Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIEU LUAN TRIET HOC TIM HIEU TU TUONG PHAP GIA HAN PHI VA VAN DUNG TRONG CUOC SONG HIEN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.08 KB, 19 trang )

Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Tên đề tài:

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
PHÁP GIA CỦA HÀN PHI

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

1


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương I: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA CỦA HÀN PHI TỬ 5
1. Hoàn cảnh lịch sử 5
2. Tư tưởng triết học pháp gia của Hàn Phi Tử 7
3. Giá trị và hạn chế lịch sử trong tư tưởng pháp trị của Pháp gia 12

3.1. Giá trị trong tư tưởng Pháp gia 12
3.2. Hạn chế trong tư tưởng Pháp gia 13


Chương II: TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 15
1. Khái quát tư tưởng ảnh hưởng hình thành nhà nước và pháp luật Pháp quyền trong lịch
sử Việt Nam 15
2. Thực tiễn xây dựng hệ thống Pháp luật nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và những bài học lịch sử 16

KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

2


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy
LỜI NÓI ĐẦU

Triết học là môn khoa học chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và
hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra quy luật của các đối tượng
nghiên cứu. Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản
thể luận và nhận thức luận. Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối
quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản
vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác
của triết học. Trên một phạm vi rộng, triết học ban đầu nghiên cứu về siêu
hình học, logic, nhận thức luận, luân lý học, mỹ học, về sau mở rộng đối
tượng nghiên cứu đến chính trị học, vật lý học, địa chất học, sinh học, khí
tượng học và thiên văn học. Trên chặng đường phát triển, ở mỗi quốc gia

khác nhau, triết học lại mang một màu sắc khác nhau tạo nên bức tranh đa
hình cho bộ mơn khoa học này. Nếu Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn
minh nhân loại thì Ấn Độ Và Trung Quốc là những trung tâm văn hoá triết
học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh ấy. Một trong những
tư tưởng triết học Phương Đơng thời đó mà ý nghĩa của nó vẫn cịn có giá
trị cho đến tận ngày nay về vấn đề chính trị- xã hội và là nền tảng lý luận
đầu tiên để xây dựng một nhà nước pháp quyền sau nay, đó là những tư
tưởng triết học của Pháp gia. Trường phái Pháp gia cũng là một trong
những trường phái du nhập vào Việt Nam và cũng có ít nhiều ảnh hưởng
đến đời sống nhân dân, đặc biệt chính trị giúp xây dựng khái niệm sơ khởi
cho một nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Nội dung của bài tiểu luận
trình bày khái quát lịch sử hình thành, giá trị cốt lõi của Pháp gia với đường
lối Pháp trị tiêu biểu của Hàn Phi.
Hàn Phi Tử có một vai trị đặc biệt trong sự nghiệp thống nhất đất
nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Nội dung cơ
bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp luật và chủ trương
dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Học thuyết pháp trị của phái Pháp gia
hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất sắc như:
HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

3


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện
bởi Hàn Phi Tử. Trong phép trị nước, Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi
trọng cả ba yếu tố Pháp, Thế và Thuật. Ông cho rằng ba yếu tố đó phải

thống nhất khơng thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật.
Trong đó, "Pháp" là nội dung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng
luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh, còn "Thuật" là
phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị. Tất cả đều
là cơng cụ của bậc đế vương.
Trên cơ sở tìm hiểu về những giá trị và hạn chế của Pháp gia cũng như
phân tích ảnh hưởng của Pháp gia có thể mang đến để xây dựng nhà nước
Pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam , tôi xin chọn đề tài tiểu luận:
“Tư tưởng triết học Pháp gia của Hàn Phi”.

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

4


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy
NỘI DUNG

Chương I: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA CỦA HÀN PHI TỬ
1. Hoàn cảnh lịch sử
Pháp gia là một trong sáu trường phái triết học tiêu biểu của Trung
Quốc thời cổ - trung đại, nó có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thống nhất về
tư tưởng và chính trị trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Tư tưởng pháp trị
đã được hình thành từ khá sớm với Quản Trọng là người khởi xướng. Quản
Trọng (thế kỷ VI TCN) là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình dân
nhưng rất có tài chính trị, được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của
pháp luật như là phương cách trị nước. Tư tưởng về pháp trị của Quản
Trọng được ghi trong bộ Quản Tử, bao gồm 4 điểm chủ yếu sau:

