Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú bệnh viện mắt thái bình năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 84 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI ĐỨC MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
KÊ ĐƠN THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN MẮT THÁI BÌNH NĂM 2021

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2022


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI ĐỨC MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
KÊ ĐƠN THUỐC
TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN MẮT THÁI BÌNH NĂM 2021
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Lan Anh
Nơi thực hiện: Trường Đại học Dược Hà Nội
Bệnh viện Mắt Thái Bình
HÀ NỘI 2022




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban
Giám hiệu nhà trường, các Thầy, Cô giáo bộ môn Quản lý và Kinh tế dược trường
Đại Học Dược Hà Nội và các anh chị, các bạn đồng nghiệp khoa Dược, các khoa
điều trị và phòng ban chức năng cũng như ban lãnh đạo Bệnh viện Mắt Thái Bình
đã giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
TS Trần Thị Lan Anh – Giảng viên bộ môn Quản lý và Kinh tế dược trường Đại
học Dược Hà Nội người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp những kiến
thức khoa học cho tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn: Hội đồng nhà trường, Ban Giám hiệu, các Thầy,
Cô bộ môn Quản lý và Kinh tế dược, phòng Sau Đại học trường Đại học Dược
Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận
văn.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Bệnh viện, khoa Dược và bạn bè
đồng nghiệp Bệnh viện Mắt Thái Bình đã ln động viên, khuyến khích và tạo
điều kiện cho tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới những người thân trong gia đình
đặc biệt là bố, mẹ, vợ và con tôi, những người luôn yêu quý, động viên, chia sẻ
với tôi về tinh thần, thời gian và là nguồn động lực giúp tôi vượt qua mọi khó
khăn trong .p/’;’,q trình học tập và hồn thành luận văn.
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2022
Học viên

Bùi Đức Minh


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về quy định kê đơn thuốc ngoại trú ..................................... 3
1.1.1. Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ..................................... 3
1.1.2. Các căn cứ trong việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú: ........................ 4
1.2. Thực trạng kê đơn thuốc Ngoại trú những năm gần đây. .................... 8
1.2.1. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới. .............................. 8
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại một số bệnh viện
ở Việt Nam thời gian gần đây. ..................................................................... 10
1.3. Giới thiệu về bệnh viện Mắt Thái Bình. ............................................... 12
1.3.1. Đặc điểm tình hình: ............................................................................ 12
1.3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân lực: ............................................................... 13
1.3.3. Công tác khám, điều trị tại Bệnh viện Mắt Thái Bình. ...................... 15
1.3.4. Về khoa Dược Bệnh viện Mắt Thái Bình. ......................................... 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU / NGUYÊN
VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 21
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu: .......................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:........................................................................ 21
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:..................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ...................................................................... 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang. ......................... 21
2.2.2. Các biến số trong nghiên cứu: ............................................................ 21
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu: ............................................................ 26
2.2.3. Mẫu nghiên cứu: ................................................................................. 27
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu: ................................................................. 28



Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 30
3.1. Phân tích việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện
Mắt Thái Bình theo thơng tư 52/2017/TT-BYT năm 2018 ........................ 30
3.1.1. Ghi thông tin bệnh nhân ..................................................................... 30
3.1.2. Thông tin thuộc về người kê đơn. ...................................................... 31
3.1.3. Thông tin về thuốc kê đơn .................................................................. 33
3.2. Kết quả phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện
Mắt Thái Bình năm 2021 .............................................................................. 36
3.2.1. Số khoản mục kê trung bình trong một đơn ....................................... 36
3.2.2. Sự phân bố số khoản mục trong đơn .................................................. 36
3.2.3. Thực trạng kê đơn kháng sinh ............................................................ 38
3.2.4. Thực trạng kê đơn corticoid. .............................................................. 41
3.2.5. Thực trạng kê đơn vitamin và khoáng chất. ....................................... 42
3.2.6. Thực trạng kê đơn các loại VTYT và TPCN ..................................... 43
3.2.7. Về chi phí thuốc kháng sinh, corticoid, vitamin - khoáng chất, TPCN,
VTYT. .......................................................................................................... 45
3.2.8. Chi phí trung bình của một đơn thuốc................................................ 46
3.2.9. Cơ cấu thuốc kê theo nguồn gốc, xuất xứ .......................................... 47
Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 49
4.1. Bàn luận về thực hiện quy định kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại
Bệnh viện Mắt Thái Bình năm 2021 theo thơng tư 52/2017-TT BYT............ 49
4.1.1.Thông tin về người kê đơn .................................................................. 49
4.1.2. Ghi thơng tin bệnh nhân. .................................................................... 50
4.1.3. Ghi chẩn đốn ..................................................................................... 51
4.1.4. Ghi thông tin liên quan đến thuốc. ..................................................... 52
4.2. Bàn luận về các chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Mắt Thái
Bình năm 2021. ............................................................................................... 54
4.2.1. Số thuốc trung bình trên một đơn....................................................... 54
4.2.2. Kê đơn thuốc có Kháng sinh. ............................................................. 56
4.2.3. Kê đơn thuốc có Corticoid. ................................................................ 58

