Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

kế hoạch marketing mix cho tesla

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.23 KB, 14 trang )

Mục lục
TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LỜI CẢM
ƠN................................................................................................................3
I. Giới thiệu chung về Tesla.........................................................................................4
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
II: Các yếu tố thuộc mơi trường marketing...............................................................4
1: Yếu tố SWOT........................................................................................................4
1.1: SWOT là gì?...................................................................................................4
1.2: Phân tích SWOT của Tesla.............................................................................4
2: Yếu tố 5 forces.......................................................................................................6
2.1: Five forces là gì?.............................................................................................6
2.2: Phân tích 5 forces của Tesla............................................................................6
2.2.1: Đối thủ cạnh tranh (bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trong ngành và đe
dọa từ đối thủ mới).............................................................................................6

MÔN: NGUYÊN LÝ MARKETING

2.2.2: Khách hàng..............................................................................................6
ĐỀ BÀI: Lựa chọn một dịch vụ/sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể và tiến hành lập kế hoạch
2.2.3: Nhà cung cấp...........................................................................................7
marketing mix (4P) cho dịch vụ/sản phẩm đó.
2.2.4: Các sản phẩm thay thế.............................................................................7
3: Yếu tố PEST..........................................................................................................7

SinhPEST
viên là
thực
hiện
: Trần Phương Thảo


3.1:
gì?.....................................................................................................7
Mã sinh viên
: 21051294
3.2:
LớpPhân tích PEST của Tesla...............................................................................7
: QH-2021-E Kinh tế CLC 1

học Yếu
phầntố chính trị - pháp: luật......................................................................7
BSA2002 7
3.2.1:
Giảng viên hướng dẫn
: PGS. TS Nguyễn Thu Hà
3.2.2: Yếu tố kinh tế...........................................................................................8

Ths. Hồng Đàm Lương Thúy

3.2.3: Yếu tố văn hóa - xã hội............................................................................8
3.2.4: Yếu tố công nghệ......................................................................................9

Nội
2022 và định vị sản phẩm.....................9
III: Thị trường mục tiêu, phân Hà
đoạn
thị –trường
1: Thị trường mục tiêu...............................................................................................9
2: Phân đoạn thị trường............................................................................................10
3: Định vị sản phẩm.................................................................................................10
IV: Chiến lược 4P của Tesla.......................................................................................10



1: Chiến lược sản phẩm (Product)........................................................................10
2: Chiến lược giá (Price)........................................................................................11
3: Chiến lược phân phối (Place)............................................................................11
4: Chiến lược xúc tiến (Promotion).......................................................................11
V: Đánh giá hiệu quả của các chiến lược..................................................................11
1: Ưu điểm..............................................................................................................11
2: Hạn chế:.............................................................................................................12
VI: Xây dựng chiến lược Marketing Mix (4P) dành cho Tesla...............................12
1: Chiến lược sản phẩm...........................................................................................12
2: Chiến lược giá......................................................................................................13
3: Chiến lược phân phối...........................................................................................13
4: Chiến lược xúc tiến..............................................................................................13
VII: Tổng kết..............................................................................................................13

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Kinh tế ĐHQGHN đã đưa mơn Ngun lý Marketing vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,
chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thu Hà và
cô Hoàng Đàm Lương Thúy đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học mơn Ngun lý
Marketing của các cơ, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học
tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang
để chúng em có thể vững bước sau này.


