Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Môn kĩ năng thuyết trình (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.66 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Tên sinh viên: BÙI VĂN TÙNG
Mã sinh viên: B19DCCN625
Nhóm lớp học: 22
Số điện thoại: 0986420512

Hà Nội, tháng 04 năm 2022


ĐỀ BÀI
Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, anh(chị) cần làm gì?
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói
chung và sinh viên PTIT nói riêng.
BÀI LÀM
Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.
Trong thời đại 4.0, người ta thường chú trọng đến sức mạnh tập thể hơn là sức mạnh
của 1 cá nhân: “Muốn đi nhanh thì đi một mình cịn muốn đi xa phải đi cùng nhau”. Vì vậy
kỹ năng làm việc nhóm ra đời và mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.
Đầu tiên, Làm việc nhóm giúp ta giảm tải khối lượng hoạt động để tăng hiệu quả công
việc. Đây là vai trò cơ bản, quan trọng nhất của kỹ năng làm việc nhóm. Hiển nhiên, khi
làm việc nhiều người, khối lượng công việc của mỗi người sẽ được giảm đi, khả năng
chun mơn hóa cơng việc cao hơn. Điều này chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho
công việc. Hơn nữa khi giảm tải được khối lượng cơng việc thì các thành viên cũng sẽ bớt
đi áp lực và tránh căng thẳng quá mức.


Thứ hai, làm việc nhóm giúp q trình cơng việc diễn ra sn sẻ hơn.
Thứ ba, làm việc nhóm có thể giúp bổ sung khiếm khuyết giữa các thành viên. Rõ
ràng, trong quá trình làm việc, các thành viên sẽ đưa ra ý kiến của mình và các thành viên
khác lắng nghe và đánh giá. Thông qua sự nhận xét, nhận xét, thành viên đó sẽ nhận biết
mình đang sai, đang thiếu sót ở điểm nào để khắc phục và sửa chữa. Từ đó, đạt kết quả tốt
thực hiện cơng việc của bản thân và nhóm sẽ tăng cao hơn.
Thứ tư, phát huy tốt tiềm năng của từng người. Trong quá trình làm việc nhóm, các
thành viên sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển tài
năng. Sau một quá trình làm việc, chắc chắn từng thành viên sẽ biết được tiềm năng đang
ngủ quên của mình là gì để đánh thức.
Thứ năm, truyền cảm hứng làm việc. Điều này nó được thể hiện thơng qua các ý
tưởng trong các cuộc họp, cảm hứng từ những cuộc tranh luận, qua đó các thành viên sẽ tự
động tạo được cảm hứng thực hiện cơng việc cho chính mình.
Thứ sáu, giúp đưa ra các quyết định đúng đắn hơn. Khi làm việc cá nhân, ta chỉ có cái
nhìn chủ quan về công việc. Nhiều người cùng làm đồng nghĩa với nhiều góc nhìn đa chiều,
nhiều cách tiếp cận và xử lý vấn đề hơn. Mỗi một quyết định, lựa chọn cuối cùng được nói
ra khi làm việc nhóm được trải qua sự thảo luận, thương lượng của các thành viên. Q
trình này giúp lọc những sai lầm khơng đáng có để đi đến quyết định đúng đắn và hợp lý
nhất.


Cuối cùng, làm việc nhóm giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp của các thành viên. Những
buổi họp, trao đổi xảy ra xuyên suốt khoảng thời gian thực hiện công việc nhóm chính là cơ
hội q giá để nâng tầm kỹ năng ăn nói. Khơng những rèn luyện cách giao tiếp với đồng
nghiệp mà hãy rèn luyện cả giao tiếp trước đám đơng.
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, anh(chị) cần làm gì?
Để xây dựng được một nhóm làm việc hiệu quả cần rất nhiều yếu tố. Các yếu tố đó
đến từ cả trưởng nhóm lẫn các thành viên trong nhóm.
Về trưởng nhóm, cần phải có các yếu tố, tố chất của một người lãnh đạo:
- Đầu tiên, đó chính là khát vọng và nghị lực, niềm say mê, ln ln hết mình với

