Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CNXHKH vấn đề về tôn giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.44 KB, 7 trang )

I: Giới thiệu nhóm và chủ đề
Xin chào thầy và các bạn, chúng em là nhóm 5 và chủ đề thảo luận ngày hôm nay của
chúng em là “Từ lý luận chung về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ q độ lên CNXH,
hãy phân tích đặc điểm của tơn giáo ở VN hiện nay.”
Nếu chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là một trong ba phát minh quan trọng nhất của
chủ nghĩa Mác, thì những quan điểm về tôn giáo là một trong những biểu hiện rõ nét
nhất lập trường duy vật về lịch sử của học thuyết này. Nó thể hiện thơng qua các quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về cả bản chất, nguồn gốc lẫn chức năng của tôn
giáo. Trong khi các nhà duy tâm, thần học cho rằng tơn giáo có nguồn gốc siêu nhiên;
thế giới tự nhiên, xã hội loài người cũng như toàn bộ hoạt động của mỗi cá nhân con
người đều chịu sự chi phối, điều khiển của các lực lượng siêu nhiên, thần thánh thì
các nhà duy vật, đã có quan điểm hồn tồn đối lập. L.Phoiơbắc - nhà triết học duy
vật người Đức, trong Bản chất đạo Cơ đốc, đã khẳng định rằng, không phải thần
thánh sáng tạo ra con người mà con người sáng tạo ra thần thánh theo hình mẫu của
mình.

II: Nội dung
A: Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo
1: Khái niệm
Kế thừa và vượt lên trên quan điểm của Phoiơbắc và các nhà duy vật trước đó, các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử để lý giải
vấn đề bản chất của tôn giáo.
Trước hết chúng ta hãy cùng phân biệt thế nào là tín ngưỡng, tơn giáo và mê tín dị
đoan:
 Tín ngưỡng: niềm tin, sự ngưỡng mộ của con người vào một lực lượng siêu
nhiên, thần bí nào đó.
 Tơn giáo: là một hệ thống các tín ngưỡng được quản lý bằng giáo lý, giáo luật,
lễ nghi và do giáo chủ tổ chức tơn giáo.
 Mê tín dị đoan: Trái ngược với sự tích cực của tín ngưỡng và tơn giáo thì mê tín
dị đoan làm con người ta trở nên mê muội, mù quáng, gây ảnh hưởng tiêu cực
đến các tín đồ nói riêng và xã hội nói chung.


Sau khi đã phân biệt được các khái niệm trên, chúng ta hãy cùng đến với quan niệm
của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo để làm sáng tỏ lập trường duy vật của
ơng. Theo đó, tơn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và do tồn
tại xã hội quyết định. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự
nhiên và xã hội trở thành siêu nhiên, thần bí. Tơn giáo là một hiện tượng xã hội, văn
hóa, lịch sử, một lực lượng xã hội trần thế, bao gồm niềm tin, giáo lý, giáo luật, lễ
nghi, cơ sở thờ tự, có tổ chức nhân sự, hệ thống tín đồ. Tơn giáo là một hiện tượng tinh
thần của xã hội và vì vậy nó là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn
tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

2: Bản chất

Trần Phương Thảo – ĐH Kinh tế-ĐHQGHN


Vậy bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội-văn hóa do con người sáng tạo ra. Mác
trong tác phẩm “Góp phần phê phán Triết học pháp quyền của Hêghen” cũng đã khẳng
định rằng "con người sáng tạo ra tơn giáo"
Tác phẩm “Chống Đuy-rinh” chính là nơi Ăngghen đã đưa ra những nhận định quan
trọng vào loại bậc nhất của những người cộng sản về vấn đề tôn giáo. Trong tác phẩm
này, Người đã đưa ra định nghĩa về tôn giáo, là "sự phản ánh hư ảo-vào trong đầu óc
của con người-của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ;
chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức của những
lực lượng siêu trần thế ".

