Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.09 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Bài thi hết môn:

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Đề bài: Phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh
của sản phẩm gạo Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: CQL005 Trần Văn Vinh

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

Bài thi hết môn:

NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ LOGISTICS & QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Đề bài: Phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh
của sản phẩm gạo Việt Nam

Người chấm 1

Người chấm 2

HÀ NỘI – 2022




MỤC LỤC
Lời mở đầu......................................................................................................................................1
PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH..................1

1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics.......................................1
1.1.1.

Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng..............................1

1.1.2.

Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics................................2

1.1.3.

Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh.............................................................3

1.1.4.
Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt
động logistics.............................................................................................................4
PHẦN 2.
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI THẾ
CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM.................................................6

2.1. Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo 12..........................................................6
2.1.1.

Một số nét chính về xuất khẩu gạo của Việt Nam.......................................6


2.1.2.

Các thành viên của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam.....................9

2.1.3.

Các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam...15

2.2. Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
gạo xuất khẩu Việt Nam...............................................................................................17
2.2.1.

Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo...........17

2.2.2.

Lợi thế cạnh tranh về giá trị trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo............23

2.2.3.

Nhận xét chung.........................................................................................27

PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................30

3.1. Giải pháp............................................................................................................30
3.2. Khuyến nghị.......................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................34
phụ lục...........................................................................................................................................36



LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề bài
Xuất khẩu gạo của Việt Nam được hứa hẹn có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu
thuẫn có lợi cho cả doanh nghiệp và người trồng lúa. Đồng thời nhu cầu và giá lương
thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp
Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an tồn trong
điều kiện dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Giá và sản lượng xuất khẩu gạo sẽ tăng từ tháng 3/2022, khi vụ Đông Xuân
bắt đầu thu hoạch với diện tích lớn. Bởi vậy đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp
Việt Nam ngành xuất khẩu gạo ở nước ta nắm bớt thời cơ, tận dụng những lợi thế cạnh
tranh mình có và khắc phục các bất cập còn tồn đọng để khơi thông con đường xuất khẩu
gạo trên thị trường quốc tế, giành lấy vị thế đứng đầu về các nước xuất khẩu gạo.
Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng
gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo Japonica, gạo trắng phẩm cấp cao với giá
bán và giá trị gia tăng cao hơn. Bởi vậy, ngành gạo nói chung và các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo của Việt Nam nói riêng cần rà soát lại nhu cầu nhập khẩu của từng thị trường
trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị
trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm… để có kế hoạch kinh doanh, xúc tiến thương mại
và xuất khẩu hiệu quả nhất. Việt Nam cần xây dựng một chuỗi cung ứng gạo bài bản,
chuyên nghiệp, chuyển dần sang công nghệ số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nền tảng
trên sẽ góp phần nâng cao giá trị sản xuất theo hướng bền vững, phân phối lợi ích hài hịa
các bên tham gia liên kết
Đứng trước thực tế và mục tiêu đó, nghiên cứu thực trạng về tình hình, kinh ngạch của thị
trường; tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng; các lợi thế về cạnh tranh; đưa
ra các giải pháp và khuyến nghị,… là công việc hết sức cấp thiết
Với ý nghĩa đó, chúng tơi lựa chọn “Phân tích hoạt động logistics của chuỗi cung ứng
xuất khẩu gạo và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo
Việt Nam” làm chủ đề bài thi kết thúc mơn của mình.
Mục tiêu nghiên cứu

Làm cơ sở để hiểu rõ thực tế tình hình thị trường gạo hiện nay đề xuất các giải pháp và
khuyến nghị nhằm hướng tới sự thay đổi tích cực và bứt phá của thị trường gạo Việt Nam
trong giai đoạn sắp tới.


PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LỢI THẾ CẠNH
TRANH
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và hoạt động logistics
1.1.1. Chuỗi cung ứng và các thành viên của chuỗi cung ứng

1.1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
Martin Christopher định nghĩa trong Cuốn “LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI
CUNG ỨNG- LOGISTICS AND SUPPLY CHAIN MANAGEMENT“ : Chuỗi cung ứng
(SUPPLY CHAIN) là một hệ thống tổ chức, con người, các nguồn lực, thông tin, các hoạt
động....liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản
xuất đến người tiêu dùng. Hoạt động chuỗi cung ứng liên quan đến biến chuyển các tài
nguyên thiên nhiên, nguyên liệu và các thành phần thành một sản phẩm hoàn chỉnh để
giao cho khách hàng cuối cùng. Trong các hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp, các sản
phẩm được sử dụng có thể tái nhập vào chuỗi cung ứng tại bất kì điểm nào có thể tái chế
được.
Quản lý chuỗi cung ứng (tên tiếng anh là Supply Chain Management – SCM) là
điều chỉnh thượng nguồn (những nhà cung cấp) và hạ lưu (những khách hàng) để phân
phối những giá trị tốt nhất với chi phí thấp nhất có thể cho khách hàng. Nó liên quan đến
các hoạt động, chẳng hạn như mua sắm và vận chuyển; và các quy trình có thể nhắc tới
như quản lý vịng đời sản phẩm và quản lý dịch vụ khách hàng. Cốt lõi của quản lý chuỗi
cung ứng làm cho việc tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả hơn.
1.1.1.2. Các bộ phận cấu thành và thành viên của chuỗi cung ứng
Một chuỗi cung cấp thường gồm ba bộ phận chính
 Thượng nguồn (upstream supply chain)
Bao gồm các hoạt động giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp của họ (có thể là các nhà

sản xuất khác, các nhà lắp ráp…) và cả những nhà cung cấp của các nhà cung cấp (lớp 2).
Trong phần thượng lưu của chuỗi cung, hoạt động chủ yếu là mua sắm (procurement).
 Trung lưu (internal supply chain)
Bao gồm tất cả các hoạt động bên trong công ty để chuyển các đầu vào thành các đầu ra,
Các hoạt động chủ yếu là quản lý sản xuất, sản xuất và quản lý hàng lưu kho.
 Hạ lưu (downstream supply chain)

1


Phần này bao gồm tất cả các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến khách hàng cuối
cùng.