KẾ HOẠCH MARKETING MIX (4P) CHO
TESLA
I. Giới thiệu chung về Tesla
Tesla Inc. được thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 2003 bởi một nhóm kỹ sư muốn

chứng minh rằng mọi người không cần phải thỏa hiệp để lái xe điện, xe điện có thể lái
tốt hơn, nhanh hơn và thú vị hơn xe chạy xăng. Cơng ty có tên cũ là Tesla Motors Inc.
trước khi được đổi vào tháng 2 năm 2017. Tesla không chỉ chế tạo xe chạy hồn tồn
bằng điện mà cịn sản xuất các sản phẩm lưu trữ và sản xuất năng lượng sạch có khả
năng mở rộng vô hạn như pin Tesla và tấm pin, mái nhà năng lượng mặt trời. Trụ sở
chính của tập đoàn được đặt tại Palo Alto, California, US. Ngoài ra, các nhà máy của
Tesla được đặt ở Fremont, California và Gigafactory tại Thượng Hải. [1]

II: Các yếu tố thuộc môi trường marketing
1: Yếu tố SWOT
1.1: SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của 4 chữ cái đầu của các từ sau: Strength (Điểm mạnh), Weakness
(Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), và Threats (Thách thức). Mơ hình SWOT giúp
các nhà hoạch định chiến lược, quản lý xác định chính xác được yếu tố bên trong và
bên ngoài để xây dựng kế hoạch dự án hoặc xử lý vấn đề của doanh nghiệp, ví dụ như
mở rộng thị trường mới, thực thi một kế hoạch kinh doanh mới... [2]
1.2: Phân tích SWOT của Tesla

SWOT

O – Opportunities
- O1: Sự gia tăng của người
tiêu dùng có trách nhiệm.
- O2: Giá xăng, dầu tăng
nên điện đang dần trở thành
nguồn năng lượng tái tạo
được khuyến khích sử
dụng.
- O3: Sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ.

- O4: Gia tăng sự ủng hộ từ
chính phủ các nước đối với
phương tiện thân thiện với
môi trường.

T – Threats
- T1: Cạnh tranh mạnh mẽ từ
các đối thủ, đặc biệt là đối
thủ cạnh tranh nước ngồi.
- T2: Cơng nghệ dễ bị sao
chép.


S – Strengths
- S1: Cơ cấu tổ chức phù hợp
với chiến lược.
- S2: Bộ phận R&D mạnh.
- S3: Hình ảnh thương hiệu
mạnh.
- S4: Công ty được sự tin
tưởng cao của các nhà đầu tư
trong dài hạn.

Các chiến lược S – O
1. S1, S2, S3 + O1, O2, O3,
O4
-> Phát triển các sản
phẩm mới.
2.S3, S4 + O1, O4
-> Xây dựng nhà máy

Gigafactory 3.
3.S2, S3 + O1, O2, O4
-> Mở rộng thị trường.
4. S1 + O1, O2, O3, O4
-> Khuyến khích nhân
viên đổi mới để hỗ trợ cải
tiến liên tục cho doanh
nghiệp.
W – Weaknesses
Các chiến lược W – O
- W1: Công suất sản xuất 1. W1, W2, W3 + O3
thấp.
-> Đầu tư vào các tài sản
- W2: Giá cả cao so với các hữu hình để nâng cao
phương tiện khác.
năng suất.
- W3: Chi phí cao.
2. W2, W3 + O1, O2, O3,
- W4: Các chi tiêu tài chính
O4
yếu, rủi ro tài chính cao.
-> Mua lại công ty
Solarcity.

Các chiến lược S - T
1. S1, S2, S4 + T1, T2
-> Cải thiện các chức năng
của sản phẩm.
2. S1, S2, S4 + T1
-> Phát triển sản phẩm

mới để giảm chi phí hoạt
động chung.
3. S1 + T1, T2
-> Khuyến khích nhân viên
đổi mới để hỗ trợ cải tiến
liên tục cho doanh nghiệp.

Các chiến lược W – T
1. W1, W2, W3 + T1
-> Theo đuổi kế hoạch
cung cấp sản phẩm cho thị
trường đại chúng.
2. W4 + T1
-> Tuyển dụng các quản lý
để cải thiện tài chính.
3. W1, W2, W3 + T1, T2
-> Mua lại công ty
Maxwell và Grohmann
Engineering.