3: Nguồn gốc
Vấn đề đặt ra ở đây là, nguyên nhân nào dẫn đến sự phản ánh “hoang đường”, “hư ảo”
của tơn giáo?
Tại sao con người lại có nhu cầu tơn giáo và đặt niềm tin lớn lao vào tôn giáo như
vậy? Đứng vững trên lập trường duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải

rằng sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo xuất phát từ hiện thực khách quan và nguồn
gốc quan trọng nhất của tôn giáo chính là điều kiện kinh tế – xã hội.
Trong lịch sử tiến hố của mình, trước hết con người có nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo
ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình. Nhưng do trình độ và khả
năng cải tạo tự nhiên cịn thấp kém, con người ln cảm thấy yếu đuối, bất lực trước
các hiện tượng tự nhiên và đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh siêu nhiên. Đó chính
là cơ sở cho sự nảy sinh các hiện tượng thờ cúng. Đặc biệt, khi xã hội có sự phân chia
và áp bức giai cấp thì các mối quan hệ xã hội càng phức tạp, một bộ phận người dân
rơi vào tình thế cùng quẫn, bất lực trước các thế lực thống trị. Thêm vào đó, những yếu
tố tự phát, ngẫu nhiên, rủi ro bất ngờ, nằm ngoài ý muốn của con người, sự bần cùng
về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của những bất công xã hội cùng bất
hạnh trong đấu tranh giai cấp gây ra cho họ sự sợ hãi, lo lắng, mất cảm giác an tồn.
Đó cũng là nguồn gốc sâu xa cho sự ra đời của tôn giáo.
THẢO
Để tiếp nối phần thảo luận của Chi, mình sẽ đưa ra một câu hỏi cho mọi người. Các
bạn có biết điều vĩ đại của C.Mác khi nói đến vấn đề tơn giáo là gì khơng ạ?
Điều vĩ đại của C.Mác chính là ở chỗ trong khi các nhà duy vật vô thần chỉ biết phê
phán bản thân tơn giáo thì C.Mác lại khơng phê phán tơn giáo mà phê phán chính cái
hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo, tức là phê phán sự áp bức, bất cơng, bạo lực…
Vậy nên muốn xố bỏ tơn giáo, khơng có cách nào khác là phải xố bỏ cái hiện thực
đã làm nó nảy sinh.
Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và
bản thân mình cịn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa
học chưa khám phá nên con người chỉ có thể giải thích thơng qua lăng kính của tôn
giáo. Sự nhận thức của con người khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo
tưởng, thần thành hóa đối tượng. Đây cũng chính là nguồn gốc nhận thức của con
người về tôn giáo.
Cuối cùng là nguồn gốc về tâm lý. Nó xuất phát từ sự sợ hãi, lo âu của con người trước
sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo. Các nhà duy vật cổ
đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”. Lênin cũng cho rằng, sợ hãi

Trần Phương Thảo – ĐH Kinh tế-ĐHQGHN


trước thế lực mù quáng của tư bản …. sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”,
làm họ bị diệt vong …, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tơn
giáo hiện đại. Ngay cả những tâm lý tích cực như lịng biết ơn, sự kính trọng cũng có
khi được thể hiện qua tơn giáo.

4: Tính chất
Tiếp sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tính chất của tơn giáo. Tơn giáo có 3 tính
chất là: tính lịch sử, tính quần chúng và tính chính trị.
 Đã bao giờ bạn thắc mắc rằng tôn giáo kết thúc khi nào” hay chưa? Tôn giáo là
sản phẩm của lịch sử, nó có sự hình thành, tồn tại và phát triển trong từng giai
đoạn lịch sử, tơn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội
của thời đại đó. Đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi con người nhận thức
được bản chất các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khi con người làm chủ được tự
nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin cho mỗi
con người thì tơn giáo sẽ khơng cịn.
 Bên cạnh đó, Tơn giáo là nơi sinh hoặt văn hóa, tinh thần của đa số bộ phận
quần chúng nhân dân lao động. Hiện nay, số lượng tín đồ của các tơn giáo
chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới, tơn giáo có mặt ở khắp các dân tộc,
quốc gia, châu lục. Tuy tôn giáo phản ánh hạnh phúc hư ảo, song nó phản ánh
khát vọng của những con người bị áp bức về một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái
… Bởi vì tơn giáo thường có tính nhân văn, nhân đạo hướng thiện của toàn bộ
nhân loại được truyền qua các thế hệ, tầng lớp nên tơn giáo cũng mang tính
quần chúng.
 Cuối cùng, tính chính trị của tơn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai
cấp, các giai cấp thống trị đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
Trong nội bộ tơn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng
mang tính chính trị. Chúng ta cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn

giáo nhằm thõa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và đang bị các thế
lực chính trị – xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngồi tơn giáo của họ.
 Ngày nay, tơn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp khơng chỉ
ở quốc gia mà cịn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế
của tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Do vậy, mỗi chúng ta nên tự tìm hiểu và có sự nhận
thức đúng đắn về tôn giáo để tránh bị thế lực phản động lừa gạt niềm tin tôn
giáo (bê bối chùa Ba Vàng năm 2019), (hội thánh Đức chúa trời 2018).

