Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Phân tích quan điểm của triết học mác lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức từ quan điểm này, hãy giải quyết vấn đề về mâu thuẫn giữa kiếm tiền và đi học của sinh viên việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.29 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
 

 
 
BÀI TẬP LỚN
Môn: Triết học Mác - Lênin
 
           Đề 3: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Từ quan điểm này, hãy
giải quyết vấn đề về mâu thuẫn giữa kiếm tiền và đi học của sinh viên
Việt Nam hiện nay.  
 
 
 
 
GVHD: TS. Nguyễn Thị Lê Thư 
                                                       Họ tên: Trần Thị Kiều Oanh
                                               

 Mã SV: 11218686
Lớp: Triết học Mác - Lênin_13

Hà Nội – 2022


PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................1
I. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ DUY VẬT BIỆN
CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.......................................................1
1. Vật chất và hình thức, phương thức tồn tại của nó:.................................1


1.1.Khái niệm vật chất:.................................................................................1
1.2. Các phương thức, hình thức tồn tại của vật chất................................4
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức................................................6
2.1. Nguồn gốc của ý thức.............................................................................6
2.2. Bản chất của ý thức................................................................................7
2.3. Kết cấu của ý thức..................................................................................8
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức..........................................................9
3.1 Vật chất quyết định ý thức.....................................................................9
3.2.Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:.........10
3.3 Ý nghĩa phương pháp luận...................................................................11
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ MÂU THUẪN GIỮA VIỆC KIẾM TIỀN
VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY:...................................11
1.Hiện trạng sinh viên đi làm thêm hiện nay...............................................11
2. Phân tích vấn đề.........................................................................................12
3. Mâu thuẫn giữa đi làm và kiếm tiền của sinh viên.................................12
4. Giải pháp cân bằng việc học và việc kiếm tiền của sinh viên hiện nay. 13
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................15
TƯ LIỆU THAM KHẢO..................................................................................16


PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học là một loại hình thức đặc thù của con người, được ra đời vào khoảng
thế kỷ VIII-VI TCN ở cả phương Đông và phương Tây. Ở thời kỳ này triết học
còn rất sơ khai và giản đơn. Đến khi triết học Mác – Lênin ra đời thì triết học
mới đạt đến trình độ gần như là hoàn thiện và rực rỡ nhất. Triết học là hệ thống
quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là
khoa học về những quy luật vận động phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội
và tư duy. Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát
triển của bất cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về mối quan hệ
biện chứng giữa ý thức và vật chất luôn là cơ sở, là phương hướng cho hoạt

động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội.
Là một sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường đại học, em muốn tìm hiểu chi
tiết hơn về Triết học Mác – Lênin, đặc biệt là về mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức, vận dụng mối quan hệ này để giải quyết vấn đề mâu thuẫn
giữa việc kiếm tiền và đi học của sinh viên hiện nay. Việc kiếm tiền liệu có phải
là cách tốt nhất cho sinh viên hay không? Và họ nhận được gì và mất gì nếu cân
bằng việc học và kiếm tiền.
Do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế cho nên bài viết của em sẽ
khơng thể tranh khỏi thiếu sót, em kính mong sự góp ý của cơ để bài tiểu luận
của em thêm hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN NỘI DUNG
I. PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM VỀ MỐI QUAN HỆ DUY VẬT BIỆN
CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, cần
tìm hiểu về khái niệm liên quan đến vật chất và ý thức.
1. Vật chất và hình thức, phương thức tồn tại của nó:
1.1.Khái niệm vật chất:
a. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất:
Trước Mác, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau
về vật chất, trong đó có một số quan niệm điển hình sau:
Các nhà duy vật thời Cổ Đại cho rằng vật chất là một vật thể cụ thể, hữu hình
nhất định. Điều này xuất phát từ nhận thức trực quan sinh động, cảm tình. Các
nhà triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng vật chất là một hay một số chất trong tự
nhiên. Ví dụ như Talet cho rằng vật chất là nước, là bản nguyên của mọi sự vật,
hiện tượng trong thế giới này. Ông tin rằng mọi vật đều sinh ra từ nước và biến
đổi không ngừng, đến khi chết đi lại hóa thành nước. Đêmocrit lại cho rằng, vật
chất là nguyên tử. Theo họ nguyên tử là những hạt nhỏ nhất, không thể phân