4.2.4. Kê đơn có Vitamin – Khống chất. .................................................... 60


4.2.5. Kê đơn có thuốc tiêm. ........................................................................ 60
4.2.6. Kê đơn có VTYT và TPCN. ............................................................... 61
4.2.7. Về chi phí đơn thuốc Ngoại trú. ......................................................... 62
4.2.8. Chi phí về thuốc kháng sinh. .............................................................. 63
4.2.9. Chi phí cho sử dụng Vitamin - Kháng chất........................................ 63
4.2.10. Chi phí cho sử dụng Thực phẩm chức năng và Vật tư y tế. ............. 64
4.2.11. Về nguồn gốc, xuất xứ. .................................................................... 64
4.2.12. Về thuốc kê đơn theo DMTBV, DMTTY. ....................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 67
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67
Về thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Mắt
Thái Bình năm 2021. .................................................................................... 67
Về chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Mắt Thái Bình năm 2021. 68
KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

BV


Bệnh viện

Bộ Y Tế

Bộ y tế

DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

DV

Dịch vụ

HĐT & ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

KS

Kháng sinh

SL

Số lượng


TL

Tỷ lệ

TP

Thành phần

TPCN

Thực phẩm chức năng

VNĐ

Việt Nam đồng

VTM & KC

Vitamin và khoáng chất

WHO

Tổ chức y tế thế giới

TW

Trung ương

ICD-10


International Classfication Diseases – 10



Quy định


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Mơ hình bệnh tật Bệnh viện Mắt Thái Bình năm 2021 theo ICD-10. 18
Bảng 2.1: Các biến số trong khảo sát thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú......................................................................................... 21
Bảng 2.2: Các biến số trong phân tích thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc
trong điều trị ngoại trú......................................................................................... 25
Bảng 3.1. Ghi thông tin bệnh nhân ..................................................................... 30
Bảng 3.2. Ghi thông tin đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ....................................... 31
Bảng 3.3. Ghi chẩn đoán, ngày kê đơn, ký và ghi (hoặc đóng dấu) họ tên bác sĩ kê
đơn ....................................................................................................................... 31
Bảng 3.4. Chuẩn đoán theo ICD-10 .................................................................... 32
Bảng 3.5. Tỉ lệ thuốc, VTYT & TPCN ............................................................... 33
Bảng 3.6. Ghi tên thuốc....................................................................................... 34
Bảng 3.7. Ghi nồng độ/ hàm lượng, số lượng thuốc. .......................................... 34
Bảng 3.8. Ghi hướng dẫn sử dụng theo lượt kê .................................................. 35
Bảng 3.9. Số thuốc kê trung bình trong một đơn ................................................ 36
Bảng 3.10. Sự phân bố số khoản mục trong một đơn thuốc ............................... 36
Bảng 3.11. Phân tích các đơn thuốc có từ 04 khoản trở lên ............................... 37
Bảng 3.12. Tỉ lệ các thuốc loại trong đơn ........................................................... 38
Bảng 3.13. Tỷ lệ đơn kê kháng sinh .................................................................... 38
Bảng 3.14. Đường dùng của kháng sinh kê trong đơn thuốc .............................. 39
Bảng 3.15. Tỷ lệ các nhóm kháng sinh được kê trong đơn ngoại trú ................. 40

Bảng 3.16. Đường dùng của corticoid trong đơn thuốc ..................................... 41
Bảng 3.17. Đường dùng của corticoid kê trong đơn thuốc ................................ 41
Bảng 3.18. Tỷ lệ các nhóm corticoid được kê trong đơn ngoại trú .................... 42
Bảng 3.19. Tỷ lệ các loại vitamin và khoáng chất .............................................. 43
Bảng 3.20. Tỷ lệ các loại Vật tư y tế ................................................................... 44
Bảng 3.21. Tỷ lệ các loại Thực phẩm chức năng ................................................ 45


Bảng 3.22. Chi phí thuốc kháng sinh, vitamin và khống chất, TPCN. ............. 45
Bảng 3.23. Chi phí của một đơn thuốc................................................................ 46
Bảng 3.24. Thuốc, VTYT, TPCN kê theo nguồn gốc, xuất xứ. ......................... 47
Bảng 3.25. Tỷ lệ thuốc được kê có trong danh mục thuốc bệnh viện, DMTTY. 47


