa trên liệt kê một cách khá đầy đủ các yếu tố cấu thành nên
khái niệm song lại ít quan tâm tới khái niệm văn hố vật chất - vốn là một bộ
phận khá phong phú trong kho tàng văn hố nhân loại.
Bách khoa tồn thư Anh (trang 741) cho rằng có thể coi Văn hố và
Văn minh là hai từ đồng nghĩa. Từ đó có thể nói tất cả những biến đổi do con
người tạo ra ở ngoài cơ thể được gọi là các thành tựu văn hoá, tập hợp các
thành tựu ấy ta gọi là văn hoá, các thời kỳ đỉnh cao của văn hoá ta gọi là văn
minh [5,20]. Khái niệm này đã nhấn mạnh được hàm ý: nói đến văn hố là
phải nói đến con người, mà nói đến con người trước hết phải nói đến tư
tưởng, tâm lý, tư duy, tình cảm... Đó là cốt lõi của văn hố. Lịch sử văn hố là
lịch sử con người và lồi người đã tạo nên văn hoá. Ngược lại, văn hoá làm
cho con người trở thành người. Song định nghĩa này lại thiếu tính cụ thể với
cách hiểu cịn chung chung
Trong lĩnh vực tâm lý học, các học giả lại định nghĩa "Văn hoá là hành
vi, hành động, thái độ của con người" [5,20]. Vì vậy, bên cạnh giáo dục tri
thức, kỹ năng, phải đặc biệt coi trọng giáo dục các thái độ mà chúng ta gọi
chung là nhân cách văn hóa. Cách hiểu như vậy mới chỉ đề cập đến văn hoá
tinh thần, cịn thiếu tính cụ thể.
Đứng trên bình diện kinh tế, các nhà khoa học lại đánh giá Văn hoá
theo một cách khác. Czinkta cho rằng “Văn hoá là một hệ thống những cách

- 6 -


cư xử đặc trưng cho các thành viên của bất kỳ một xã hội nào. Hệ thống này
bao gồm mọi vấn đề, từ cách nghĩ, nói, làm, thói quen, ngơn ngữ, sản phẩm
vật chất, và những tình cảm, quan điểm chung của các thành viên đó” [5,26]

Nói tóm lại, khái niệm “Văn hoá” hàm ý về các hành vi, tư duy, tình
cảm, các sản phẩm vật chất của các cộng đồng người riêng biệt, vốn được đúc
kết, lan truyền và chia xẻ từ đời này sang đời khác, được truyền bá từ nơi này
sang nơi khác.
Một điều cần làm sáng tỏ khi đề cập tới khái niệm này đó là: hiện nay,
trên thế giới, trong bối cảnh các hoạt động giao lưu kinh tế, chính trị, văn hố,
xã hội... đang diễn ra hết sức nhộn nhịp, thì các quốc gia hầu hết là quốc gia
đa văn hoá, đa dân tộc, với nhiều tôn giáo, nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ấn độ
là một quốc gia đa văn hố điển hình với nhiều tôn giáo khác nhau: đạo Phật,
đạo Hindu, đạo Sikls, đạo Hồi... Về ngơn ngữ, ở Ấn độ, nói 20 ngơn ngữ
chính. Thuỵ sĩ cũng là nước đa ngơn ngữ với 75% dân số nói tiếng Đức, 20%
nói tiếng Pháp, 3-4% nói tiếng Ý, 1% nói tiếng Roman. Quản lý một quốc gia
đa văn hố là một việc làm khơng hề dễ dàng. Phải mất 600 năm, Thuỵ sĩ mới
thiết lập được một chiến lược quản lý trên một đất nước có nhiều nền văn hố,
ngơn ngữ khác nhau như vậy. Do đó hiểu đúng về khái niệm văn hố cũng
như hiểu được nội hàm phức tạp của khái niệm này sẽ cho chúng ta cơ sở
quan trọng để tìm hiểu khái niệm “văn hoá kinh doanh”.
1.1.1.2 Khái niệm "kinh doanh"
* Định nghĩa
Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của xã hội loài người. Hoạt động
này xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá. Ngay từ
thời cổ đại, kinh doanh đã mang tư cách là một ngành nghề với sự góp sức
của tầng lớp doanh nhân.

- 7 -


Vậy “kinh doanh” là gì ?
Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên định nghĩa về kinh doanh như
sau: Kinh doanh tức là “dùng công sức, tiền tài mà tổ chức các hoạt động để

kiếm lời như buôn bán, mở nhà máy” [20,573]. Định nghĩa này rõ ràng là còn
thiếu, còn chung chung, chưa nêu được bản chất của hoạt động kinh doanh.
Từ điển Từ và ngữ Việt nam của Nguyễn Lân giải thích: "kinh doanh là
tổ chức hoạt động về mặt kinh tế để sinh lời” [21,994]. Định nghĩa này chỉ
làm nổi bật được mục đích tối thượng của kinh doanh, cịn vẫn thiếu tính cụ
thể.
Học giả Đỗ Minh Cương trong cuốn “Văn hóa kinh doanh và Triết lý
kinh doanh” đã đưa ra một số định nghĩa về khái niệm này như sau:


Kinh doanh là một dạng thức của kinh tế với mục đích chính là

đạt được lợi nhuận cho chủ thể.


