Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Nhận thức của người dân địa phương về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.06 KB, 40 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết

Ơ nhiễm mơi trường đã và đang là một vấn đề cấp thiết được toàn xã hội quan
tâm giải quyết. Trong đó ơ nhiễm mơi trường làng nghề cũng tác động không nhỏ
tới việc làm ô nhiễm ngôi nhà chung của Trái Đất. Làng nghề là một trong những
đặc thù của nông thôn Việt Nam. Đa số làng nghề đã trải qua lịch sử hình thành và
phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Báo cáo Môi trường quốc gia cho thấy: Ở nước ta làng nghề phân bố tập trung chủ
yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm 60%), ở miền Trung chiếm 30% và miền Nam
là 10%. Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra
làm 6 nhóm ngành chính gồm: thủ cơng mỹ nghệ; chế biến lương thực, thực phẩm;
chăn nuôi, giết mổ;dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu xây dựng, khai thác đá;
tái chế phế liệu và các ngành nghề khác. Mỗi ngành chính lại có nhiều ngành nhỏ.
Tính từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế làng nghề phát triển mạnh nhưng cơ
bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ cơng, đơn giản; công nghệ lạc hậu,
mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân làng nghề trong việc bảo vệ
môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người còn hạn chế. Những yếu kém và
hạn chế nói trên đã tạo sức ép khơng nhỏ đến chất lượng mơi trường sống của
chính làng nghề và cộng đồng xung quanh.
Biểu hiện rõ nhất của vấn đề này là mơi trường của khơng ít làng nghề đang bị
suy thối trầm trọng. Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ của người dân và


ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Theo Báo cáo Mơi trường quốc gia, ơ nhiễm
mơi trường khơng khí tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và


sử dụng các nguyên vật liệu, hoá chất trong dây chuyền sản xuất; ô nhiễm nguồn
nước đặc biệt nghiêm trọng do khối lượng nước thải của các làng nghề là rất lớn,
hầu hết chưa qua xử lý mà xả thẳng ra hệ thống sơng ngịi, kênh rạch. Ngoài ra,
chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để gây tác
động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm mơi trường khơng khí, đất và
nước. Trong khi đó, cơng tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường làng
nghề chưa được quan tâm đúng mức; ý thức và nhận thức của người dân về bảo vệ
môi trường cịn chưa cao. Theo dự báo, ơ nhiễm ở các làng nghề sẽ cịn diễn biến
phức tạp khi khơng có những biện pháp can thiệp.
Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều làng nghề nhất cả nước. Tuy
nhiên, đi cùng với việc phát triển, duy trì các làng nghề thì vấn đề ơ nhiễm mơi
trường cũng rất đáng báo động.Theo thống kê, hiện nay Hà Nội có 1.350 làng nghề
và làng có nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống. Mức độ ô nhiễm tại các
làng nghề trên địa bàn Hà Nội trong những năm qua có xu hướng tăng. Ở các làng
nghề chế biến nông sản, thực phẩm, nước nhiều nơi có hàm lượng
COD,BOD5,NH4+, Coliform vượt hàng chục lần đến hàng trăm lần tiêu chuẩn cho
phép. Nước ở các làng nghề dệt nhuộm cũng bị ô nhiễm nặng với hàm lượng các
chất độc hại cao hơn quy định 2-3 lần…Ngoài ra, hầu hết các làng nghề đều có hàm
lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép; nồng độ khí SO2 tại các làng nghề mây, tre và
chế biến nông sản, thực phẩm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, tại các làng nghề lượng khí thải, nước thải, chất thải rắn chưa được
xử lý đã xả thẳng vào môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng khơng khí , nguồn
nước và ơ nhiễm mơi trường đất. Trên thực tế, ngun nhân có tác động khơng nhỏ


đến ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề chính là ý thức, nhận thức về bảo vệ môi
trường của người dân tại các làng nghề còn hạn chế. Nhiều người biết rõ mức độ
nguy hiểm của việc gây ô nhiễm nhưng vẫn vi phạm. Trong khi đó, cơ quan quản lý
nhà nước lại chưa chú trọng việc kiểm tra, xử lý nếu khơng muốn nói là thiếu trách
nhiệm đối với cơng tác này.