cơng việc. Bất kỳ ai, khi đặt ra mục tiêu, thì cần phải có đam mê và nhiệt huyết để hồn
thành cơng việc đó thật tốt. Nếu là một người lãnh đạo, thì sự say mê với công việc lại càng
cần thiết. Nếu một người lãnh đạo, một trưởng nhóm mà khơng hết mình với cơng việc, thì
làm sao có thể địi hỏi các thành viên, các nhân viên có thể nhiệt huyết hồn thành cơng
việc. Trưởng nhóm, lãnh đạo ln phải là người giữ lửa cho nhóm của mình.
- Thứ hai là khả năng gây ảnh hưởng với người khác hay có thể nói là có tầm ảnh
hưởng đối với người khác. Nếu như lãnh đạo khơng có tầm ảnh hưởng đối với các thành
viên trong nhóm, thì như vậy sẽ khơng thể nào điều hành được nhóm của mình làm việc
hiệu quả. Một nhà lãnh đạo luôn phải là người đưa ra các quyết pháp khi có tranh cãi hoặc
có các ý kiến trái chiều. Nếu khơng có tầm ảnh hưởng, Như vậy ai sẽ nghe theo lời của lãnh
đạo này.
- Thứ ba là công tư phân minh, công bằng đối với tất cả mọi người. Nếu trong 1 nhóm
làm việc, lãnh đạo, trưởng nhóm thiên vị bất kỳ thành viên nào thì đều sẽ gây mất đồn kết
nội bộ. Gây ra sự xích mích giữa các thành viên dẫn đến thực hiện công việc không hiệu
quả. Lãnh đạo luôn phải là người đứng giữa các thành viên, giải quyết, điều hòa các xung
đột.
- Thứ tư, một người lãnh đạo cần có kiến thức sâu rộng, bao quát trong lĩnh vực mà
nhóm của mình đang làm việc. Một người lãnh đạo tốt khơng hẳn là phải có kiến thức, kỹ
năng chun mơn tốt nhất nhưng cũng không thể nào quá kém được. Lãnh đạo là người
phân chia công việc cho các thành viên nhóm, vì thế nếu anh ta khơng hiểu về lĩnh vực của
mình thì khơng thể nào điều hành cơng việc của các thành viên được. Cho dù kiến thức
chuyên sâu về một công việc không bằng thành viên trong nhóm những chắc chắn kiến
thức của lãnh đạo phải bao quát hơn các thành viên còn lại.
- Thứ năm, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức, phân chia công việc. Một người lãnh đạo
luôn phải biết phân chia công việc hợp lý cho các thành viên trong nhóm. Cần phân chia
đúng chuyên môn của mỗi thành viên, điều này yêu cầu lãnh đạo phải hiểu rõ về các thành
viên trong nhóm, biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng người. Phân chia cũng cần phải


cơng bằng. Nếu như khơng cơng bằng, thì như ở trên đã nói, sẽ gây ra nhiều bất đồng giữa

các thành viên và nhiều hậu quả khác.
- Thứ sáu, khả năng truyền đạt thông tin. Khi giao nhiệm vụ cho từng thành viên, có
thể họ sẽ chưa rõ cơng việc mình cần làm. Khi đó lãnh đạo phải có kỹ năng truyền đạt
thông tin tốt cũng như kiến thức đủ để truyền đạt ý của mình cho họ, tránh các sự cố về sau.
- Cuối cùng, một người lãnh đạo nhóm cần phải biết lắng nghe, thấu hiểu, cởi mở và
hòa đồng. Nếu một người lãnh đạo quá chuyên quyền, độc đốn, thì sẽ khơng thể nào gần
gũi với nhóm của mình được, Điều đó sẽ gây xích mích giữa lãnh đạo và các thành viên.
Nhưng khi lãnh đạo quá gần gũi, hịa mình q mức vào nhóm thì cũng khơng được vì khi
đó lời nói của anh ta trong tập thể sẽ bị giảm đi sức ảnh hưởng. Vậy cho nên một lãnh đạo
giỏi là phải luôn biết gần gũi với nhân viên ở một mức độ nào đó và giữ được vị thế quyết
định của bản thân mình. Chỉ có như vậy thì mới có thể điều hành tốt nhóm của mình.
Về phía các thành viên trong nhóm cũng cần có các yếu tố:
- Đầu tiên là khả năng lắng nghe người khác. Trong cuộc tranh luận, nếu chúng ta quá
bảo thủ, khăng khăng cho rằng ý kiến của mình là đúng thì chúng ta sẽ khơng thể thốt ra
khỏi cái tư duy chật hẹp của mình để tiếp thu những điều hay mới lạ. Hơn nữa quá bảo thủ
cũng sẽ dễ xảy ra xích mích với người khác. Bằng sự lắng nghe, ta có thể hiểu rõ hơn ý
kiến xây dựng của những người xung quanh, ngoài ra, ta cũng thể hiện được thái độ thiện
chí và tơn trọng của mình trong một tập thể dù lớn hay nhỏ.
- Thứ hai là có trách nhiệm với cơng việc được giao, hồn thành cơng việc đúng hạn.
Bản thân chúng ta cần phải hồn thành và có trách nhiệm với các phần việc của mình trước
tiên để khơng ảnh hưởng đến cả nhóm. Điều tối kỵ nhất là khi ta hay bất kì thành viên nào
có thái độ ỷ lại, “để đó có người hỗ trợ”. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khơng chỉ cá nhân, mà
cịn với cả nhóm. Ngồi ra, ta cũng nên có trách nhiệm với cơng việc chung của cả nhóm,
khơng ngại hỗ trợ mọi người, giúp cho cơng việc được hồn thành đúng tiến độ và đạt được
hiệu quả cao nhất.
- Thứ ba, thẳng thắn đóng góp xây dựng, chia sẻ quan điểm của bản thân mình. Trong
học tập và trong cơng việc hàng ngày thẳng thắn giúp bạn có nhiều bài học quý giá, việc
bạn thẳng thắn nói về người khác sẽ giúp họ biết được điểm yếu của mình và sửa, cịn
ngược lại, khi người khác thẳng thắn góp ý với bạn thì bạn cũng nhận thấy bản thân mình
yếu ở điểm nào để bản thân có thể sửa và hồn thiện bản thân tốt hơn. Mâu thuẫn và bất

