Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Môn kĩ năng thuyết trình (12)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.98 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Tên sinh viên: Võ Việt Hồng
Mã sinh viên: B19DCVT161
Nhóm lớp học: 22
Số điện thoại: 0349245719
Gmail:

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


ĐỀ TIỂU LUẬN

Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên PTIT nói riêng.

BÀI LÀM :
Câu 1: Kỹ năng làm việc nhóm đóng một vai trị rất quan trọng trong cuộc sống
cũng như công việc. Dưới đây là một số vai trị quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm :
Đầu tiên đó chính là giảm tải số lượng, gia tăng hiệu quả cơng việc. Đây là một
trong những vai trị quan trọng nhất của kỹ năng làm việc đội nhóm. Khi làm việc tập
thể, khối lượng công việc sẽ được chia nhỏ, đồng đều cho mỗi cá nhân. Nhờ đó, áp lực
về hồn thành số lượng cơng việc cũng sẽ giảm bớt rất nhiều. Bạn sẽ khơng cịn q căng
thẳng, áp lực khi phải đảm nhiệm 1 công việc hay dự án lớn nào đó. Bên cạnh đó, khi


làm việc nhóm, bạn sẽ có thể tham khảo nhiều ý kiến, tư duy sáng tạo, táo bạo từ nhiều
thành viên. Điều này giúp gia tăng chất lượng hiệu quả của công việc, tránh tạo thành lối
mòn tư duy cho mỗi cá nhân.
Thứ hai kỹ năng làm việc nhóm giúp phát huy ưu điểm của từng người. Ngoài việc
giúp khắc phục kỹ năng khuyết thiếu, làm việc nhóm cũng giúp khai thác tài năng tiềm
ẩn của mỗi cá nhân. Điều này sẽ đem lại nhiều giá trị mang tính sức mạnh, bền vững cho
cơng việc.
Thứ ba đó chính là truyền cảm hứng đến từng thành viên. Đây chính là 1 trong
những vai trị của kỹ năng làm việc nhóm được minh chứng rõ nét nhất. Thông qua các
ý tưởng, sáng kiến táo bạo, mới mẻ, đầy thú vị, bạn sẽ có thêm cảm hứng làm việc khi
được lắng nghe, thảo luận với đồng nghiệp, cấp trên. Để làm việc nhóm có hiệu quả, mỗi
thành viên khi tham gia đội nhóm đều cần phải chuẩn bị cho mình 1 tinh thần trách nhiệm
cao. Hồn tồn chủ động, tự giác trong cơng việc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần học cách
lắng nghe ý kiến, hỗ trợ và tôn trọng đồng đội.
Câu 2 : Để xây dựng một nhóm hiệu suất cao bao gồm nhiều thứ hơn là chỉ tập
hợp ngẫu nhiên một nhóm các cá nhân tài năng. Để một nhóm thực sự hiệu quả, các
thành viên phải đoàn kết với cùng một tầm nhìn và có động lực để đưa tầm nhìn đó vào


cuộc sống. Họ phải chia sẻ các mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được và cam kết thực
hiện vai trị của mình trong thành cơng chung của cả nhóm. Dưới đây là sáu bước chính
để xây dựng và duy trì một đội mạnh, gắn kết và hiệu quả:
1. Xác định mục đích:
Xác định rõ mục đích của nhóm, bao gồm cả kết quả chung mà nhóm đã cùng
nhau đạt được. Bạn muốn tạo, cải thiện hoặc thay đổi điều gì? Mục đích của vai
trị của mỗi người trong đội là gì? Cung cấp một tầm nhìn rõ ràng, đầy cảm hứng
đặt nền tảng cho việc làm việc theo nhóm thành cơng và giúp định hướng cho cả
nhóm khi họ phải đối mặt với những thách thức và quyết định.
2. Xác định mục tiêu:
Các nhóm có hiệu suất cao bao gồm những cá nhân say mê nắm lấy tầm nhìn, tin