Kinh doanh là tất cả nhứng hoạt động có mục tiêu cơ bản là đạt

được lợi nhuận cho chủ thể.


Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng

đoạn của q trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng
dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi [19,994].
Trong ba định nghĩa trên về “kinh doanh”, có thể thấy định nghĩa thứ ba
là đầy đủ và cụ thể nhất. Với cách hiểu này, có thể thấy kinh doanh giữ một
vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội: Kinh doanh là tác nhân
đồng thời là điều kiện và phương tiện thúc đẩy nền khoa học kỹ thuật và công
nghệ phát triển, tạo ra sự thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của xã hội loài
người trên tất cả mọi lĩnh vực.

* Đặc điểm

- 8 -




Các yếu tố cấu thành nên hoạt động kinh doanh bao gồm:



Chủ thể kinh doanh là những người làm kinh doanh, gồm các cấp

độ như cá nhân, nhóm và tổ chức, cả tầng lớp doanh nhân.


Khách thể kinh doanh là khách hàng của chủ thể, bao gồm người

tiêu dùng (cá nhân hoặc tập thể), các nhà kinh doanh khác...


Đối tượng kinh doanh thì tuỳ thuộc vào các lĩnh vực kinh doanh,

hình thức kinh doanh... mà có thể là khác nhau. Ví dụ như: kinh doanh thương
mại (bao gồm mua bán, trao đổi, lưu thông), kinh doanh sản xuất, kinh doanh
dịch vụ (du lịch, tư vấn, giáo dục, y tế, viễn thông...) hoặc kinh doanh trên cả
ba lĩnh vực: thương mại, sản xuất, dịch vụ... Trong số các loại hình trên, có
thể nói kinh doanh thương mại là phổ biến nhất. Lịch sử đã từng chứng kiến
những kiểu kinh doanh thương mại đỉnh cao như việc bỏ tiền đút lót để “buôn
vua” của Lã Bất Vi thời Chiến quốc tại Trung quốc.



Mục đích chính của hoạt động kinh doanh thường là đạt được,

đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. Dĩ nhiên cũng có trường hợp trong
một vài vụ giao dịch kinh doanh, lợi nhuận khơng là mục đích chính như biểu
diễn nghệ thuật để quyên tiền ủng hộ đồng bào bị bão lụt... Song đây là những
trường hợp cá biệt khơng có tính chất lâu dài, và khơng thể hiện được bản
chất của hoạt động kinh doanh.


Bản chất của quan hệ kinh doanh được thể hiện trong mối quan

hệ trao đổi, ràng buộc lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể. Người kinh doanh
phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu, sở thích của các khách hàng mục tiêu mà
anh ta nhắm vào để cung cấp cho họ một lượng hàng hố, dịch vụ nào đó,
nhằm thu một lượng tiền với một mức lợi nhuận nhất định. Ngược lại, khách
hàng có quyền chấp nhận hàng hố và trả tiền hay khơng, qua đó thực hiện
việc có bỏ phiếu hay không cho sự thành đạt của doanh nghiệp.

- 9 -




Nguyên tắc cơ bản của kinh doanh là đôi bên (chủ thể và khách

thể) cùng có lợi.
Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu hai khái niệm là khái niệm “văn hoá” và
khái niệm “kinh doanh”. Hiểu đúng về hai khái niệm sẽ giúp chúng ta nắm

được mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa hoạt động kinh doanh và các yếu
tố văn hoá.
1.1.1.3 Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh
Thứ nhất, "Kinh doanh có văn hố" tạo cơ sở cho một sự phát triển bền
vững
Từ trước tới nay, văn hoá thường bị liệt vào lĩnh vực “sản xuất phi vật
chất”, luôn phụ thuộc vào lĩnh vực kinh tế. Kinh tế có phát triển thì mới có
điều kiện vật chất để phát triển văn hoá.Tuy nhiên, “Khi các mục tiêu tăng
trưởng kinh tế được đặt ra mà tách rời mơi trường văn hố thì kết quả thu
đưọc sẽ rất khập khiễng, mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hoá, đồng thời tiềm
năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều” (Tổng Giám Đốc
UNESCO F.Mayor) [5,33]. Điều này là dễ hiểu vì bản chất của hoạt động
kinh doanh là lợi nhuận: “Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can
đảm. Được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu
cũng được; được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50% thì nó trở nên thật sự
táo bạo; được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của lồi người; được 300%
thì khơng cịn tội ác nào là nó khơng dám phạm, dù có nguy cơ bị treo
cổ”(C.Mác) [19,22].
Về vấn đề này, những năm gần đây đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
cho thấy: Sự thành công và năng động của các quốc gia Châu Á - Thái Bình
Dương là do có sự bắt nguồn từ các yếu tố truyền thống, trong đó tính cộng
đồng và ý thức dân tộc thể hiện rất cao trong quan hệ làm ăn, kinh doanh, sự

- 10 -


ham học hỏi, ham hiểu biết, sự cần cù vươn lên và tính nghiêm túc, kỷ luật
cao trong cơng việc đã được nhấn mạnh.
Nền kinh tế Việt nam cũng đã có một bước tiến đáng kể. Ngun nhân
thành cơng thực ra không phải do sự thúc đẩy tự động của các nhân tố kinh tế