chia, không khác nhau về chất, tồn tại vĩnh viễn và sự phong phú của chúng về
hình dạng, tư thế, trật tự sắp xếp quy định tính mn vẻ mn trạng. Quan điểm
này khơng những thể hiện một bước tiến khá xa của các nhà triết học duy vật
trong quá trình tìm kiếm một định nghĩa đúng đắn về vật chất mà cịn có ý nghĩa
như một dự báo khoa học tài chính của con người về cấu trúc của thế giới vật
chất nói chung.
Nhà triết học Trung Quốc lại tin theo thuyết ngũ hành, thuyết này cho rằng tất cả
vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái
là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Từ thời kì Phục Hưng (thế kỉ XV), phương Tây đã có sự bứt phá so với phương
Đông ở chỗ khoa học thực nghiệm ra đời, đặc biệt là sự phát triển mạnh của cơ
1


học, công nghiệp. Đến thế kỉ XVII- XVIII, chủ nghĩa duy vật mang hình thức
chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Thuyết nguyên tử vẫn được các nhà triết
học và khoa học tự nhiên thời kì đó như Galilê, Bêcơn, Niutơn,… tiếp tục
nghiên cứu và khẳng định trên lập trường khoa học. Đặc biệt, những thành công
vang dội của Niutơn trong vật lý học cổ điển (nghiên cứu cấu tạo và các thuộc
tính của các vật thể vật chất vĩ mơ tính từ ngun tử trở lên) và việc khoa học
vật lý thực nghiệm chứng minh được sự tồn tại thực sự của nguyên tử càng làm
cho quan niệm trên được củng cố thêm.
Song chưa thoát khỏi phương pháp tư duy siêu hình nên nhìn chung các nhà triết
học duy vật thời kì cận đại đã khơng đưa ra được những khái quát triết học đúng
đắn. Họ thường đồng nhất vật chất với khối lượng, coi những định luật cơ học
như những chân lý không thể thêm bớt và giải thích mọi hiện tượng của thế giới
theo chuẩn mực thuần túy của cơ học. Cũng có một số nhà triết học thời kì này
như Đềcáctơ, Cantơ,… cố gắng vạch ra những sai lầm của thuyết nguyên tử
nhưng vẫn không thể làm thay đổi căn bản cái nhìn cơ học về thế giới, khơng đủ
đưa đến một định nghĩa hồn toàn mới về phạm trù vật chất.

Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X. Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện
tượng phóng xạ của nguyên tố Urani. Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được
khối lượng của điện tử không phải là bất biến mà thay đổi theo vận tốc vận động
của nguyên tử. Năm 1898 – 1902, nhà nữ vật lý học Ba Lan Mari Scôlôđốpsca
cùng với chồng của bà là Pie, nhà hóa học người Pháp, đã khám phá ra chất
phóng xạ mạnh là pơlơni và pađium. Những phát hiện vĩ đại đó đã chứng tỏ
nguyên tử vẫn có thể bị phân chia, chuyển hóa. Năm 1905, thuyết Tương đối
hẹp và 1906 thuyết Tương đối rộng của A.Einstein đã chứng minh: không gian,
thời gian, khối lượng luôn biến đổi cùng với sự vận động của vật chất. Thế giới
vật chất khơng có và khơng thể có những vật thể khơng có kết cấu, tức là khơng
thể có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bất biến thể để đặc trưng cho vật
chất. Thế giới ấy còn nhiều điều kỳ diệu mà con người đã và đang tiếp tục khám
phá: sự chuyển hóa giữa hạt và trường, song và hạt, hạt và phản hạt, hụt khối
2