5: Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ q độ lên
CNXH
Như đã nói ở trên, tơn giáo là một hiện tượng chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định
của lịch sử xã hội, trong lòng xã hội chủ nghĩa vẫn sẽ tồn tại tôn giáo. Tại sao vậy?
Xuất phát từ bản chất kinh tế - xã hội (sự khác nhau về lợi ích của các giai cấp trong
xã hội), chính trị - xã hội (nhiều lực lượng chính trị duy trì và lợi dụng tơn
giáo, khủng bố, chiến tranh, đói nghèo), văn hóa (tơn giáo là bộ phận quan trọng trong
văn hóa của các dân tộc quốc gia nên tồn tại tôn giáo là hiện tượng khách quan). Vì
vậy, khi giải quyết vấn đề tơn giáo cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Trần Phương Thảo – ĐH Kinh tế-ĐHQGHN




Thứ nhất, tơn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của
nhân dân: Tín ngưỡng tơn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao,
đấng thiêng liêng nào đó mà họ tơn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng. Do đó, tự do tín
ngưỡng và tự do khơng tín ngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân. Quyền này
nói lên rằng việc theo đạo, đổi đạo, hay không theo đạo là thuộc quyền tự do lựa chọn của
mỗi người dân, không một cá nhân, tổ chức nào, kể cả các chức sắc tôn giáo, tổ chức giáo
hội… được quyền can thiệp vào sự lựa chọn này. Mọi hành vi cấm đoán, ngăn cản tự do

theo đạo, đổi đạo, bỏ đạo hay đe dọa, bắt buộc người dân phải theo đạo đều xâm phạm
đến quyền tự do tư tưởng của họ. Ví dụ: người chồng ép vợ mình đổi từ đạo Thiên Chúa
sang đạo Phật để giống với gia đình, dòng họ nhà chồng; hành vi này vi phạm Điều 24
Hiến pháp 2013 và Luật Hơn nhân và Gia đình "quyền Bình đẳng Hơn nhân Và Gia
đình trong quan hệ nhân thân"



Thứ hai, khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tơn giáo phải gắn liền
với q trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới: Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra
rằng, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội;
muốn xóa bỏ ảo tưởng này sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra
ảo tưởng ấy. Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực khơng có
áp bức, bất cơng, nghèo đói và thất học…cũng như những tệ nạn nảy sinh trong xã hội.
Đó là một q trình lâu dài, và khơng thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới. Việt Nam hiện nay đi trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã
hội - một xã hội "dân giàu, nước mạnh, cơng bằng, bình đẳng, văn minh", thực hiện
tiêu chí đó để người dân sẽ bỏ đi những ảo tưởng, những tư tưởng xa vời, tiêu cực, cực
đoan như minh hơn trong các gia đình nhà giàu có con, cháu chưa lập gia đình mà mất
sớm.



Thứ ba, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng của tơn giáo trong q trình
giải quyết vấn đề tôn giáo: Mặt tư tưởng thể hiện sự khác nhau về niềm tin,mức
độ tin tưởng giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không
theo tôn giáo, cũng như những người có tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau,phản
ánh mâu thuẫn khơng mang tính đối kháng. Mặt chính trị, bên cạnh ước nguyện
giải phóng của quần chúng chống lại sự nơ dịch của các thế lực thống trị bóc
lột, mặt chính trị cịn thể hiện ở việc lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp

cách mạng của những phần tử phản động đội lốt tơn giáo. Ví dụ: trong xã hội
chiếm hữu nô lệ, những tầng lớp, giai cấp nơ lệ bị áp bức, bóc lột, bần cùng nặng nề
bởi chủ nơ (chính trị), vì thế họ tin tưởng rằng có một thế lực siêu trần thế có thể cứu
giúp họ và cho họ tự do, hạnh phúc (tư tưởng).




Thứ tư, đoàn kết giữa những người theo và khơng theo tơn giáo, đồn kết các
tơn giáo hợp pháp
Cuối cùng, có quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tôn giáo: Tôn
giáo không phải là một hiện tượng xã hội bất biến, ngược lại, nó ln luôn vận
động và biến đổi không ngừng tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế-xã hội lịch sử cụ thể. Mỗi tơn giáo đều có lịch sử hình thành, có quá trình tồn tại và
phát triển nhất định. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, tác động của từng tôn
giáo đối với đời sống xã hội không giống nhau. Vì vậy, “Người mácxít phải biết
chú ý đến tồn bộ tình hình cụ thể” - đó là điều mà V.I.Lênin đã từng nhắc nhở
khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ví dụ: Ở triều đại phong kiến, Phật giáo được truyền
vào Việt Nam để hình thành giá trị văn hóa chùa, làng. Cịn ngày nay, đạo Phật khơng
chỉ giữ gìn văn hóa đền chùa mà cịn tổ chức rất nhiều buổi tọa đàm giảng dạy, khóa
tu, các lễ thiền, lễ phóng sanh, siêu độ cho các vong linh mới qua đời,..

