Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thu hồi đất là gì? Phân tích các quy định về điều kiện bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.22 KB, 21 trang )

ĐÊ THI HẾT HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI
ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Câu 1: (5 điểm)
Thu hồi đất là gì? Phân tích các quy định về điều kiện bồi th ường về
đất khi Nhà nước thu hồi đất?
Câu 2: (5 điểm)
Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai c ủa Tòa án
nhân dân theo các quy định hiện hành của pháp luật đất đai và pháp lu ật
khác có liên quan?

1


BÀI LÀM
Câu 1.
a)Thu hồi đất là gì?
Theo khoản 11 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 quy định “Nhà nước
thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất c ủa
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất c ủa
người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”,
Thu hồi đất được hiểu là trường hợp Nhà nước ra quy ết đ ịnh thu
lại quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà n ước
trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đang thuộc quyền s ử dụng đất
của người khác nếu người này có hành vi vi phạm pháp luật v ề đ ất đai
trong quá trình sử dụng đất. Khi xảy ra sự kiện thu hồi đất thì hộ gia
đình, cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất có nghĩa v ụ phải tr ả l ại ph ần
đất thuộc diện thu hồi mà họ đang sử dụng cho Nhà nước.
Theo quy tại Điều 16 và các điều từ Điều 61 đến Điều 65 Luật đất
đai năm 2013 thì Nhà nước chỉ được thực hiện việc thu hồi đất nếu


việc thu hồi đất thuộc một trong những trường h ợp mà pháp lu ật quy

1


định. Cụ thể, Nhà nước chỉ được thu hồi đất nếu căn cứ thu hồi đất
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh t ế –
xã hội, hoặc vì lợi ích quốc gia cơng cộng.
- Thu hồi đất do người sử dụng đất có hành vi vi ph ạm pháp lu ật
về đất đai.
- Thu hồi đất do người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất, do ch ấm
dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc do việc sử d ụng
đất có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người.
* Về thẩm quyền thu hồi đất, theo quy định tại Điều 66 Luật đất
đai năm 2013 thì chỉ có Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền thu hồi đất.
* Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất theo
Điều 74 Luật đất đai năm 2013 quy định :
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đ ủ đi ều kiện
được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi
thường.

2


2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đ ất có cùng m ục
đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu khơng có đất đ ể b ồi th ường thì
được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quy ết định thu hồi

đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ph ải bảo đ ảm dân ch ủ,
khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định c ủa pháp
luật.

b)Phân tích các quy định về điều kiện bồi thường về đất khi
Nhà nước thu hồi đất?
Pháp luật về đất đai quy định: nhà nước thu hồi đất đang sử dụng
để phục vụ cho mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích
cơng cộng: khi thu hồi đất, Nhà nước sẽ phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đ ất bị thu hồi để giải phóng
mặt bằng...
Như vậy bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả
lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người

3


bị thu hỏi đất, giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền
sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng
đất xác định.
Ta có thể hiểu: bổi thường là bù đắp những thiệt hại v ề vật chất và
tình thần cho người có đất bị thu h ồi do việc thu hồi gây ra; còn thiệt
bại là những tổn thất mất mát về vật chất (đất, tài sản gắn liền với
đất) và tinh thần do việc thu hồi đất gây ra.
* Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã h ội vì l ợi
ích quốc gia, cơng cộng.
Người sử dụng đất phải có đủ điều kiện bồi th ường khi Nhà n ước
thu hồi đất thì mới được bồi thường. Điều kiện bồi thường với mỗi đối

tượng sử dụng đất là khác nhau. Theo Điều 75 Luật Đất đai 2013 khi
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triến kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng thì nh ững đ ối t ượng sau sẽ
được bồi thường khi có đủ các điều kiện Cụ thể như sau :

4


- Đối với các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất : Hộ gia đình,
cá nhân đang sử dụng đất được bồi thường khi đáp ứng đủ các điều
kiện:
+ Đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất h ằng
năm.
+ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quy ền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đ ất (sau đây g ọi
chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để đ ược cấp Gi ấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ
trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà
người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân tr ực tiếp sản xuất nơng
nghiệp nhưng khơng có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc không đ ủ điều ki ện
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.