2: Yếu tố 5 forces
2.1: Five forces là gì?
Five Forces trong tiếng Anh là Five Competitive Forces, có nghĩa là 5 lực lượng cạnh
tranh cần phân tích để đánh giá mức độ hấp dẫn dài hạn của một thị trường hoặc một
phân khúc thị trường trong một ngành nào đó, qua đó giúp doanh nghiệp có chiến lược
phát triển hiệu quả.
Mơ hình five forces bao gồm:
- Tính cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ trong cùng ngành.
- Mối đe dọa từ các đối thủ mới;
- Quyền lực của nhà cung cấp;

- Mối đe dọa từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế;
- Quyền lực của khách hàng; [3]
2.2: Phân tích 5 forces của Tesla


2.2.1: Đối thủ cạnh tranh (bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trong ngành và đe dọa
từ đối thủ mới)

Cấu trúc ngành ô tô là một ngành tập trung nên nó là một ngành có tính cạnh tranh
cao. Nhiều cơng ty có ảnh hưởng và thị phần lớn trên thị trường đã và đang bắt đầu gia
nhập ngành công nghiệp ô tô điện. Trong đó, một số công ty lớn có thể kể đến như:
Toyota: Trong những ngày cuối năm 2020, Toyota đã chính thức giới thiệu đến người
tiêu dùng Nhật Bản hai phiên bản của dòng xe điện cỡ nhỏ C+pod.
General Motors (Mỹ): Hãng cho biết sẽ tăng 7 tỷ USD đầu tư vào công nghệ xe điện
và xe tự động đến năm 2025. Mới gần đây, Honda đã xác lập thỏa thuận hợp tác với
GM để triển khai kế hoạch phát triển xe ô tô điện (EV) trong thập niên 2020. [4]
Tập đoàn Volkswagen (Đức): Vào ngày 09/09/2019, hãng xe Đức này đã giới thiệu
sản phẩm đầu tiên thuộc dòng xe điện với tên gọi ID.3, tại triển lãm ô tô Frankfurt.
Volkswagen ngày 4/3 cho biết đã phê duyệt kế hoạch đầu tư 2 tỷ euro (khoảng 2,2 tỷ
USD) vào một nhà máy ôtô điện mới. [5]
Mercedes-Benz (Đức): Thương hiệu xe sang này đã phát triển chiếc xe ôtô điện EQC
đầu tiên của mình bằng một cách riêng biệt. Chiếc xe này sử dụng nền tảng riêng và
không dựa trên bất kỳ dịng xe nào và chính thức lăn bánh vào giữa tháng 09/2018.
2.2.2: Khách hàng

Công ty xây dựng chiến lược để người chủ sở hữu xe hơi làm đại sứ thương hiệu, xây
dựng lịng trung thành thơng qua các hoạt động ưu đãi kèm theo trải nghiệm độc
quyền.
=> Kết luận: Khách hàng mục tiêu các sản phẩm xe điện của Tesla là những người
yêu thích mới lạ, những người giàu có, có nhận thức về bảo vệ mơi trường và mong

muốn hiệu quả chi phí dài hạn.
2.2.3: Nhà cung cấp

Ở Mỹ hiện nay có hơn 5.600 nhà cung cấp sản xuất phụ tùng ô tô, họ cung cấp tương
tự nhau về sản phẩm và giá cả. Trong khi đó, mỗi chiếc xe mà các nhà máy lắp ráp
chứa 8.000 đến 12.000 thành phần khác nhau (và có đến 15.000 bộ phận riêng lẻ). Vì
vâỵ, các cơng ty sản xuất ơ tơ có thường lấy phụ tùng từ nhiều nguồn cung cấp khác
nhau và có thể dễ dàng thay thế nếu như nhà cung cấp không đáp ứng được yêu cầu
của họ.
Các thành phần trong một chiếc xe hơi hoặc xe tải thông thường chứa hơn 3.000
pounds sắt, thép, cao su và thủy tinh. Do kích thước của mỗi chiếc xe và số lượng xe