Một là, mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường "Kho lẫm
đầy rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục".
Hai là, muốn có phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông,
công thương nghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội: "Tội
nặng thì chuộc bằng một cái tê giáp (áo giáp bằng da con tê); tội nhẹ thì
chuộc bằng một cái qui thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh
phí; tội cịn nghi thì tha hẳn; còn hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng
có lỗi một phần thì bắt nộp mỗi bên một bó tên rồi xử hịa".
Ba là, chủ trương phép trị nước phải đề cao "Luật, hình, lệnh, chính".
Luật là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà
làm, Hình là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho
dân theo đường ngay lẽ phải.
Bốn là, trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ,
nghĩa, liêm... trong phép trị nước. Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng
chính là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với
Pháp gia.
So với thời Xuân Thu thì Chiến Quốc loạn lạc và bất ổn hơn về chính
trị, nhưng lại phát triển hơn về kinh tế. Sang thời Chiến Quốc, tư tưởng
HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

5


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

Pháp trị được tiếp tục phát triển bởi Thân Bất Hại (401-337 TCN), là người
nước Trịnh chuyên học về hình danh, làm quan đến bậc tướng quốc. Thân
Bất Hại đưa ra chủ trương ly khai "Đạo đức" chống "Lễ" và đề cao "Thuật"

trong phép trị nước. Thân Bất Hại cho rằng "thuật" là cái "bí hiểm" của
vua, theo đó nhà vua khơng được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt
hay khơng, biết nhiều hay biết ít, u hay ghét mình... bởi điều đó sẽ khiến
bề tơi khơng thể đề phịng, nói dối và lừa gạt nhà vua. Một đại biểu nữa của
phái Pháp gia thời kỳ này là Thận Đáo (370-290 TCN), ông là người nước
Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử,
nhưng về chính trị ơng lại đề xướng đường lối trị nước bằng pháp luật.
Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật "vô vi" và điều đó
loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Phải nói rằng
đây là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn
thiện. Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trị của "Thế".
Ơng cho rằng: "Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ,
địa vị thấp: kẻ bất tiếu mà phục được người hiền vì quyền trọng vị cao.
Nghiêu hồi cịn làm dân thường thì khơng trị được ba người mà Kiệt khi
làm thiên tử có thể làm loạn cả thiên hạ, do đó biết rằng quyền thế và địa vị
đủ để nhờ cậy được mà bậc hiền, trí khơng đủ cho ta hâm mộ. Cây ná yếu
mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi, kẻ bất tiếu mà lệnh ban
ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng, do đó mà xét thì hiền
và trí khơng đủ cho đám đơng phục tùng, mà quyền thế và địa vị đủ khuất
phục được người hiền" Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu
cao tư tưởng Pháp trị, đó là Thương Ưởng. Ơng đã hai lần giúp vua Tần cải
cách pháp luật hành chính và kinh tế làm cho nước Tần trở nên hùng mạnh.
Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao "pháp" theo nguyên tắc "Dĩ hình
khử hình" (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạm). Theo ơng pháp luật phải
nghiêm và ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên người dưới đều phải thi
hành, ai có tội thì phạt và phạt cho thật nặng. Trong chính sách thực tiễn,
HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

6



Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia và cáo gian lẫn nhau, khuyến
khích khai hoang, cày cấy, ni tằm, dệt lụa, thưởng người có cơng, phạt
người phạm tội. Đối với q tộc mà khơng có cơng thì sẽ hạ xuống làm
người thường dân. Ông cũng là người đã thực hiện cải cách luật pháp, thi
hành một thứ thuế thống nhất, dụng cụ đo lường thống nhất... nhờ đó chỉ
sau một thời gian ngắn, nước Tần đã mạnh hẳn lên và lần lượt thơn tính
được nhiều nước khác. Cuối thời Chiến Quốc, tư tưởng pháp trị được Hàn
Phi Tử (280 – 233TCN) hồn thiện. Ơng là một vị cơng tử, vương thất nhà
Hàn, là học trò của Tuân Tử - là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của
trường phái triết học Nho gia. Ông đã tổng hợp ba quan điểm về phép, thế,
thuật của những nhà triết học trên thành một học thuyết có tính hệ thống và
trình bày trong sách Hàn Phi Tử. Trước hết Hàn Phi đề cao vai trị của pháp
trị. Theo ơng, thời thế hồn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước khơng thể
viện dẫn theo "đạo đức" của Nho gia, "Kiêm ái" của Mặc gia, "Vô vi nhi
trị" của Đạo gia như trước nữa mà cần phải dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra
quan điểm tiến hóa về lịch sử, ơng cho rằng lịch sử xã hội ln trong q
trình tiến hố và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc
điểm dấu ấn riêng. Do vậy, khơng có một phương pháp cai trị vĩnh viễn,
cũng như khơng có một thứ pháp luật ln ln đúng trong hệ thống chính
trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó, ơng đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng
pháp gia thành một đường lối trị nước khá hồn chỉnh và thích ứng với thời
đại lúc bấy giờ.
2. Tư tưởng triết học pháp gia của Hàn Phi Tử
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử là sự tổng hợp của Pháp - Thế Thuật, trong đó: Pháp là nội dung của chính sách cai trị, Thế và Thuật là
phương tiện để thực hiện chính sách đó. Cả ba đều quan trọng như nhau, hỗ