rằng đóng góp của họ là có ý nghĩa và có động lực để nỗ lực hết mình. Tất cả các
thành viên trong nhóm nên tin tưởng, tơn trọng và hỗ trợ lẫn nhau. Lựa chọn các
thành viên có kỹ năng và khả năng bổ sung, những người có thể đưa ra nhiều quan
điểm và ý tưởng khác nhau trên bàn. Đạt được sự cân bằng tốt giữa các loại tính
cách sẽ cho phép nhóm làm việc với nhau một cách hài hịa nhưng cũng có thể
thách thức lẫn nhau khi cần thiết.
3. Tập hợp đội:
Sau khi nhóm được thành lập và thống nhất vì mục đích chung, có sức thuyết
phục, bước tiếp theo là chia nhỏ tầm nhìn thành các mục tiêu và nhiệm vụ nhỏ
hơn, có thể quản lý được. Vạch ra các nhiệm vụ cần thiết trong một lịch trình, với
thời hạn, cột mốc và trách nhiệm đã thống nhất. Quyết định vai trò của mỗi thành
viên trong nhóm.
4. Đặt kỳ vọng:
Để đảm bảo rằng mỗi thành viên hiểu được những gì được mong đợi ở họ, hãy
xác định một tiêu chuẩn ứng xử cho nhóm. Giao tiếp có thường xuyên, cởi mở,
trung thực và minh bạch khơng? Những đóng góp có được khuyến khích, có giá


trị và được công nhận không? Xung đột sẽ được xử lý theo cách xây dựng? Các
quyết định và phản hồi của nhóm có được tơn trọng khơng? Đặt ra các tiêu chuẩn
rõ ràng ngay từ đầu sẽ đảm bảo rằng hành vi và đóng góp của mỗi thành viên là
phù hợp
5. Theo dõi và xem xét:
Thường xuyên đánh giá hoạt động của nhóm thơng qua các cuộc họp nhóm và
trao đổi trực tiếp để đảm bảo rằng tiến độ đang được thực hiện. Những câu hỏi
hay cần đặt ra là: chúng ta đang làm như thế nào? Chúng ta đã đạt được những gì
cho đến nay? Chúng ta đã học được gì? Điều gì khơng hoạt động tốt như
vậy? Chúng ta có thể cải thiện như thế nào? Việc giám sát và xem xét tiến độ cho
phép kết hợp các điều chỉnh và cải tiến trong quá trình thực hiện.
6. Ăn mừng và khen thưởng:

Dành thời gian để thường xun cơng nhận, khen thưởng và biểu dương thành
tích của cả nhóm và cá nhân. Điều này sẽ giúp xây dựng tinh thần và thúc đẩy
động lực của cả nhóm để tiếp tục làm việc chăm chỉ. Tìm cách thích hợp nhất để
kỷ niệm các mốc quan trọng của nhóm, chẳng hạn như 'cảm ơn' cá nhân tại một
cuộc họp nhóm, một email được sao chép cho các quản lý cấp cao hoặc một bữa
ăn trưa của nhóm. Đảm bảo rằng sự công nhận là nhất quán và phương pháp bạn
chọn truyền cảm hứng và củng cố các thành viên trong nhóm tiếp tục đóng góp
tích cực vào sự tiến bộ của nhóm.
Câu 3:
Làm việc nhóm khơng chỉ gói gọn trong việc làm bài tập nhóm mà cịn trong các
hoạt động khác như tổ chức sự kiện, văn nghệ tại trường,...Vì đối tượng được nói tới ở
đây là sinh viên nên ta sẽ tập trung và kỹ năng làm việc nhóm trong học tập là chủ yếu,
Vậy liệu rằng mọi người, cụ thể trong đề tài hôm nay là những bạn sinh viên Việt Nam
hiện nay có đang thực sự hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm và đang thực hiện
tốt điều đó ? Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên hiện nay ra sao, có hiệu
quả khơng, chúng ta cùng xét theo một vài tiêu chí sau:
 Người đứng đầu ( nhóm trưởng)


Nhóm trưởng khơng nhất thiết phải là bạn học giỏi nhất trong nhóm, mà nên là người
năng nổ, biết sắp xếp, quản lý và đốc thúc mọi người trong nhóm. Bởi vậy, việc lựa chọn
nhóm trưởng là ai cũng là một việc rất quan trọng đối với tập thể nhóm. Tuy nhiên, cũng
có những bạn nhóm trưởng chưa thực sự đủ những yếu tố đó, các bạn cịn rụt rè ,chưa
được công bằng trong chuyện chia điểm cũng như lượng cơng việc cho mỗi thành viên,..
Làm nhóm trưởng mà khơng lãnh đạo được, khơng có các kĩ năng cần thiết của một
người đứng đầu thì cả nhóm sẽ giống như “ rắn mất đầu” vậy.
 Sự tham gia của các thành viên trong nhóm
Mỗi thành viên trong nhóm nên có trách nhiệm có mặt trong những buổi họp, trao đổi
của nhóm. Nhưng khơng phải cá nhân nào cũng ý thức được việc đó. Có những bạn cịn
khơng tham gia vào các cuộc họp, nghe phổ biến phân công và nhận phần việc của mình,