đơn thuần (như vốn, công nghệ, thông tin...) mà trước hết, là nhờ ở đổi mới tư
duy trên cơ sở “lấy dân làm gốc”, đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi
chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển, khơi dậy và nhân lên các tiềm
năng sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân bắt nguồn từ những giá trị truyền
thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Các nhân tố văn hố có tác
động tích cực tới kinh doanh thì ngược lại, kinh doanh có phát triển bền vững
cũng tạo các tiền đề vật chất hỗ trợ phát triển các hoạt động văn hoá. Chẳng
hạn như ngày nay, một số doanh nghiệp thành đạt vẫn thường tài trợ cho các
hoạt động văn hố, thể thao. Một số cơng ty lớn còn lập các quỹ tài trợ cho
các lĩnh vực phát triển văn hoá, giáo dục, và khoa học như quỹ Ford, quỹ Rốc
cơ phen lơ, quỹ Toyota, quỹ học bổng của Sumitomo... Đương nhiên, đây
cũng được coi như một thủ thuật Marketting của các hãng, song qua đó ta
cũng thấy được sự tác động của kinh doanh đối với các hoạt động văn hố.
Như vậy, chỉ có trên cơ sở mối quan hệ hài hoà giữa kinh doanh và văn
hố thì các quốc gia mới mong đạt tới sự phát triển năng động, có hiệu quả và
chất lượng cao về mọi mặt của đời sống.
Thứ hai, Bản thân văn hoá cũng là một ngành kinh doanh
Mỗi một dân tộc đều có những nét riêng biệt về văn hố trên từng lĩnh
vực, gọi là bản sắc văn hoá. Khi các giá trị văn hoá truyền thống ấy trở thành
đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ vừa thu được lợi nhuận lại vừa có thể
quảng bá bản sắc văn hố của dân tộc mình ra tầm thế giới.

- 11 -


Ai cũng biết rằng, ở Nhật bản có văn hố “uống trà”, vốn được gọi là trà
đạo. Trình tự, động tác pha trà hầu như ở nơi nào mà chả giống nhau. Thế
nhưng, văn hoá “uống trà” ấy của Nhật bản vẫn thu hút biết bao du khách tới
Nhật để mong được một lần được dự một bữa tiệc trà và được thưởng thức
một htú vui tao nhã. Tiệc trà Huế cũng lịch lãm không kém. Nước pha trà

phải là sương đêm đọng trên lá sen. Trà phải ướp trong hoa sen qua đêm cho
ngấm hương. Và do cái nếp pha trà đó, mà nhiều vị khách người nước ngồi
đã kiên nhẫn ngồi với một tiệc trà Huế hàng mấy tiếng đông hồ.
Một trong những cơ hội kinh doanh rõ rệt nhất bắt nguồn từ văn hoá là
du lịch. Tại Châu Á ngày nay, du lịch là một thị trường đầy triển vọng. Sự
phát triển ngoạn mục của ngành du lịch là một trong những thay đổi đáng kể
nhất trong thương mại quốc tế vào nửa sau thế kỷ 20. Doanh thu của hoạt
động du lịch quốc tế tăng tới 18 lần từ năm 1970 đến 1993, từ 18 tỷ USD lên
324 tỷ USD. Năm 1996, ngành du lịch chiếm gần 10% hoạt động thương mại
quốc tế [24,1]. Ngoài nguồn lợi xét về mặt thương mại ra, ngành du lịch cịn
có một vai trị rất lớn trong việc truyền bá các giá trị văn hoá, truyền thống
của một quốc gia với thế giới. Tuy nhiên, điều làm cho các quốc gia đang đau
đầu hiện nay là liệu sự phát triển này có là bền vững trong tương lai mà khơng
làm xuống cấp các tài sản văn hố vơ giá đó.
Số lượng du khách ngày càng tăng đòi hỏi phải mở rộng thêm cơ sở vật
chất mà có nguy cơ biến những nơi yên ả, thanh bình, đầy nét truyền thống và
mang đậm bản sắc hấp dẫn trở thành những nơi họp chợ ồn ào, rẻ tiền, và bẩn
thỉu. Do nhiều nước ra sức mở rộng nhanh chóng cơ sở vật chất để phát triển
du lịch ồ ạt kiểu con buôn nên tính xác thực của yếu tố văn hố truyền thống
bản địa đang bị chết dần, chết mòn. Mỉa mai là chính yếu tố văn hố và các
phong tục truyền thống xác thực lại là cái mà các khách du lịch muốn xem khi
thăm di tích.

- 12 -


Vấn đề này đã được bàn đến tại Việt nam trong Hội thảo do Trung tâm
di sản Thế giới của UNESCO và Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt nam tổ
chức tại Huế về “Du lịch bền vững và sự phát triển di sản văn hố”. Một trong
những khía cạnh quan trọng nhất cuả cuộc Hội thảo nói trên là làm sáng tỏ vai