trợ nhau và trở thành công cụ trị nước của bậc đế vương.
∗Pháp

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

7


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

Nếu hiểu theo nghĩa rộng, Pháp là thể chế quốc gia, chế độ chính trị
của xã hội. Cịn theo nghĩa hẹp, pháp là luật lệ, quy định, điều luật, hiến
lệnh có tính chất khuôn mẫu buộc mọi người phải tuân thủ. Theo Hàn Phi
Tử, vua là người tượng trưng cho chủ quyền quốc gia nên nhà vua nắm cả 3
quyền này: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khi thực hiện phải đảm bảo điều
kiện như sau:
- Luật pháp phải kịp thời.
- Pháp luật soạn cho dân phải dễ hiểu, dễ thi hành. Như vậy, nội dung
chủ yếu của luật pháp là thưởng và phạt. Đây là hai đòn bẩy của vua trong
hệ thống chính quyền, mục đích là khuyến khích người dân làm điều thiện,
ngăn ngừa kẻ làm điều ác. Như vậy, làm cho nước n, khơng có gì hại cho
dân cả.
- Pháp luật phải công bằng, chủ trương trừng phạt trong pháp luật phải
nghiêm minh, triệt để. Mọi người phải bình đẳng trước pháp luật, không
được loại trừ ai kể cả giới quý tộc và quan lại.
- Pháp luật cần phổ biến, pháp là những điều luật, luật lệ mang tính
nguyên tắc được biên soạn rõ ràng, minh bạch, mang tính khuôn mẫu, được
ghi chép trong đồ thư, phải được bày ra và ban bố rộng rãi trong dân chúng.

Pháp là cơ sở khách quan, là tiêu chuẩn phân biệt rõ phải trái, tốt xấu, danh
phận, hành pháp để mọi người biết rõ bổn phận trách nhiệm, biết được điều
cần làm và khơng cần làm để từ đó thưởng phạt nghiêm ngặt. Vì vậy, khi sử
dụng luật pháp khơng được thiên vị, khách quan mà phải cơng bằng. Ơng
địi hỏi bậc minh chủ sai khiến bề tơi, khơng đặt ý ngồi pháp, không ban
ơn trong pháp, không hành động trái pháp.
∗Thế
Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Địa vị
đó phải là độc tơn, mọi người nhất thiết phải tuân theo, được gọi là tôn
quân quyền hay trung quân. Thế còn được hiểu là sức mạnh của thần dân,
đất nước, cũng có thể là vận nước. Theo Hàn Phi Tử, muốn thi hành pháp
HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

8


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

luật phải có thế, thế có vị trí rất quan trọng và được Hàn Phi ví giống như
nỏ yếu nhờ có gió kích mới làm tên bay xa như rồng bay được là nhờ mây.
Theo Hàn Phi Tử thế và pháp không được tách rời nhau. Trong trị nước
quyền thế của vua mới quan trọng, đức không quan trọng, tức là trọng thế.
Ông đưa ra chủ trương sau:
- Chủ quyền (gồm các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp), được tập
trung ở một người đó là vua.
- Vua phải được tơn kính và tn theo triệt để. Dân khơng có quyền
làm cách mạng, không được làm trái ý của vua, vua bắt chết phải chết,
không chết là bất trung.