được sản xuất mỗi năm, các nhà sản xuất ô tô cũng nằm trong số những người mua lớn
nhất các ngun liệu thơ của Mỹ. Vì vậy, các nhà sản xuất ơ tơ có nhiều lựa chọn và
quyền thương lượng về giá cả đối với các nhà cung cấp.
2.2.4: Các sản phẩm thay thế

Có một số phương thức di chuyển và vận chuyển thay thế bao gồm taxi, xe buýt, xe
lửa và máy bay. Tuy nhiên, không phương tiện nào trong số chúng có thể mang lại sự
thuận tiện như việc sở hữu một chiếc ô tô. Xe ô tô riêng sẽ phục vụ bạn suốt ngày đêm,
trong khi nếu bạn lỡ một chuyến tàu hoặc xe buýt, bạn phải đợi một chiếc khác. Tuy
nhiên, đôi khi, đối với những người mới đi làm và có nguồn lực tài chính hạn hẹp, họ
sẽ có thể thấy tàu điện ngầm hoặc xe buýt rẻ hơn và tiện lợi hơn. Đây cũng là một mối
đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế.

3: Yếu tố PEST
3.1: PEST là gì?
PEST là mơ hình nghiên cứu những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp thơng qua
bốn yếu tố chính của mơi trường vĩ mơ có tác động trực tiếp đến nền kinh tế, bao gồm:

yếu tố chính trị (P), yếu tố kinh tế (E), yếu tố văn hóa – xã hội (S), yếu tố cơng nghệ
(T). [6]
3.2: Phân tích PEST của Tesla
3.2.1: Yếu tố chính trị - pháp luật

* Chính phủ khuyến khích việc sản xuất và sử dụng xe điện.
Ngành công nghiệp ô tô đã trở thành nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất của Mỹ chủ
yếu là do nhu cầu đi lại tăng lên, tăng trưởng kinh tế và dân số, giá nhiên liệu thấp, và
sự phát triển đô thị.
Để thay đổi quỹ đạo này, nhiều quốc gia thể đã ban hành tiêu chuẩn khí thải GHG cho
xe, áp dụng các mục tiêu cho việc triển khai phương tiện không khí thải (ZEV), bao
gồm cả xe điện cắm (EV) và xe điện chạy bằng pin nhiên liệu (FCEV), và cung cấp
giảm giá và ưu đãi cơ sở hạ tầng cho ZEV, chẳng hạn như thiết bị cung cấp EV
(EVSE) và cơ sở hạ tầng nhiên liệu hydro. Hơn một nửa số tiểu bang ở Mỹ đang sử
dụng giảm giá, miễn thuế và tín dụng thuế để thúc đẩy mua hàng EV.
3.2.2: Yếu tố kinh tế

* Tỷ giá hối đoái.


Chênh lệch tỷ giá hối đoái mang lại cả mặt tốt lẫn mặt xấu đối với những nhà sản xuất
ô tơ, đặc biệt là cơng ty có chuỗi cung ứng xuyên biên giới như Tesla. Ví dụ, vào năm
2016, đồng yên Nhật tăng mạnh khiến Tesla phải chịu chi phí pin cao
hơn cho dây chuyền sản xuất ô tô của mình. Chuyển sang năm 2017, đồng đơ la Mỹ
giảm giá đã thúc đẩy vận may tài chính của Tesla. Cơng ty có các nhà máy sản xuất
lớn ở Nevada và California nên đã được hưởng lợi vì đồng đơ la yếu hơn, khi Tesla
vận chuyển xe ra nước ngoài và thu doanh thu bằng ngoại tệ khác.
* Giá xăng tăng.
Giá xăng giảm trong suốt những năm từ 2013 đến 2016, nhưng bắt đầu tăng trở lại vào
năm 2017. Năm 2018, một gallon xăng thơng thường có giá 2,72 đơ la Mỹ, cao hơn

