HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỢ MƠN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
-----
-----
BÀI THI CUỐI KY
KĨ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Giảng viên: Ths. Trần Thanh Mai
Tên sinh viên: Nguyễn Minh Tường
MSV: B19DCVT367
Lớp: D19CQVT07-B
SĐT: 0378986233
Mã/Nhóm: SKD1102 / 22
Hà Nội, tháng 04/2022
Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.
Vai trò của kỹ năng làm việc nhóm:
● Giúp giảm áp lực cho mỗi thành viên trong nhóm, giúp họ có cảm giác thoải mái,
khơng bị căng thẳng như khi phải làm việc một mình.
● Bổ sung khiếm khuyết giữa các thành viên cho nhau. Cụ thể, trong quá trình làm
việc, các thành viên sẽ đưa ra ý kiến của mình và các thành viên khác lắng nghe và
đánh giá. Thông qua sự đánh giá, nhận xét, thành viên đó sẽ biết được mình đang
sai, đang thiếu sót ở điểm nào để khắc phục và sửa chữa. Từ đó, hiệu quả làm việc
của bản thân và của cả nhóm sẽ tăng lên.
● Trong q trình làm việc nhóm, các thành viên sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm,
hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển tài năng. Sau một quá trình làm việc, chắc
chắn từng thành viên sẽ biết được tiềm năng và điểm mạnh của mình.
● Qua các ý tưởng, sáng kiến mới lạ và độc đáo sẽ tạo cho các thành viên trong
nhóm có hứng thú và làm việc có hiệu quả hơn.
Câu 2 : Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?
Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả cần:
● Có mục tiêu chung: Cả nhóm cần hiểu rõ mục tiêu và cam kết phấn đấu vì mục
tiêu đó. Có định hướng và thống nhất rõ ràng về mục đích là điều rất quan trọng để
làm việc nhóm một cách hiệu quả. Nhóm sẽ hoạt động hiệu quả, sn sẻ hơn, tốt
hơn nếu như mỗi thành viên trong nhóm đều ý thức được mục tiêu chung của tập
thể đã đặt ra.
● Giao tiếp cởi mở, trung thực và tôn trọng. Các thành viên tự do bày tỏ suy nghĩ, ý
kiến và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề.
● Người lãnh đạo tham gia vào việc lãnh đạo trong các cuộc họp, phân công nhiệm
vụ, ghi nhận những quyết định và cam kết, đánh giá tiến độ, đảm bảo trách nhiệm
của các thành viên trong nhóm và đưa ra định hướng cho toàn nhóm.
● Phân cơng hiệu quả: Cần phân công công việc dựa trên năng lực của các thành
viên trong nhóm.
● Quản lí xung đột: Nhóm cần thỏa thuận quy trình xem xét, phân tích, đánh giá và
giải quyết các vấn đề trong nhóm cũng như những xung đột. Không nên ủng hộ
những xung đột cá nhân hoặc chia bè kết phái khi xảy ra xung đột. Thay vào đó,
các thành viên nhóm cần hướng đến một giải pháp chung.
● Sự tin tưởng: Sự tin tưởng là yếu tố rất quan trọng. Các thành viên trong nhóm
phải tin tưởng lẫn nhau và lắng nghe ý kiến của nhau.
● Tôn trọng lẫn nhau: Tôn trọng năng lực, quan điểm và hành động của nhau để
giảm thiểu xung đột, đảm bảo hoạt động suôn sẻ và nâng cao năng suất làm việc
trong nhóm.
● Tránh tiêu cực: Khuyến khích những sáng tạo, đổi mới và các quan điểm khác
nhau. Khơng nên sử dụng những ngơn từ mang tính chỉ trích, đổ lỗi cho người
khác.
● Góp ý cho nhau: Mỗi thành viên trong nhóm, thơng qua cơng việc của mình, nên
cho thấy những chỉ dẫn hoặc ví dụ để người khác làm theo.
● Mỗi thành viên trong nhóm cần cố gắng hoàn thành đúng nhiêm vụ được giao và
đúng thời gian đã đặt ra.
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên PTIT nói riêng.
Làm việc nhóm là hình thức làm việc phổ biến hiện nay và mang lại nhiều lợi ích, nó
giúp chúng ta san sẻ cơng việc, tăng hiệu suất, tăng gắn kết,… Bên cạnh đó chúng ta vẫn
gặp phải những vấn đề trong khi làm việc nhóm.
Đối với sinh viên Việt Nam nói chung hiện nay còn gặp phải một số vấn đề như:
▪ Chưa tìm được tiếng nói chung dẫn tới việc mất nhiều thời gian và khó thống nhất
ý kiến trong nhóm.
▪ Nhóm hoạt động ít, các thành viên trong nhóm làm việc hời hợt, chưa có kỷ luật
và quy định làm việc nhóm rõ ràng
▪ Các thành viên trong nhóm chưa biết lắng nghe ý kiến và góp ý cho nhau.
▪ Hiệu quả làm việc của nhóm chưa cao.
▪ Kỹ năng hợp tác với nhau còn kém, bên cạnh đó một số thành viên thiếu chủ
động, ỉ lại cho người khác,…
Đối với sinh viên PTIT nói riêng việc làm việc nhóm:
Thực trạng chung là như thế nhưng đối với sinh viên PTIT mỗi một kì học hầu như đều
phải làm việc nhóm. Theo những lần chính mình làm việc nhóm cũng như được
các bạn nhóm khác kể lại thì việc thiếu chủ động, ỉ lại, đùn đẩy trách nhiệm,… ở
sinh viên PTIT khá hiếm gặp. Mọi người nêu ý kiến sau đó nhóm trưởng sẽ xem
xét rồi phân chia công việc theo điểm mạnh của mỗi người, trong quá trình làm
việc thì mọi người giúp đỡ và góp ý cho nhau qua đó cũng giúp cho kĩ năng các
thành viên được trau dồi nên rất ít khi xảy ra mâu thuẫn, xung đột,… Các thành
viên đều mong muốn nhóm làm việc hiệu quả và có thành tích tốt nhất.