đồng ý kiến là điều thường gặp trong khi làm việc nhóm. Mỗi người là mỗi cá nhân riêng
biệt với đa tính cách, vì vậy để dung hịa những khác biệt cần có sự cố gắng từ bản thân và
mọi người chung nhóm. Nếu có bất kì bất đồng nào xảy ra, ta cần ngồi lại và chia sẻ thẳng
thắn với nhau để tìm ra được vấn đề, hiểu ý nhau và giải quyết nhanh chóng.
- Thứ tư, năng nổ tương tác với các thành viên khác. Chúng ta cần cố gắng hòa hợp và
xây dựng được mối quan hệ thật tốt để hạn chế các mâu thuẫn khơng đáng có. Ngồi ra, tạo


điều kiện để mọi người có dịp được gần gũi và chia sẻ với nhau, từ đó có thể làm việc với
nhau hợp ý hơn. Một nhóm làm việc hiệu quả là khi có các thành viên gắn kết và “hợp cạ”
trong cách làm việc.
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói
chung và sinh viên PTIT nói riêng.
Đánh giá vấn đề làm việc nhóm chung của sinh viên Việt Nam thì có thể nói là vẫn
cịn đang khá kém. Lý do có thể là do trong những năm học phổ thông chúng ta đã quá
quen với việc hoạt động, làm việc độc lập. Chính vì vậy cho nên khi làm việc nhóm cùng
nhau, chúng ta bỡ ngỡ, gặp rất nhiều trở ngại. Khi làm việc độc lập, không ai chỉ ra cái sai
của mình nen chúng ta dần dần hình thành cho mình cái tơi rất lớn, dễ tự ái. Điều này làm
ảnh hưởng rất nhiều đến làm việc nhóm. Nhẹ thì có thể là mất thời gian giải quyết, nặng thì
có thể là nhóm sẽ phải giải tán. Làm việc nhóm kém một phần nữa cũng là vì phân chia
công việc không được rõ ràng khiến cho các thành viên ỷ lại, dẫn đến tình trạng cha chung
khơng ai khóc. Các bạn đang tồn tại tư tưởng là mình khơng giỏi phần này, cũng khơng ai
chia việc cho mình nên cứ để đó ai giỏi thì làm.
Nói riêng về sinh viên PTIT thì cũng khơng khá hơn là bao. Tuy khơng phải nói tất cả
nhưng đa số các nhóm đều làm việc nhóm chưa hiệu quả. Cũng như các lý do nêu trên, do
cái tôi của mọi người quá lớn. Điều này cũng đã xảy ra với chính bản thân em. Học kỳ này
khi học mơn An Tồn Bảo Mật và Hệ Thống Thơng Tin, nhóm của em đã xảy ra một cuộc
tranh cãi khá gay gắt do bất đồng quan điểm giữa em và một thành viên khác của nhóm.
Tuy sau đó đã giải quyết được nhưng nó cũng làm tốn khá nhiều thời gian của nhóm. Cũng
trong mơn học đó, khi thuyết trình, báo cáo, chỉ có một số bạn là thực sự làm việc. Khi thầy

hỏi thì chỉ có những bạn đó là trả lời được câu hỏi, cịn những thành viên khác thì sẽ được
gọi với danh hiệu “quan sát viên”. Những quan sát viên này chính là những người mà dựa
vào những thành viên gánh team trong nhóm, khơng chịu làm việc của mình.
Chính vì thế cho nên kỹ năng làm việc nhóm của chúng ta còn rất kém. Chúng ta cần
cải thiện để có được những thành quả cơng việc tốt cũng như làm việc suôn sẻ hơn.



×