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Mơ hình tổ chức Bệnh viện ................................................................. 15
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức khoa Dược .................................................................... 16


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
là trách nhiệm của tồn dân, tồn xã hội, mang tính cấp thiết của mỗi quốc gia
trong đó ngành y tế đóng vai trị chủ chốt. Các chính sách của Nhà nước, các
văn bản pháp quy về lĩnh vực chuyên môn của Bộ y tế ban hành thời gian gần
đây ngày càng chi tiết, là nền tảng quan trọng để thực hiện tốt cơng tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân. Nâng cao cơng tác khám chữa bệnh là nhiệm vụ thường
xuyên của các cơ sở y tế.
Trong những năm gần đây, thị trường Dược phẩm Việt Nam đã và đang
không ngừng biến đổi, các mặt hàng thuốc khá đa dạng và phong phú cả về

hoạt chất, hàm lượng, nồng độ hay dạng dùng. Sử dụng thuốc không hợp lý đã
và đang gây một áp lực khơng nhỏ lên y tế thế giới nói chung và y tế Việt Nam
nói riêng khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, sức lao động, thời gian và
sức khỏe người bệnh, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị, tạo áp
lực lên kinh tế xã hội.
Để quản lý việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, hiện nay Bộ y tế ban
hành Thông tư 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 và Thông tư 18/2018/TTBYT ngày 22/8/2018 quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh
phẩm trong điều trị ngoại trú [5,6]
Bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc
sức khỏe cho người bệnh. Lựa chọn thuốc, kê đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng
thuốc đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an tồn, có hiệu quả cho người bệnh là
hoạt động xuyên suốt của bệnh viện. Một thực tế vẫn đang tồn tại ở nhiều bệnh
viện là: việc kê đơn thuốc chưa thực sự hợp lý, kê đơn không đúng qui chế, kê
quá nhiều thuốc trong một đơn, kê đơn với nhiều biệt dược, kê đơn thuốc không
phải là thuốc thiết yếu mà là thuốc có tính thương mại cao đang có nguy có phát
triển và khó kiểm sốt tại nhiều cơ sở điều trị. Tình trạng kê đơn dễ dãi, lạm
dụng trong kê đơn thuốc vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, vừa gây lãng phí
1


cho xã hội. Hậu quả là bệnh không khỏi hoặc kéo dài, làm cho người bệnh lo
lắng, chưa kể đến chi phí điều trị cao và các hoạt động cung ứng thuốc khơng
hiệu quả.
Bệnh viện Mắt Thái Bình là bệnh viện hạng II chuyên khoa Mắt tuyến
tỉnh, với lượng bệnh nhân ngày càng đơng và mơ hình bệnh tật ngày càng đa
dạng, địi hỏi bệnh viện phải khơng ngừng nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh, đồng thời nâng cao về trình độ chun mơn, trang thiết bị. Trong thời
gian qua cùng với sự tin tưởng của nhân dân chất lượng khám và chữa bệnh
của bệnh viện đã được khẳng định. Thực trạng kê đơn điều trị cho bệnh nhân
ngoại trú vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm thống kê phân tích,

trong đơn thuốc điều trị Ngoại Trú. Nhằm đánh giá tình hình kê đơn thuốc trong
điều trị Ngoại Trú tại bệnh viện Mắt Thái Bình và đề xuất các giải pháp can
thiệp nếu cần, tôi thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong
điều trị ngoại trú tại bệnh viện Mắt Thái Bình năm 2021”
Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng thực hiện quy chế kê đơn thuốc ngoại trú BHYT
và DV theo TT 52/2017/TT-BYT tại Bệnh viện Mắt Thái Bình năm 2021.
Mục tiêu 2: Phân tích một số chỉ số kê đơn thuốc ngoại trú BHYT và DV tại
Bệnh viện Mắt Thái Bình năm 2021.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao chất lượng việc
thực hiện quy chế kê đơn thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