5


Trường hợp này không được bồi thường theo quy định trên mà

được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích
được bồi thường khơng vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp (Theo
khoản 2 Điều 77 Luật Đất đai 2013). Ngoài ra người Việt Nam định cư
ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền v ới quy ền
sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều
kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà ch ưa
được cấp.
- Đối với cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng đang sử
dụng đất: Cộng đồng dân cư, cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng đang s ử d ụng
đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Gi ấy ch ứng
nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền s ử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của Luật này mà chưa được cấp.
- Đối với tổ chức được Nhà nước giao đất: Tổ chức được Nhà
nước giao đất được bồi thường trong các trường hợp sau:

6


+ Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất tr ả
tiền thuê đất một làn cho cả thời gian thuê;
+ Nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuy ển nhượng đã trả
khơng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy ch ứng nh ận ho ặc
có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy ền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy đ ịnh c ủa Lu ật
này mà chưa được cấp.
- Đối với tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao được Nhà
nước cho th đất: Tổ chức nước ngồi có chức năng ngoại giao được

Nhà nước giao đất được bồi thường trong các trường hợp sau:
+ Được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả th ời
gian thuê
+ Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nh ận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền v ới
đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
- Đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước
ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước

7


giao đất: Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất được bồi
thường trong các trường hợp sau:
+ Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để th ực hiện d ự
án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê;
+ Cho thuê đất trả tiền thuê đất một làn cho cả thời gian thuê, có
Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quy ền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định của Luật này mà chưa được cấp.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước
giao đất: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất trong các trường hợp sau:
+ Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất tr ả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
+ Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghi ệp,
cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh t ế, có
Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy ch ứng nhận


8


quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền v ới
đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
*Thời hạn bồi thường
Theo Điều 93 Luật Đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày k ể t ừ
ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà n ước có th ẩm quy ền có
hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi th ường ph ải chi
trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi th ường ch ậm chi
trả thì khi thanh tốn tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu h ồi,
ngồi tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu h ồi
cịn được thanh tốn thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp
theo quy định của Luật Quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời
gian chậm trả.
Nếu người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ
theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản
tạm giữ của Kho bạc Nhà nước.

9


Câu 2. Phân tích thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của
Tòa án nhân dân theo các quy định hiện hành của pháp luật đất
đai và pháp luật khác có liên quan?

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử

dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đ ất đai. Hiện nay
nước ta đang phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế th ị tr ường, giá đ ất
tăng nhanh, nên việc tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng nhiều và
phức tạp. Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng đến các bên tranh
chấp mà cịn ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, của xã hội…gây lãng
phí cơng sức, tiền bạc, thời gian của nhà nước và của người dân.
Giải quyết tranh chấp đất đại tại TAND là hoạt đ ộng tố t ụng c ủa
cơ quan Tòa án nhằm mục đích giải quyết những mâu thuẫn, xung đột,
biến động về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan h ệ
pháp luật đất đai khi người khởi kiện có đủ điểu kiện nộp đơn kh ởi
kiện tại Tòa án. Hoạt động tố tụng của Tòa án được thực hiện thông
qua hành vi tố tụng của đội ngũ cán bộ, cơng ch ức ngành Tịa án và ph ải