Trần Phương Thảo – ĐH Kinh tế-ĐHQGHN


Nói tóm lại, muốn khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, trước hết cần
phải tạo lập được một thế giới hiện thực khơng có áp bức, bất cơng, nghèo đói, thất
học…, một thế giới hiện thực khơng cịn cần đến “sự đền bù hư ảo” của tơn giáo mà
người ta có thể tìm thấy những hạnh phúc thật sự ngay trong cuộc sống, một xã hội
cộng sản chủ nghĩa văn minh. Đó là một q trình cách mạng lâu dài, gian khổ gắn
liền với cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Xuất phát từ nhận thức tôn giáo là nhu

cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đó là nhu cầu hồn tồn chính đáng, Nhà
nước xã hội chủ nghĩa cần phải tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, không được chống tôn giáo mà chỉ chống những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn
giáo để chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Tuyệt đối khơng
được nóng vội, chủ quan trong việc giải quyết vấn đề tơn giáo.

B: Phân tích đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
1: Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam










Việt Nam là một quốc gia có nhiều tơn giáo . Với vị trí địa lý nằm ở khu vực
Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn và có ba mặt giáp
biển, Việt Nam rất thuận lợi trong việc giao lưu và du nhập các luồng văn hóa,
các tơn giáo trên thế giới. Cùng sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tơn giáo,
người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới.
Theo thống kê, ở nước ta có khoảng 24 triệu tín đồ tơn giáo, chiếm khoảng 27%
dân số cả nước. Trong đó, chủ yếu là tín đồ Phật giáo (hơn 11 triệu người),
Công giáo (gần 7 triệu người), Tin Lành (hơn 1 triệu người), Cao Đài (2,4 triệu
người), Phật giáo Hòa Hảo (1,5 triệu người); còn lại là tín đồ các tơn giáo khác,
chiếm gần nửa triệu người.
Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen, chung sống hịa bình; khơng có xung
đột, chiến tranh tơn giáo. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời sống tâm

linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của người Việt Nam
và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Đây là những yếu tố để người Việt Nam dễ
hịa đồng với nhiều tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau. Trong nhiều cộng đồng dân
cư có sự xen kẽ giữa người có tơn giáo và người khơng có tơn giáo. Ở nhiều
nơi, trong cùng một làng, xã, có nhóm tín đồ của tơn giáo này sống đan xen với
nhóm tín đồ của tơn giáo khác hoặc với những người khơng theo tơn giáo, và họ
sống hịa hợp với nhau trên nền tảng làng, xóm, dịng họ.
Các tơn giáo ở Việt Nam nói chung ln đồng hành cùng dân tộc, có nhiều
đóng góp quan trọng trong q trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Đi dọc theo
chiều dài lịch sử dân tộc, ta có thể thấy tơn giáo đồng hành cùng nhân dân ta
ngay từ thời kì đầu giành lại độc lập, tôn giáo vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần cho
nhân dân vượt qua những các cuộc kháng chiến khốc liệt. Và cho đến nay, tôn
giáo vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội như một phần đặc biệt quan trọng trong
bản sắc văn hóa của người dân. Tuy nhiên, một số tôn giáo bị các thế lực thù
địch phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích chính trị.Vì vậy, một
mặt phải đáp ứng đúng nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của nhân dân, mặt khác
phải luôn cảnh giác với âm mưu lợi dụng tơn giáo của các thế lực thù địch.
Tín đồ các tôn giáo Việt Nam phần lớn là nhân dân lao động, có lịng u nước.
tinh thần dân tộc. Tín đồ các tơn giáo Việt Nam có thành phần rất đa dạng,

Trần Phương Thảo – ĐH Kinh tế-ĐHQGHN


nhưng chủ yếu là nhân dân lao động. Đa số tín đồ các tơn giáo đều có tinh thần
u nước, chống giặc ngoại xâm, tơn trọng cơng lý, gắn bó với dân tộc, đi theo
Đảng, theo cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tơn giáo cùng với các tầng lớp
nhân dân làm nên những thắng lợi to lớn, vẻ vang của dân tộc và có ước vọng
sống “tốt đời, đẹp đạo”.