2


Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về quy định kê đơn thuốc ngoại trú
1.1.1. Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú
- Đơn thuốc:
Đơn thuốc là tài liệu chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho người bệnh, là cơ
sở pháp lý cho việc chỉ định thuốc, bán thuốc và cấp thuốc theo đơn. Bác sĩ có
thể chỉ định điều trị cho người bệnh vào đơn thuốc (theo mẫu quy định của BYT)
hoặc sổ y bạ, sổ điều trị bệnh mạn tính gọi chung là đơn thuốc [4].
Đơn thuốc là chỉ định của người thầy thuốc đối với bệnh nhân nhằm giúp
họ có được những thứ thuốc theo đúng phác đồ điều trị.
Đơn thuốc là tổng hợp các loại thuốc, bao gồm cả thuốc bắt buộc phải
bán theo đơn và những thuốc có thể tự mua.
- Quy định kê đơn thuốc:
Kê đơn là hoạt động của bác sĩ xác định xem người bệnh cần dùng những
thuốc gì, liều dùng cùng với liệu trình điều trị phù hợp. Trên thế giới WHO và

hội Y khoa các nước đã ban hành và áp dụng “Hướng dẫn kê đơn tốt”. Để thực
hành kê đơn thuốc tốt, người thầy thuốc cần phải tuân thủ quá trình thực hiện
kê đơn, điều trị hợp lý gồm 6 bước:
Xác định vấn đề bệnh lý của bệnh nhân.
Xác định mục tiêu điều trị: muốn đạt được gì sau điều trị
Xác định tính phù hợp của phương pháp điều trị riêng cho bệnh nhân:
kiểm tra tính hiệu quả và an tồn.
Kê đơn thuốc.
Cung cấp thơng tin, hướng dẫn và cảnh báo.
Theo dõi (và dừng) điều trị [16].

3


Kê đơn thuốc hợp lý thông qua việc kê những thuốc hiệu quả an tồn cho
bệnh nhân khơng những giúp cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe bệnh nhân
tại các cơ sở y tế mà cịn góp phần giảm chi phí điều trị. Trái lại, nếu kê đơn
khơng hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn sức khỏe.
Trên thế giới khơng có một tiêu chuẩn thống nhất nào về kê đơn thuốc
và mỗi quốc gia có quy định riêng phù hợp với điều kiện của đất nước mình.
Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất đó là đơn thuốc phải rõ ràng. Đơn thuốc
phải có tính hợp lệ và chỉ định chính xác thuốc phải sử dụng. Theo khuyến cáo
của WHO thì một đơn thuốc đầy đủ bao gồm các nội dung sau:
1.Tên, địa chỉ của người kê đơn và số điện thoại (nếu có).
2. Ngày, tháng kê đơn.
3. Tên thuốc khuyến cáo là gốc, hàm lượng thuốc.
3. Dạng thuốc, tổng lượng thuốc.
4. Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo.
5. Tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân.
6. Chữ ký của người kê đơn [16].

Một đơn thuốc được xem là chuẩn phải đảm bảo các yêu cầu: hiệu quả
chữa bệnh cao, an toàn trong điều trị và tiết kiệm.
1.1.2. Các căn cứ trong việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú:
Căn cứ theo thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ
Y tế về “Tổ chức và hoạt động của HĐT & ĐT trong bệnh viện”
Các chỉ số kê đơn
Số thuốc kê trung bình trong một đơn;
Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê theo tên chung quốc tế (INN;)
Tỷ lệ phần trăm đơn kê có kháng sinh;
Tỷ lệ phần trăm đơn kê có thuốc tiêm;
Tỷ lệ phần trăm đơn kê có vitamin;
Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY do Bộ Y tế ban hành [3]
4


Theo khuyến cáo của WHO: [20]
STT Tên chỉ số

Giá trị tiêu chuẩn

1

Số thuốc trung bình/ đơn

1,6 – 1,8

2

Tỉ lệ đơn kháng sinh


20,0 – 26,8

3

Tỉ lệ đơn kê thuốc tiêm

13,4 – 24,1

4

Tỉ lệ thuốc kê tên generic

100,0%

5

Tỉ lệ thuốc kê nằm trong danh mục TTY

100,0%

Các chỉ số sử dụng thuốc toàn diện
Tỷ lệ phần trăm người bệnh được điều trị không dùng thuốc;
Chi phí cho thuốc trung bình của mỗi đơn;
Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh;
Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho vitamin;
Tỷ lệ phần trăm đơn kê phù hợp với phác đồ điều trị;
Tỷ lệ phần trăm người bệnh hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe;
Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế tiếp cận được với các thông tin thuốc khách quan [3].
Một số quy định cụ thể về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú theo thông tư
52/2017/TT – BYT.

a, Nguyên tắc kê đơn thuốc:
- Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
- Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh.
- Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả. Ưu tiên
kê đơn thuốc dạng đơn chất hoặc thuốc generic.
- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với một trong các tài liệu sau đây:
+ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc Hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành hoặc cơng nhận; Hướng dẫn chẩn đoán và điều
trị của cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số
21/2013/TT-BYT ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định