Có thể nhận định rằng tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Việt
Nam nói chung và các làng nghề ở Hà Nội nói riêng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm
trọng và đang ở mức “báo động đỏ”. Kéo theo nó là những hệ luỵ ảnh hưởng không
chỉ đến hoạt động sản xuất mà còn gây tổn hại lớn đến sức khoẻ của người dân sinh
sống tại chính làng nghề ấy. Tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề có xu hướng
gia tăng trong những năm gần đây, tập trung ở một số bệnh như: các bệnh ngồi da,
bệnh về đường hơ hấp, tiêu hoá, thần kinh và các bệnh về mắt. Đặc biệt, tỷ lệ người
mắc bệnh ung thư tương đối cao ở một số làng nghề. Các kết quả nghiên cứu trước
cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi,
thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình tồn quốc và thấp hơn từ 5-10 năm so
với làng không làm nghề. Hơn nữa, ơ nhiễm mơi trường làng nghề cịn gây ảnh
hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của chính làng nghề đó,
gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột trong cộng
đồng dân cư.
Trước thực trạng trên nhóm nghiên cứu nhận thấy để giải quyết vấn đề ô nhiễm
môi trường làng nghề cần có một giải pháp tổng thể nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô
nhiễm, nâng cao năng lực quản lý. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là ý thức và nhận
thức của người dân làng nghề trước thực trạng ô nhiễm môi trường để mỗi người
nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ mơi trường làng nghề nói riêng và bảo vệ
mơi trường sống của chúng ta nói chung. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết


định lựa chọn đề tài: “Nhận thức của người dân địa phương về thực trạng ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Hà Nội hiện nay” (Khảo sát tại làng gốm
Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng đồng Ngũ Xá)
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Trên thế giới từ những năm đầu thế kỉ XX đã có một số cơng trình nghiên
cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử (1922); “Mơ
hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace (1928). Năm

1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội đồng Quốc tế về
nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung
của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống.
Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là giải
pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thơn. Thực tế nhiều quốc gia trong
khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình là
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Trung Quốc sau thời kỳ cải
cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăng
trưởng với tốc độ 20 – 30 % đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nông
thôn. Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề
truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tính
truyền thống.
Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như: Côlômbia,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-la-đét, Malaysia, In-đô-nê-xia… với
phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các tiêu


chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương; cơ sở nào không tuân thủ. Trung
Quốc đã cho phép tính các loại phí ơ nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng đồng.
Mức định giá phí ơ nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu
hậu quả của ơ nhiễm, mức thu nhập bình qn… Cùng với đó, chính phủ nước này
cũng thường xun nâng cao năng lực của cộng đồng trong nhận thức và hành động
giải quyết các vấn đề môi trường địa phương.
2.2. Ở Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đã và đang nhận được nhiều sự
quan tâm không chỉ nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu mà còn nhận
được sự quan tâm từ các cấp chính quyền, Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nghiên
cứu về vấn đề này gồm có các bài viết, cơng trình nghiên cứu sau.
Về sách tham khảo: Có một số cơng trình như của Bùi Văn Vượng (1998)
“Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”. Tác giả đã tập trung trình bày các

loại hình làng nghề truyền thống như: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, trạm khắc đá,
dệt, thêu ren, giấy dó, tranh dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây tre đan, ngọc trai,
làm trống. Ở đây chủ yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng,
kỹ thuật, các bí quyết nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các
làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam.
Dương Bá Phượng (2005), “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá
trình CNH – HĐH”, đã đề cập khá đầy đủ từ lý luận đến thực trạng của làng nghề:
từ đặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình thành làng nghề, tập trung vào
một số làng nghề ở một số tỉnh với các quan điểm, giải pháp và phương hướng
nhằm phát triển các làng nghề trong cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa.


Bên cạnh đó có các bài viết về vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được
đăng tải trên các báo, cũng như các cơng trình nghiên cứu khác phải kể đến như:
Viết về vấn đề này, bài viết “Báo động ô nhiễm môi trường ở các làng nghề”
đăng trên Báo Nhân Dân của tác giả Thái Sơn đã viết:” Cả nước hiện có hơn 1.300
làng nghề được cơng nhận và 3.200 làng có nghề. Tuy nhiên, các làng nghề phân
bố khơng đồng đều giữa các vùng, miền. Có đến 60% số các làng nghề tập trung ở
khu vực phía bắc, chủ yếu ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên,
Thái Bình, Nam Ðịnh; khu vực miền trung chiếm khoảng 23,6% và khu vực miền
nam chiếm khoảng 16,6% số làng nghề. Các làng nghề chủ yếu tập trung sản xuất
các lĩnh vực như: thủ công mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi,
giết mổ; dệt nhuộm, thuộc da; vật liệu xây dựng; tái chế phế liệu... Do phát triển ồ
ạt, thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề ở khu vực nông thôn, cùng sự phát triển
thiếu cân bằng giữa nhu cầu phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của các cơ sở
vật chất; đồng thời sự quản lý còn khá lỏng lẻo của các cơ quan chức năng trong
công tác quản lý mơi trường tại khu vực này, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi
trường diễn ra khá trầm trọng”. Bên cạnh đó Thứ trưởng Bộ Tài ngun và Mơi
trường Bùi Cách Tuyến cho rằng: “Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ở các
làng nghề hiện nay là do hầu hết các cơ sở sản xuất có quy mơ nhỏ, nằm trong khu