Các thành viên trong chuỗi cung ứng có liên kết chặt chẽ với nhau, gồm:
Nhà cung cấp, nhà sản xuất/ nhà vận chuyển/ kho vận/ phân phối…
Chuỗi là một hệ thống liên quan,kết nối và liên hệ chặt chẽ với nhau giữa nhà sản xuất,
phân phối, người tiêu dùng…
1.1.1.3. Mơ hình chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm toàn bộ hoạt động từ việc quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào,
sản xuất cho tới phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Để kiểm soát
chuỗi cung ứng hiệu quả, tùy theo mơ hình của từng tổ chức, các cơng ty sẽ sử dụng các
mơ hình chuỗi cung ứng khác nhau.
 Mơ hình chuỗi cung ứng đơn giản
Một mơ hình chuỗi cung ứng được coi là đơn giản khi doanh nghiệp đơn thuần chỉ làm
việc và mua bán nguyên vật liệu đầu vào với một nhà cung cấp. Doanh nghiệp sẽ tự sản
xuất các thành phẩm và bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
 Mơ hình chuỗi cung ứng phức tạp
Trong mơ hình chuỗi cung ứng phức tạp, doanh nghiệp nhập nguồn nguyên liệu đầu
vào không chỉ từ một nhà cung cấp. Hoạt động nhập có thể liên quan đến nhiều đơn vị,
nhà máy, … Ngoài ra, bên cạnh doanh nghiệp, thì trong quá trình sản xuất có thể có thêm

nhiều nhà thầu phụ, đối tác sản xuất. Sau q trình sản xuất, hàng hóa thành phẩm đuộc
chuyển đến tay người tiêu dùng qua nhiều kênh, địa điểm, trung tâm, phân phối, thị
trường, … Việc này đòi hỏi mơ hình chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp lựa chọn cần có
khả năng điều phối, xử lý các mối quan hệ n-n linh hoạt, kiểm soát việc giao nhận đúng –
đủ - kịp thời.
Tùy theo cách thức của mỗi tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều mơ hình
quản lý chuỗi cung ứng phức tạp khác nhau như: chuỗi cung ứng nhanh, dòng chảy liên
tục, linh hoạt, just in time, … Trên thực tế hiện nay, với sự phát triển của nền công nghiệp
4.0, đại đa số các doanh nghiệp đang chuyển dịch dần từ mơ hình chuỗi cung ứng đơn
giản sang phức tạp và áp dụng các cơng nghệ số hóa để tối ưu khâu vận hành, khai thác
và luân chuyển hàng hóa.

2


1.1.2. Hoạt động logistics và vai trò của hoạt động logistics

1.1.2.1. Khái niệm hoạt động logistics và quản lý hoạt động logistics
Định nghĩa hoạt động logistics dựa trên khái niệm logistics, cụ thể hoạt động logistics là
việc thực hiện lập kế hoạch, các kế hoạch đơn lẻ của dòng chảy sản phẩm, thông tin liên
quan… từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ, nơi sử dụng cuối cùng. Có hai khác biệt cơ
bản của logistics. Một thì đánh giá một cách lạc quan, đơn giản coi đó như là sự chu
chuyển ổn định của nguyên liệu trong mạng lưới vận chuyển và lưu trữ. Một thì coi đó là
một sự kết hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực…) để tiến hành quá trình.
Quản lý hoạt động logistics là một phần của quản lý chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch
định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa
1.1.2.2. Vai trị của hoạt động logistics
Nền kinh tế chỉ có thể phát triển đồng bộ và thơng suốt nếu chuỗi logistics hoạt động liên
tục. Vì vậy, vai trò của logistics đối với nền kinh tế ngày càng được phát huy. Logistics
trở thành yếu tố thúc đẩy dòng chảy của các giao dịch kinh tế và cũng là một hoạt động

quan trọng đối với hầu hết các hàng hóa và dịch vụ.
 Liên kết các hoạt động trong nền kinh tế
quốc gia
 Tăng cường mối quan hệ kinh tế khu vực
 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
 Hiện đại hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh
kinh tế số
1.1.3. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh

1.1.3.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí
Các chuyên gia nghiên cứu trong thế chiến II và nhóm tư vấn Boston đưa ra đường cong
kinh nghiệm như sau:

3


Hình 1.1 Đường cong kinh nghiệm chi phí

Để giảm chi phí, ta có thể tăng khối lượng hàng bán ra, sản xuất ra, tăng thị phần…
nhưng không thể cứ tăng lên tùy tiện. Logistics và chuỗi cung ứng có thể tăng hiệu suất
và năng suất sản xuất góp phần giảm giá thành sản phẩm.
Cơ hội cạnh tranh thông qua chi phí logistics:
 Sử dụng hết cơng suất máy móc
 Sử dụng tốt vòng quay tài sản
 Cung cấp đồng bộ.
1.1.3.2. Lợi thế cạnh tranh về giá trị
Cùng một sản phẩm có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau,
và nhận thức về giá trị của sản phẩm đó gần như khơng tuyệt đối, ít nhất đối với bất kỳ
sản phẩm nào mang ra bán. Nhận thức giá trị là sự đánh giá chung về sử dụng sản phẩm
của khách hàng dựa trên những gì họ nhận được. Điều này cho thấy giá trị ẩn sâu trong

đó còn cao hơn cả vấn đề chất lượng. Đối với “khách hàng của họ là ai?” thì mỗi doanh
nghiệp khi sản xuất ra các loại sản phẩm thì họ đều hướng tới một đối tượng khách hàng
cụ thể giúp họ có thể tạo ra được những sản phẩm nhằm đáp ứng được “lợi ích” mà khách
hàng nhắm tới. Bởi vậy tất cả những điều doanh nghiệp cần làm để có thể cạnh tranh về
giá trị trên thị trường đó chỉ là nắm bắt chính xác được nhu cầu của khách hàng.
Chưa chắc doanh nghiệp cung cấp tốt về “lợi ích” mà khách hàng cần cũng giúp họ
có được lợi thế cạnh tranh mà nó cịn liên quan tới nhiều vấn đề khác như quá trình để tạo
ra sản phẩm áp dụng cơng nghệ gì? Hay là ngun liệu để tạo ra sản phẩm đó có an tồn
khơng hoặc tay nghề của nhà sản xuất ra sao? Tất cả nó đều liên quan tới chất lượng sản
phẩm. Chỉ khi chính bản thân sản phẩm đó phản ánh được chất lượng mà doanh nghiệp
đã tạo ra mới giúp họ có thể tạo ra được vị trí của mình trên thị trường.
4


Logictics là một phần quan trọng để doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh trên thị
trường. Chỉ khi bạn có một sự dịch vụ đối với khách hàng tốt khiến khách hàng hài lòng
như đúng giờ, đúng lúc, đúng địa điểm, đúng số lượng, đúng giá cả,... mà khách hàng cần
thì từ đó bản thân khách hàng có một sự tin tưởng nhất định sẽ khiến họ an tâm hơn khi
lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó.
1.1.4. Vấn đề giành lợi thế cạnh tranh đối với chuỗi cung ứng thông qua hoạt động logistics

Trong thời gian dài, nhiều nhà quản lý cấp cao xem quản lý chuỗi cung ứng, đặt biệt
là logistic, chỉ đóng vai trị là một trung tâm chi phí (cost center). Quan điểm này vẫn cịn
tồn tại ở một số công ty cho đến hiện tại. Một khảo sát thực hiện bởi SAP vào năm ngoái
chỉ ra 42% đáp viên cho rằng logistic được xem là một “trung tâm chi phí” tại cơng ty họ
hoặc là “quản lý kho vận” đối với 31% đáp viên khác.
Ngày nay, việc quản lý chuỗi cung ứng dừng lại ở quản lý chi phí. Để tạo khác biệt
và tạo tác động đến doanh nghiệp,tìm cách biến chuỗi cung ứng, logistic là một yếu tố
cần thiết để hình thành một lợi thế cạnh tranh để tăng doanh thu, thị phần và lịng trung
thành của khách hàng.