5


về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong bệnh viện trong
trường hợp chưa có hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
+ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm với thuốc đã được phép lưu hành.
+ Dược thư quốc gia của Việt Nam;
- Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa
không quá 30 (ba mươi) ngày, trừ trường hợp quy định tại các điều 7, 8 và 9
Thông tư này.
- Đối với người bệnh phải khám từ 3 chuyên khoa trở lên trong ngày thì người
đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền (trưởng khoa khám bệnh, trưởng khoa lâm
sàng) hoặc người phụ trách chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau
khi xem xét kết quả khám bệnh của các chuyên khoa trực tiếp kê đơn hoặc phân
cơng bác sỹ có chuyên khoa phù hợp để kê đơn thuốc cho người bệnh.
- Bác sỹ, y sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4 được khám bệnh, chữa
bệnh đa khoa và kê đơn thuốc điều trị của tất cả chuyên khoa thuộc danh mục

kỹ thuật ở tuyến 4 (danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt).
- Trường hợp cấp cứu người bệnh, bác sĩ, y sĩ quy định tại các khoản 1,2 Điều
2 Thông tư này kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu, phù hợp với tình trạng của người
bệnh.
- Không được kê vào đơn thuốc các nội dung quy định tại Khoản 15 Điều 6
Luật dược, cụ thể:
+ Các thuốc, chất khơng nhằm mục đích phịng bệnh, chữa bệnh;
+ Các thuốc chưa được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
+ Thực phẩm chức năng;
+ Mỹ phẩm.
b, Yêu cầu chung đối với nội dung kê đơn thuốc:
6


- Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám
bệnh của người bệnh.
- Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ
dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố
thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.
- Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng
minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ
của trẻ.
- Kê đơn thuốc theo quy định như sau:
+ Thuốc có một hoạt chất:
Theo tên chung quốc tế (INN, generic);
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc
như sau: Paracetamol 500mg.
Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).
Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là

A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.
+ Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.
- Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng,
thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc
độc trước khi ghi các thuốc khác.
- Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.
- Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.
- Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội
dung sữa.
- Gạch chéo phần giấy cịn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên
chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký
tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn [5].

7


Kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng cơng nghệ thơng tin:
- Đơn thuốc được kê trên máy tính 01 lần và lưu trên phần mềm tại cơ sở khám,
chữa bệnh.
- Cơ sở khám, chữa bệnh phải bảo đảm việc lưu đơn thuốc để trích xuất dữ liệu
khi cần thiết.
Thời hạn đơn thuốc có giá trị lĩnh thuốc:
Đơn thuốc có giá trị lĩnh thuốc trong thời hạn tối đá 05 ngày, kể từ ngày kê đơn.
1.2. Thực trạng kê đơn thuốc Ngoại trú những năm gần đây.
1.2.1. Thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc trên thế giới.
Thuốc đóng một vai trị quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì và phục hồi
sức khỏe của người dân. Do đó việc sử dụng thuốc an tồn, hợp lý là một vấn
đề vô cùng quan trọng không phải của một quốc gia nào mà nó là vấn đề của
toàn thế giới.
Sử dụng thuốc là khâu chủ chốt trong chu trình cung ứng thuốc thể hiện

kết quả của một chuỗi hoạt động đưa thuốc đến người bệnh. Sử dụng thuốc chịu
ảnh hưởng của bốn bước trong chu trình, gồm: chẩn đoán, kê đơn, giao phát và
tuân thủ điều trị. Như vậy, để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả,
người kê đơn phải tuân thủ theo một quy trình kê đơn chuẩn, bắt đầu bằng việc
chẩn đốn để xác định tình trạng bệnh, sau đó xác định mục tiêu điều trị và kê
đơn phù hợp.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc không hợp lý đã và đang là vấn đề đáng
quan tâm của mọi quốc gia, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và xã
hội. Hiện tượng kê đơn thuốc không phù hợp với chẩn đốn, lạm dụng kháng
sinh...cịn rất phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới có 50% thuốc được cấp phát,
phân phối hoặc bán khơng phù hợp, trong khi có tới 50% bệnh nhân sử dụng
thuốc không hợp lý [20]. Các ví dụ phổ biến về sử thuốc khơng hợp lý là: kê
đơn quá nhiều loại thuốc cho một bệnh nhân, lạm dụng thuốc tiêm trong khi
nếu sử dụng các công thức thuốc uống sẽ hợp lý và tránh được nhiều tai biến
8