lượng,... Điều này đã khẳng định dự đoán của Ph.Ăngghen: “Không thể coi
nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất đã biết”, và của V.I.Lênin: “Điện tử
cũng vô cùng tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận” là hoàn toàn đúng đắn.
Như vậy ở thời Cổ đại các nhà triết học cho rằng vật chất là nhỏ nhất, không
phân chia tách rời được thế nhưng các thành tựu lại chỉ ra vật chất là vận động là
biến đổi. Ở đây xảy ra mâu thuẫn khủng hoảng về thế giới quan trầm trọng vào
đầu thế kỉ XX. Từ đó dẫn đến 4 nhiệm vụ cần giải quyết: giúp các nhà KHTN
thoát khỏi khủng hoảng, chỉ ra sai lầm của các nhà duy vật cũ, bác bỏ luận điệu
xuyên tạc của chủ nghĩa duy tâm và phát triển chủ nghĩa duy vật trên cơ sở
thành tựu KHTN mới nhất.
b. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất
Lênin đã kế thừa tư tưởng tiến bộ của C. Mác và Ăngghen về vật chất: “Vật chất
không phải cái gì khác hơn là tổng số những vật thể, từ đó người ta rút ra khái
niệm ấy bằng con đường trừu tượng hóa” hay “Vật chất với tính cách là vật chất,

khơng có sự tồn tại cảm tính” thành một khái niệm hoàn chỉnh nhất: “Vật chất là
một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Định nghĩa vật chất của Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vất chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngồi ý thức
và khơng lệ thuộc vào ý thức.
Khi nói vật chất là một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù này là sản phẩm
của sự trừu tượng hóa, khơng có sự tồn tại của cảm tính.
Thứ hai, vật chất là cái khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho
con người cảm giác. Con người nhận thức được thông qua các giác quan, tức là
luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng thực thể.

3


Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. Chỉ có
một thế giới duy nhất là thế giới vật chất. Nó tồn tại hai hiện tượng – hiện tượng
vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện tượng vật chất luôn luôn tồn tại khách
quan, không lệ thuộc vào hiện tượng tinh thần. Còn các hiện tượng tinh thần
( cảm giác, tư duy, ý thức,… lại ln có nguồn gốc từ hiện tượng vật chất và
những gì có được từ hiện tượng tinh thần ấy chẳng qua chỉ là bản sao của các sự
vật hiện tượng đang tồn tại với tính cách là hiện thực khách quan. Cảm giác là
cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại khơng ngừng chép lại,
chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc con người có thể
nhận thức được thế giới vật chất.
Trên góc độ triết học, sai lầm của các nhà duy vật cũ là lấy khái niệm vật chất
trong khoa học tự nhiên ( vật lý học: vốn là khái niệm của các đối tượng có giới
hạn trong ngành vật lí ) thành khái niệm vật chất trong triết học. Như vậy là
không đảm bảo tính chung nhất.

Phương pháp định của Lênin
Vì vật chất dưới góc độ triết học là một khái niệm chung nhất nên không thể sử
dụng phương pháp định nghĩa thông thường. Vì vậy Lênin đã phải định nghĩa
bằng phương pháp qua loại, đối lập vật chất và ý thức, từ đó chỉ ra ranh giới
giữa vật chất và ý thức để làm rõ thế nào là vật chất, thế nào là ý thức.
Ý nghĩa định nghĩa
Vật chất là thực tại khách quan. Vật chất tồn tại thực, có trước và quy định ý
thức. Vật chất là tồn tại khách quan, tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác hay ý
thức của con người. Ngược lại ý thức có sau, bị quy định và tồn tại chủ quan.
1.2. Các phương thức, hình thức tồn tại của vật chất
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tồn tại bằng vận động và vận
động của vật chất diễn ra trong không gian và thời gian. Vì vậy, vận động, ̣
khơng gian và thời gian là các hình thức tồn tại của vật chất.
a. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
4


Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng phương thức hoạt động của vật chất là
vận động.
Với tư cách là một khái niệm triết học, vận động theo nghĩa chung nhất là mọi
sự biến đổi nói chung. Ph. Ăngghen có viết: “ Vận động, hiểu theo nghĩa chung
nhất – tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính
cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra
trong vũ trụ, kể cả sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.”
Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Khơng ở đâu và ở nơi nào lại có thể
có vật chất không vận động. Sự tồn tại của vật chất là tồn tại bằng cách vận
động, tức là vật chất dưới các dạng thức của nó ln ln trong q trình biến
đổi khơng ngừng. Khơng có vận động tồn tại ngịai vật chất. Như vây, bất cứ sự
vật hiện tượng nào cũng ở trong trạng thái vận động. Từ các thiên thể khổng lồ
đến những hạt vô cùng nhỏ, từ giới vô sinh ̣đến giới hữu sinh, từ các sự vật, hiện

tượng tự nhiên đến xã hội loài người, tất cả ̣đều khơng ngừng biến đổi dưới hình
thức này hay hình thức khác.
b. Nguồn gốc của vận động
Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động mà biểu
hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú, mn vẻ, vơ tận. Do đó con
người chỉ nhận thức được sâu sắc sự vật, hiện tượng bằng cách xem xét chúng
qua quá trình vận động. Nhận thức sự vận động của một sự vật, hiện tượng
chính là nhận thức bản thân sự vật, hiện tượng đó. Như vậy nguồn gốc của vận
động là bên trong của sự vật, hiện tượng ( mâu thuẫn nội tại của sự vật ).
c. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
Với cách nhìn khái quát theo quan điểm duy vật biện chứng, Ph.Ăngghen đã rút
ra năm hình thức vận động cơ bản của vật chất là:
 Vận động cơ học: sự dịch chuyển vị trí của các sự vật trong không gian.

5


 Vận động vật lý: vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động của
điện tử, các q trình nhiệt, điện,…
 Vận động hóa học: vận động của các ngun tử, các q trình hóa học và
phân giải các chất.
 Vận động sinh vật: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
 Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các hình thái kinh tế. Các hình
thức vân động cơ bản có sự khác nhau về chất, nhưng lại tồn tại trong
mối liên hê biện chứng với nhau. Mỗi hình thức vận động được thực hiện
là do tác động qua lại với nhiều hình thức vận động khác nhau.
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
2.1. Nguồn gốc của ý thức
a. Nguồn gốc tự nhiên
Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là sinh lí học thần kinh,

chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: ý thức chỉ là một thuộc tính của
vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là một thuộc tính của
một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ não con người. Bộ não con người
là khí quan vật chất của ý thức cịn ý thức là chức năng của bộ não. Mối quan
hệ giữa bộ não người hoạt động bình thường và ý thức là không thể tách rời.
Mặc dù thế nhưng nếu chỉ có bộ não của con người mà khơng có sực tác động
của thế giới bên ngoài – thế giới khách quan để bộ não phản ánh lại tác động đó
thì cũng khơng thể có ý thức.
Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, được biểu hiện trong sự
liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau. Sự phản ánh phụ
thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động, đồng thời luôn mang nội dung
thông tin của vật tác động. Đây là điều hết sức quan trọng để làm sáng tỏ nguồn
gốc tự nhiên của ý thức.
Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ não của con người có năng
lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
6