2: Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam với tín ngưỡng, tơn giáo hiện
nay
Con người Việt Nam vốn trọng tình, “uống nước, nhớ nguồn” nên tín ngưỡng, tơn giáo
Việt Nam cũng thấm đượm tinh thần ấy. Điều đó được thể hiện qua truyền thống thờ
cúng tổ tiên, người có cơng với dân tộc. Thế nhưng hiện nay đã xuất hiện một số chức
sắc, tín đồ các tơn giáo có biểu hiện suy thối đạo đức, lợi dụng tơn giáo để tun
truyền mê tín-dị đoan, kiếm tiền bất chính. Hiện tượng “bn thần, bán thánh” có dấu
hiệu bùng phát làm tiêu tốn tiền bạc, thời gian, sức khoẻ của nhân dân. Chính vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách để kiểm sốt tình trạng này như sau:
 Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và
sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta. Như đã phân
tích ở trên, chúng ta có thể thấy trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay, những điều kiện tồn tại của tôn giáo vẫn còn. Thời kỳ quá độ
với những quan hệ sản xuất cũ và mới đan xen nhau nên chưa thể xóa bỏ những
hiện tượng bóc lột, bất bình đẳng trong xã hội… thêm vào đó thiên tai, vì vậy,
một bộ phận người dân vẫn sẽ có nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo. Do vậy, tôn giáo
đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trong quá trình xây dựng
CNXH.
 Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đồn kết dân tộc. Đồng
bào các tơn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện
nhất qn chính sách tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc
khơng theo tơn giáo, quyền sinh hoạt tơn giáo bình thường theo đúng pháp luật.
Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.

Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Đây là
tư tưởng quan trọng nói lên thực chất của công tác tôn giáo gắn với mục tiêu là
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu trên chính là cơ
sở để phát huy sự tương đồng, khắc phục sự khác biệt của quần chúng có đạo.
Đối tượng của cơng tác vận động quần chúng bao gồm: tín đồ, chức sắc, nhà tu
hành và chức việc trong từng tôn giáo; đồng thời cũng phải vận động quần

chúng khơng có tơn giáo thực hiện chính sách tơn giáo. Tuy nhiên trong thực tế
cịn tồn tại nhiều hạn chế khi thực hiện công tác trên. Để quán triệt quan điểm
này cần khắc phục các biểu hiện: Hành chính, quan liêu, xa rời quần chúng
hoặc hữu khuynh theo đuôi quần chúng.
 Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Cơng tác tơn giáo
khơng thể chỉ do một ngành nào đó làm được, mà phải do tồn bộ hệ thống
chính trị cùng tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó,
tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách làm cơng tác tơn giáo có trách nhiệm
trực tiếp cũng cần được củng cố và kiện toàn.
 Vấn đề theo đạo và truyền đạo tuân thủ pháp luật. Từ những chủ trương nhất
quán này, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo
Trần Phương Thảo – ĐH Kinh tế-ĐHQGHN



quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo của người dân. Tất cả những quyền của người
dân về tôn giáo đều được Nhà nước Việt Nam quy định rõ từ việc quản đạo,
hành đạo, truyền đạo… Nơi thờ tự của các tôn giáo được luật pháp Việt Nam
bảo vệ. Tất nhiên, pháp luật Việt Nam cũng quy định việc thành lập tổ chức tơn
giáo phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; hoạt động tín
ngưỡng, tơn giáo phải đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức, văn
hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Có thể nói, hịa chung với sự hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mọi mặt của
đất nước, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng sôi động, những chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho các hoạt động tôn giáo.

III. Mini game
Trên đây là toàn bộ phần thảo luận của nhóm chúng mình. Tiếp ngay sau đây, khơng
để các bạn phải chờ lâu nữa, chúng ta cùng đến với phần vơ cùng hấp dẫn ngày hơm

nay. Đó chính là mini game.
Hơm nay ai chưa có tiền gửi xe giơ tay lên nào? Vậy bạn cịn chần chừ gì mà khơng
hướng mắt lên màn hình, nhập mã pin hoặc qt mã QR trên Kahoot để tham gia phần
game với phần thưởng vơ cùng hấp dẫn đấy chính là tiền gửi xe free cả tuầnnnn.

Trần Phương Thảo – ĐH Kinh tế-ĐHQGHN



×