hơn; sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý như kê đơn không đủ liều dùng,
không đủ thời gian hay sử dung kháng sinh khi không bị nhiễm khuẩn gây hiện
tượng kháng thuốc; kê đơn không theo hướng dẫn điều trị; bệnh nhân tự điều trị
hay điều trị không theo hướng dẫn [19].
Một nghiên cứu về sử dụng thuốc tại 35 quốc gia trên thế giới, được đánh
giá theo phương pháp chuẩn của WHO, trong giai đoạn 1988-2002 hầu hết
được tiến hành tại các nước có thu nhập thấp, kết quả thu được đã phản ánh
được phần nào thực trạng kê đơn trên thế giới. Số thuốc trung bình trong đơn
thuốc thu được ở 35 quốc gia là 2,39 thuốc, cao nhất là 4,4 thuốc và thấp nhất
là 1,3 thuốc. Tình trạng lạm dụng kháng sinh khá phổ biến ở các quốc gia với
45% đơn thuốc sử dụng kháng sinh, cá biệt ở một số nước (Indonesia (1990),
Pakistan (1998) và Tây Bengal, Ấn Độ (1990)) tỷ lệ này đã vượt quá 70% đơn
thuốc đã được kiểm tra. Tại Eritrea, đã được xác nhận rằng 75% người lớn và

trẻ em được chẩn đốn viêm đường hơ hấp trên đươc kê kháng sinh mặc dù
nguyên nhân của nhiểm trùng có thể là virus [19]. Kết quả từ Indonesia đã
chứng minh rằng 46% bệnh nhân dưới năm tuổi nhận được muối bù nước
(ORS) để điều trị tiêu chảy trong khi 73% số bệnh nhân này được uống kháng
sinh uống. Trong số những bệnh nhân trên 5 tuổi, 36% đã được điều trị ORS,
91% được dùng kháng sinh uống và 25% bệnh nhân được tiêm kháng sinh [19] .
Tình trạng sử dụng kháng sinh khơng hợp lý khơng chỉ xảy ra ở các nước
có thu nhập thấp hoặc trung bình mà xảy ra trên toàn thế giới. Ngay tại các nước
Châu Âu, với cùng một hồ sơ bệnh tương tự, một số quốc gia đang sử dụng gấp
3 lần kháng sinh theo đầu người so với nước khác và chỉ có 70% bệnh nhân
viêm phổi nhận được một loại kháng sinh thích hợp, khoảng một nửa trong các
trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên và tiêu chảy do virus xong vẫn nhận
được kháng sinh khơng thích hợp [19]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 90%
thuốc tiêm là khơng cần thiết, bởi vì hồn tồn có thể sử dụng thuốc theo đường
dùng khác hợp lý và phòng tránh được nhiều nguy cơ. Một số quốc gia tỷ lệ
9


này chiếm khá cao trên 60%: Indonesia (1998), Parkistan, Uzbekistan và Ghana
[19].
1.2.2. Thực trạng kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú tại một số bệnh viện
ở Việt Nam thời gian gần đây.
Kê đơn thuốc là một trong những quy định mà Bộ Y Tế yêu cầu nghiêm
ngặt nhất đối với thầy thuốc. Kê đơn thuốc không đúng với yêu cầu chuyên
môn và đạo đức nghề nghiệp là một hiện tượng không hiếm gặp ở một số thầy
thuốc. Những lỗi thường gặp của thầy thuốc khi kê đơn đó là viết nhầm tên
thuốc, thiếu hiểu biết về thuốc, nhầm lẫn về liều lượng, đặt nhầm dấu thập phân
ở hàm lượng, nhầm lẫn về tần suất sử dụng thuốc trong ngày, viết chữ q khó
đọc, khơng thận trọng khi dùng chữ viết tắt, không chú ý đến tương tác, không
chú ý đến điều chỉnh liều lượng, không quan tâm đến tiểu sử bệnh của người

dùng thuốc.
Kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế
chung của thế giới. Đó là tình trạng kê đơn và sử dụng thuốc không hợp lý, lạm
dụng thuốc kháng sinh, vitamin và kê quá nhiều thuốc trong một đơn... Tình
trạng này đã và đang làm tăng chi phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, làm
giảm chất lượng điều trị, đồng thời làm tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có
hại cho chính bệnh nhân.
Thị trường Việt Nam trong cơ chế thị trường đã và đang cạnh tranh ngày
càng quyết liệt, đại bộ phận tiền thuốc phải do người dân tự chi trả. Hệ thống
bảo hiểm còn nhiều bất cập. Nguồn thuốc bảo đảm cho sử dụng chủ yếu là nhập
khẩu, theo số liệu cung cấp bởi Bộ Y Tế, doanh thu thị trường của ngành Dược
phẩm năm 2015 đạt 3.2 tỉ USD (trong đó chỉ có 1,649 tỉ USD là thuốc được sản
xuất trong nước. gsdfgdfgdfgdfgdfogjdfolgjdfgljlkjkljkljkjkjkjkjkjkjkjkjkjjjjjj