dân cư, mặt bằng chật hẹp cho nên khó xây dựng hệ thống xử lý môi trường; phần
lớn các hộ sản xuất của làng nghề chưa đầu tư thích đáng nhằm giảm ơ nhiễm
khơng khí, tiếng ồn, nước thải, bụi, chất thải rắn. Nước thải sản xuất chưa qua xử lý
cùng nước thải sinh hoạt được xả vào hệ thống thốt nước mặt. Trong khi đó, cơng
tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng
mức...; ý thức và nhận thức của người dân về bảo vệ mơi trường cịn chưa cao, cho
nên ô nhiễm môi trường đang trở thành mối đe dọa thường trực đối với môi trường


sinh thái, sức khỏe cộng đồng dân cư sống trong các làng nghề, người dân khu vực
chung quanh làng nghề...”
Cũng về vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, trên Báo Dân trí có bài viết
“Rà sốt thực hiện luật môi trường các làng nghề” với nội dung về việc thực hiện
luật môi trường của các làng nghề trên Việt Nam hiện nay. Tính đến cuối năm
2010, Việt Nam có khoảng 2.100 làng nghề, trong đó có 300 làng nghề truyền
thống, tạo việc làm cho hơn 4 triệu lao động đem lại lợi ích khơng nhỏ về kinh tế xã hội đối với nhiều địa phương, vùng nông thôn. Tuy nhiên, hiện trạng mơi
trường và việc thực thi chính sách, pháp luật về môi trường tại các KKT, làng nghề
đang đặt ra những thách thức mới. Theo báo cáo tình hình thực hiện chính sách,
pháp luật về mơi trường tại các KKT, khu công nghiệp và làng nghề của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011, chất thải từ các làng
nghề đa phần không nhiều nhưng việc thải bỏ khơng đúng cách có thể dẫn đến mất
mỹ quan, văn hóa và gây ơ nhiễm mơi trường. Cùng đó, ơ nhiễm tại các làng nghề
ảnh hưởng lớn tới những người trực tiếp tham gia sản xuất và những người sống tại
làng nghề đó. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc cao được điểm tên: 95%
người lao động có nguy cơ tiếp xúc với khói bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6%
tiếp xúc với hóa chất... Bên cạnh những hệ lụy đó, ơ nhiễm mơi trường làng nghề
cịn ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế-xã hội như làm tăng chi phí khám chữa bệnh,
giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm đau, giảm sức thu hút
du lịch.
Theo kết quả điều tra “Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường làng

nghề” do Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thực hiện cho thấy: Nguồn nước ngầm
sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất bị ô nhiễm bởi phenol; các chỉ tiêu sinh học
như Ecoli, coliform, kim loại nặng khá cao. Nguồn nước bề mặt ao, hồ, kênh


mương thủy lợi bị nhiễm độc bởi dầu mỡ, Ecoli, coliform... gấp hàng chục, thậm
chí hàng trăm lần cho phép. Qua khảo sát tại hơn 40 làng nghề trên địa bàn TP Hà
Nội cho thấy, phần lớn môi trường nước, khơng khí, đất đai... các làng nghề đều bị
ơ nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nặng tới mức báo động. Ðiển hình như các làng nghề
chế biến nơng sản thực phẩm ở Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Ðức), Kỳ
Thủy, Thanh Lương, Cự Ðà, Bích Hịa (Thanh Oai), Phú Ðơ (Từ Liêm)... Nước thải
phát sinh do quá trình tẩy rửa các nguyên liệu, các khâu chế biến trong sản xuất,
lượng nước sử dụng lớn, có nơi lên tới 7.000 m3/ngày, nhưng không được xử lý,
mà các cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường.
Cũng bàn về vấn đề này trong “Báo cáo Môi trường quốc gia” do Bộ Tài
nguyên và Môi trường công bố mới đây cho thấy: Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật
liệu, hóa chất trong dây chuyền sản xuất. Tại hầu hết các làng nghề, ô nhiễm nguồn
nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng, do khối lượng nước thải rất lớn, nhưng lại chưa
qua hệ thống xử lý nước thải tập trung, thường được xả thẳng ra hệ thống sơng
ngịi, kênh rạch quanh khu vực. Trong khi đó, chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề
chưa được thu gom, xử lý triệt để, gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây
ô nhiễm môi trường khơng khí, nước và đất, đây chính là ngun nhân gây ra các
dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại các làng nghề và quanh
khu vực làng nghề. Qua kết quả nghiên cứu do các đơn vị của Bộ Y tế thực hiện
cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong
những năm gần đây và tập trung vào một số bệnh như các bệnh ngồi da, hơ hấp,
tiêu hóa, thần kinh, bệnh phụ khoa, ung thư... Tuổi thọ trung bình của người dân
sống trong các làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn mười năm so với tuổi thọ trung
bình cả nước và thấp hơn từ năm đến mười năm so với làng không làm nghề.