Một ví dụ thành cơng điển hình chính là Amazon. Thành viên của dịch vụ Amazon
Prime ngồi các quyền lợi cơ bản cịn được vận chuyển miễn phí hàng hóa trong 2 ngày.
Hơn thế nữa, hệ thống phân phối lớn, đa dạng của Amazon không chỉ vượt ngồi mong
đợi khách hàng mà cịn góp phần thúc đẩy doanh thu, thị phần cho công ty.
Theo một nghiên cứu của Consumer Intelligence Research Partners, số lượng thành
viên của dịch vụ Amazon Prime đã tăng gấp đơi trong vịng 2 năm gần đây và chạm đến
mốc 80 triệu người trên toàn nước Mỹ, chiếm 60% tổng số khách hàng của Amazon.
Thành viên Prime có mức chi tiêu hàng năm gấp đôi so với các khách khách khác của
Amazon ($1300 so với $700). Cũng theo dữ liệu từ Slice Intelligence, vào thứ hai trước
Giáng sinh năm ngoái, 49.2% các giao dịch mua sắm online trên Amazon vẫn được thực
hiện vì khách hàng biết rằng các giao dịch này vẫn an tồn với sự hỗ trợ 2 ngày giao hàng
miễn phí của công ty.
Vấn đề giành lợi thế cạnh trang cần dựa trên 4 yếu tố:
 Tập trung vào khách hàng: Thấu hiểu những
yêu cầu và mong đợi thực sự của họ
 Kết nối các Giá trị của Chuỗi cung ứng,
logistic với các kế hoạch kinh doanh, chiến
lược của doanh nghiệp
5


 Đẩy mạnh sự cộng tác giữa Chuỗi cung ứng,
Logistic, Kinh doanh, Tiếp thị và Chăm sóc
khách hàng.
 Tận dụng những kiến thức, chuyên môn và
nguồn lực của những đối tác cung ứng dịch
vụ logistic bên thứ ba.

6



PHẦN 2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS ĐẾN LỢI
THẾ CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về chuỗi cung ứng gạo 12
2.1.1. Một số nét chính về xuất khẩu gạo của Việt Nam

2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của thị trường gạo Việt Nam
Thế kỷ XVII, lúa gạo chỉ được sản xuất và tiêu thụ trong nước do chính sách của nhà vua,
cho tới khi nhà Nguyễn phải ký hiệp ước Giáp Tuất ( 1874), Người Pháp đã can thiệp để
chính quyền sở tại của nhà Nguyễn bỏ dần chính sách cấm xuất khẩu gạo. Năm 1884, sau
Hiệp ước Patenotre, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nằm dưới sự thống trị của người Pháp. Họ
một mặt đẩy mạnh thu gom gạo ở Bắc Kỳ để xuất khẩu dẫn đến tình trạng khan hiếm và
giá gạo tăng cao.Năm 1945, đất nước ta giành độc lập và vào năm 1989, Việt Nam lần
đầu tiên xuất khẩu gạo, chấm dứt thời kỳ thiếu gạo và chuyển sang xuất khẩu

Hình 2.2 Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam

 Kim ngạch biến động qua từng năm do tác
động về giá ( tuy lượng xuất khẩu cao nhưng
giá lại thấp hơn so với các năm lượng xuất
khẩu thấp )
 Trong năm 2019, xuất khẩu gạo đạt trên 6,3 triệu tấn với trị giá trên 2,8 tỷ
USD

7


 Xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD.
Mặc dù lượng gạo xuất khẩu giảm khoảng 3,5% so với năm 2019, chủ yếu
vì mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, nhưng trị giá xuất khẩu

lại tăng tới 9,3%.
 Xuất khẩu gạo năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn tương đương 3,3 tỷ USD, lượng
gạo xuất khẩu tăng 5% so với năm 2020
 Năm 2022, Cụ thể, tính đến hết ngày 15/6/2022, lượng gạo xuất khẩu của cả
nước đạt 3,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và
tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021
Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt 2,05 triệu tấn với kim ngạch 1 tỷ USD,
tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái
Philippines tiếp tục đứng đầu là thị trường lớn nhất cho xuất khẩu gạo của Việt
Nam, chiếm 44,7% trong tổng lượng và chiếm 42,6% trong tổng kim ngạch gạo xuất
khẩu của cả nước.
Trong quý 1/2022, xuất khẩu gạo sang Philippine đạt 672.136 tấn, kim ngạch
311,08 triệu USD, giá trung bình 462,8 USD/tấn, tăng mạnh 63,3% về lượng, tăng 41,4%
về kim ngạch. Gạo xuất khẩu sang Philippines và Indonesia chủ yếu là gạo trắng phẩm
cấp thường, độ tấm từ 20-25%, cạnh tranh chủ yếu bằng giá.
Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo
xuất khẩu toàn thế giới. Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ.
2.1.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo
Trong chiến lược phát triển ngành lúa gạo từ nay đến năm 2030, Việt Nam đặt mục
tiêu giảm sản lượng gạo cấp thấp xuất khẩu và tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo chất
lượng cao. Những năm về trước, lúa chất lượng cao chỉ chiếm từ 35 đến 40% trong cơ
cấu sản xuất lúa gạo thì đến năm 2020 con số này đã đạt từ 75 đến 80%. Hiện nhiều địa
phương tại Việt Nam đã chú trọng đến cơ cấu giống. Các giống đặc sản, lúa thơm được
đưa vào canh tác ngày càng nhiều đã giúp khẳng định thương hiệu gạo Việt ở nhiều thị
trường “khó tính”. Như tại Bắc Âu, nhu cầu nhập khẩu của khu vực lên đến 1,8 triệu tấn
gạo xay xát khi họ không tự túc được gạo, mà chỉ đáp ứng được khoảng 60%. Triển vọng
đến năm 2030, nhập khẩu gạo của EU sẽ tăng khoảng 250.000 tấn. Đây là lý do thời gian
qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Bắc Âu giữ được tốc độ tăng trưởng
tương đối tốt.