khơng đóng góp vào q trình làm việc của nhóm.Thậm chí khi được gọi cũng như nhắc
tên cũng không thấy xuất hiện. Mỗi cá nhân giống như 1 mắt xích vậy. Muốn vận hành
được tốt thì tất cả mọi người phải đoàn kết, liên kết với nhau. Đừng để bản thân mình trở
thành “ Con sâu làm rầu nồi canh”, gây ảnh hưởng tới tập thể nhóm. Những cá nhân này
chỉ là thiểu số thơi, cịn đại đa số các bạn sinh viên có ý thức trách nhiệm, năng động,
đóng góp ý kiến sơi nổi và hịa đồng với mọi người.
 Quá trình làm việc của mọi người trong nhóm
Sau khi nghe phân cơng và nhận nhiệm vụ thì các thành viên trong nhóm sẽ tiến hành
thực hiện phần việc của mình. Đây cũng chính là giai đoạn quan trọng nhất, thể hiện sức
mạnh tập thể cũng như theo dõi được sự đóng góp của mỗi thành viên. Hầu hết các bạn
sinh viên rất tự giác hoàn thành đúng hạn và chăm chỉ đóng góp ý kiến, cùng nhau sửa
lại những chỗ thấy chưa hợp lí. Và bất kể chuyện gì cũng có 2 mặt của nó. Như đã nói
ở trên, vẫn cịn tình trạng có những bạn khơng tham gia vào làm phần việc của mình, vậy
nên lượng cơng việc đó sẽ chuyển tới thành viên khác, sẽ gây nên tình trạng có những
bạn phải làm nhiều việc hơn. Hoặc khi tới hạn hoàn thành rồi mà vẫn chưa làm xong sẽ
làm đình trệ tiến độ của cả nhóm.
 Kết thúc, đánh giá kết quả làm việc
Từ những q trình trên, các bạn nhóm trưởng tổng hợp và đánh giá, đưa ra ý kiến của
mình về mỗi thành viên. Tuyên dương các bạn tích cực tham gia cũng như nhắc nhở các
bạn chưa làm tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng liệu có phải bạn nào cũng công bằng và
công tâm như vậy không ?
Thực tế cho thấy có những bạn nhóm trưởng vẫn cịn để việc tư xen vào việc tư như cho
các bạn mà mình chơi thân trong nhóm được điểm cao hơn trong khi bạn đó khơng đóng
góp được nhiều, xứng đáng với mức điểm đó, hoặc những bạn khơng làm mà vẫn có


điểm,...
Như ta đã thấy, mỗi một q trình phía trên đều liên quan mật thiết đến nhau, góp
phần tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh và thể hiện sức mạnh tập thể. Và trên đây cũng
chính là thực trạng kỹ năng việc làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam. Vậy tại trường

PTIT thì sao ?
Là một sinh viên năm ba của trường, trải qua nhiều hoạt động tập thể cũng như làm
việc nhóm và được nghe những câu chuyện về vấn đề này của các bạn sinh viên trải lòng
trên trang PTIT Confession. Em nhận thấy rằng ngay tại chính trường ta vẫn xuất hiện
tình trạng đó. Bên cạnh những bạn tích cực tham gia, có trách nhiệm hồn thành nhiệm
vụ của mình thì vẫn có những bạn chưa thực sự có ý thức trong hoạt động tập thể, vẫn
phải để nhắc nhở. Và em tin rằng ở bất kì mơi trường nào, giảng đường nào cũng có thể
có những trường hợp đó, vì nó nằm ở ý thức của mỗi cá nhân, chứ khơng phải do bất kì
1 yếu tố nào khác cả.
Và bất kì vấn đề nào cũng có giải pháp của nó. Những bạn nào làm tốt nên được
tun dương cịn những bạn nào khơng tham gia làm thì nên có biện pháp răn đe như:
nhắc nhở, trừ điểm và nặng hơn nữa là xóa tên ra khỏi trong danh sách nhóm để biết rút
kinh nghiệm vì về cơ bản các bạn đó khơng đáp ứng yêu cầu của 1 thành viên.
Tóm lại kĩ năng làm việc nhóm là một kĩ năng hết sức quan trọng, khơng chỉ trong q
trình chúng ta đi học ở trường mà đây còn là 1 kỹ năng mà hầu hết các doanh nghiệp đòi
hỏi khi tuyển nhân sự. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả làm việc nhóm
của sinh viên chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy thơng qua đề tài này, sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên PTIT nói riêng nên nhìn nhận lại q trình làm việc của mình để
biết mình cịn thiếu sót ở đâu để thay đổi, có trách nhiệm với những nhiệm vụ được giao.



×