trò tiềm năng của ngành du lịch trong việc bảo tồn và duy trì di sản văn hố
có thể làm tăng hiểu biết và lịng tự hào vủa người dân về lịch sử và nền văn
minh của mình.
Ngồi các hình thức kinh doanh kể trên, văn hố cũng có thể trở thành
một lĩnh vực đem lại lợi nhuận thông qua việc mua bán các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ hay qua việc biểu diễn các bộ môn nghệ thuật truyền thống...
Có thể thấy rằng: văn hố là cái vĩnh cửu, trường tồn của dân tộc. Bởi thế, nếu
các doanh nhân chịu khó tìm hiểu kho tàng văn hố dân tộc và suy nghĩ về nó
trên góc độ kinh doanh thương mại, sẽ thấy ngay rằng chúng ta thừa sức làm
giàu bằng chính nội lực văn hố của minh.
Thứ ba, Văn hoá và kinh doanh là hai lĩnh vực có các ngành chun biệt
phục vụ mục đích của nhau
Trong kinh doanh đã có một nền văn hố kinh doanh thể hiện ở sự vận
dụng khoa học và kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh doanh, ở nhứng cách thức
giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh, thương mại. Ngồi ra, có những ngành
thuộc lĩnh vực văn hố cũng có những bộ phận làm cơng việc kinh doanh.
Cơng việc kinh doanh giúp cho các ngành đó có thêm điều kiện phát triển bản
thân ngành mình, làm nghĩa vụ đối với Nhà nước và phục vụ nhân dân một
cách rộng rãi và có chất lượng cao hơn.
Mặt khác, cũng có những ngành văn hố và khoa học đứng ngồi cơng
việc kinh doanh song có khả năng phục vụ sự nghiệp kinh doanh bằng các
cơng trình nghiên cứu khoa học và những hoạt động chun mơn của mình.

- 13 -


Ví dụ như các ngành kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, giáo dục và đào tạo,
các phương tiện truyền thông đại chúng. Tại các nước công nghiệp phát triển
đã có rất nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về các cơng ty, xí nghiệp, các
tập đồn kinh doanh, về tiếp thị, về những lý thuyết toán học, về những đặc

trưng và cấu trúc của kinh doanh, về chiến lược kinh doanh, về đào tạo, về
mặt văn hoá cho các ngành kinh doanh.
Ngành kinh tế học đóng góp trực tiếp hơn và sâu hơn do chức năng của
nó. Song nghiên cứu về văn hoá và kinh doanh, nghiên cứu về văn hoá như
một động lực thúc đẩy của kinh doanh, một chỗ dựa của kinh doanh.cũng sẽ
cho chúng ta những triết lý về kinh doanh bổ ích.
Thứ tư, Văn hố ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư duy, tình cảm, hành vi của
các doanh nhân
Mỗi một con người trong chúng ta đều ln được đặt trong tổng hồ của
các mối quan hệ xã hội. Chính các mối quan hệ mang đậm bản sắc văn hoá
của từng cộng đồng ấy đã có ảnh hưởng sâu sắc đến từng cá nhân trong xã
hội. Nó quyết định tới mọi hành vi, tư duy tình cảm của con người. Mặt khác,
chính con người lại là chủ thể của mọi hoạt động. Như vậy, các cá nhân thuộc
các nền văn hố khác nhau thì có cách tiến hành hoạt động khác nhau. Một ví
dụ điển hình đó là: tại các nước phương Tây, con người ln có thói quen đặt
cái tơi lên trước. Ngược lại, ở phương Đông, nhân sinh quan của con người là
hướng về cộng đồng. Một nhà kinh doanh được coi là tài ba sẽ không chỉ là
một con người tháo vát, biết làm giàu cho bản thân mình, mà cịn phải là một
con người có “tâm”, biết làm giàu cho cả xã hội. Điều này lý giải tại sao ở các
nước phương Tây, mại dâm lại được coi là một thứ nghề, có thể được cơng
khai kinh doanh. Trong khi đó, người dân các nước phương Đơng lại khó
chấp nhận được tình trạng này bởi nó đi ngược lại thuần phong mỹ tục, chà

- 14 -


đạp lên các giá trị tôn trọng hạnh phúc gia đình, tơn trọng mối quan hệ giữa
vợ chồng, con cái. Ngày nay, trong bối cảnh làn sóng tồn cầu hố đang diễn
ra mạnh mẽ, cạnh tranh kinh tế ngày một trở nên gay gắt..., đương nhiên
không thể tránh khỏi những đổi thay trong hệ tư tưởng, quan điểm của mỗi

dân tộc. Thái Lan - một quốc gia châu Á tươi đẹp - vốn có truyền thống coi
trọng gia đình, coi trọng cộng đồng, thì giờ đây, đã trở thành một quốc gia với
tỷ lệ gái mại dâm, và tỷ lệ người bị nhiễm HIV khá cao so với các nước khác
trên thế giới. Ngay tại Việt nam, cũng từng có thời người ta đặt ra vấn đề có
nên coi mại dâm là một nghề kinh doanh có kiểm sốt hay không.
Trên đây, chúng ta đã làm rõ mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa văn
hoá và kinh doanh. Như vậy, có thể thấy: kinh doanh tạo ra các điều kiện cơ
sở vật chất làm phong phú thêm đời sống văn hoá của dân tộc. Và ngược lại.
văn hoá cũng có sức chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Đặc biệt
trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có nhiều xáo trộn như hiện nay, hơn
lúc nào hết, các doanh nhân muốn phát triển bền vững được phải tiến hành
kinh doanh có văn hố, hay nói cách khác phải xây dựng một nền văn hoá
kinh doanh cho riêng mình.
1.1.2 Khái niệm "văn hố kinh doanh"
Xuất phát từ quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa văn hoá và kinh doanh,
trong kho tàng từ ngữ của nhân loại đã xuất hiện thêm một thuật ngữ mới, đó
là “văn hố kinh doanh” (Business Culture). Có thể nói đây là một thuật ngữ
mới xuất hiện gần đây. Trước đây, khi bàn về vấn đề này, người ta thường chỉ
nói “kinh doanh có văn hố”, hoặc “văn hố trong kinh doanh”. Sự xuất hiện
thuật ngữ “văn hoá kinh doanh”, đồng thời việc đây trở thành một vấn đề bình
luận nóng bỏng trên báo chí trong thời gian gần đây, cho thấy một sự đổi thay
sâu sắc về các yếu tố văn hoá trong mọi mặt hoạt động của một doanh nghiệp