8


Bức tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam có nhiều điểm sáng khi nhu cầu thế giới
tăng, giá gạo của Việt Nam ổn định nhờ chất lượng gạo tăng cao.
Thực tế cho thấy, ngày 24.6.2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã vượt lên giá
gạo của Thái Lan từ 1-10 USD do giá gạo của nước này liên tục phải điều chỉnh giảm.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sau khi giảm 5 USD/tấn cho tất cả 3 loại gạo
xuất khẩu truyền thống 5%, 25% và 100% tấm, giá gạo xuất khẩu của Thái Lan hiện đang
bán ra lần lượt ở các mức: 408 USD/tấn, 401 USD/tấn và 393 USD/tấn.
Gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn được điều chỉnh tăng và khá ổn định. Ngày
24.6.2022, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ở mức 418 USD/tấn, cao hơn gạo
Thái Lan 10 USD/tấn; gạo 25% tấm của Việt Nam xuất khẩu với giá 403 USD/tấn, cao
hơn gạo Thái Lan 2 USD/tấn. Tuy nhiên, gạo 100% tấm của Việt Nam hiện thấp hơn gạo
Thái Lan 10 UDS/tấn, bán ra với giá 383 USD/tấn.
So sánh giá gạo có thể thấy, nếu như từ đầu tháng, gạo 5% tấm Việt Nam thấp hơn
gạo Thái Lan tới 32 USD/tấn, gạo 25% tấm của Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan tới 41
USD/tấn (Hiệp hội Lương thực công bố dựa trên số liệu ngày 1.6.2022 từ nguồn OryzaPV), đến nay, giá gạo Việt Nam đã vượt lên giá gạo Thái Lan, khiến doanh nghiệp và
nơng dân phấn khởi.
2.1.1.3. Đóng góp của xuất khẩu gạo đối với Việt Nam
 Đóng góp của xuất khẩu gạo vào tăng
trưởng kinh tế
Nhìn vào kết quả tăng trưởng kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022, nước ta đã
có mức tăng trưởng khá cao kể từ quý I/2020 khi dịch COVID-19 xuất hiện và làm sụt
giảm tăng trưởng kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý I-2022 ước tính tăng 5,03%
so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý 1/2021 và 3,66% của quý
1/2020 , trong đó xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng về cả số lượng lẫn giá trị so với cùng
kỳ năm trước , theo tổng cục thống kê, lượng gạo xuất khẩu gạo của cả nước ước trong
quý đạt 1,475 triệu tấn, thu về 775 triệu đô la mỹ.
 Đóng góp của hoạt động xuất khẩu vào nâng

cao chất lượng sản phẩm:
Những năm gần đây, dòng gạo thơm, gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25,
Jasmine… đã đi được vào một số thị trường lớn như EU, giúp gia tăng kim ngạch xuất
khẩu.Thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam chỉ rõ, trên thị trường thế giới, giá gạo
Việt Nam vẫn duy trì vị trí dẫn đầu trong các nước xuất khẩu gạo. Điển hình, đầu tuần
9


tháng 4/2022 giá gạo 5% tấm xuất khẩu đã tăng 12-15 USD/tấn so đầu năm và khoảng 10
USD/tấn so đầu tháng 3, lên mức 415 USD/tấn - cao nhất trong hơn 3 tháng qua. Trong
khi loại gạo này của Thái Lan hiện giao dịch ở mức 408-412 USD/tấn. Đây là mức giá
cao nhất trong 4 tháng qua.
Bộ Công thương lý giải, nỗ lực chuyển đổi cơ cấu gạo xuất khẩu từ loại phẩm cấp
thấp sang loại phẩm cấp cao là một trong những nguyên nhân giúp giá trị xuất khẩu gạo
tăng lên nhanh chóng. Hiện nhiều địa phương tại Việt Nam đã chú trọng đến cơ cấu
giống. Các giống đặc sản, lúa thơm được đưa vào canh tác ngày càng nhiều đã giúp
khẳng định thương hiệu gạo Việt ở nhiều thị trường “khó tính”.
 Đóng góp của hoạt động vào chuyển dịch cơ
cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại:
Không chỉ cung cấp gạo cho các nước nhập khẩu trong khu vực Đông Nam Á, xuất
khẩu gạo Việt Nam đang từng bước gia nhập và khẳng định vị trí của mình trên thị trường
Châu Âu. Dự báo, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2022 sang thị trường EU sẽ đạt
tối thiểu 60.000 tấn, đặc biệt là tại các thị trường truyền thống như Đức, Italy, Ba Lan…
Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc
tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết và thơng qua các
chuỗi giá trị tồn cầu để tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hóa thị trường và nâng cao giá
trị cho gạo xuất khẩu.
 Đóng góp vào việc giải quyết cơng ăn việc
làm, nâng cao đời sống nhân dân:
Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt,trước hết sản xuất hàng

xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập khơng thấp.
Xuất khẩu cịn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời
sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân
Ở nước ta hiện nay, kể từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách mở cửa nền
kinh tế thì kim ngạch xuất khẩu của nước ta khơng ngừng tăng lên đã tạo điều kiện thúc
đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo nguồn thu cho ngân sách và giải quyết công ăn
việc làm cho hàng triệu lao động.

10


2.1.2. Các thành viên của chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam

Hình 2.3 Sơ đồ các thành viên của thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam

2.1.2.1. Nguồn cung


Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào

Các nhà cung cấp đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ sống của sản phẩm. Họ tìm
nguồn ngun liệu thơ để đẩy nhanh q trình sản xuất và tìm kiếm nguồn nguyên liệu
chất lượng tốt hơn trong một thị trường bão hịa. Mỗi cơng ty cần có mối quan hệ vững
chắc với nhà cung cấp của mình để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.
Các nhà bán lẻ cần nguyên liệu chất lượng hàng đầu cho sản phẩm của họ, vì vậy
vai trị của nhà cung cấp là vô cùng quan trọng. Nhà cung cấp phải thoải mái và linh hoạt
với mối quan hệ để đảm bảo rằng các nhà bán lẻ mong đợi. Một số yếu tố hỗ trợ của nhà
cung cấp bao gồm:
 Tuân thủ luật pháp: Mọi nhà cung cấp phải biết và tuân thủ luật thương mại
liên quan, bao gồm cả việc bảo vệ quyền con người và lao động trẻ em.

 Giao dịch bình đẳng: Các nhà cung cấp nên tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả
các nhà bán lẻ làm việc với họ.
 Giá tốt nhất: Điều này đảm bảo cơ hội kinh doanh lặp lại trong tương lai.
 Khơng có xung đột lợi ích: Các nhà cung cấp nên tránh các tình huống có
xung đột lợi ích.


Nông dân

 Người nông dân: là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nơng dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các
ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai
11


 Nơng dân Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nhất là đối với nơng nghiệp nơng thơn, vì đây là lực lượng
chiếm số lượng đa số trong cả nước và cũng chính họ đã có nhiều đóng góp
đáng tự hào từ lịch sử đến hiện nay.
Nơng dân chính là những người tích cực tham gia vào q trình xây dựng nơng
thơn, chủ động, sáng tạo trong xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; trong quá
trình tổ chức sản xuất cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn; trong gìn
giữ nếp sống văn hóa, thuần phong mỹ tục và là nhân tố góp phần quan trọng vào xây
dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ta, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ
nước, đến đầu thế kỷ XX, người nông dân vẫn luôn chiếm tuyệt đại đa số (trên 90% tổng
dân số). Ngày nay, khi nhân loại đã bước vào cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4,
mặc dù nước ta đã có những bước tiến dài trong thời đại mới, chúng ta vẫn cịn trên 65%
dân số làm nơng nghiệp, sống ở khu vực nông thôn. Người nông dân vẫn đang là lực
lượng đông đảo nhất trong xã hội.