10


Một số vấn đề trong thực trạng kê đơn thuốc tại Việt Nam như sau:
Năm 2014 nghiên cứu tại Bệnh viện Mắt Trung Ương của tác giả Nguyễn
Thị Mai [14] nhóm kháng sinh Quinolon được kê chiếm 33,33% và nhóm
kháng sinh Aminosid 29,17%. Kháng sinh đường uống được sử dụng chiếm
33,33%, đường tra mắt chiếm 54,17% và tiêm là 12,5%.
Năm 2015 nghiên cứu tại Bệnh viện Mắt Thanh Hóa của tác giả Trần Thị
Huyền kết quả thu được số thuốc trung bình trong một đơn BHYT ngoại trú là
3,1 thuốc/ đơn. Số thuốc ít nhất trong một đơn là 01 thuốc và số thuốc nhiều nhất
trong một đơn là 08 thuốc. Tỉ lệ đơn thuốc được kê kháng sinh là 49,3%. Tỉ lệ
đơn thuốc được kê vitamin – khoáng chất là 34%. Tỉ lệ đơn thuốc được kê kháng
sinh là 0,3%. Nhóm kháng sinh Quinolon được kê chiếm 28,2% và nhóm
Aminosid chiếm 16,7% và tổng số đơn được kê kháng sinh là 49,25%. Đơn được
kê vitamin – khoáng chất là 34%. Đơn thuốc có giá trị thấp nhất là 4.000đ và

đơn thuốc giá trị cao nhất là 409.000đ, số tiền trung bình cho đơn thuốc là
134.268đ. 100% đơn thuốc được ghi tên và tuổi cũng như được ghi địa chỉ phố
đến xã. 100% đơn thuốc được khảo sát được các bác sĩ ghi chẩn đoán. 100%
đơn thuốc khảo sát của nghiên cứu được ghi đầy đủ liều dùng 01 lần và liều dùng
24h [10]. Nghiêm cứu tại Bệnh viên Đa khoa thành phố Thái Bình số thuốc trung
bình trong đơn BHYT là 3,88 thuốc đơn DV là 3,04 thuốc. Đơn thuốc được kê
kháng sinh là 39,25% với đơn BHYT và 48,75% đối với đơn DV. Đơn thuốc
được kê vitamin – khoáng chất là 52,5% ở đơn BHYT và 12,5% ở đơn DV [11].
Năm 2017 nghiên cứu tại Bệnh viện Mắt Hà Giang của tác giả Lương
Tuấn Đạt. Tỉ lệ kháng sinh nhóm Quinolon chiếm 60,1% và kháng sinh nhóm
Aminosid chiếm 39,9% tỉ lệ kê kháng sinh ngoại trú [9].
Năm 2018 một nghiên cứu khác tại Bệnh viện Mắt và Da Liễu Hải
Dương cho kết quả tỷ lệ số thuốc trung bình cho một đơn BHYT là 2,8 và DV

11


là 3,5 thuốc (đơn ít nhất là 01 thuốc, nhiều nhất là 06 thuốc). Chi phí trung bình
cho một đơn thuốc BHYT là 69.341 đồng và đơn thuốc DV là 256.359 đồng [15].
Năm 2019 tại Bệnh viện Tâm Thần Thái Bình kết quả thu được khi tiến
hành nghiên cứu cho thấy 93% đơn thuốc được ghi cụ thể địa chỉ đến xã,
phường. Đơn thuốc được ghi đầy đủ hàm lượng chiếm 97,1%. Chi phí trung
bình cho một đơn thuốc là 91.967đ, chi phí cao nhất cho một đơn thuốc là
263.764đ và thấp nhất cho một đơn thuốc là 6.510đ. Tỉ lệ phần trăm thuốc ngoại
nhập là 17,6% và 82,4% thuốc sản xuất trong nước [12].
Năm 2020 tại Bệnh viện Đại học Y – Dược Thái Bình của tác giả Trần Thị
Hảo. Nhóm kháng sinh Betalactam được kê 43,8% nhóm Quinolon chiếm 18,8%
và nhóm Aminosid 6,3% số kháng sinh được kê đơn. Thuốc sản xuất trong nước
chiếm 70,3% và 62,6% giá trị tiền đối với nhập khẩu là 29,7% tỉ lệ kê đơn và
37,4% giá trị tiền. Đơn thuốc được kê vitamin – khoáng chất chiếm 16% [13].