- Đưa thưởng phạt lên hàng đầu quốc sách, vì thưởng phạt nhất là phạt
là phương tiện hiệu nghiệm nhất để tiến hành cưỡng chế. Ơng cho rằng
“thưởng phải tín phạt phải tất, thưởng phải hậu phạt phải nặng”, thưởng
phạt trong phép nước phải chí cơng vơ tư.
- Vua phải nắm hết hai quyền thưởng phạt vì hai quyền đó giống như
nanh vuốt của cọp. Ơng ta nói “cọp sở dĩ phải làm cho chó phải khiếp sợ vì
cọp có nanh vuốt, nếu cọp bỏ nanh vuốt cho chó dùng thì cọp phải sợ chó”,
vì vậy dứt khốt nhà vua phải nắm hết hai quyền này.
∗Thuật
Thuật là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược, điều khiển
công việc để dùng người, để cho con người phải triệt để, tận tâm thực hiện
lệnh của vua mà không hiểu vua dùng họ như thế nào . Thuật có hai nghĩa,
nếu hiểu theo nghĩa kỹ thuật: là phương án tuyển, dùng, xét khả năng của
quan lại, nếu hiểu theo nghĩa tâm thuật: là mưu mô chế ngự quần thần, bắt
họ để lộ thâm ý của họ.
Theo Hàn Phi Tử để trị nước, ông cho rằng:
- “Vua trị lại bất trị dân” tức là cơng việc có q nhiều, vua không thể
làm hết được nên vua phải giao quan lại, hễ dân không loạn là quan làm tốt.

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

9


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

Vua tổ chức bộ máy quan lại trong từng lĩnh vực, từng địa phương và phải
có cách thức sử dụng theo ý của vua.

- Vua phải giấu điều mình biết mà hỏi để biết thêm điều mình chưa
biết, nói ngược lại điều mình muốn nói để dị xét cái gian tình của người,
ngầm hại những bề tơi mà mình khơng cảm hóa được, khơng cho họ biết
được mưu tính của mình. Khơng để cho họ tự ý hành động, làm gì phải hỏi
ý mình trước, bắt họ phải làm đúng theo pháp luật và vua cũng phải làm
theo pháp luật, xem lời nói của họ có phù hợp với hành động khơng, không
cho họ lấy tiền trong kho để chi riêng, khi họ khen chê ai thì xem người
được khen có thực tài khơng, người được chê có đúng tội khơng.
- Để kiềm chế người có địa vị cao, có chức vụ lớn thì nhà vua có 3
cách:
+ Nếu là người hiền thì bắt vợ con của họ làm con tin.
+ Nếu là kẻ tham lam thì ban phước lộc hậu để mua chuộc họ, để họ
không làm phản.
+ Nếu là kẻ gian xảo thì làm cho họ khốn khổ.
- Ơng cũng cho rằng có mười hạng người khơng nên dùng:
+ Hạng người khinh tước lộc, dễ dàng bỏ chức vụ để chạy theo cái
khác.
+ Hạng người giả dối, đặt lời trái pháp luật.
+ Hạng người thường chê bai vua.
+ Hạng người tri ân thu phục người dưới.
+ Hạng người tư lợi, giao tiếp với chư hầu.
+ Hạng người vì người quen cũ mà lợi dụng cái riêng tư.
+ Hạng người bỏ chức quan, thích giao du.
+ Hạng người tranh thắng với bề trên.
+ Hạng người uốn cong pháp luật vì người thân.
+ Hạng người đem của cơng ra bố thí.

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

10



Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

- Về phương pháp dùng người, khi nghe bề tơi nói thì vẻ mặt của vua
phải trầm mặt, lầm lì, khơng khen, khơng chê, khơng để lộ tình cảm của
mình. Phải bắt bề tơi nói, khơng được làm thinh, khi nói phải có đầu đi
chứng cứ, lời nói của bề tơi trước sau không được mâu thuẫn, bề tôi phải
đưa ra ý kiến ba phải, khơng được mập mờ, lời nói phải thiết thực.
- “Dụng nhân như dụng mộc”: người nào cũng có thể sử dụng được,
căn cứ vào tài năng của họ. Giao việc rồi mới biết họ hay hay dỡ, khi giao
chức phải theo 3 quy tắc:
+ Giao bậc từ nhỏ đến cao: chức tước càng cao, chức vụ càng lớn,
càng có tài cai trị.
+ Khơng được cho kiêm nhiệm, mỗi người làm một chuyên môn nhất
định.
+ Khi giao trách nhiệm thì phải dùng người khác để dịm ngó người
đó.
∗Để xây dựng một quốc gia lý tưởng:
- Là một quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế, vua phải có uy
thế tuyệt đối, đích thân chế ngự quần thần, không ủy một chút quyền cho ai
cả.
- Pháp trị gồm:
+ Ai cũng phải tuân theo pháp luật, kể cả vua, phải chí cơng vơ tư,
khơng được dùng nhân nghĩa tình cảm.
+ Phải thống nhất tư tưởng, không dung nạp tư tưởng học thuyết trái
với chủ trương của chính quyền.
+ Phải “trọng nông bất thương” tức coi trọng phát triển nông nghiệp,

hạn chế thương nghiệp bởi vì “phi nơng bất ổn” tức khơng có nơng nghiệp
thì nền kinh tế khơng ổn định, “phi thương bất hoạt” tức khơng có thương
nghiệp thì nền kinh tế không hoạt động, “phi công bất phú” tức khơng có
cơng nghiệp thì nền kinh tế khơng giàu mạnh, “phi trí bất hưng” tức khơng