Trong báo cáo kết quả nghiên cứu “Giảm ô nhiễm môi trường ở các làng
nghề” của Viện khoa học thủy lợi Việt Nam cho thấy khảo sát tại 52 làng nghề điển
hình trong cả nước cho thấy, có đến 46% số làng nghề môi trường bị ô nhiễm nặng
(đối với khơng khí, nước, đất hoặc cả ba dạng trên) và có 27% ơ nhiễm vừa. Ðối
với nước thải, ơ nhiễm chất hữu cơ các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm,
chăn nuôi và giết mổ. Hàm lượng các chất ô nhiễm, nhất là COD và BOD5..., vượt
quá Quy chuẩn Việt Nam hàng chục lần. Ðặc biệt là nước thải từ khâu lọc tách bã,
tách bột đen của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn, dong riềng có độ pH thấp, hàm
lượng BOD5, COD vượt hơn 200 lần. Trong khi đó, ơ nhiễm chất vơ cơ lại chủ yếu
tập trung tại các làng nghề dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ và mây tre đan, tái chế
giấy, nước thải có hàm lượng cặn lớn và chứa nhiều chất ô nhiễm như dung mơi, dư
lượng các chất trong q trình nhuộm, đánh bóng... Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
tại các làng nghề có nguồn gốc chủ yếu từ sử dụng than làm nhiên liệu (phổ biến là
than chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyền cơng
nghệ sản xuất do khí thải chứa các thành phần đặc trưng là bụi, CO2, CO, SO2...,
chất hữu cơ bay hơi. Ngồi ra, q trình tái chế và gia cơng cũng gây phát sinh các
khí độc như hơi a-xít, kiềm, ô-xít kim loại và ô nhiễm nhiệt. Hàm lượng bụi ở khu
vực sản xuất vật liệu xây dựng tại một số địa phương vượt quá Quy chuẩn Việt
Nam từ ba đến tám lần, hàm lượng SO2 có nơi vượt 6,5 lần. Ở các làng nghề chế
biến lương thực, thực phẩm, chăn ni và giết mổ cịn phát sinh ơ nhiễm mùi do
quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế
phẩm thừa thải. Hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để chất
thải rắn, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan, gây ơ
nhiễm mơi trường khơng khí, nước và đất.


Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2014 - chủ đề “Môi trường nông thôn”
cuả Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phân tích về sức ép từ các làng nghề đến mơi

trường thì trung bình mỗi ngày, hoạt động sản xuất trong các làng nghề thải ra từ
300 đến 500 tấn bã, hơn 15.000 m3 nước thải, hàng trăm tấn CTR chứa các chất tẩy
rửa hóa học qua quá trình phân hủy tạo ra những mùi hơi thối. Phần lớn các làng
nghề có quy mơ sản xuất nhỏ, mặt bằng chật hẹp xen kẽ với khu dân cư, quy trình
sản xuất thơ sơ, lạc hậu, chủ yếu tận dụng sức lao động trình độ thấp, ít áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gây lãng phí tài ngun và phát sinh nhiều
chất gây ơ nhiễm môi trường, tác động trực tiếp đến môi trường sống, điều kiện
sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng nơng thơn như
đường xá, cống, rãnh thốt nước thải khơng đáp ứng được nhu cầu phát triển sản
xuất, chất thải không được thu gom và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm
nghiêm trọng, cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ để nhường chỗ cho mặt bằng sản
xuất và các khu tập kết chất thải. Đồng thời báo cáo này cũng đã đưa ra những
Những tác động tiêu cực của sự suy giảm chất lượng và ô nhiễm môi trường ở nông
thôn đến sức khỏe người dân, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quan sinh
thái và dẫn đến xung đột mơi trường gồm ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước,
ô nhiễm đất và chất thải rắn.
“Báo động ô nhiễm môi trường tại các làng nghề” của tác giả Việt Anh được
đăng trên tạp chí mơi trường nơng thôn của Hội Nông dân Việt Nam. Tác giả đã
phân tích nước thải cho thấy, các làng nghề chế biến nơng sản thực phẩm có chỉ
tiêu quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép cao nhất đến 9.200 lần so với quy chuẩn
qua phân tích làng nghề sản xuất bún, bánh và dịch vụ xóm Chùa (xã Phú Nham,
huyện Phù Ninh, Phú Thọ, làng nghề nấu rượu Phú Lộc (xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm
Giàng, Hải Dương), làng nghề làm bánh đa Tống Buồng (xã Thái Thịnh, huyện