- 15 -


nói riêng, của tồn nền kinh tế nói chung. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội
nhập vào nền kinh tế tri thức, văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp ngày
càng trở thành mối quan tâm, chú ý đặc biệt của doanh nghiệp. Có thể dự báo
đây sẽ là một nguồn lực, một tài sản lớn của doanh nghiệp trong nền kinh tế

tri thức.
Theo Giáo sư Hồng Trinh:
Văn hố kinh doanh (hay kinh doanh có văn hố) có nghĩa là hoạt động
kinh tế có hiệu quả, đạt năng suất, sản lượng, giá trị cao, giá thành thấp, sản
phẩm đạt chất lượng cao, tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường trong nước
và ngoài nước, làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước [12,30].
Định nghĩa trên có phần nhấn mạnh tới kết quả của hành động kinh
doanh có văn hố. Ta có thể tham khảo thêm một định nghĩa khác như:
Văn hoá kinh doanh là phương pháp kinh doanh bằng cách nắm bắt
thông tin, ra sức cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên
liệu, quan tâm thích đáng đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao
động, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong việc tạo ra
những hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá cả hợp lý,
đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giữ được chữ tín với người tiêu dùng
trong nước và ngồi nước [5,61]. Đây là cách kiếm lời nhanh nhất trên cơ sở
đảm bảo kết hợp được cả cái đúng, cái tốt, cái đẹp - vốn là những giá trị cốt
lõi của văn hố với cái lợi là mục đích trực tiếp của kinh doanh.
Nói tóm lại, xuất phát từ bản chất của hoạt động kinh doanh đồng thời
xem xét các tác động của yếu tố văn hoá, trong phạm vi bài luận văn này,
chúng ta thống nhất định nghĩa "Văn hoá kinh doanh là việc sử dụng các
nhân tố văn hoá vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hoá

- 16 -


mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên
những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ" [19,66].
1.1.3 Đặc điểm của "văn hoá kinh doanh"
“Văn hoá kinh doanh” là một khái niệm nằm trong khái niệm “văn hố”.
Vì thế ngồi những đặc điểm riêng có do có sự xuất hiện của yếu tố kinh

doanh, thì khái niệm này cịn mang các đặc trưng chung của khái niệm “văn
hoá”.
1.1.3.1 Đặc điểm chung
Thứ nhất, Văn hoá là sản phẩm hoạt động lao động sáng tạo của con
người, cộng đồng lồi người
Có thể nói hoạt động sáng tạo là hoạt động đặc trưng của loài người. Kể
từ khi người vượn - tổ tiên của loài người xuất hiện, phải mất hàng triệu năm,
người vượn mới tiến hố lên thành người trí tuệ. Lúc này con người mới biết
chế tạo các công cụ lao động. Văn hố, Văn minh bắt đầu có từ đó, cuối thời
Đá cũ, đầu thời Đá mới. Như vậy có thể thấy, Văn hoá ra đời gắn liền với
hoạt động sáng tạo ra các công cụ lao động của con người. Đó là q trình
con người dựa vào tự nhiên, tìm cách thích ứng với thiên nhiên mà tồn tại.
Lao động này của con người đã được C.Mác mô tả là “sự khác biệt giữa lao
động của kiến trúc sư và việc làm của một con ong".
Thứ hai, Văn hoá phản ánh hành vi, phong cách sống có tính xã hội của
một cộng đồng người
Văn hoá là sản phẩm sáng tạo của con người. Song loài người chưa phát
triển tới mức các giá trị văn hoá của từng khu vực, địa phương có điều kiện
giao thoa hình thành nên một nền văn hoá chung của nhân loại. Mỗi một nền
văn hoá, văn minh được hình thành và phát triển trong một cộng đồng người