30 cent/gal (13%) so với năm 2017. Hiện nay, giá xăng trên thực tế đã được ước tính
vượt ngưỡng 4 USD/gallon lần đầu tiên kể từ năm 2008 kể cả khi khơng có cuộc
khủng hoảng ở Đơng Âu hoặc các lệnh trừng phạt kinh tế được áp đặt đối với Nga.
Đây được xem như một cơ hội thuận lợi để phát triển các dịng xe chạy bằng điện,
khơng tốn xăng. [7]
3.2.3: Yếu tố văn hóa - xã hội

* Sự gia tăng của người tiêu dùng có trách nhiệm.
Thế hệ Y (Thế hệ trẻ) - thế hệ được kết nối nhiều nhất với các phương tiện truyền
thông xã hội – có xu hướng nhận thức xã hội tốt và ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ
những thương hiệu có cam kết phát triển bền vững. Hơn nữa, phần lớn người tiêu dùng
cho biết họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm có cam kết phát triển bền
vững, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, gần 75% người trong số họ cho biết sẽ sẵn sàng trả
thêm tiền cho những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Vì thế, với ý thức về bảo vệ mơi trường của khách hàng càng cao, khả năng nhu cầu
của khách hàng đối với các sản phẩm góp phần bảo vệ mơi trường ngày một tăng,
trong đó có các loại xe điện.
* Thu nhập
Với thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, cuộc sống của con người dần được
cải thiện, con người khơng chỉ cịn mong muốn ăn no, mặc ấm, mà tiến tới ăn ngon,
mặc đẹp. Nhu cầu về an toàn, và tiến xa hơn là nhu cầu được thể hiện bản thân mình,
ngày càng cao. Chính vì vậy, việc sở hữu một chiếc xe hơi có thiết kế sang trọng, tiện
lợi đang trở nên quan trọng hơn.


Đây cũng chính là cơ hội tốt để ngành ơ tô, đặc biệt là ô tô điện ngày càng mở rộng và
phát triển hơn
3.2.4: Yếu tố cơng nghệ

* AI.

Trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng để đưa ra quyết định dựa trên điều kiện đường xá
xung quanh phương tiện, chẳng hạn như hướng di chuyển, điểm đến theo kế hoạch và
hành vi của các phương tiện giao thông khác trong vùng lân cận.
Theo đó, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Tesla, Elon Musk, đã nói ơng tin
rằng công ty xe của ông sẽ đạt được quyền tự chủ hoàn toàn (cấp 5). Thực tế, hệ thống
Autopilot của Tesla có thể giảm 40% tai nạn.
* In 3D.
Hiện nay, ngành sản xuất ôtô đang phải đối mặt 2 thách thức lớn. Thứ nhất, khách
hàng ngày càng mong muốn những chiếc xe với nhiều lựa chọn cá nhân hóa hơn.
Trong khi đó, với những mẫu xe mới, tính phức tạp ngày càng lớn. Cơng nghệ in 3D,
vì thế, đang đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong sản xuất các bộ phận riêng lẻ. Nó
giúp đảm bảo việc sản xuất được nhanh chóng và trơn tru.