10


tuân theo các quy định của pháp luật. Kết quả cuối cùng của hoạt đ ộng
giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án là bản án hoặc quy ết đ ịnh có
hiệu lực và được Nhà nước đảm bảo thi hành.
Hiện nay thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đắt đai c ủa toà án
nhân dân được phân như sau :
*Thứ nhất : Thẩm quyền theo loại vụ việc
Về cơ sở của việc phân định thẩm quyền của toà án theo luật định
Theo đó Tồ án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân,
kinh doanh, thương mại, lao động thuộc quy định của pháp luật t ố t ụng
dân sự. Việc xác định thẩm quyền của toà án theo loại thủ tục tổ tụng
nào phải căn cứ vào tính chất của loại quan hệ pháp luật nội dung mà
toà án cần giải quyết. Ở nước ta, các quan hệ phát sinh trong lĩnh v ực
dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động và hôn nhân gia đình v ề
nguyên tắc, bản chất thuộc thẩm quyền dân sự của toà án theo thủ tục

tố tụng dân sự.
Tại khoản 9 Điều 26 Luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định:
“Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh ch ấp
về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo v ệ và

11


phát triển rừng”. qua đó ta thấy tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật v ề đất đai thu ộc
thẩm quyền giải quyết của toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.

Luật đất đai năm 2013 quy định thẩm quyền của Tòa án trong việc
giải quyết các tranh chấp về đất đai. Tại Điều 203 Luật đất đai năm
2013 quy định Tịa án có thẩm quyền giải quyết các tranh ch ấp đất đai
mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại gi ấy t ờ
quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản g ắn liền
với đất. Các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm
2013 bao gồm:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10
năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình th ực hiện
chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hịa, Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

12


- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ru ộng đ ất, S ổ

địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài
sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình th ương g ắn
liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn li ền
với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân c ấp
xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc ch ế
độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
- Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 theo quy định của Chính phủ.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại gi ấy t ờ
quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên ng ười khác,
kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các

13


bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hi ệu l ực thi hành
chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định c ủa
pháp luật và đất đó khơng có tranh chấp thì được cấp Gi ấy ch ứng nh ận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền v ới
đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định
của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án,
văn bản cơng nhận kết quả hịa giải thành, quyết định giải quyết tranh
chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà n ước có th ẩm quy ền
đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường h ợp ch ưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp
luật.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu l ực
thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy ch ứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền

14


với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải th ực
hiện theo quy định của pháp luật.
- Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có cơng trình là đình, đ ền,
miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3
Điều 131 của Luật này và đất đó khơng có tranh chấp, đ ược Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho c ộng
đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy ền sở h ữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ngoài ra, Luật đất đai năm 2013 có quy định mới đó là: đối v ới tranh
chấp đất đai mà đương sự khơng có Giấy chứng nhận hoặc khơng có
một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì
đương sự được lựa chọn UBND hoặc Tòa án nhân dân giải quy ết.
Như vậy, đối với trường hợp người sử dụng đất khơng có giấy
chứng nhận hoặc các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất
đai năm 2013, nếu có tranh chấp và đã được UBND cấp xã hịa gi ải
khơng thành thì các đương sự có thể lựa chọn việc kh ởi ki ện ngay ra
Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp đương sự không

15



muốn khởi kiện ra Tịa án thì có quyền nộp đơn yêu cầu giải quy ết
tranh chấp tại UBND có thẩm quyền.
*Thứ hai: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo c ấp
toà án
Cơ sở của việc phân định thẩm quyền của toà án các cấp
Việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc về tranh
chấp đất đai giữa các toà án bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc được
chính xác, đúng pháp luật. Ở Việt Nam, hệ th ống toà án đ ược t ổ chức
theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Trong các tồ án chỉ có T ịa án nhân
dân cấp huyện và Tồ án nhân dân cấp t ỉnh là có thẩm quyền xét xử sơ
thẩm về tranh chấp đất đai. Do vậy, việc phân định th ẩm quyền xét xử
sơ thẩm về tranh chấp đất đai giữa toà án các cấp được th ực hiện đối
với Toà án nhân dân cấp huyện và Toà án nhân dân cấp tỉnh. Cơ sở của
việc phân định thẩm quyền giữa các cấp toà án là đường lối, chính sách
của nhà nước về hoạt động tư pháp, tính chất phức tạp của tranh chấp
đất đai, hệ thống tổ chức tồ án, trình độ chun mơn nghiệp vụ c ủa
đội ngũ cán bộ tồ án, điều kiện cơ sở vật chất, hiệu quả kinh tế của
việc giải quyết tranh chấp về đất đai...