2.1.2.2. Sản xuất, vận chuyển, vận tải:
 Thương lái
Bộ trưởng bộ công thương Vũ Huy Hoàng phát biểu:
“Thương lái là 1 thành phần kinh tế. Trong kết quả đạt được về việc thực hiện chính
sách an ninh lương thực có đóng góp khơng nhỏ của thương lái. Chính sách hiện nay là
chủ trương bình đẳng với các thành phần kinh tế.
Đặc điểm: Các thương lái nhay nhạy với thị trường, họ tiếp cận nhanh và tạ ra các
mối quan hệ giao thương với các tỉnh thành trong nước và cả nước ngoài như Trung
Quốc, Campuchia, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời am hiểu địa bàn, hiểu
tâm lý nông dân và doanh nghiệp
 Vai trò
Thương lái là người thu gom, tập hợp hàng hóa và bán lại cho các nhà bn. Bởi
vậy thương lái được coi là người trung gian kết nối nông dân sản xuất và người tiêu dùng
với nhau hay cũng chính là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị nơng sản, góp
phần tạo ra sự lưu thơng hàng hóa được thơng suốt. Thương lái góp phần điều chỉnh hành
vi của người sản xuất theo hướng phát triển của thị trường

12


Hoạt động kinh doanh của thương lai theo quy luật cung cầu. Nghĩa là họ sẽ mua
giá thấp khi hàng hóa dư thừa, và giá cao khi hàng hóa trở nên khan hiếm thiếu. Chính
điều làm cho người sản xuất phải điều chỉnh hành hoạt động kinh doanh của họ
 Một số vấn đề của thương lái:
Do thương lái mua hàng dựa theo tín hiệu của thị trường, dẫn đến tình trạng “được
mùa mất giá và mất mùa được giá”, gây nhiều khó khăn cho người nơng dân.
Một số thương lái xuất thân từ nơng dân, có tính tự phát nên vấn đề gặp phải rủi ro
do thiếu chuyên nghiệp là không tránh khỏi. Một số thương lái không cạnh tranh được
trên thị trường làm ăn thua lỗ và người nông dân hoặc doanh nghiệp phải gánh chịu rủi ro
này.

Nhiều thương lái khơng quan tâm đến chất lượng hàng hóa nên họ thu mua đồng
loạt, dẫn đến việc các nhà sản xuất cũng không quan tâm chất lượng tốt xấu nên ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
 Hệ thống xay xát, hệ thống cung ứng chế
biến và cung ứng gạo thành sản phẩm
+Hệ thống xay xát, chế biến và đóng gói gạo thành sản phẩm
 Xay và sàn lọc gạo
 Xát trắng gạo
 Đánh bóng gạo
 Đóng gói bao bì gạo xuất khẩu
Vai trị của khâu đóng gói:
Gạo đóng gói bao bì để xuất khẩu phải được vận chuyển bằng các phương tiện
chuyên dụng. Để có thể đóng gói và vận chuyển gạo xuất khẩu một cách an toàn, nhanh
chóng và giữ được hương vị ban đầu thì việc thực hiện đúng quy cách đóng gói gạo xuất
khẩu là một điều vơ cùng cần thiết.
Đồng thời, đóng gói cịn là yếu tố cần thiết để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn
giúp gạo khơng bị oxy hóa và ngăn chặn sự phát hiện và sinh sản của côn trùng và mọt
gạo, phá hoại gạo, uy trì thời hạn sử dụng lâu dài và giữ nguyên hương vị.
 Vận chuyển gạo

13


Dù vận chuyển bằng hầm hàng hay container thì vẫn cẩn được chuẩn bị kỹ. Cần
kiểm tra sàn và thành khoang phải sạch, khơ ráo khơng có mùi hơi. Các lỗ thốt nước nếu
có cần phải thống suốt để nước không bị giữ lại trong khoang. Khoang hàng cần được vệ
sinh sạch sẽ mỗi lần vận chuyển để các mặt hàng cũ không ảnh hưởng lên gạo.
Sàn hầm phải được lót để các bao khơng bị cong khí xếp và giúp tránh ẩm tốt hơn.
Cần đảm bảo thơng gió tốt cho các bao. Nên có khoảng cách giữa các bao và thành
khoang để khi có hiện tượng đổ mồ hơi hàng hóa thì nước sẽ theo thành khoang chảy

xuống mà khơng dính đến bao gạo
 Cơng tác thơng gió ( đối với hầm hàng)
Hầm hàng cần có các ống thơng gió để đảm bảo các vị trí được thơng gió đều. Các
ổng thơng gió được thiết kế bằng hai tấm bán đặt song song thằng đứng. Phía trên cùng
được nối với lỗ thốt khí.
 Lưu ý khi xếp dỡ các bao gạo hoặc mặt hàng nông sản khác trong quá trình
xuất khẩu
 Nếu có mưa thì khơng xếp dỡ hàng. Ln có những biện pháp chống ẩm ướt
cho hàng như dùng máy hút ẩm, gói hút ẩm, thơng gió,..
 Khơng kéo lê kéo lết hàng trên sàn vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bên trong.
 Khơng dùng móc để xếp dỡ hàng. Có thể trang bị băng chuyền để q trình
xếp dỡ được thực hiện nhanh chóng.
 Chọn container phù hợp. Cần hiểu contaner hầu hết đều đã qua sử dụng. Vì
vậy cần kiểm tra kỹ có bị lủng và mức độ sạch của khoang. Giúp mặt hàng gạo
không bị hư hỏng do khơng khí, nước xâm nhập.
 Nếu cần thiết có thể sử dụng túi khí chèn hàng hoặc dây chằng buộc hàng để
hỗ trợ nếu xếp chung các mặt hàng khác.
Quy trình vận chuyển xuất khẩu gạo cần các bên liên quan cẩn thận và kiểm tra kỹ
lưỡng. Vì gạo rất dễ bị hư hỏng do vận chuyển khơng đúng cách.
Gạo xuất khẩu được đóng bao từ 25kg đến 50kg. Gạo có đặc tính hút ẩm và hấp phụ
các loại mùi xung quanh chúng. Cho nên trong công tác vận chuyển dù nội địa hay xuất
khẩu cũng đều cần chú ý đặc tính này.
Gạo là nơng sản có khả năng thay đổi hút hoặc tỏa hơi nước theo độ ẩm của môi
trường. Nếu độ ẩm xung quanh thấp, gạo sẽ tỏa hơi nước ra bên ngoài làm giảm trọng
14


lượng có thể đến 3,5% và lớn hơn. Nếu độ ẩm xung quanh quá cao thì gạo sẽ hút ẩm. Bao
gạo bị ẩm nhiều sẽ bị mốc hoặc lên men tỏa ra mùi hôi chua và làm ảnh hưởng đến các
bao khác. Do gạo cũng có tính hấp phụ mùi hơi.