III: Thị trường mục tiêu, phân đoạn thị trường và định vị sản phẩm
1: Thị trường mục tiêu
- Thị trường mục tiêu 1: Tesla tập trung vào nam giới (83,9%) và các giám đốc điều
hành doanh nghiệp. Đa số trong độ tuổi từ 45-64. 77,3% có thu nhập trên 100.000 đơ
la và được coi là giàu có, thuộc tầng lớp trung, thượng lưu. Họ ít nhạy cảm về giá hơn,
xem xe của Tesla là uy tín và là một phần trong phong cách sống của họ. Chính vì thế,
Tesla tập trung vào các dịng xe cao cấp sang trọng, nhanh, tiết kiệm và thân thiện với
môi trường.
- Thị trường mục tiêu 2: Tesla nhắm đến các gia đình bằng cách bán Model S và X
được trang bị bảy chỗ ngồi, mang đến không gian rộng rãi cho các gia đình. Những
tiện ích của các mẫu xe này cũng rất hấp dẫn và tuyệt vời cho những chuyến du lịch và
nghỉ lễ của gia đình.
- Thị trường mục tiêu 3: Tesla đã có kế hoạch bán Model 3 vào năm 2017 với giá chỉ
bằng một nửa so với các mẫu xe khác của mình, do đó cơng ty đã nhắm đến phân khúc
nhạy cảm về giá. Điều này giúp Tesla hiện diện trên thị trường đại chúng và có thể
cạnh tranh với các nhà sản xuất xe điện hoặc xe hybrid có giá thấp hơn.



2: Phân đoạn thị trường
- Phân khúc địa lý: Thị trường xe điện chủ yếu hiện diện ở những khu vực có cơ sở hạ
tầng phát triển và mở rộng và nơi có nhiều trạm sạc.
- Phân khúc nhân khẩu học: Quy mơ gia đình quyết định việc sản xuất và phát triển ơ
tơ EV vì nó cũng quyết định phân loại các thị trường mục tiêu.
- Phân khúc kinh tế xã hội: Người tiêu dùng có mức thu nhập cao và hầu hết được giáo
dục cao về hậu quả của biến đổi khí hậu và ơ nhiễm.
- Phân khúc tâm lý: Quan tâm đến phương tiện giao thông vận tải thân thiện và bền
vững với mơi trường đóng một vai trò quan trọng. Người tiêu dùng sẵn sàng trả nhiều
tiền hơn cho các phương tiện thân thiện với môi trường và giúp giảm thiểu ô nhiễm.
- Phân khúc hành vi: Sự nhạy cảm về giá giữa người tiêu dùng, chất lượng nhận được,
an toàn và hiệu suất rất phổ biến trên thị trường xe ô tô điện này.

3: Định vị sản phẩm
Tesla đã áp dụng thành công chiến lược định vị sản phẩm “More for more” với tiêu chí
sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn và có giá thành cao hơn đối thủ.
Chiến lược và Tesla sử dụng được đánh giá là phù hợp với đối tượng khách hàng có
thu nhập cao mà cơng ty hướng đến.

IV: Chiến lược 4P của Tesla
1: Chiến lược sản phẩm (Product)
Tesla chỉ sở hữu một dòng xe Sedan duy nhất với 4 mẫu xe gồm Model S, Model Y và
Model X theo thứ tự tăng dần về giá cả và độ sang trọng nhằm đáp ứng được nhiều
nhu cầu khách hàng trong phân khúc hạng sang và Model 3 với giá cả phải chăng hơn
dành cho khách hàng phổ thông. Mỗi chiếc xe trong số đó đều có những điểm nổi bật
về khả năng thân thiện môi trường nổi tiếng của thương hiệu. Tesla ngồi ra cũng đang
ấp ủ tích hợp năng lượng mặt trời vào trong các sản phẩm của họ nhằm cải tiến, nâng
cao hiệu suất, đồng thời giải quyết được bài toán về các điểm sạc điện cho dịng xe của
hãng. Có thể thấy, chiến lược mà Tesla đã sử dụng đó chính là cung cấp thơng tin chi

tiết của sản phẩm tới khách hàng và không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, tạo
niềm tin tới khách hàng.