- 17 -


nhất định có các mối quan hệ ràng buộc nhau. Các cộng đồng này có những
chênh lệch nhau về trình độ phát triển, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên tại
nơi cư trú... nên họ xây dựng ra một nền văn hố riêng mang bản sắc của dân
tộc mình. Trên thế giới có những nền văn hố, văn minh nổi bật như là văn
minh Trung quốc, văn minh Ấn độ, văn minh Cận đông, văn minh Hy lạp,
văn minh La mã... kéo dài khoảng vài thiên niên kỷ trước công nguyên cho tới

vài thiên niên kỷ sau công nguyên. Ngày nay, người dân thuộc những nền văn
hoá khác nhau như vậy sẽ có những suy nghĩ khác nhau về cùng một sự vật.
Chẳng hạn về vấn đề sống thử trước hơn nhân, với người Châu Âu, người Mỹ
đó là một việc làm rất đỗi bình thường. Song với các quốc gia Châu Á, là
những nơi vốn có truyền thống coi trọng gia đình thì đây là một điều khó có
thể chấp nhận được.
Thứ ba, Văn hố là những tập quán được sự thừa nhận rộng rãi của mọi
người trong cộng đồng
Văn hóa là sản phẩm chủ quan, được phản ánh vào những hành vi và
phong cách sống của mỗi một cộng đồng. Nên đương nhiên văn hoá phải
được sự xẻ chia chung của mọi người trong cộng đồng đó. Nhiều khi sự thừa
nhận những tập quán đó là quá phổ thông tới mức con người vẫn tiếp tục bám
vào nó cho dù nó có phản khoa học hay đạo đức. Có thể thấy rõ điều này qua
việc người Trung quốc ở một số địa phương vẫn cịn duy trì tục lệ bó chân
con gái như trước. Hay người Việt nam ngày nay vẫn còn quen ăn gan gà xào
giá cho dù khoa học đã chứng minh được cách nấu này có thể làm xuất hiện
các độc tố trong thực phẩm. Thói quen này phát sinh từ những tập quán nấu
nướng trong các đám giỗ, cỗ bàn trước đây.
Thứ tư, Văn hoá tồn tại lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác
và không ngừng được bổ sung, làm mới

- 18 -


Văn hố ra đời đi liền với thuở bình minh của nhân loại. Cùng với thời
gian, mỗi một thế hệ lại tự cộng thêm những đặc trưng riêng của thế hệ mình
vào nền văn hố của dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Trong mỗi
một thế hệ, thời gian qua đi, những cái mới được thêm vào, những cái cũ có
thể bị loại trừ. Bởi thế văn hố là một đối tượng khơng bao giờ tĩnh tại và bất
biến mà ngược lại, văn hố ln ln thay đổi và năng động. Văn hoá biết

cách tự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới, trình độ mới. Có thể thấy
rõ điều này qua sự phát triển của văn hố phương Tây bắt đầu từ Cận đơng.
Tại đó, cách đây khoảng 4000 năm trước công nguyên, con người đã sống
trong làng ấp, đã biết dệt vải, làm đồ gốm, dùng súc vật để cày bừa, trồng ngũ
cốc, có các kiến trúc vĩ đại (như Kim tự tháp...) rồi dần dần đi từ một nền văn
hố nơng nghiệp lên nền văn hố đơ thị. Ban đầu ở Cận đơng có sử dụng các
dấu chữ viết Trung quốc, song khơng theo hình tự, mà để chỉ âm của vần, sau
đó qua người Do thái, tới người Hy lạp, người La mã... mà ta có mẫu tự chữ
viết A,B,C như ngày nay. Chữ số Ả rập từ con số Ấn độ đã chuyển sang hệ
thống số từ 0 đến 9 như hiện nay. Biết nói, biết đọc, biết viết, biết tính toán là
một chỉ số văn hoá rất tiêu biểu của từng con người và của cả dân tộc. Khoa
học cũng từ đó mà phát triển theo như tốn học giải tích, lượng giác, triết lý,
văn chương (như truyện “Nghìn lẻ một đêm”...).
Nếu xem xét văn minh nhân loại nói chung, ta có thể thấy văn hố ln
có tính kế thừa và thay đổi liên tục. Xét theo lịch đại, nhân loại đã chứng kiến
tất cả ba nền văn hoá:
- Văn hoá, văn minh Cổ đại.
- Văn hoá, văn minh Phục hưng.
- Văn hoá, văn minh Hiện đại.

- 19 -


Ở tầm vi mơ, những biểu hiện của văn hố cũng không ngừng thay đổi.
Chẳng hạn như ở Afganistan, dưới thời Taliban, phụ nữ phải mặc trang phục
truyền thống, phải trùm khăn kín từ đầu đến chân. Tới nay, khi chế độ Taliban
sụp đổ, số phụ nữ từ bỏ trang phục này ngày một nhiều.
Thứ năm, Văn hố có thể được học hỏi
Mỗi một cộng đồng người thường xây dựng cho riêng mình một bản sắc
văn hố dân tộc. Song như phân tích ở trên, yếu tố văn hố thay đổi không

ngừng. Điều này một phần là do sự học hỏi, tiếp thu từ những nền văn hoá
khác. Chẳng hạn như quê hương của nhạc Rock vốn là các nước châu Âu.Đây
là một dòng nhạc dường như còn khá lạ lẫm với người dân châu Á. Nhưng sự
thành công vang dội của chương trình nhạc Rock do nhóm Bức tường biểu
diễn thu hút tới 7000 khán giả vào ngày 8-11 vừa qua đã phần nào chứng
minh về sự thay đổi khẩu vị trong số các thính giả Việt nam.
Trên đây là một số các đặc trưng cơ bản của văn hố nói chung và văn
hố kinh doanh nói riêng. Đối với khái niệm “văn hố kinh doanh”, ngồi các
đặc điểm chung kể trên, cịn có các đặc điểm khác như sau:
b, Đặc điểm riêng
Thứ nhất, Văn hoá kinh doanh là một bộ phận, song lại là cái đặc thù so
với văn hố chung của dân tộc
Như đã nói ở trên, văn hoá kinh doanh là một khái niệm nằm trong khái
niệm “văn hố”. Tuy vậy, khơng thể đồng nhất văn hoá kinh doanh với nền
văn hoá chung của dân tộc, cũng như khơng thể khơng phân biệt các “tiểu văn
hố” đặc thù mà các doanh nghiệp khác nhau tạo ra.
Thứ hai, Văn hoá kinh doanh xuất hiện cùng sự xuất hiện của hàng hoá
và thị trường