16


Thẩm quyền của Toà án nhân dân các cấp
Về nguyên tắc, Tồ án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm hầu hết các vụ việc tranh chấp v ề đất đai, trừ
những trường hợp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Đối với những tranh chấp đất đai có tính chất ph ức tạp đòi h ỏi nh ững
điều kiện đặc biệt về chun mơn, nghiệp vụ của tồ án cũng nh ư

những điều kiện về phương diện kỹ thuật, về ủy thác tư pháp nước
ngoài hoặc những vụ việc mà việc giải quyết của T ồ án nhân dân cấp
huyện khơng đảm bảo tính khách quan, vơ tư thì sẽ thuộc th ầm quy ền
giải quyết của Toà án nhân dân cấp tỉnh.

*Thứ ba: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của toà án
theo lãnh thổ
Cơ sở của việc phân định
Về nguyên tắc, việc phân định thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ
được tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân s ự của
toà án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ của nhà
nước, quyền lợi của đương sự, tránh được sự chồng chéo trong việc

17


thực hiện thẩm quyền giữa các tịa cùng cấp. Ngồi ra, việc phân định
thẩm quyền theo lãnh thổ còn bảo đảm quyền tự định đoạt cho đương
sự.
-Về thẩm quyền của tồ án nơi có bất động sản
Quy định này được xây dựng dựa trên quan điểm là toà án nơi có bất
động sản là tồ án có điều kiện tốt nhất cho việc giải quy ết tranh ch ấp.
Bởi lẽ, tất cả các hồ sơ, giấy tờ về bất động sản do cơ quan quản lý bất
động sản nắm giữ, cơ quan này nắm vững thực trạng, nguồn gốc của
bất động sản. Do vậy, tồ án nơi có bất động sản có điều kiện xác minh
đề giải quyết vụ việc đúng với thực tế: xem xét, thấm định tại chỗ (xác
minh thực địa); cho định giá tài sản; thu thập tài liệu t ừ cơ quan nhà
đất...
Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của các c ơ quan
nhà nước và đồng thời là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ th ể

thực hiện pháp luật. Áp dụng pháp luật mang tính th ực tiễn, cụ thê và
sinh động và được tiễn hành theo một trình tự nhất định do pháp lu ật
quy định. Khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa
vụ pháp lý giữa các chủ thể hoặc khi nhà nước cần phải can thi ệp đ ể

18


thực thi các quyền của chủ thể theo quy định của pháp luật thì áp d ụng
pháp luật có vai trò rất to lớn và rất quan trọng trong vi ệc th ực hi ện
quyên lực nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nh ư chính tr ị,
kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phịng v.v...
Tóm lại việc phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
của Tòa án nhân dân là một việc rất quan trọng, trong th ời kỳ hiện nay
nước ta với nền kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, giá đ ất
đang tăng mạnh dẫn đến việc tranh chấp đất đai đang diễn ra h ết s ức
phức tạp. Việc phân định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đúng th ẩm
quyền giúp giảm thiểu sự chồng chéo về thủ tục, gây lãng phí cơng sức,
tiền bạc, thời gian của nhà nước và của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam 2013
 Luật đất đai 2013
 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015
 Bộ luật dân sự 2015.

19


 Nguyễn Thị Hồng Minh-Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh

chấp đất đai tại toà án nhân dân.
 Th.s Phạm Trung Thuận - Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất
đai của Tòa án theo Luật đất đai năm 2013.
 Nguồn Báo điện tử, mạng internet .....

20



×