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

11


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

có tri thức thì đất nước khơng hưng thịnh, trọng vũ lực theo chủ nghĩa quân
quốc.
- Theo Hàn Phi Tử, trong một quốc gia lý tưởng khơng có: Khơng có
năm hạng mọt người:
+ Bọn học giả xuyên tạc thiên vương, tạ khẩu trọng nhân nghĩa; trau
chuốt tướng mạo, y phục, lời nói để làm loạn pháp độ, mê hoặc vua chúa.
+ Bọn tu sĩ dùng thuyết gian xảo, mượn thế lực nước ngoài để đạt tư
lợi, làm thiệt hại quốc gia.
+ Bọn đeo gươm, tập hợp đàn em, lập tiết tháo để nổi danh, phạm cấm
lệnh.
+ Bọn thị thần nịnh bợ, tích tụ tài sản, ăn hối lộ.
+ Bọn thương gia, công nhân sửa lại đồ xấu xí, tàng trữ vật dụng, đầu
cơ trục lợi. Khơng có sáu hạng sĩ:
+ Hạng sĩ quý trọng sự sống, sợ chết, trốn tránh trách nhiệm, đầu hàng
giặc;
+ Hạng sĩ văn học: lập ra các học thuyết làm trái pháp luật;

+ Hạng sĩ tài năng: ở khơng ăn bám;
+ Hạng sĩ biện trí: hay nói quanh co, bậy bạ, loạn bàn;
+ Hạng sĩ dũng cảm: hung bạo, chỉ giỏi đâm chém người;
+ Hạng sĩ hào hiệp: cứu sống giặc, che giấu kẻ gian.
Trong quốc gia lý tưởng: thương mại ít trao đổi hàng hóa cần dùng,
cơng nghệ chế tạo những dụng cụ cần thiết, mỹ nghệ khơng cịn, ca nhạc
khơng có, trường học chỉ dạy một số ít người biết đọc, biết viết để làm
quan, để giảng giải pháp luật cho dân. Để trị nước thì vua phải dùng thế để
thi hành pháp luật, phải khéo dùng thuật để chế ngự bầy tôi.
3. Giá trị và hạn chế lịch sử trong tư tưởng pháp trị của Pháp gia
3.1. Giá trị trong tư tưởng Pháp gia
Tư tưởng của Hàn Phi hết sức sâu rộng, bao gồm chính trị, pháp luật,
triết học, xã hội, kinh tế, quân sự, giáo dục,...; trong đó, then chốt chính là
HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

12


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

tư tưởng chính trị. Ơng để tâm suy nghĩ làm sao cho vị vua trong điều kiện
xã hội đương thời có thể vận dụng vô số các phương pháp khác nhau để đạt
được cục diện chính trị ổn định, để cho nước giàu quân mạnh. Có thể nói
“Hàn Phi Tử” là một bộ sách chính trị học vĩ đại và học 17 thuyết chính trị
của ơng được người xưa gọi là “học thuyết của đế vương” (đế vương chi
học).
Hàn Phi tập là bộ sách với số lượng kiến thức đồ sộ, chứa đựng trong
hơn mười vạn chữ, phản ánh tất cả mọi mặt của đời sống xã hội lúc bấy

giờ. Các học giả Pháp gia, chính khách nắm được thực quyền ở các nước
chư hầu đã dựa vào luật pháp để cải biến tình hình, chính trị xã hội đen tối
đương thời. Xây dựng hệ thống tư tưởng chính trị kết hợp “ Pháp, luật, thế”
lấy pháp trị làm chủ. Hệ thống này có lợi cho việc thực hành và tăng cường
sự thống trị của nền chuyên chế quân chủ.
3.2. Hạn chế trong tư tưởng Pháp gia
Trên thực tế, sau khi sử dụng hệ thống pháp trị, nhà Tần đã thu phục
được các nước còn lại, thống nhất Trung Quốc, mở ra một trang sử mới cho
dân tộc Trung Hoa. Song, sang đến đời Hán, Nho gia đã hưng thịnh trở lại,
Pháp gia cùng hệ thống pháp trị nhanh chóng mất đi chỗ đứng của mình.
Về phương diện này, Ngơ Kinh Hùng, nhà triết học pháp luật nổi tiếng
người Trung Quốc, đã đưa ra một nhận xét tương đối xác đáng rằng, sở dĩ
Pháp gia thất bại là do bản thân cách làm của Pháp gia (trong đấy có Hàn
Phi) tồn tại nhiều điểm quá cực đoan:
1. Đồng nhất việc cai trị dựa trên pháp luật với việc cai trị dựa vào các
hình phạt nghiêm khắc.
2. Quan niệm về pháp luật của Pháp gia nói chung và Hàn Phi nói
riêng quá máy móc và cứng nhắc, hồn tồn khơng có tính đàn hồi trong
việc sử dụng pháp luật.
3. Coi các điều khoản pháp luật chính thức là hình thức duy nhất phù
hợp với pháp luật, hoàn toàn bỏ qua nhân tố luật tập quán.
HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