b. Nguồn gốc xã hội
Tuy vậy, sự ra đời của ý thức khơng phải chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà cịn có
nguồn gốc xã hội. Sự phát triển của giới tự nhiên mới tạo ra tiền đề vật chất có
năng lực phản ánh, chỉ là nguồn gốc sâu xa của ý thức. Hoạt động thực tiễn của
loài người mới là nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức. Nói cách
khác ý thức chỉ được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Để tồn tại con người phải tạo ra những vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của
mình. Hoạt động lao động sáng tạo của lồi người có nhiều ý nghĩa thật đặc
biệt. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “ Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời
với lao động là ngơn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ
não của con vượn, làm bộ não đó dần dần chuyển thành bộ não con người”.
Thơng qua hoạt động lao động cải tạo thế giới khách quan mà con người đã

từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới.
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ não con người. Nhưng
khơng phải cứ có thế giới khách quan và bộ não con người là có ý thức, mà phải
đặt chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội,
một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người.
2.2. Bản chất của ý thức
Mác quan niệm rằng: “ Ý thức là các vật chất được di chuyển vào đầu óc của
con người và được cải biến trong đó ”. Đối với Lênin: “ Bản chất của ý thức là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng
tạo hiện thực khách quan của óc người ”. Thế giới khách quan là nội dung ý
thức phản ánh qua hình thức chủ quan. Ý thức là của con người, mà con người
là một thực thể xã hội năng động sáng tạo. Ý thức phản ánh thế giới quan trong
quá trình con người tác động cải tạo thế giới. Do đó, ý thức con người là sự
phản ánh có tính năng động, sáng tạo.

7


Ý thức là sự phản ánh hiên thực khách quan vào bộ não con người, song ̣ đây là
sự phản ảnh đặc biệt phản ảnh trong quá trình con người cải tạo thế giới. Quá
trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt sau đây:
Một là sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi
này mang tính chất hai chiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết.
Hai là mơ hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Thực
chất đây là quá trình “ sáng tạo lại ” hiện tượng của ý thức, theo nghĩa mã hóa
các đối tượng vật chất thành các ý thức tinh thần phi vật chất.
Ba là, chuyển mô hình từ tư duy ra hiên thực khách quan, tức q trình hiện
thực hóa tư tưởng, thơng qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái
thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất
ngoài hiện thực.

2.3. Kết cấu của ý thức
Để nhận thức được sâu sắc về ý thức, cần xem xét nắm vững tổ chức kết cấu
của nó; tiếp cận từ các góc độ khác nhau sẽ đem lại những tri thức nhiều mặt về
cấu trúc, hoặc cấp độ của ý thức. Từ đó có hai cách phân chia như sau:
Thứ nhất, khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người cần
nhận thức được các yếu tố: tự ý thức, tiềm thức, vô thức… Tất cả những yếu tố
đó cùng với những yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú,
nhiều vẻ của đời sống tinh thần con người.
Thứ hai, khi xem xét ý thức với các yếu tố hợp thành các q trình tâm lí tích
cực đem lại sự hiểu biết của con người về thế giới khách quan ta có: tri thức
( sự hiểu biết nhất định về đối tượng ), tình cảm ( rung động biểu thị thái độ đối
với đối tượng ), ý chí ( khả năng phát huy những năng lực của bản thân ). Nhận
thức rõ vị trí, vai trị của các nhân tố cấu thành ý thức và mối quan hệ giữa các
yếu tố đó, địi hỏi mỗi chủ thể phải ln tích cực học tập, rèn luyện, bồi dưỡng
nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong nhận thức và cải tạo thế giới.