Vì vậy trong q trình vân chuyện và lưu trữ mặt hàng gạo này. Cần quan tâm kỹ
càng đến hầm hồng, cách xếp và thơng thống tránh ẩm tốt. Đối với vận chuyển gạo
bằng container cần chú ý thành khoang phải sạch, không bị lủng.
 Công ty phân phối
là một đơn vị trung gian kết nối giữa nhà sản xuất các sản phẩm với đại lý cũng như
người tiêu dùng của nhãn hàng đó. Nhà phân phối chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa
trên thị trường cho doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản nhà phân phối sẽ nhập hàng từ
đơn vị sản xuất dự trữ rồi cung cấp cho các đại lý cấp dưới, nhỏ lẻ hơn.
Hầu hết các nhà phân phối được chỉ định và ủy quyền bởi các công ty sản xuất sản
phẩm trong một khu vực cụ thể. Nhà sản xuất cũng cần bảo đảm sẽ cung cung cấp thêm
sản phẩm cho bất cứ một đơn vị khác trong khu vực đó. Nhờ đó nhà phân phối trở thành
nơi cung cấp duy nhất cho các đại lý nhỏ và người tiêu dùng.
Các nhà phân phối sẽ phải nhập hàng hóa với số lượng lớn theo quy định của cơng
ty sản xuất sau đó bán lại cho các đại lý. Nhà phân phối cũng cung cấp một số dịch vụ
cho khách hàng của mình như dịch vụ thay thế, dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ hỗ trợ kỹ
thuật
Hiện nay, với các vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế, để thực hiện được
thành công này không thể thiếu mặt của các công ty xuất nhập khẩu quốc gia, đưa thị
trường lúa gạo đến thị trường lớn và các quốc gia trên thế giới. Một số công ty phân phối
lớn ở Việt Nam được biết đến như: Tổng Công ty Lương thực miền Nam – Vinafood II,
Tổng công ty Lương thực miền Bắc,…
2.1.2.3. Khách hàng (thị trường xuẩ khẩu gạo)
Khách hàng là thuật ngữ để nói về tập hợp tất cả các đối tượng từ cá nhân, tổ chức, nhóm
người có thói quen, nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mà một doanh nghiệp cung
cấp và có mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó.
 Vai trị của khách hàng đối với doanh nghiệp
 Giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ
 Tăng trưởng khả năng sinh lời
15



 Là thước đo giá trị của khách hàng về doanh nghiệp
Đối với thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, với kinh nghiệm và lợi thế của
mình, điều này giúp gạo Việt Nam từng bước có mặt trên khắp thế giới . Gạo
Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác
nhau, cùng với sự phát triển thị trường xuất khẩu đã và đang mở rộng vào các
nước châu Mỹ, Trung Đơng… Ngồi xuất khẩu sang một số nước trong khu
vực Đông Nam Á, hạt gạo Việt Nam đang dần có ở các thị trường yêu cầu chất
lượng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Hồng Kông. Gạo Việt Nam
được các cơ sở khu vực chế biển đảm bảo theo đúng quy trình để có thể chế
biến thóc thành gạo thơm ngon, giữ đúng vị và giữ được hàm lượng chất dinh
dưỡng cao.
Top 10 thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất đứng đầu là Philippines đạt trên
1,3 triệu tấn, thu về 598,61 triệu USD, tương đương giá 459,6 USD/tấn. Chỉ riêng lượng
gạo xuất sang nước này chiếm hơn 41% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 5
tháng và chiếm gần 40% tổng kim ngạch), so với cùng kì năm ngối tăng 22,4% về
lượng, tăng 41,4% về kim ngạch và tăng 15,5% về giá.
Kế đến là Trung Quốc đạt 429.261 tấn, tương đương 257,37 triệu USD, giá trung
bình 599,6 USD/tấn. Thị trường thứ hai này chiếm gần 13,9% trong tổng lượng và gần
17,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước; tăng 92,4% về lượng, tăng
131,2% về kim ngạch và tăng 20% về giá.
2.1.3. Các hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam

Mặc dù là ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trị hỗ trợ, kết nối nhưng cho đến nay,
hoạt động logistics trong lĩnh vực xuất khẩu gạo mới đang trong giai đoạn của sự phát
triển, chưa phát huy đầy đủ vai trò để góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu. Vì vậy các
hoạt động logistics trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo Việt Nam đều đang phát triển và
thu về nhiều kết quả.
Quy trình xuất khẩu gạo bắt đầu từ việc tiếp nhận yêu cầu khách hàng, các doanh
nghiệp tìm nguồn nguyên liệu gạo cung ứng, qua lưu kho rồi vận chuyển tới nhà máy để

sản xuất, đóng gói sản phẩm, sản phẩm sẽ được đưa tới kho hàng và tới tay khách hàng,
họ có thể tìm được sản phẩm trên các kệ hàng chuỗi cửa hàng mà nhà sản xuất liên kết.
Về nguồn cung cấp, đây là một lợi thế với ta, điều kiện đất đai màu mỡ cùng khí
hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng chan hoà, lượng mưa dồi dào và độ
ẩm cao, haivùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL)
địa hình thuận lợi trồng lúa. Nước cũng là một điều kiện thuận lợi trồng lúa và Việt Nam
16


được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào, kể cả nước ở trên và nước
dưới đất. Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng.Về nguồn nhân lực, theo số
liệu của tổng cục thống kê, năm 2021 dân số Việt Nam là 98,51 triệu người, trong đó
62,9% dân số đang sống ở vùng nơng thơn.Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá nhân
công rẻ, am hiểu nghề trồng lúa, cho phép chúng ta khai thác triệt để những lợi thế của
các điều kiện thiên nhiên.
Đầu năm 2022, Việt Nam xây dựng nhà máy gạo lớn nhất châu Á tại An Giang-Nhà
máy gạo Hạnh Phúc với công suất sấy đạt 4.800 tấn lúa tươi/ngày, hệ thống 80 silo chứa
lúa (bảo ôn) 240.000 tấn, công suất xay xát chế biến 1.600 tấn/ngày (lúa khô), tổng công
suất gạo thành phẩm đạt 1.000 tấn/ngày. Nhà máy vận hành 100% giải pháp công nghệ
được nhập khẩu từ châu Âu (EU). Đây đều là những đối tác công nghệ hàng đầu EU đáp
ứng chuẩn mực các yêu cầu khắt khe nhất của thế giới về an toàn thực phẩm, an tồn vận
hành và thân thiện với mơi trường. Nhà máy được lựa chọn xây dựng tại vị trí chiến lược
là đặt trên cánh đồng thuộc huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), được bao quanh bởi 4 huyện
trồng lúa khác.
Lợi thế về vị trí xây dựng nhà máy sẽ góp phần đáng kể vào việc rút giảm khoảng
cách, thời gian, chi phí vận chuyển lúa tươi từ cánh đồng về nhà máy cho nông dân; đảm
bảo điều kiện lý tưởng để lúa tươi được sấy và lưu trữ với chất lượng hoàn hảo; giữ được
mùi thơm, hương vị của các giống lúa.
Nền kinh tế mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng với hơn 500 tỷ USD xuất nhập
khẩu mỗi năm; quy mơ vận tải hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không,

