Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Môn kĩ năng thuyết trình (9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.89 KB, 5 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Tên sinh viên: Lưu Ánh Dương
Mã sinh viên: B19DCDT035
Nhóm lớp học: 22
Số điện thoại: 0365755319

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Mục lục
Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.

3

Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?

3

Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói chung và
sinh viên PTIT nói riêng.

4


Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.


- Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, áp lực hơn cho mỗi thành viên khi làm việc cá nhân.
- Làm việc nhóm giúp bản thân mỗi thành viên bổ sung, sửa chữa khuyết điểm cho nhau. Qua đó
việc trau dồi kiến thức, sửa sai khuyết điểm trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.
- Cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, cơng việc.
- Có thể truyền cảm hứng làm việc cho nhau.
- Có những quyết định đúng đắn hơn khi làm việc nhóm.
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?

Trong hoạt động làm việc nhóm, để góp phần xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, mỗi chúng
ta cần phải :
- Hồn thành cơng việc đúng thời hạn: Nếu khơng hồn thành cơng việc đúng thời hạn, mình có
thể làm đình trệ cơng việc của cả nhóm.
- Thích nghi nhanh chóng: Trong một mơi trường làm việc, mình có thể tham gia một vài nhóm
khác nhau, mỗi nhóm lại tập trung vào những mục tiêu nhất định. Chính vì vậy, khả năng thích
nghi nhanh chóng là một phẩm chất cần thiết của một người làm việc theo nhóm.
- Tơn trọng phong cách làm việc của đồng nghiệp: Nhóm làm việc tốt sẽ có sự hịa trộn của nhiều
phong cách. Một người có khả năng làm việc theo nhóm tốt là người có thể hiểu và tôn trọng
phong cách làm việc của người khác.
- Làm việc cơng tư, ngay thẳng: để làm việc theo nhóm hiệu quả, mỗi cá nhân cần có ý kiến đóng
góp riêng, nhất là những ý kiến mang tính xây dựng, để cả nhóm cùng tiến lên.
- Lắng nghe và thấu hiểu : Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong
nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý
kiến giữa các thành viên.
- Trợ giúp, sẻ chia: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau, đưa ra các ý kiến và tường thuật cách
nghĩ của mình cho nhau.
- Phân cơng nhiệm vụ phù hợp với khả năng: Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng và động
cơ của từng thành viên, đó là một sự đảm bảo chắc chắn cho các nhiệm vụ được hoàn thành hiệu
quả nhất. Khi đặt một người vào đúng vị trí của họ thì cơng việc đó đảm bảo sẽ được thực hiện
rất xuất sắc.
- Đảm bảo sự cân bằng: Trong nhóm ln phải có những người cốt cán trong từng lĩnh vực để

đảm bảo mọi đầu công việc đều được thực hiện tốt. Luôn đề cao tinh thần tập thể, lựa chọn thành
viên có chun mơn cao đồng thời khả năng thích ứng với cơng việc cũng như với những người
khác.


- Gây dựng lòng tin: Bên cạnh việc khiển trách thành viên trong nhóm, cần phải biểu dương
những thành tích, đánh giá cao sự đóng góp của mọi người dù là nhỏ. Biết chấp nhận những sai
sót để lấy kinh nghiệm học hỏi.
- Tổ chức các buổi họp nhóm hiệu quả: Cần kiểm soát vấn đề thời gian cho hợp lí.
- Cần xác định mục tiêu và tập chung vào mục tiêu chính của nhóm
- Tạo niềm vui: Khơng khí trong nhóm ln vui vẻ, hịa đồng chính là nguồn cảm hứng cho mọi
thành viên hăng say làm việc.
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói chung và
sinh viên PTIT nói riêng.
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên còn rất nhiều hạn chế. Điều này đã đến kết quả
làm việc chung khơng đạt được thành tích như mong muốn. Các tân sinh viên thường bỡ ngỡ và gặp

nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc nhóm. Khi giảng viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều sinh
viên khơng chọn được nhóm cho mình. Và có nhiều trường hợp một số sinh viên cá biệt do chưa
tìm được nhóm nên đã tự ý xóa tên bất kì một bạn trong một nhóm nào đó và thay bằng tên của
mình. Tiếp đến là hình thức làm việc nhóm vẫn chưa tốt. Lý do là bởi khi mới làm việc với nhau,
ai cũng nghĩ mình giỏi, ai cũng có cái tơi cao nên chỉ khăng khăng ý kiến của mình. Điều này dẫn
tới việc khó thống nhất ý kiến trong nhóm. Và việc tranh luận để thống nhất ý kiến chiếm mất
nhiều thời gian. Thậm chí, thời gian đó cịn nhiều hơn thời gian để cùng hoàn thành bài tập. Các
bạn trưởng nhóm chưa thực sự thể hiện được hết vai trị của mình. Việc làm trưởng nhóm mởi chỉ
dừng lại ở cơng việc là lập nhóm chat và phân chia cơng việc. Một tình trạng nữa cũng rất hay
xảy ra là tần suất hoạt động của các nhóm cịn ít, khơng có ngun tắc rõ ràng. Bản thân em cũng
đã từng trải qua một số nhóm học tập, các bạn gặp nhau để bàn bạc rất ít. Ban đầu là 1 tuần 2 lần
nhưng sau đó là thưa dần thậm chí 1 tháng mới ngồi với nhau một lần. Chưa kể, có những lần
hẹn hơm nay họp nhóm rồi mà có người vẫn khơng đến hoặc báo đến rồi lại bảo bận việc này

việc kia, ảnh hưởng tới mọi người. Tiếp đến là kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên cịn kém, dẫn
tới những xung đột khơng đáng có thường xuyên xảy ra. Đồng ý là mỗi người có một điểm mạnh
riêng, có một cách làm việc khác nhau và nếu như các bạn trong nhóm có thể dung hịa, hợp tác,
bù trừ lẫn nhau thì đó sẽ là một nhóm rất mạnh. Tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi nếu như
các bạn khơng thể có những quan điểm thống nhất chung, điều này sẽ gây ra những mâu thuẫn,
xung đột trong nhóm. Một thực trạng nữa em nghĩ cũng tồn tại khá nhiều trong các nhóm sinh
viên đó là một người làm nhưng thành quả thì hưởng chung. Trong một nhóm khơng thể ai cũng
giỏi như ai nhưng chúng ta phải có ý chí cầu tiền, không thể ỷ lại vào một số bạn học tốt trong
nhóm để giấu đi những điều mình chưa biết. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới suy nghĩ, thái độ
của các bạn cịn lại trong nhóm dẫn đến hiệu suất, thành quả của nhóm là khơng cao. Bên cạnh


những nhóm chưa tốt thì chúng ta vẫn có rất nhiều những nhóm tích cực. Họ làm việc một cách
bài bản, có kế hoạch cụ thể, đặc biệt là mỗi thành viên trong nhóm đều có ý thức trách nhiệm với
cơng việc của mình. Khơng khí làm việc trong nhóm ln vui vẻ, cởi mở. Từ đó thành quả của
các nhóm này thường rất tốt và được nhiều giảng viên tuyên dương và đánh giá rất cao. Tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng, để nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên, học
viện cũng đã tổ chức các lớp học kỹ năng mềm. Giảng viên giảng dạy là các thầy, cơ đều là
những người có rất nhiều kinh nghiệm trong mơn học từ đó đã cải thiện đáng kể các kĩ năng mềm
nói chung và kĩ năng làm việc nhóm nói riêng cho tất cả sinh viên.



×