8


3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ vật chất và ý thức được coi là “vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc
biệt là triết học hiện đại” (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tâp, NXB. CTQG, HN,
1995, Trang 403). Tùy theo lập trường về thế giới quan khác nhau mà khi giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có hình thành các đường lối cơ bản
trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật cũ cho rằng, vật chất quyết định ý thức, trong khi đó chủ
nghĩa duy tâm có quan niệm đối lập: ý thức quyết định vật chất. Tuy nhiên, theo
quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất và ý thức có mối quan hệ
hai chiều cùng tồn tại: vật chất quyết định ý thức, đồng thời ý thức có tác động
trở lại tới vật chất. Xét đến cùng là như vậy, nhưng trong những giới hạn nhất

định, ý thức có thể quyết định vật chất.
3.1 Vật chất quyết định ý thức
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện trên những khía
cạnh sau:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vật chất sinh ra ý thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của con
ngưới cách đây 3 đến 7 triệu năm, mà con người là kết quả của một q trình
phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, thế giới vật chất. Con
người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra, cho nên theo lẽ tự nhiên thì ý thức - một
thuộc tính của con người - cũng là do giới tự nhiên sinh ra. Các thành tựu của
khoa học tự nhiên đã chứng minh rằng, giới tự nhiên có trước con người và vật
chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với
ý thức và là nguồn gốc của ý thức. Ý thức con người tồn tại dựa vào vật chất bộ não con người - trong quá trình phản ánh hiện thực quan. Sự vận động của
vật chất là yếu tố quyết định sự ra đời của vật chất có tư duy là não bộ.
Thứ hai, vất chất quyết định nội dung, bản chất của ý thức.

9


Vật chất quyết định bản chất của ý thức thông qua nội dung. Ý thức dưới bất kì
hình thức nào, suy cho cùng, đều là phản ánh hiện thực khách quan. Ý thức chỉ
là hình ảnh của thế giới khách quan. Sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả về
bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ
sâu sắc của nội dung tư duy, ý thức con người qua các thế hệ, qua các thời đại.
Khác với chủ nghĩa duy vật cũ, xem xét thế giới vật chất là những sự vật, hiện
tượng cảm tính, chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét thế giới vật chất là thế
giới con người với các hoạt động thực tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động vật chất
có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở để hình thành, phát triển ý thức.
Thứ ba, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.
Xã hội ngày càng văn minh, khoa học ngày càng phát triển thì ý thức cũng phát

triển theo. Biểu hiện thực tế nhất đó chính là sự ảnh hưởng của kinh tế chính trị,
đời sống vật chất đối với đời sống văn hóa, tinh thần của con người. Sự phát
triển của kinh tế quy định sự phát triển của văn hóa, đời sống vật chất thay đổi
thì sớm muộn đời sống tinh thần cũng thay đổi theo.
3.2.Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất:
Do có tính độc lập tương đối nên dù ý thức có sau, được sinh ra và quyết định
bởi vật chất nhưng ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất.
Sự tác động của tri thức tới vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Thông qua thực tiễn và tri thức về thế giới khách quan, con người xác
định mục tiêu, phương pháp tác động vào vật chất. Tri thức đó chính là quyết
định thành bại của hoạt động.
Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động thực tiễn của con người tới vật
chất đó là tình cảm, ý chí làm thúc đẩy sự lạc hậu của vật chất hoặc kìm hãm sự
phát triển của vật chất.

10


3.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác – Lênin, rút ra
nguyên tắc phương pháp luận là tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính
năng động chủ quan. Nhận thức cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung phải xuất
phát từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ
bên trong vốn có của nó. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy
ý chí; chủ nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách
quan.
Vì ý thức tác động trở lại vật chất nên cần phát huy tính năng động chủ quan,
đặc biệt phát huy vai trò của tri thức, khoa học, chú ý giáo dục và nâng cao nhận
thức cho con người.
Để đạt được kế hoạch, mục tiêu, cần phân tích các yếu tố khách quan cần có cho

