Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Môn kĩ năng thuyết trình (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.65 KB, 5 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Tên sinh viên: Nguyễn Trường Đức
Mã sinh viên: B19DCVT099
Nhóm lớp học: 22
Số điện thoại: 035 888 3606

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Đề tiểu luận
Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói
chung và sinh viên PTIT nói riêng.

Phần trình bày
Câu 1: Hãy nêu vai trị của kỹ năng làm việc nhóm.
Trong sự phát triển của xã hội lồi người thì kỹ năng làm việc nhóm luôn là một
trong những kỹ năng hàng đầu, đặc biệt trong xu hướng hội nhập quốc tế, trong cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay thì kỹ năng này lại càng được chú trọng hơn bao
giờ hết. Cũng bởi những lợi ích, vai trị ưu việt mà nó đem lại mà ta có thể kể đến như:
-

Giảm tải khối lượng công việc để đạt hiệu quả tốt hơn

Đây là vai trò quan trọng và cũng là yếu tố quan trọng nhất của kỹ năng làm việc


nhóm. Vì khi làm việc tập thể, mỗi cá nhân sẽ được phân công nhiệm vụ nhỏ từ đó khối
lượng cơng việc sẽ được giảm tải, áp lực của mỗi người cũng được giảm đáng kể. Các
thành viên sẽ có thời gian để tập trung hoàn thành tốt hơn, nhanh hơn, tiết kiệm thời
gian khi làm việc độc lập. Thực tế đã chứng minh, lợi ích quan trọng này luôn đem lại
hiệu quả cao, đặc biêt đối với các công việc dự án mang tầm cỡ lớn.
-

Ra quyết định đúng đắn hơn

Khi làm việc cá nhân, ta chỉ có cái nhìn chủ quan về cơng việc. Nhiều người cùng
làm đồng nghĩa với nhiều góc nhìn đa chiều, nhiều cách tiếp cận và xử lý vấn đề hơn.
Các ý tưởng độc đáo và sáng tạo được đưa ra từ nhiều cái đầu chắc hẳn sẽ tốt hơn góc
nhìn đơn điệu từ duy nhất một người
Mỗi một quyết định, lựa chọn cuối cùng được đưa ra khi teamwork đã trải qua sự
thảo luận, bàn bạc của các thành viên. Quá trình này giúp lọc những sai lầm khơng đáng
có để đi đến quyết định đúng đắn và hợp lí nhất.
-

Phát huy năng lực, bổ sung khiếm khuyết cho nhau

Kỹ năng làm việc nhóm có vai trị quan trọng trong việc phát huy tối đa năng lực của
các cá nhân thơng qua hồn thiện và bổ sung lẫn nhau. Khơng có ai là hồn hảo có thể
tự tin đảm nhận tốt nhất được mọi đầu việc. Mỗi cá nhân sẽ có cơng việc sở trường, sở
đoản riêng. Teamwork giúp tập trung được điểm mạnh của mỗi người và bổ sung những
thiếu sót của nhau để cơng việc được hoàn thành trọn vẹn nhất.
-

Truyền cảm hứng

Mất động lực khi làm việc là một điều khó tránh khỏi. Nhưng khi teamwork, bạn sẽ

ln có các thành viên khác động viên và truyền cảm hứng cho bạn. Ví dụ như khi bạn
đang bế tắc và chán nản với ý tưởng của mình thì tìm đến lời khuyên của các thành viên
khác chính là một quyết định chính xác.
2


-

Rèn tính kỷ luật

Khi làm việc độc lập, kết quả công việc ra sao đều phụ thuộc vào bạn và do bạn chịu
trách nhiệm. Cịn với làm việc nhóm, bạn khơng thể tự làm theo ý mình mà phải tn
theo những nguyên tắc mà nhóm đã thống nhất đặt ra. Cơng việc lớn, nhóm đơng thì
u cầu bạn phải làm việc có tổ chức, có nề nếp càng cao. Nhờ đó, bạn nhất định sẽ rèn
được cho mình tính kỷ luật chặt chẽ.
-