2: Chiến lược giá (Price)
Vào thời điểm thành lập Tesla vào năm 2003, xe điện rất đắt tiền. Năm 2006, Elon
Musk tuyên bố rằng Chiến lược Marketing của Tesla là sản xuất các loại xe có giá cao,


chẳng hạn như xe thể thao, mà khách hàng ít nhạy cảm về giá cả. Giá thị trường của xe
điện Tesla cao hơn nhiều so với các mẫu xe cao cấp khác của Ford và Toyota. Tuy với
giá đắt đỏ như vậy, sự quan tâm của công chúng đến những các dịng xe này khơng hề
giảm đi một phần nào. Tesla đã đạt được điều này là đến từ việc giới hạn khả năng đáp
ứng lượng cầu, qua đó khiến giá thành của những chiếc xe này tăng lên đáng kể, khiến
mong muốn sở hữu chúng trong tâm lý khách hàng được đẩy cao, giúp Tesla gặt hái
được nhiều thành tựu trên thị trường.

3: Chiến lược phân phối (Place)
Tesla không nhượng quyền thương mại cho bất cứ đối tác trung gian nào. Thay vào đó,
họ tiến hành bán sản phẩm của mình tại các nhà trưng bày của hãng. Hiện nay, Tesla
đang cắt giảm dần những showroom sang trọng, chỉ để lại một vài showroom nhỏ lẻ và
chủ yếu bán hàng qua website riêng của hãng. Điều này đã tạo ra một bước đột phá
mới trong lĩnh vực kinh doanh online – mua xe ô tô chỉ bằng một cú click chuột.

4: Chiến lược xúc tiến (Promotion)
Chiến lược mà Tesla áp dụng đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện với mơi
trường, có trách nhiệm với cộng đồng. Hình ảnh thương hiệu này đã giúp Tesla chiếm
được cảm tình của đơng đảo dư luận.
Khơng chỉ dừng lại ở Tesla, thương hiệu gián tiếp nhận được nhiều sự chú ý từ nhiều
lĩnh vực kinh doanh phi chính thức của họ thông qua mức ảnh hưởng của Elon Musk.
Thông qua ông, Tesla có thể liên tục đưa ra các chiến dịch gây tiếng vang trên các

phương tiện thông tin đại chúng, điều mà khơng một doanh nghiệp nào có thể làm
được.

V: Đánh giá hiệu quả của các chiến lược
1: Ưu điểm
* Hiện nay hãng đang là một thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thị trường xe
điện:
Một trong những thế mạnh nổi bật của Tesla phải kể đến thương hiệu nổi tiếng trên thị
trường xe điện, đặc biệt là thị trường xe hạng sang. Cụ thể, Tesla là công ty có thị phần
lớn hơn, làm chủ thị trường xe điện hạng sang. Đồng thời, trên thị trường xe điện giá
rẻ, các đối thủ như Toyota và Honda đã quá quen thuộc, Tesla đã định vị thương hiệu
của mình là đối tượng khách hàng cao cấp và là nhà sản xuất xe hơi duy nhất nhắm
đến thị trường xe hạng sang.


* Không phụ thuộc vào bên đại lý trung gian:
Một lợi thế khác của Tesla là thương hiệu này bán trực tiếp cho khách hàng mà không
thông qua bất kỳ trung gian hay đại lý nào. Điều này giúp Tesla tiết kiệm rất nhiều tiền
và hồn tồn có quyền tự chủ về chất lượng tổng thể của các sản phẩm mà thương hiệu
đưa ra thị trường.

2: Hạn chế:
* Hạn chế về việc xây dựng các trung tâm sản xuất và phân phối xe:
Điểm yếu đầu tiên mà Tesla cần khắc phục là những hạn chế về việc xây dựng những
trung tâm sản xuất ô tô.
Nếu so sánh Tesla với đối thủ cạnh tranh lớn và lâu đời, thương hiệu xe này sở hữu ít
trung tâm sản xuất hơn và phải đối mặt với việc bị giới hạn về số lượng xe mà Tesla có
thể sản xuất.
* Chưa đa dạng hóa đối tượng khách hàng:
Định vị là thương hiệu sản xuất xe hơi hạng sang, Tesla hướng tới đối tượng mục tiêu

là tầng lớp khách hàng có thu nhập cao. Điều này khiến những phân khúc khách hàng
có thu nhập trung bình khá cũng khơng thể đáp ứng được những mức giá mà thương
hiệu này định giá cho sản phẩm của mình.