13


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy


4.Giải thích mục tiêu pháp luật quá chú trọng đến phương diện vật
chất; thực ra, luật pháp cần phải giúp phát triển một cách bình đẳng các lợi
ích khác nhau.
5. Ở họ, có lịng nhiệt huyết cải cách mù qng, song lại quá thiếu ý
thức lịch sử, dường như là muốn sáng tạo lại lịch sử.
Sự thất bại của Pháp trước Nho có nhiều căn nguyên xã hội sâu xa Khi
nhà Tần sụp đổ, nhà Tây Hán từ Hán Cao Tổ đến Hán Vũ Đế lên ngôi từng
tiếp nhận kiến nghị “Độc tôn Nho học, loại bỏ các trường phái khác” (“Bãi
truất bách gia, độc tôn Nho thuật”) của Đổng Trọng Thư, nhưng vẫn tiếp
tục con đường chính trị và chính sách của Pháp gia và từ đây, sự đấu tranh
giữa hai hệ tư tưởng Nho và Pháp ngày càng trở nên gay gắt hơn. Tuy
nhiên đến đầu Tây Hán, việc mua bán, sử dụng nô lệ với số lượng lớn vẫn
được tiến hành, nhất là ở các nhà quý tộc sáu nước cũ (“lục quốc cường
tộc”). Ở đời Hán Văn Đế và Hán Cảnh Đế tiếp tục tiến hành con đường của
Pháp gia và tăng cường trung ương tập quyền, nhưng sự đấu tranh giữa
Pháp gia và Nho gia ngày càng gay gắt khi các nhà buôn và các ông chủ
sản xuất lớn (nhất là trong các ngành quan trọng: luyện sắt, làm muối, đúc
tiền,…) cũng lấy nô lệ làm lực lượng lao động chủ yếu. Hai thế lực này cấu
kết với nhau, gây một áp lực lớn đối với chính quyền nhà Hán Đến trung
kỳ, hậu kỳ Tây Hán, quá trình tập trung hóa đất đai vào tay số ít tư nhân
(các nhà quý tộc phong kiến, quan lại, đại địa chủ) diễn ra ngày càng mạnh.
Trong Hán Thư có chép: “Kẻ mạnh thì ruộng vườn ngàn mảnh, kẻ yếu thì
tấc đất cắm dùi cũng khơng” (“Cường giả quy điền dĩ thiên số, nhược giả
tằng vô lập chùy chi cư”. Hán Thư. Vương Mãng truyện). Thế lực đại địa
chủ, thế gia hào tộc này cũng chính là lực lượng bảo thủ trong xã hội. Họ ra
sức tuyên truyền một ý thức hệ lạc hậu nhằm kìm hãm sự bùng phát của số
đông nông dân bị phá sản, tôn sùng Khổng Mạnh, đề cao việc đọc kinh
điển (tôn Khổng độc kinh), thi nhau nhận mình là học trị của Khổng Mạnh.