Cải thiện kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp luôn là chìa khóa trong kỹ năng làm việc nhóm. Bạn ln cần giao tiếp để
duy trì mối quan hệ, để trao đổi ý tưởng và đôi khi cần phản biện nếu có ý kiến đối lập.
Những buổi họp, trao đổi diễn ra xuyên suốt khoảng thời gian làm việc nhóm chính là
cơ hội quý giá để bạn nâng tầm kỹ năng giao tiếp. Lưu ý không chỉ rèn luyện giao tiếp
với đồng nghiệp mà hãy rèn luyện cả giao tiếp trước đám đơng. Vì thế, đừng ngại ngần
nói lên ý kiến của mình khi cùng làm việc trong một team.
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?
-

Xác định mục tiêu


Đây là bước thực hiện bắt buộc và đầu tiên khi muốn đạt đến thành cơng dù là làm
việc cá nhân, một nhóm nhỏ hay một tổ chức lớn. Nếu không xác định được mục tiêu
thì chúng ta khơng khác gì người đi lạc trong rừng, dị dẫm vơ hướng. Các thành viên tụ
họp lại thành một nhóm là vì chung một đam mê, một mối quan tâm, một mục đích cần
thực hiện nào đó hay nói cách khác mục tiêu chung sẽ là lý do để nhóm tồn tại. Từ mục
tiêu đã xác định rõ ràng thì nhóm mới có thể triển khai ý tưởng, vạch kế hoạch để đạt
được thành công.
Tuy nhiên xác định mục tiêu khơng thể cứ nói bừa là xong mà cần theo một quy
chuẩn, để mục tiêu đó khơng trở thành mơ hồ, khơng phù hợp, thiếu thực tế khiến hoạt
động nhóm khơng đạt hiệu quả. Theo quy tắc SMART thì mục tiêu phải hội tụ đủ 5 yếu
tố sau:
S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.
M – Measurable : Đo lường được
A – Attainable : Có thể đạt được
R – Relevant : Thực tế
T – Time-Bound : Thời gian hồn thành
-

Phân cơng nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng

Trong làm việc nhóm thì phân chia cơng việc, nhiệm vụ ra thật nhỏ, thật cụ thể là
cần thiết, để có thể tối đa hố vai trị của làm việc nhóm được. Khi phân chia cơng việc
cần lưu ý những tiêu chí sau:
+ Mỗi nhiệm vụ cần giao một cá nhân hoàn thành, chịu trách nhiệm.
3


+ Mỗi nhiệm vụ giao cho cá nhân cần phải phù hợp với năng lực, ưu nhược
điểm của họ.
+ Phân bổ đều nguồn lực, không ai làm quá nhiều, ai làm q ít, cần có sự cơng

bằng.
-

Có quy tắc, quy định riêng

Nhóm muốn hoạt động tốt buộc phải có những quy định riêng để thành viên thực
hiện theo. Những quy tắc có thể là văn bản hay quy tắc ngầm, phải xúc tích, mang tính
chuẩn mực. Các quy tắc sẽ ảnh hưởng tác động tới cá nhân, chính vì thế mà phải xây
dựng nó thật tốt, hướng tới những điều tích cực.
-

Giao tiếp

Trong cuộc sống, giao tiếp là nhu cầu của mỗi con người, chúng ta luôn phải tương
tác với mọi người xung quanh. Giao tiếp trong làm việc nhóm cũng vậy, nó là điều bắt
buộc, có thể coi giao tiếp là chìa khố định đoạt sự thành cơng hay thất bại của cả nhóm.
Vì vậy mỗi thành viên cần hiểu và học cách giao tiếp tốt khi làm việc cùng nhau. Giao
tiếp có nhiều loại: ngơn ngữ, phi ngơn ngữ, trong đó kỹ năng lắng nghe ln được nhắc
tới đầu tiên.
Khi có mỗi thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến, điều mà các thành viên khác nhất
định phải làm là tôn trọng và lắng nghe. Một buổi thảo luận mà các thành viên chỉ chú
tâm công việc cá nhân của mình, khơng lắng nghe ý kiến của thành viên khác thì đã
hồn tồn thất bại.
-