Kinh Môn, Hải Dương), làng nghề bánh, bún Huỳnh Dương (xã Diễn Quảng,
huyện Diễn Châu, Nghệ An) Điển hình như: Làng bún Phú Đô (phường Phú Đô,
quận Nam Từ Liêm) hiện trung bình sản xuất 50 tấn bún/ngày, cung cấp cho gần
một nửa thị trường Hà Nội. Cả thơn có 205 hộ sản xuất và trên 250 hộ kinh doanh
bún. Hàng ngày bụi bẩn, dầu rửa bát, xà phòng, nước thải sản xuất bún… thải ra

cống tiêu nước đổ thẳng ra sông Nhuệ. Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và
Công nghệ môi trường – Đại học Bách khoa Hà Nội, thì mẫu nước thải tại hệ thống
cống chung cuối làng có chứa hàm lượng BOD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 4
lần, cặn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, phốt pho trong nước thải rất cao gây ô nhiễm
môi trường nước nghiêm trọng.
GS. Đặng Kim Chi, nguyên Chủ nhiệm đề tài khoa học công nghệ cấp nhà
nước nghiên cứu về môi trường các làng nghề Việt nam (KC 08-09) và cũng là
người tham gia xây dựng “Báo cáo Hiện trạng Môi trường Quốc gia năm 2008 về
môi trường làng nghề” thừa nhận: Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước đã rất tích
cực trong việc thực hiện các biện pháp quản lý, song nói chung, tình hình ơ nhiễm
nước thải làng nghề trong những năm gần đây chưa được cải thiện đáng kể so với
trước và người dân vẫn đang hàng ngày phải gánh chịu những hậu quả do ô nhiễm
làng nghề mang lại.
Trong “Báo cáo môi trường quốc gia 2008 - Môi trường làng nghề Việt
Nam” tập trung chia nhỏ những vấn đề của ô nhiễm môi trường làng nghề ra làm
các phần nhỏ như ơ nhiễm đất, khơng khí, nước, và cách xử lý chất thải của các
làng nghề, cung như tập trung phân tích đặc điểm ơ nhiễm của từng loại làng nghề
có đặc trưng khác nhau. Nghiên cứu tập trung và các hoạt động hiện nay của làng
nghề đã làm ảnh hưởng xấu như thế nào đối vơi môi trường, gây ra suy thối mơi
trường nghiêm trọng ở từng khu vực. Ơ nhiễm mơi trường làng nghề là dạng ơ


nhiễm phân tán trong một phạm vi khu vực và mang đậm nét đặc thù của hoạt động
sản xuất.
Trên Báo Điện tử của bộ Tài ngun và Mơi trường có bài viết “Môi trường
làng nghề Hà Nội: Bao giờ đổi thay?” Viết về những tồn đọng và giải pháp trong
vấn đề ô nhiễm môi trường của các làng nghề hiện nay. Bài viết nhấn mạnh, giải
pháp căn cơ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề là quy hoạch cụm, khu làng nghề,
trong đó, di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư và phải xây dựng hạ
tầng kỹ thuật xử lý chất thải. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc

xử lý ô nhiễm môi trường tại 50 làng nghề có mức độ ơ nhiễm mơi trường nghiêm
trọng. Vì vậy, thời gian tới Hà Nội sẽ sớm hoàn thành xây dựng và phê duyệt “Đề
án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;” quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây
ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư. Để khắc phục những tồn tại trong công tác bảo vệ
môi trường làng nghề, ngày 19/11, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Công văn số
8064/VP-TNMT yêu cầu các Sở, ngành liên quan thẩm tra, đóng góp ý kiến cho dự
thảo kế hoạch của thành phố.Theo dự thảo này, từ năm 2016, đưa các điều kiện vệ
bảo vệ môi trường đã được quy định là tiêu chí bắt buộc trong việc cơng nhận các
làng nghề, thời gian thực hiện bắt đầu từ năm 2016. Rà sốt các điều kiện bảo vệ
mơi trường đối với các làng nghề đã được công nhận, lập kế hoạch khắc phục và
triển khai thực hiện đối với các làng nghề đã được công nhận nhưng chưa đáp ứng
các điều kiện vệ bảo vệ môi trường, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2016 2020. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá mức độ ơ nhiễm, tình hình xử lý chất
thải tại các làng nghề trên địa bàn thành phố, công khai thông tin về mức độ ô
nhiễm môi trường làng nghề…Ngoài ra, sẽ tiến hành điều tra, thống kê, kiểm kê,
phân loại làng nghề trên địa bàn thành phố theo 8 loại hình sản xuất (Chế biến


lương thực, thực phẩm; thủ công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc da; tái chế chất thải; gia
cơng cơ kim khí; sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc; loại hình
khác) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong 2 năm (2016 - 2017). Hoàn
thành việc điều tra, thống kê, phân loại các cơ sở trong làng nghề trên địa bàn các
xã, huyện.
Có rất nhiều bài viết khác nhau về vấn đề liên quan đến chủ đề ô nhiễm môi
trường làng nghề đang diễn ra trên Việt Nam hiện nay. Các bài viết không chỉ giới
hạn ở những bài báo, những báo cáo thực tế mà còn đi sâu vào nghiên cứu và tìm ra
hướng giải quyết cho vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay, những
nguyên nhân, ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội, đời sống kinh tế và văn
hóa của người dân sinh sống và hoạt động sản xuất trong khu vực làng nghề đó.
Trước thực trạng ơ nhiễm mơi trường làng nghề, chính phủ và nhà nước cũng đã có

nhiều cơng văn và chế tài luật định để khắc phục và giám sát cũng như mong muốn
giảm thiểu những tác tại về mặt lợi ích mà các làng nghề đang gây ra ảnh hưởng
xấu đến môi trường tự nhiên, môi trường thiên nhiên, trên cả hai mặt ảnh hưởng
thấy rõ được và ảnh hưởng lâu dài cũng như những hệ quả của lợi ích sản xuất ảnh
hưởng đến vấn đề môi trường trên tất cả các mặt của môi trường như ơ nhiễm mơi
trường nước, đất, khơng khí, tiếng ồn.
Các nghiên cứu và báo cáo cũng chỉ rõ ra những ảnh hưởng và tác động lâu
dài của vấn đề ô nhiễm môi trường nói chung sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội của
con người như thế nào. Ô nhiễm môi trường không chỉ gây ảnh hưởng và thiệt hại
lớn bên trong phạm vi loại mơi trường đó mà nó cịn có tác động dây chuyền “hiệu
ứng domino” gián tiếp gây ảnh hưởng đến các môi trường khác xung quanh nó (ví
dụ, ơ nhiễm mơi trường nước có thể làm ảnh hưởng đến bên trong tầng đất ngầm
gây ra ô nhiễm đất đai, ô nhiễm môi trường nước còn có thể gây ra ảnh hưởng đến


hệ sinh thái bên trong môi trường nước, nếu vùng làng nghề ở gần biển thì nó có
thể ảnh hưởng lan rộng hơn đến địa phương khác).
Tóm lại, thực tiễn các làng nghề Việt Nam cịn có nhiều bất cập. Các sản phẩm
truyền thống của chúng ta không những là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao,
tạo cơng ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, giảm thiểu thời gian nơng
nhàn, mà cịn có ý nghĩa văn hóa dân tộc sâu sắc. Việt Nam cũng có nhiều tiềm
năng cho phát triển các nghề truyền thống như nguồn lao động khéo léo, giàu kinh
nghiệm, nguồn nguyên liệu phong phú… Song tốc độ phát triển các làng nghề như
hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt hiện trạng mơi trường và trình độ
cơng nghệ cũng như thực trạng quản lý môi trường hiện tại là một thách thức lớn
đối với việc bảo tồn và phát triển bền vững các nghề truyền thống của nước ta. Phải
tìm hiểu nguyên nhân cũng như những yếu tố tác động của ô nhiễm môi trường
làng nghề luôn là câu hỏi được đặt ra ở mỗi nghiên cứu, mỗi bài báo, hay báo cáo
về vấn đề này. Đảm bảo hoạt động của phát triển làng nghề phải luôn song song với
việc bảo vệ môi trường lâu dài cho địa phương để tránh gây ảnh hưởng tới các hoạt

động sinh hoạt khác trong xã hội.