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21


14


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

Sau khi Hán Vũ Đế vừa qua đời, lực lượng thế gia hào tộc liền mở cái
gọi là “Hội nghị làm muối làm sắt” (“Diêm thiết hội nghị”), tấn công Pháp
gia nhằmthay đổi con đường pháp trị. Tuy kế hoạch này thất bại, song đến
lúc Hán Nguyên Đế qua đời, lực lượng trên đã khống chế được quyền lực
trong triều đình và từ đó, ý thức hệ Nho gia chiếm địa vị thống trị. Quang
Vũ Đế thành lập nhà Đông Hán, ông đặc biệt đề cao Nho học, coi các con
chữ trong kinh điển như những lời sấm truyền, bất cứ ai tỏ thái độ hồi
nghi hay bất kính với Nho gia đều bị khép vào tội chết “phi thánh vô
pháp”. Đến năm 79, Hán Chương Đế tự mình chủ trì một cuộc hội kinh học
Bạch Hổ Quan lớn, lý luận hóa thuyết “thiên nhân cảm ứng” của Đổng
Trọng Thư, biên tập 19 ra Bạch Hổ thơng nghĩa nổi tiếng, chính thức tuyệt
đối hóa địa vị ý thức hệ Nho gia. Cũng từ đây, hệ tư tưởng Pháp gia và
phương thức pháp trị hạ thêm một bậc nữa trong lịch sử Trung Quốc.
Chương II: TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA VỚI SỰ NGHIỆP
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
1. Khái quát tư tưởng ảnh hưởng hình thành nhà nước và pháp luật
Pháp quyền trong lịch sử Việt Nam
Từ ảnh hưởng của các tư tưởng coi trọng pháp luật, những tư tưởng
triết học Trung Quốc như Lão tử, Trang Tử và đặc biệt là Pháp gia của Hàn
Phi đã đưa ra về tính tối thượng của Pháp luật, Hàn Phi Tử đặc biệt nhận
mạnh đề cao vai trò của Pháp luật trong công việc quản lý xã hội, đưa ra

các tiêu chuẩn hết sức cần thiết trong việc xây dựng luật Pháp như tính
khách quan, tính cơng bằng, tính minh bạch và tính ổn định. Sau đó, Ở
phương Tây, mầm mống tư tưởng pháp quyền lúc bấy giờ là chống lại
"thuyết đặc miễn trách nhiệm của nhà vua", tư tưởng về nhà nước Pháp
quyền ra đời chống lại sự chuyên quyền, độc đóan, gắn liền với việc xác

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

15


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

lập và phát triển nền dân chủ; bạo lực, lộng quyền và hỗn lọan là cái tương
phản với công bằng, pháp luật, cần phải xóa bỏ.
Ảnh hưởng và có tác động sâu sắc nhất sự đóng góp của những nhà
kinh điển Chủ Nghĩa Xã Hội. Marx, Engels và Lenin dù khơng chính thức
nói đến nhà nước Pháp quyền như là một trong những nội dung chính yếu
trong học thuyết của mình nhưng các ông luôn quan tâm đến Nhà nước và
cách mạng, Nhà nước và pháp luật Như vậy, nhà nước Pháp quyền là một
Nhà nước thượng tôn pháp luật và phải bảo đảm dân chủ. Lịch sử nhà nước
Pháp quyền đã có từ xa xưa và ngày càng hồn thiện 20 qua các giai đọan
lịch sử khác nhau và trở thành học thuyết vào thế kỷ XVII- XVIII, gắn liền
với Nhà nước Tư sản, nền dân chủ Tư sản. Bên cạnh đó, các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Xã hội cũng đã có sự đóng góp nhất định vào học thuyết
NNPQ nói chung, và định hướng cho việc xây dựng Nhà nước kiểu mới ở
các nước Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - nhà nước Pháp quyền XHCN của
dân, do dân, vì dân sau này.

2. Thực tiễn xây dựng hệ thống Pháp luật nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và những bài học lịch sử
Nếu so sánh với tư tưởng Pháp gia, nhà nước Pháp quyền cũng là hình
thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có sự ngự trị cao nhất của pháp
luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân Tuy nhiên, tổ chức của
nhà nước Pháp quyền: Trong nhà nước Pháp quyền luật pháp giữ địa vị tối
cao, luật pháp được đề cao và là công cụ chủ yếu để quản lý mọi hoạt đông
của xã hội và công dân. Tương tự Pháp gia, nhà nước Pháp quyền thì pháp
luật phải trở thành tiêu chuẩn và căn cứ căn bản nhất, cao nhất trong mọi
hoạt động của bản thân nhà nước, của tổ chức xã hội và mỗi công dân.
Điểm khác biệt giữa nhà nước Pháp quyền và nhà nước theo tư tưởng Pháp
gia là trong nhà nước Pháp quyền thì tính pháp quyền của hình thức tổ chức
nhà nước Pháp quyền phải là cao nhất ngay cả đối với chủ thể quyền lực,
măc dù chủ thể quyền lực đặt ra pháp luật, còn theo nhà nước Pháp gia
HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