kế hoạch, mục tiêu đó. Nếu các điều kiện khách quan đã đủ đáp ứng yêu cầu và
đã xác định được thì có thể đến giai đoạn tiếp theo, nếu khơng, cần xác định cịn
thiếu yếu tố khách quan nào và làm xuất hiện yếu tố khách quan đó. Sau đó sử
dụng kinh nghiệm, tri thức để đưa ra các phương án thực hiện rồi lựa chọn
phương án phù hợp nhất để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ MÂU THUẪN GIỮA VIỆC KIẾM TIỀN
VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY:
1.Hiện trạng sinh viên đi làm thêm hiện nay
Số liệu thống kê cho biết độ tuổi chiếm số lượng lớn trong lực lượng lao động
Việt Nam là từ 18 - 23 tuổi. Đây là độ tuổi của các bạn sinh viên, những người
mới bước chân vào cổng đại học với ý thức nhận thấy bản thân trưởng thành,
chín chắn hơn. Đó là độ tuổi nhận thấy cần phải có trách nhiệm với bản thân, gia
đình và xã hội, chính vì lí do đó mà mọi người muốn mình tự lập và khẳng định
bản thân nhiều hơn. Một trong những cách của các bạn sinh viên là lựa chọn đi
làm thêm. Hiện nay có rất nhiều cơng việc bán thời gian như làm thêm, làm part

11


– time, gia sư,… Mỗi cơng việc sẽ có nhứng đặc điểm việc làm khác nhau nên
sinh viên hịan tồn có thể lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Việc làm thêm ngoài giờ học giúp các bạn sinh viên học hỏi thêm được nhiều kỹ
năng mềm, hỗ trợ tài chính gia đình, tích lũy kinh nghiệm thực tế,… Thế nhưng
cái gì cũng sẽ có hai mặt. Nhiều bạn sinh viên do không phân bổ thời gian hợp lí
dẫn đến sự sa sút trong học tập, ảnh hưởng đến kết quả, phải bỏ lỡ việc học.
2. Phân tích vấn đề
Việc phân bổ thời gian khơng hợp lí dẫn đến những hậu quat trên, xuất phát từ
mâu thuẫn giữa việc đi học và làm thêm của sinh viên, đây chính là một dạng
mâu thuẫn giữa vật chất và ý thức.

Mâu thuẫn biện chứng là một trạng thái mà mặt đối lập liên hệ, chúng có tác
động qua lại với nhau, theo đó mâu thuẫn biện chứng được tồn tại một cách
khách quan, phổ biến ở trong xã hội, tư duy và tự nhiên.
3. Mâu thuẫn giữa việc đi làm kiếm tiền và học tập của sinh viên hiện nay
Mục đích của phần lớn sinh viên khi vào môi trường đại học là mong muốn một
công việc ổn định sau khi ra trường, với thu nhập tốt để nâng cao giá trị cuộc
sống. Mâu thuẫn ở đây xuất phát từ mục đích, lợi ích của việc học đại học với
việc kiếm tiền của sinh viên. Như vậy cốt lõi của ý thức là vật chất – nhu cầu về
thu nhập, cuộc sống sau này quyết định trau dồi, tích lũy tri thức.
Việc quyết định đi làm thêm của sinh viên cũng xuất phát từ vật chất. So với
những lợi ích ( vật chất ) sau khi học đại học thì những “vật chất” của việc đi
làm thêm lại mang tính ngắn hạn. Sinh viên là hy vọng, tương lai của đất nước,
người đưa nước Việt Nam ta sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì lẽ
đó sinh viên cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng mềm, kỹ năng thực
hành. Đó là những kiến thức chưa chắc được học trên trường học. Bên cạnh đó
sinh viên cần có tiền để giải quyết các nhu cầu về cuộc sống như: tiền trọ, tiền
sinh hoạt,…