3.
3.1.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm mô tả thực trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề ở Hà Nội
hiện nay. Bên cạnh đó làm rõ những nguyên nhân, yếu tố tác động đến tình trạng ơ
nhiễm mơi trường trên. Từ đó, phát hiện những vấn đề cịn tồn tại nhằm đưa ra
những khuyến nghị góp phần giải quyết vấn đề đặt ra; đóng góp vào cơ sở lý luận


cho việc nghiên cứu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ở Hà Nội, cũng như trên
cả nước.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ơ nhiễm môi trường tại các làng nghề
Xây dựng đề cương nghiên cứu, bộ công cụ hỗ trợ nghiên cứu
Mô tả thực trạng ô nhiễm môi trường tại một số làng nghề ở Hà Nội hiện nay
Đưa ra những khuyến nghị góp phần giải quyết những vấn đề về ơ nhiễm
3.2.





mơi trường ở các làng nghề còn tồn tại.
4.


Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của người dân địa phương về thực trạng ô nhiễm môi trường tại các

làng nghề ở Hà Nội hiện nay
4.2.

Khách thể nghiên cứu

Người dân địa phương tại làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng đồng
Ngũ Xá.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng đồng Ngũ
Xá.
- Phạm vi thời gian: Từ 1/12/2016-30/2/2017
5. Câu hỏi nghiên cứu, khung lý thuyết
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
1.

Người dân địa phương có nhận thức như thế nào về ơ nhiễm mơi trường

2.

tại làng nghề đó?
Các nhân tố gây ô nhiễm môi trường ở làng nghề là gì?


3.


Cần làm gì để khắc phục tình trạng ơ nhiễm môi trường làng nghề?

5.2. Khung lý thuyết

Môi trường kinh tế-văn hóa-xã hội

-Giới tính
-Năm sinh
Nhận thức của
người dân địa
phương về ơ nhiễm
mơi trường làng
nghề

-Trình độ học vấn
-Điều kiện kinh tế
gia đình
-Nghề nghiệp

Các chính sách của Đảng và
Nhà nước




Biến độc lập: Đặc điểm nhân khẩu học
• Giới tính
• Năm sinh
• Trình độ học vấn

• Điều kiện kinh tế gia đình
• Nghề nghiệp
Biến phụ thuộc: Nhận thức của người dân địa phương về ô nhiễm môi trường



làng nghề.
Biến can thiệp:



6.



Mơi trường kinh tế - văn hóa - xã hội



Các chính sách của Đảng và Nhà nước

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận
6.1.1. Một số khái niệm

a. Khái niệm ô nhiễm môi trường


Khái niệm môi trường:


Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên."
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Một là, môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hố
học, sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí, động,


thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để xây dựng
nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng
sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp
cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Hai là, môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó
là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc,
gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tơn giáo, tổ chức đồn thể,... Mơi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh
tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
Ngồi ra, người ta cịn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài ngun thiên nhiên, khơng khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con
người. Ví dụ: mơi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội

quy của trường, lớp học, sân chơi, phịng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội
như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định
không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ
quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thơng tư, quy định.


Tóm lại, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để
sống và phát triển.


Khái niệm ơ nhiễm mơi trường:

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy
trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn.
Theo Luật Bảo vệ Mơi trường của Việt Nam: "Ơ nhiễm mơi trường là sự làm
thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014: “Ơ nhiễm mơi
trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn
kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật.”
Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên
nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm
được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện
trong mơi trường thì làm cho mơi trường bị ơ nhiễm. Thông thường chất gây ô
nhiễm là các chất thải, tuy nhiên, chúng cịn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên
liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây:

+ Chất gây ơ nhiễm tích luỹ (chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ơ nhiễm khơng
tích luỹ (tiếng ồn)


+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng (mưa
axít) và trên phạm vi tồn cầu (chất CFC)
+ Chất gây ơ nhiễm từ nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn (hố chất dùng cho nơng
nghiệp)
+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục (dầu tràn do sự cố tràn dầu).
Trên thế giới: Ơ nhiễm mơi trường được hiểu là tình trạng mơi trường bị ơ
nhiễm bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con
người, các cơ thể sống khác. Ơ nhiễm mơi trường xảy ra là do con người và cách
quản lý của con người.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu.
Ơ nhiễm mơi trường bao gồm 3 loại chính là: ơ nhiễm đất, ơ nhiễm nước và
ơ nhiễm khơng khí:


Ơ nhiễm đất:

TheonSở tài ngun và Mơi trường: "Ơ nhiễm mơi trường đất được xem là
tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ơ nhiễm".
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc
theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:
-


Ơ nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.