16


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

cũng coi trọng công cụ Pháp luật trong cai trị nhưng hầu như pháp luật chỉ
mang tính tối cao đối với người bị cai trị.
Nhà nước Pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước, mà ở đó quyền
lực nhà nước thể hiện được lợi ích và ý chí của đại đa số nhân dân, đây là
điểm khác biệt to lớn giũa nhà nước theo tư tưởng pháp gia và Pháp quyền,
trong nhà nước Pháp quyền thì con 21 người được xem là giá trị và mục
tiêu cao nhất. Cac quyền con người được thể chế hóa thành hiến Pháp và

pháp luật Nhà nước Pháp quyền là hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó có
sự đảm bảo thực tế mối quan hệ hữu cơ về quyền và trách nhiệm giữa nhà
nước và công dân, nguyên tắc “ tam quyền phân lập” là nguyên tắc đặc
trưng của mọi nhà nước Pháp quyền. Quyền lực nhà nước pháp quyền phân
tách thành ba nhánh quyền lực độc lập nhau, chi phối nhau trong q trình
thực thi quyền lực nhà nước, đó là quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền tư pháp.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước là nhà nước Pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với
giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, thực hiện quản lý xã hội
bằng Pháp luật, theo Pháp luật. Ảnh hưởng của Pháp gia, quyền lực nhà
nước cũng thực hiện trên lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, quyền
lực nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thống nhất, có sự
phân cơng và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và nhân dân.

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

17


Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy
KẾT LUẬN

Tư tưởng Pháp trị của Pháp gia là mầm mống tư tưởng nhà nước Pháp
quyền được xuất hiện vào thời xuân thu của Trung Quốc, vai trò của Pháp

luật trong quản lý xã hội được đề cao, các nhà pháp gia như: Quản Trọng,
Thương Ưởng, Hàn Phi...Quản Trọng chủ trương đề cao "Luật, lệnh, hình,
chính", vua phải giữ pháp, "khơng vì vua muốn mà thay đổi lệnh, lệnh đáng
tôn hơn vua". Hàn Phi coi pháp là chuẩn mực cao nhất của việc cai trị đất
nước, khi thi hành pháp luật thì khơng kể đến tình cảm riêng, khơng câu nệ
chuyện thân sơ, sang hèn, tất cả đều bình đẳng trước pháp luật. Đến sự phát
triển lí luận học thuyết nhà nước Pháp quyền tư sản gắn liền với chủ nghĩa
lập hiến tư sản.
Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thành từ những tư
tưởng về Nhà nước Pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa đầu tiên của Marx và
Engels với việc trình bày luật pháp, quyền lực của luật pháp trong tương
quan với sở hữu, sự phát triển, sự phát triển công, thương nghiệp với mỗi
giai cấp, quan điểm của các ơng là về tính giai cấp của pháp luật, pháp
quyền nói riêng và Nhà nước nóí chung, giải phóng con người là mục tiêu
của một Nhà nước Pháp quyền kiểu mới. Nhà nước Pháp quyền Xã Hội chủ
nghĩa Việt Nam dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự tổng hợp tinh hoa từ
các tư tưởng phương đông đặc biệt là tư tưởng Pháp gia, phương tây và đặc
biệt tiếp thu tư tưởng Lenin trong tư tưởng về Nhà nước và cách mạng, về
xây dựng xã hội mới của Lenin cũng có chứa yếu tố pháp quyền. Lênin
hướng đến một xã hội dân chủ rộng rãi, giải phóng con người và phát triển
toàn diện con người. Lenin đã yêu cầu bộ máy chính quyền phải thật sự là
của nhân dân lao động, phải thật sự bảo đảm dân chủ, phải dùng pháp luật.
Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam được hình thành là nhà nước thượng tơn pháp luật và
đảm bảo tính dân chủ và là nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân.

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

18



Tiểu luận triết học

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Thùy

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Bùi Văn Mưa & Nguyễn Ngọc Thu: Đại Cương lịch sử Triết
học, Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM, 2003.
2. TS Bùi Văn Mưa, PGS TS Lê Thanh Sinh: Triết học phần II ( tài
liệu tham khảo dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc
chuyên nghành triết học), Tiểu Ban Triết Học trường ĐH Kinh tế TP.HCM,
2008.
3. Lê Vinh Quốc: Các nhân vật lịch sử cổ đại, Nhà XB Giáo Dục,
1998.
4.

Website:

Diễn

đàn

pháp

luật

forum,

http:


www.diendanphapluat/4rum/#_ftn6
5. số3(26).2008 136, theo tạp chí Khoa học Cơng Nghệ Đại học Đà
Nẵng
6. Võ Mai Bạch Tuyết: lịch sử Trung Quốc, NXB Đại Học Tổng Hợp
TPHCM, 1996

HVTH: Huỳnh Thị Thanh Nguyệt – Lớp Sinh học thực nghiệm K21

19



×