12


Thời gian trong một ngày là có hạn, việc kiếm tiền và đi học gần như không thể
diễn ra cùng lúc. Khi dành thời gian đi làm thêm kiếm tiền tức là khơng có thời
gian học tập, tiếp thu kiến thức, hồn thành bài tập, ơn lại kiến thức. Và điều đó
là hồn tồn ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Khi đi làm thêm sinh viên có hứng thú với việc kiếm tiền, lâu dần sẽ hình thành
cảm giác chán nản, mất tập trung khi học tập, hay là giảm mức độ tình cảm, kìm
hãm việc hứng thú với việc học. Đó chính là sự tác động trở lại của ý thức.
Ngồi ra việc làm thêm cịn ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên. Và tất nhiên,
với một tình trạng sức khỏe như vậy, việc học sẽ không đạt được mong đợi. Đặc

biệt là đối với sinh viên năm nhất, chưa thích ứng được nhịp độ và kiến thức trên
giảng đường đại học sẽ khó bắt kịp các bạn khác.
4. Giải pháp cân bằng việc học và việc kiếm tiền của sinh viên hiện nay
Trước hết sinh viên cần xác định được các yếu tố khách quan, điều kiện, hồn
cảnh sống, chương trình học tập của bản thân và yêu cầu của công việc làm
thêm. Nếu thiếu yếu tố khách quan nào thì thay đổi việc học tập hoặc việc làm
thêm cho hợp lí. Sau đó thơng qua kinh nghiệm và kiến thức có được để tìm giải
pháp, phương pháp học tập rồi lựa chọn sao cho phù hợp với năng lực, nhu cầu
của bản thân.
Để hạn chế thời gian ôn lại kiến thức, sinh viên cần tập trung ngay trong tiết học
để hiểu cặn kẽ về nội dung bài học. Việc tập trung học tập sẽ giúp sinh viên nhớ
kiến thức lâu hơn, hạn chế được việc phải ôn lại từ đầu, hổng kiến thức.
Với sinh viên năm nhất, năm hai có thể lựa chọn những cơng việc như: phục vụ,
gia sư,… phù hợp với bản thân để đáp ứng nhu cầu về thu nhập. Thế nhưng với
sinh viên năm ba trở đi, nên tìm cơng việc liên quan đến chuyên ngành để có
thêm kinh nghiệm, kỹ năng phục vụ cho công việc sau này.
Sắp xếp thời gian trong tuần một cách hiệu quả sẽ giúp cho sinh viên khơng bị
rơi vào trạng thái ngạt vì tồn đọng quá nhiều việc phải làm. Sinh viên nên chủ

13


động với những cơng việc có thể chuẩn bị trước, dành thời gian cố định trong
tuần để làm bài tập.
Ngoài ra việc sinh viên giao lưu, kết nối với bạn bè và anh chị khóa trước cũng
là một cách tốt để các bạn học hỏi được nhiều điều bổ ích cho học tập và cuộc
sống. Đồng thời tham gia các hoạt động ngoại khóa để giải trí và dành thời gian
chăm sóc bản thân nhiều hơn, quan tâm đến gia đình và bạn bè nhiều hơn. Bởi
họ chính là liều thuốc bổ giúp các bạn sinh viên lên “dây cót”.


14


PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy vật chất là cái có trước, là cái quyết định ý thức, nhưng ý thức lại có
tác động trở lại vật chất. Mối quan hệ tác động đó thơng qua hoạt động thực tiễn
của con người.
Mặc dù mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức của triết học Mác –
Lênin đã ra đời gần hai thế kỷ nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị thực tiễn và
khoa học. Trong thời đại hiện nay, chúng là cơ sở, hoạt động thực tiễn để chống
lại các tư tưởng, suy nghĩ lệch lạc, sai lầm trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa
việc kiếm tiền và học tập của sinh viên hiện nay.
Trong quá trình làm bài, khơng thể tránh được những sai sót, em mong nhận
được sự góp ý của cơ để bài viết của em có thể hồn thiện hơn và rút kinh
nghiệm cho bài sau.
Em xin chân thành cảm ơn!

15


TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lenin, NXB Chính trị Quốc gia.
2. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên hiện nay. />3.

Làm thế nào để sinh viên cân bằng giữa viêch học và làm thêm.
/>
4. Tác hại của việc làm thêm. />
16



17



×