đường sắt đều rất lớn - đây là mảnh đất màu mỡ để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh
vực logistics có thể tìm kiếm cơ hội.
Từ đó ta có thể thấy hoạt động vận tải logistics phát triển ở lĩnh vực đường hàng
không, đường biển và đường bộ, bên cạnh ưu điểm thì vẫn còn một số nhược điểm về
đường sắt và đường thủy nội địa. Nguyên nhân do sự không linh hoạt, đầu tư chậm trễ,
mơ hình nhỏ lẻ chưa có sự tập trung, các yếu tố bên ngoài thường xuyên ảnh hưởng tới
q trình vận chuyển như gặp vật cản trở, khó khăn trong xây dựng phát triển hai loại
đường này. Bên cạnh đó, chưa có sự kết nối giữa các phương tiện giao thông tại các điểm
trung chuyển hàng.
Theo đánh giá, những năm gần đây, logistics Việt Nam đã có sự đầu tư và phát triển,
tăng trưởng hàng năm từ 14-16%, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, với giá trị 40-42 tỷ
USD/năm. Logistics phát triển đã góp phần khắc phục hạn chế của ngành nông nghiệp,

17


nâng cao chất lượng sản phẩm gạo và giảm đáng kể tổn thất sau thu hoạch so với trước
đây.
Các doanh nghiệp dịch vụ logistics cịn nhỏ, quy mơ hạn chế cũng chưa có sự liên
kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh
nghiệp xuất nhập khẩu. Do vậy, ở cả chiều mua và bán doanh nghiệp logistics trong nước
đang đứng trước nhiều hạn chế về sân chơi. Đây cũng là thực tế của các doanh nghiệp
logistics trong xuất khẩu gạo.
Vấn đề trong xuất khẩu gạo nước ta làm các nhà logistics gặp khó khăn chính là lưu
kho và kho hàng. Hệ thống kho bãi manh mún, quy mơ nhỏ cùng với đó, hạ tầng kho bãi
tại các cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu lưu giữ hàng hóa xuất nhập. Thiết bị nâng,
hạ, xếp dỡ, sang tải hàng hóa cịn thiếu. Hiện nay, việc xếp dỡ hàng hóa chủ yếu bằng thủ
cơng là chính, gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng sản phẩm cũng như hoạt động
xuất khẩu gạo. Các chuyên gia cho biết, hoạt động logistics phụ thuộc rất lớn vào cơ sở
hạ tầng, nếu khơng có cơ sở hạ tầng thì logictics khơng thể hoạt động được. Hiện tại, dịch

vụ logistisc của nước ta mới phát triển mạnh ở một số tỉnh, thành phố thuộc các khu vực
kinh tế trọng điểm, trong khi nhiều vùng tập trung sản xuất hàng hóa gạo lại thiếu vắng
loại hình dịch vụ này. Ngồi ra các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi có những thời
điểm các chi phí vận chuyển, lưu kho, bến bãi, thuê container rỗng để chở hàng… đều
tăng cao khiến cho chi phí logistics cũng tăng lên đáng kể, số lượng container rỗng không
đáp ứng đủ với số lượng gạo cần xuất khẩu.
2.2. Thực trạng tác động của hoạt động logistics đến lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm gạo xuất khẩu Việt Nam
2.2.1. Lợi thế cạnh tranh về chi phí trong chuỗi cung ứng xuất khẩu gạo

Như ta đã biết,chi phí xuất khẩu hàng hóa được xác định là tổng chi phí sản xuất/thu
mua cộng với tất cả các chi phí phát sinh trong q trình đưa hàng hóa từ kho của người
xuất khẩu sang nơi nhận hàng của người nhập khẩu.
Một cách tổng quát,chi phí xuất khẩu được tính theo cơng thức sau:
Tổng chi phí xuất khẩu của hàng hóa= Chi phí sản xuất/thu mua + Chi phí vận
tải+chi phí lưu kho,lưu bãi + chi phí dự trữ +chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp
thơng tin ...
Trong số các loại chi phí trên,chi phí sản xuất/thu mua hàng hóa có tỷ trọng lớn
nhất trong tổng chi phí xuất khẩu của hàng hóa(khoảng 75-80%), phần cịn lại là các chi
phí có liên quan đến hoạt động vận tải,.giao nhận và lợi nhuận của doanh nghiệp.
18


2.2.1.1. Nhóm chi phí sản xuất
Nước ta với lợi thế tài nguyên đất màu mỡ cùng với điều kiện tự nhiên, khí hậu phù
hợp cho cây lúa phát triển, tạo ra cho nước ta những lợi thế so sánh trong việc xuất khẩu
gạo.
Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó có khoảng 4,1
triệu ha đất đang được sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả năng làm nơng nghiệp ở
nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa khoảng 8,5 triệu ha. Như

vậy quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn. Các quốc gia khác như Thái Lan với diện tích
có khả năng trồng lúa là hơn 11 triệu ha, trong đó đã sử dụng cho trồng lúa là 9,6 triệu ha;
Pakistan với tổng diện tích đất trồng lúa là 5,3 triệu ha, sử dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ
đất giành cho trồng lúa của Ấn Độ còn lại khoảng 2,4 triệu ha... So với các quốc gia này
(đều là những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới), thì khả năng mở rộng diện tích đất
trồng lúa của Việt Nam cịn tương đối cao thêm vào đó, một số nước như Philipine,
Indonesia, thậm chí cả Ấn Độ do tốc độ tăng dân số nhanh, nguồn lực đất khan hiếm nên
diện tích đất lúa khó có thể mở rộng, và diện tích canh tác lúa phải cạnh tranh với các
diện tích đất trồng các cây lương thực thay thế khác và đất sử dụng cho phi nơng nghiệp.
Như vậy, Việt Nam có nhiều tiềm năng trong việc mở rộng diện tích đất canh tác để có
thể tăng sản lượng so với các quốc gia khác. Về điều kiện tự nhiên, khí hậu và sinh thái.
Nhìn chung,so với các nước khác,khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, khá
thuận lợi cho sản xuất lúa gạo.Việt Nam có 2 vựa lúa lớn là 2 đồng bằng phù sa màu mỡ
: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt
đới ẩm có độ ẩm khơng khí cao khoảng 80%, nhiệt độ thường xuyên trên 20oC, khí hậu
ấm áp , số giờ nắng trong năm đạt trung bình 1200h/ năm và tập trung mạnh vào thời kì
làm hạt của lúa, góp phần cho năng suất cao. Lượng mưa hàng năm lớn, trung bình 1500
–2000 mm, hệ thống nước ngầm có trữ lượng lớn, hệ thống sơng ngịi dày đặc,đảm bảo
cung cấp đủ nước tưới cho hàng triệu ha lúa
Nước ta có 70% lực lượng lao động trong cả nước là lao động trong nơng nghiệp.
Hàng năm có khoảng 1 –1,2 triệu người đến tuổi lao động. Ưu thế đặc trưng của ngườilao
động Việt Nam là cần cù, chăm chỉ... hơn nữa với bề dày lịch sử sản xuất lúa gạo, người
nơng dân Việt Nam đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trồng lúa, bên cạnh đó trình
độ học vấn của người dân lại ngày càng được cải thiện, trong đó nhóm lao động có học
vấn cao ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 41% dân số nơng thơn. Thêm vào đó, thu
nhập bình qn đầu người thấp hay giá nhân công tương đối rẻ: thu nhập bình qn đầu
người tính theo tỉ giá sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam là 1,979 USD, thấp hơn
nhiều so với Philipine( 2,852 USD) ; Indonesia(3,064 USD) ; Thái Lan (6,623 USD)
19