- 20 -


Nếu như văn hố nói chung ra đời vào thuở bình minh của xã hội lồi
người, thì văn hố kinh doanh lại chỉ xuất hiện khi nền sản xuất hàng hố phát
triển đến một mức nhất định. Khi đó, doanh nghiệp mới có đủ thời gian trải
nghiệm qua thực tiễn để xác định cho mình con đường kinh doanh nào là
đúng đắn, chứ không đơn thuần kinh doanh tất cả vì lợi nhuận như trước kia.
Thứ ba, Văn hố kinh doanh có thể mang tính chất quốc tế
Điều này khác với văn hoá, vốn chỉ là khái niệm gắn liền với một dân
tộc, với một cộng đồng người (tuy vậy, cũng có trường hợp văn hố của một

quốc gia vươn lên tầm quốc tế khi có sự giao thoa, hội nhập văn hố giữa các
quốc gia). Ví dụ như văn hố kinh doanh của các cơng ty có vốn đầu tư nước
ngồi như Honda, Coca Cola... Dù các cơng ty xuyên quốc gia trên có hoạt
động trên nhiều nước khác nhau song chúng đều có một nền văn hố kinh
doanh riêng biệt
Thứ tư, Văn hoá kinh doanh thường được xét trên một phạm vi hẹp, cụ
thể
Phạm vi này có thể là thể nhân, pháp nhân kinh doanh, trong đó chủ yếu
là văn hố kinh doanh của các cơng ty, các tập đồn.
1.1.4 Các yếu tố cấu thành nên văn hố kinh doanh
Học giả Đỗ Minh Cương đã phân chia văn hoá kinh doanh, xét trong
phạm vi một doanh nghiệp ra làm các thành tố sau:
- Hành vi ứng xử, phong cách và lối hành động (chung) của doanh
nghiệp.
- Các hoạt động sinh hoạt văn hoá nghệ thuật như ca, nhac, văn chương...
của doanh nghiệp.
- Phong tục, tập quán, thói quen, tâm lý chung của doanh nghiệp.

- 21 -


- Các truyền thuyết, huyền thoại hoặc tín ngưỡng chung của doanh
nghiệp.
- Các triết lý, hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp.
- Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp. [19,23]
Nói cách khác văn hố doanh nghiệp chính là lối ứng xử, hối sống và
hoạt động, lối suy nghĩ và bản (hệ thống) các giá trị của doanh nghiệp.
Trong phạm vi bài luận văn này, chúng ta thống nhất chia văn hoá kinh
doanh ra làm các yếu tố sau:
1.1.4.1 Văn hoá nhận thức về hoạt động kinh doanh:

Đây là yếu tố văn hố phản ánh tư duy và tình cảm của các chủ thể, các
cá nhân có liên quan trong hoạt động hướng về kinh doanh. Yếu tố này bao
gồm:
- Nhận thức về nghề nghiệp: Đây có thể bao gồm các trạng thái tâm lý
của người lao động như yếu nghề, cần cù chịu khó, hăng say lao động... hoặc
chóng nản, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, lười nhác...
- Quan điểm về giáo dục và đào tạo: Đó có thể là một truyền thống hiếu
học, học tập hăng say với mục đích phụcvụ cho cơng việc của mình... hay lối
học thực dung, khơng thích học...
- Khả năng nắm bắt vấn đề và cách giải quyết trong kinh doanh: Nhiều
nhà kinh doanh rất nhanh nhạy trong việc thích ứng với hoàn cảnh, xử lý giải
quyết vấn đề một cách nhanh chóng. Đây là một đức tính tốt, đặc biệt quan
trọng đối với các nhà quản trị.
1.1.4.2 Văn hoá sản xuất kinh doanh: gồm các nhân tố cơ bản như

- 22 -


- Tinh thần đoàn kết, cộng đồng: đặc biệt cao đối với các quốc gia châu
Á vốn có truyền thống văn hố hướng về cộng đồng, chứ khơng vì cá nhân.
- Tinh thần tổ chức, kỷ luật và cách thức triển khai chính sách:
- Cách thức sản xuất kinh doanh: như việc giỏi ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ, tiến hành hiện đại hoá nền sản xuất... hoặc có một trình
độ cơng nghệ thấp, lao động thủ cơng là chủ yếu...
- Tâm lý tiêu dùng: Tâm lý này sẽ chi phối ý tưởng kinh doanh của nhà
doanh nghiệp.
- Quan hệ giữa người lao động với tư liệu sản xuất: Những người lao
động sử dụng thành thạo các tư liệu sản xuất, hồ hợp tốt với mơi trường lao
động ln là nguồn tìa ngun q giá đối với mỗi doanh nghiệp.
1.1.4.3 Văn hoá tổ chức quản lý trong kinh doanh:

Đây là văn hoá phản ánh đạo đức kinh doanh, phong cách kinh doanh...
của nhà quản trị doanh nghiệp. Yếu tố này thường bao gồm:
- Về quy mô tổ chức quản lý: Doanh nghiệp có thể được tổ chức quản lý
theo nhiều khâu, với cơ cấu quản lý gọn nhẹ, song cũng có doanh nghiệp quản
lý theo một quy mơ lớn, cơ chế quản lý cồng kềnh, theo kiểu “cấp phát xin
cho”.
- Về cách thức quản lý điều hành: Là yếu tố quan trọng phản ánh năng
lực lãnh đạo của nhà quản trị.
- Chế độ tuyển chọn và đãi ngộ nhân sự: Nhân lực là một trong ba nguồn
lực không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp (ba yếu tố đó gồm nhân
lực, vật lực, trí lực). Làm tốt cơng tác tuyển chọn và có chế độ đãi ngộ hợp lý
sẽ tạo ra những cá nhân xuất sắc, góp phần đưa công ty phát triển, đồng thời

- 23 -


tăng quan hệ gắn bó của người lao động với công ty, tạo nên sự phát triển ổn
định, và bền vững.
1.1.4.4 Văn hoá giao tiếp trong kinh doanh:
Yếu tố này bao gồm các bộ phận sau:
- Nguyên tắc ưu trội: Tất cả mọi cá nhân đều có những điểm mạnh cũng
như các điểm yếu riêng. Phát huy các thế mạnh có thể khiến cho các cá nhân
thêm tự tin trong giao tiếp. Ngược lại, các điểm yếu cần phải được khắc phục,
để xoá đi các mặc cảm, tự ti dẫn đến thua thiệt.
- Lối ứng xử: Là cả một thứ nghệ thuật địi hỏi phải ln trao dồi để có
các phản ứng linh hoạt trong giao tiếp.
- Việc xử lý các mối quan hệ xã hội: Nếu lối ứng xử phần nhiều mang
tính chất cảm tính, do tính cách của mỗi cá nhân chi phối, thì việc xử lý các
mối quan hệ hết sức phức tạp trong xã hội đòi hỏi không chỉ các kỹ năng ứng
xử mà cả một đầu óc tỉnh táo, giúp giải quyết mọi vấn đề một cách thoả đáng.

- Về phong cách, tác phong của cán bộ, nhân viên: Nhìn vào phong
cách, tác phong này của các cá nhân có thể đánh giá được họ có là những con
người có văn hố hay khơng.
1.2 ĐÀM PHÁN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.2.1 Khái niệm
Trong phần trước của chương, chúng ta đã cùng nhau xem xét tới khái
niệm văn hố kinh doanh. Có thể thấy đây là một khái niệm mới mẻ song lại
rất cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh nền thương mại quốc tế đầu thế kỷ 21
đang có những chuyển biến mạnh mẽ, cạnh tranh kinh tế ngày một gay gắt,
thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề, vốn là hậu quả như ơ nhiễm mơi
trường, nạn dịch HIV..., thì vấn đề kinh doanh có văn hố đang được đặt ra

- 24 -


như một đòi hỏi bức thiết, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Tất cả các
giao dịch kinh doanh ấy muốn thực hiện được đều phải bắt đầu từ khâu đàm
phán. Đây là một khâu hết sức quan trọng, không thể thiếu được trong các
hoạt động kinh doanh. Vậy phải hiểu “đàm phán” là gì ?
1.2.1.1 Định nghĩa
Xét về mặt ngơn từ, trong tiếng Hán, “đàm” có nghĩa là nói chuyện,
“phán” là việc đưa ra các quyết định. Vậy, hiểu theo một cách đơn giản nhất,
“đàm phán” có nghĩa là q trình trị chuyện, tiếp xúc giữa các bên để đi đến
một quyết định chung.
Bách khoa toàn thư Encarta’96 (Hoa kỳ) cho rằng “đàm phán” được
hiểu là một hành động:
a, Hội đàm với một hoặc nhiều bên để đi đến các thoả thuận
b, Dàn xếp phương thức trao đổi thông qua hợp đồng
c, Chuyển giao quyền sở hữu theo luật đinh và trên thực tế cho một hoặc
nhiều bên khác để đổi lấy các giá trị sẽ nhận được

d, Hồn thiện và giải quyết thành cơng các tồn tại của q trình [6,27].
Định nghĩa này có vẻ phù hợp với gốc từ Tiếng Anh là Negotiation (vốn
xuất phát từ một từ La tinh là “negotium” có nghĩa là “trao đổi kinh doanh”).
Một số học giả đưa ra các định nghĩa rộng hơn. Chẳng hạn như:
L.Constantin cho rằng: “Đàm phán là toàn bộ các hoạt động cho phép kết hợp
một cách hồ bình các lợi ích đối kháng hoặc trái nhau của các nhóm người,
các thực thể xã hội, hay các cá nhân” [6,28]. Định nghĩa trên làm nổi bật được
cái đích của đàm phán song lại thiếu tính cụ thể, chưa chỉ ra các cách thức
trong đàm phán cũng như chưa đề cập tới những lợi ích thống nhất của các
bên. Định nghĩa này mới chỉ dừng ở mức coi nguyên nhân của đàm phán là

- 25 -


×