VI: Xây dựng chiến lược Marketing Mix (4P) dành cho Tesla
Với những ưu điểm và hạn chế đã nêu trên, em có một số đề xuất cho các chiến lược
của Tesla như sau:

1: Chiến lược sản phẩm
Ngoài các sản phẩm hiện đang có, hãng nên sản xuất thêm một số sản phẩm mới để
tăng sự đa dạng của các xe, giúp khách hàng có thêm những sự lựa chọn mới. Hiện
nay Tesla đang hoạt động mơ hình tự thiết kế xe dành cho khách hàng khi mua xe trên
website của hãng. Đây được đánh giá là một hình thức kinh doanh mới lạ và độc đáo.
Tuy nhiên, chiến lược này cũng dễ gây đến sự khó khăn khi đưa ra quyết định của
khách hàng trong trường hợp họ không hiểu biết hồn tồn về các chi tiết của xe ơ tơ.
Hãng nên có những phần gợi ý thêm cho khách về mẫu khung, màu, hay các chi tiết cụ
thể để khách hàng dễ dàng cụ thể hóa chiếc xe yêu thích của mình hơn.

2: Chiến lược giá
Tesla được biết đến là một trong những hãng xe sản xuất ô tô hạng sang với giá thành
cao. Điều này cũng tạo ra bất lợi cho hãng khi đã bỏ qua thị trường các khách hàng có


mức thu nhập từ trung bình cho đến trung bình cao. Do vậy, với các sản phẩm mới,
hãng nên cân nhắc hơn về mức giá, tạo ra những sản phẩm có giá hợp với túi tiền của
những hộ gia đình có mức thu nhập khá, từ đó có thể mở rộng mạng lưới phủ sóng của
hãng.

3: Chiến lược phân phối
Tesla đã rất thành công trong việc phân phối sản phẩm của mình bằng các chiến lược

mới lạ. Tuy nhiên, thị trường châu Âu và Mỹ là chưa đủ. Hiện nay châu Á cũng được
biết đến là một trong những thị trường tiêu thụ xe ô tô lớn trên thế giới. Báo cáo thị
trường của Phòng nghiên cứu Statista cho biết: Năm 2020, lượng xe điện được tiêu thụ
tại khu vực châu Á lên đến 1.249.950 chiếc. Doanh thu xe điện ở khu vực này dự kiến
đạt 144,62 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trước kép hàng năm (CAGR) là
29,9% trong giai đoạn 2017 - 2023.

[8]

Do vậy, Tesla nên định hướng thị trường mục

tiêu của mình thêm khu vực châu Á tiềm năng và khắc phục tình trạng giao hàng chậm
của mình.

4: Chiến lược xúc tiến
Tesla nên có kế hoạch kết hợp với các nhân vật nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn trên
thế giới. Từ đó dễ dàng ra tăng độ nhận diện thương hiệu của hãng tới đông đảo quần
chúng nhân dân tại khắp các quốc gia.

VII: Tổng kết
Với chiến lược kinh doanh hiệu quả, Tesla đã trở thành một trong những thương hiệu
xe ô tô điện nổi tiếng trên thế giới. Hy vọng trong tương lai hãng sẽ cải thiện được
những hạn chế còn tồn tại, phát triển hơn nữa các ưu thế sẵn có và giữ vững thương
thiệu ô tô điện số một thế giới của mình.

* Tài liệu tham khảo:
[1]: />[2], [3], [6]: Giáo trình Nguyên lý Marketing.


[4]: />[5]: />[7]: />[8]: />



×