Giải quyết xung đột

Xung đột là điều khơng thể tránh khỏi và nó là một phần tất yếu của bất cứ môi
trường làm việc nhóm nào. Khơng có xung đột thì khơng có lớn mạnh, cũng giống như
khơng có cạnh tranh thì khơng có phát triển. Tuy nhiên xung đột phải được kiểm soát,

tránh để nó gây ảnh hướng xấu tới hoạt động, tinh thần cả nhóm. Khi xung đột lớn, tác
động tiêu cực thì cần phải được giải quyết nhanh chóng, triệt để bằng một số cách như
trao đổi, thoả thuận, phân tích, lắng nghe.
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên PTIT nói riêng.
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói chung
Kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm quan trọng mà mỗi
sinh viên phải cần đầu tư, hiểu được lợi ích mà nó đem lại nên đã có rất nhiều bạn chủ
động học hỏi. Tuy nhiên các bạn sinh viên hiện nay vẫn còn gặp phải rất nhiều vấn đề
với hình thức làm việc này.
Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm: Ở bậc phổ thơng, học sinh rất ít được dạy
hay gặp phải những vấn đề cần làm việc nhóm nên khi vào đại học, các tân sinh viên sẽ
gặp lúng túng khi triển khai, các bạn làm việc chủ yếu theo ý kiến chủ quan mỗi cá nhân.
4


Điều này dẫn tới nảy sinh rất nhiều những khó khăn và gây mất thời gian để hồn thành,
có khi kết quả lại khơng tốt.
Các nhóm hoạt động ít, kém hiệu quả: Thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên càng
những năm cuối càng hoạt động nhóm ít hơn năm đầu. Một phần do khơng cịn giữ được
tinh thần sơi nổi, nhiệt huyết; một phần là do ngại giao tiếp mặc dù đã là sinh viên sắp
ra trường.
Thứ nhất ngồi ì, thứ nhì đồng ý: Khơng có chính kiến cho mình, hoặc ngồi im
hoặc đồng ý dễ dàng với bất kỳ ý kiến của người khác. Mặc kệ những quyết định của
mọi người, phân chia công việc ra sao cũng sẽ làm theo.
Đùn đẩy trách nhiệm: Vì mang tâm thế việc nhóm là việc của người khác, khơng
phải việc của mình nên khi có xảy ra hậu quả xấu hay kết quả không như ý sẽ đổ lỗi cho
thành viên.
Một người làm: Đã có rất nhiều sinh viên khi nhận bài tập sẽ tìm các bạn học giỏi
để vào chung nhóm với suy nghĩ khơng phải làm gì mà vẫn được hưởng. Để chỉ điều

đó, sinh viên thường có câu vui là “taowork” chứ không phải “teamwork”.
Không biết các xây dựng tổ chức nhóm: Triển khai khơng đúng, phân bổ nguồn
lực không hiệu quả dẫn tới năng suất cũng như kết quả tệ. Các thành viên không được
đặt đúng năng lực bản thân dẫn tới nhiều mâu thuẫn, xung đột xảy ra mà khi đó nhóm
lại khơng biết cách để giải quyết.
Thực trang sinh viên PTIT nói riêng
Sinh viên Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng chúng ta khơng nằm ngồi
những thực trạng chung phía trên, đều mắc phải những lỗi cơ bản đó. Tuy nhiên để cơng
bằng khách quan nhất có thể thì khơng phải sinh viên nào cũng vậy. Có rất nhiều bạn có
kỹ năng làm việc nhóm rất tốt đặc biệt những bạn học ngành mang tính năng động như
Đa phương tiện.
Nhận thấy kỹ năng làm việc nhóm nói riêng và kỹ năng mềm nói chung của sinh
viên cịn đang thiếu sót thì Học viện đã mở các lớp kỹ năng phát triển bản thân cho sinh
viên có cơ hội được học tập, cải thiện năng lực.
Ngồi ra ở PTIT có rất nhiều CLB dành cho sinh viên như: Sinh viên Tình
nguyện, Văn hố nghệ thuật, CDA, IT, Lập trình PTIT, Mulimedia… được thành lập ra
với mục đích rèn chun mơn, tạo mơi trường tốt cho sinh viên hoạt động.
Từ thực tế cho thấy mặc dù sinh viên PTIT vẫn còn tồn tại điểm yếu trong kỹ
năng làm việc nhóm nhưng khơng thể phủ nhận sinh viên PTIT ngày càng tích cực, năng
động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng cho bản thân mình.

5



×