Nước ta là một trong những nước thuận lợi cho sự phát triển của mầm
bệnh đặc biệt nhận thấy bệnh truyền nhiễm chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu
bệnh tật chính vì vậy việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý có vai trị đặc biệt
quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
1.3. Giới thiệu về bệnh viện Mắt Thái Bình.
1.3.1. Đặc điểm tình hình:
- Tên đơn vị: Bệnh viện Mắt Thái Bình
- Trụ sở: Khu trung tâm y tế - Đường Trần Lãm - phường Trần Lãm - Thành
phố Thái Bình – tỉnh Thái Bình
- Số điện thoại: 02273.831.142

Fax: 02273.847.194

- Hạng bệnh viện: Hạng II
- Giường bệnh được giao: 110
- Giường thực kê: 110

12


- Hàng năm bệnh viện đã tiếp nhận hàng ngàn lượt bệnh nhân (Số lượt khám
năm 2021 là 30.432 lượt) và điều trị Nội trú 6.514 lượt bệnh nhân.
Quá trình thành lập: Bệnh viện Mắt Thái Bình tiền thân là Trạm Mắt Thái
Bình được thành lập từ năm 1965 theo Quyết định số 12/QĐ-UB ngày
12/5/1965 của Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Bình.
Năm 2000 Trung tâm Mắt Thái Bình được thành lập trên cơ sở nâng cấp
Trạm Mắt theo quyết định số: 159/2000/QĐ-UB, ngày 20/3/2000 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Thái Bình.
Năm 2008 Bệnh viện Mắt Thái Bình được thành lập theo Quyết định số:
557/QĐ-UBND ngày 21/3/2008 của UBND tỉnh Thái Bình.

Đến nay, đơn vị đã có q trình hoạt động liên tục 56 năm (1965 - 2021)
1.3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân lực:
- Nhân lực:
Ban lãnh đạo bệnh viện có: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.
Biên chế được giao: 65 người
Biên chế có mặt đến ngày 31/12/2021: 60 viên chức
Số lao động hợp đồng: 63 người
STT

Chức danh

Biên chế

Hợp đồng

1

Bác sĩ Chuyên khoa II và tương đương

01

2

Thạc sỹ Nhãn khoa

13

3

Bác sĩ Chuyên khoa I


05

4

Bác sĩ Chuyên khoa định hướng

07

5

Bác sĩ

02

01

6

Điều dưỡng Đại học

07

03

7

Điều dưỡng Cao đẳng

06


32

8

Điều dưỡng Trung học

03

09

9

Kĩ thuật viên Đại học

02

13


10

Kĩ thuật viên Cao đẳng

01

11

Kĩ thuật viên Trung học


01

12

Dược sĩ Chuyên khoa 1

01

13

Dược sĩ Đại học

01

14

Dược sĩ Cao đẳng

15

Dược sĩ Trung học

02

01

16

Hộ lý, Y công


01

01

17

Chức danh khác

09

09

60

63

01

01
03

Tổng cộng

- Các khoa, phịng bao gồm 13, trong đó: 08 Khoa và 05 phịng
Các phịng chức năng

Các khoa
• Khoa Khám Chữa Bệnh - Cấp Cứu

• Phịng Tổ Chức Hành Chính


• Khoa Kết Giác Mạc

• Phịng Kế Hoạch Tổng Hợp

• Khoa Mắt Trẻ Em

• Phịng Tài Chính Kế Tốn

• Khoa Glaucoma – Đáy Mắt

• Phịng Chỉ Đạo Tuyến

• Khoa Tổng Hợp

• Phịng Điều Dưỡng

• Khoa Gây Mê – Phẫu Thuật
• Khoa Dược
• Khoa Xét Nghiệm – CĐHA
Mơ hình tổ chức của Bệnh viện Mắt Thái Bình

14


Hình 1.1: Mơ hình tổ chức BV
1.3.3. Cơng tác khám, điều trị tại Bệnh viện Mắt Thái Bình.
Bệnh viện đầu tư kịp thời nâng tầm kỹ thuật ngang với một số cơ sở nhãn
khoa lớn trong cả nước, đáp ứng yêu cầu KCB bằng kỹ thuật cao cho nhân dân
nên số lượng bệnh nhân trong và ngoài tỉnh đến khám chữa bệnh tại bệnh viện

ngày càng tăng. Hàng năm bệnh khám cho gần 100.000 lượt người, tiếp nhận
điều trị nội trú cho trên 13.000 lượt người, phẫu thuật xấp xỉ 7.000 ca an toàn,
đem lại hiệu quả ánh sáng và kinh tế cho người bệnh.
Các kỹ thuật cao hiện đang được triển khai tại bệnh viện:
+ Phẫu thuật Phaco điều trị bệnh đục thể thủy tinh.
+ Phẫu thuật cắt bè phối hợp lấy thể thủy tinh ngồi bao có đặt thể thủy
tinh nhân tạo.
+ Phẫu thuật tạo hình mi và phẫu thuật thẩm mỹ.
+ Phẫu thuật nối lệ quản chấn thương có đặt ống Silicon.

15


×