và Ấn Độ (2,070 USD). Như vậy với lực lượng lao động dồi dào và giá nhân công rẻ sẽ
làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới có giá thành thấp, làm
tăng sức cạnh tranh về giá của gạo xuất khẩu Việt nam.
Chi phí sản xuất lúa ở Việt Nam có lợi thế hơn nhiều so với Thái Lan : chi phí lao
động bằng 1/3, tỉ lệ diện tích được tưới gấp 2 lần, hệ số quay vòng đất gấp 1,33 lần, năng
suất gấp 1,5 lần, các chỉ tiêu liên quan về giá vật tư đầu vào bằng 50% -80% chi phí của
Thái Lan. Do vậy, chi phí sản xuất lúa gạo của Việt nam bình quân từ 90 –110 USD/ tấn,
trong khi chi phí của Thái Lan là 120 –150 USD/tấn.
Để xác định lợi thế so sánh trong sản xuất - xuất khẩu gạo của Việt Nam theo
phương pháp RCR, nghiên cứu tiến hành phân loại các khoản mục chi phí nội nguồn và
ngoại nguồn. Trong đó, các yếu tố phục vụ sản xuất lúa được nhập khẩu gồm:
(1) Phân bón: Tỷ lệ nhập khẩu phân bón các loại của Việt Nam là trên 35% ,
nguồn khác cho biết có đến 40% phân bón là nhập khẩu cho nhu cầu trong nước .
Nghiên cứu đề xuất tỷ lệ phân bón sử dụng nhập ngoại ở vụ lúa Đông Xuân là
46% và Hè Thu là 45%
(2) Thuốc bảo vệ thực vật: Tỷ lệ nhập khẩu thành phẩm và nguyên liệu tương
ứng là 80% và 50%. Nghiên cứu đề xuất tỷ lệ nhập khẩu đối với thuốc bảo vệ thực vật
cho cả hai vụ lúa năm 2015 là 79%.
(3) Xăng dầu, máy móc nơng nghiệp: Tỷ lệ nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam
là 50% , tỷ lệ máy móc nơng nghiệp nội địa khoảng 20-30%, tính cả các
doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp máy móc nơng nghiệp từ nước ngồi và các
doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, bộ phận về chế tạo, lắp ráp,... thì hiện nay, việc
cơ giới hóa ngành nơng nghiệp của Việt Nam phụ thuộc 70-80% vào nhập khẩu 90%
máy nông nghiệp phải nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Cùng với
thực trạng tình hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở
ĐBSCL và kết quả nghiên cứu dữ liệu sơ cấp (2015), nghiên cứu này đề xuất tỷ
lệ nhập khẩu xăng dầu là 50%, tỷ lệ máy móc nhập khẩu ở cơng đoạn chuẩn bị
đất là 50%, thu hoạch 70% và máy móc khác là 70%. Tổng hợp từ các nguồn,
nghiên cứu này đề xuất tỷ lệ ngoại nguồn tương ứng với các yếu tố liên quan đến

chi phí sản xuất lúa để phục vụ tính hệ số chi phí nội nguồn (DRCR).
2.2.1.2. Nhóm chi phí lưu trữ, giao nhận và vận tải
a) Chi phí vận tải
Vận tải hàng hoá xuất khẩu là một hoạt động kinh tế có mục đích của
20


con người nhằm thay đổi vị trí của hàng hố từ nước này đến các nước khác
bằng các phương tiện vận tải.Hay nói cách khác,vận tải hàng hố xuất khẩu là việc
chuyên chở hàng hoá từ quốc gia này đến một hay nhiều quốc gia khác(tức là điểm đầu
và cuối của hành trình vận tải nằmởnhững quốc gia khác nhau),bằng các phương tiện vận
tải khác nhau như: Vận tải đường thủy,đường bộ,đường sắt,đường hàng khơng,đường ống
...
Chi phí vận tải hàng hóa xuất khẩu là tất cả các khoản chi phí để thực hiện việc vận
chuyển hàng hóa từ kho của người sản xuất thu gom lên phương tiện vận tải quốc tế hoặc
đến kho của người nhập khẩu(Tùy theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng vận tải quốc tế).
Về cơ cấu,chi phí vận tải hàng hố xuất khẩu bao gồm:Chi phí vận tải nội địa và chi phí
vận tải quốc tế.Trong tổng chi phí vận tải hàng hố xuất khẩu, cước phí vận tải chiếm tỷ
trọng lớn hơn cả.Theo các chun gia về vận tải thì cước phí chiếm khoảng 65-70%tổng
chi phí vận tải hàng hố xuất khẩu.
Ngồi cước phí,phần cịn lại của chi phí vận tải là các chi phí khác và các khoản lệ phí.
 Chi phí vận tải nội địa: Là tồn bộ chi phí để
vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất hoặc
nơi gom hàng ra đến cảng biển hoặc cửa
khẩu để xếp lên phương tiện vận tải quốc
tế,bao gồm:Cước phí vận chuyển nội địa;Chi
phí làm các thủ tục cần thiết;Chi phí cho
việc chờ đợi xếp hàng lên hoặc dỡ hàng khỏi
phương tiện;Các khoản lệ phí ...
 Chi phí vận tải quốc tế:Là tồn bộ chi phí

liên quan đến q trình chun chở hàng hố
xuất khẩu(kể cả bằng container)từ nơi gửi
hàng(gốc)
Việt Nam đến nơi nhận hàng (đích) ở nước ngồi, bao gồm: Cước phí vận chuyển quốc
tế, chi phí làm các thủ tục cần thiết, chi phí cho việc chờ đợi xếp hàng lên hoặc dỡ hàng
khỏi phương tiện, các khoản lệ phí...
Có thể nói, chi phí vận tải nói chung và cước phí vận tải nói riêng là yếu tố rất quan
trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và biến động của giá xuất khẩu hàng
hố. Do vậy, người xuất khẩu ln quan tâm đến yếu tố chi phí vận tải trong khi tính tốn
giá xuất khẩu hàng hố. Việc tính tốn để lựa chọn hãng vận tải uy tín, có năng lực vận
21


×