-

Ơ nhiễm đất do chất thải cơng nghiệp.
Ơ nhiễm đất do hoạt động nơng nghiệp.
Tuy nhiên, mơi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm

có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó,
người ta cịn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ơ nhiễm:
-

Ơ nhiễm đất do tác nhân hố học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân
bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu
cơ v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit

-

v.v...).
Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký

-

sinh trùng (giun, sán v.v...).
Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ
chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).
Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào

có nhiều vì chất ơ nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con

người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể khơng mời mà đến.
Đầu ra rất ít vì nhiều chất ơ nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó.
Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô
nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của khơng khí và nước sẽ nhanh
chóng tống khứ chất ơ nhiễm ra khỏi chúng. Đất khơng có khả năng này, nếu thành
phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất
nhiều khó khăn và tốn nhiều cơng sức.


Ơ nhiễm nước:


Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi
nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy
hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, ni cá, nghỉ ngơi, giải trí,
cho động vật ni và các lồi hoang dã".
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết
của chúng.
Ơ nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Q trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vơ cơ, hữu cơ, ơ nhiễm hố chất, ơ nhiễm sinh học, ơ nhiễm bởi các
tác nhân vật lý.


Ơ nhiễm khơng khí:

Theo Sở tài ngun và Mơi trường: "Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt một

chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho
khơng khí khơng sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa
(do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ơ nhiễm khơng khí. Có thể chia ra thành nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo.



Nguồn tự nhiên:


-

Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Khơng khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì

-

nó được phun lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra
do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này

-

thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mịn đất sa mạc, đất trồng và
gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung

-


bọt mang theo bụi muối lan truyền vào khơng khí.
Các q trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hố học giữa những khí tự nhiên hình thành các
khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ơ nhiễm
khơng khí.
• Nguồn nhân tạo:

Nguồn gây ơ nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động cơng
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hố thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm cơng nghiệp do hai q trình sản xuất gây ra:
-

Q trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các

-

nhà máy vào khơng khí.
Do bốc hơi, rị rỉ, thất thốt trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của q trình sản xuất này cũng có thể được
hút và thổi ra ngồi bằng hệ thống thơng gió.
Các ngành cơng nghiệp chủ yếu gây ơ nhiễm khơng khí bao gồm: nhiệt điện;

vật liệu xây dựng; hố chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí


nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành cơng nghiệp nhẹ; Giao thơng vận tải; bên
cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.
Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm:
-


Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và

-

các loại khí halogen (clo, brom, iơt).
Các hợp chất flo.
Các chất tổng hợp (ête, benzen).
Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử

-

cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken,
thiếc, cađimi...

-

Khí quang hố như ozơn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...

-

Chất thải phóng xạ.

-

Nhiệt độ.

-

Tiếng ồn.

Sáu tác nhân ơ nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và

sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ơ nhiễm khơng khí có thể phân thành hai dạng:
dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều
gây tác hại đối với sức khỏe con người.
Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua đioxit
sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ơ nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ
phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nước của không khí sạch để


tạo thành axit sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH
của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật.
Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp
SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân khơng gây ơ nhiễm, liên
kết quang hố với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động
xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ
ô nhiễm và thời gian tác động.
b. Khái niệm làng nghề
Theo “Làng nghề truyền thống Việt Nam”, Nhà xuất bản Văn hố dân tộc,
2004, Phạm Cơn Sơn: “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có
nghĩa là một nơi quần cư đơng người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán
riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà
cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn
việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát
triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Bảo tồn và phát
triển làng nghề truyền thống Việt Nam”, tháng 8/1996 thì “Làng nghề là một làng
tuy vẫn cịn trồng trọt theo lối tiểu nơng và chăn ni nhưng cũng có một số nghề
phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền,
tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ cơng chun nghiệp hay bán chun nghiệp, có

phường (cơ cấu tổ chức), có ơng trùm, ơng cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã
chun tâm, có quy trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ
tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt
hàng thủ cơng, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm


×